Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Mêkông của Việt Nam



tải về 303.14 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích303.14 Kb.
#16231
  1   2   3   4   5   6   7
Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Mêkông của Việt Nam

DỰ ÁN CARD 026/05VIE
Trương Vĩnh1, Bhesh Bhandari2, Shu Fukai2, Trương Thục Tuyền1

1 Đại học Nông Lâm Tp.HCM, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP.HCM, Việt Nam

2 Đại học Queensland, St Lucia, Brisbane QLD 4072, Australia
TÓM TẮT
Từ tháng 4/2006 đến tháng 11/2009, chương trình CARD 026-VIE/05 với mục tiêu hoàn thiện chất lượng lúa gạo thông qua tiếp cận giữa nông dân, chủ nhà máy xay, người cung cấp dịch vụ, cán bộ khuyến nông và cán bộ nghiên cứu, đã tiến hành các thí nghiệm thời điểm và phương pháp thu hoạch, sấy tĩnh, tiếp cận nhiệt độ chuyển hóa thủy tinh Tg trong sấy tầng sôi, và xay xát. Thu hoạch sớm vài ngày trước khi chín tốt hơn thu hoạch trễ 4 đến 6 ngày do thu hoạch trễ hạt dễ bị nứt. Do vậy, thu hoạch trễ gây ra nhiều tổn thất, đây là vấn đề hay xảy ra với thu hoạch thủ công. Đề án đã tìm ra được thời điểm thu hoạch tối ưu đạt tỉ lệ gạo nguyên cao nhất cho nhiều giống lúa chính. Sấy tầng sôi kết hợp ủ trên nhiệt độ Tg của gạo sau đó sấy tháp hay thông gió là công nghệ sấy tiền năng cho lúa ẩm độ cao trong mùa mưa. Xay xát cũng là một yếu tô quan trọng để hoàn thiện tỉ lệ gạo nguyên. Xay lúa dùng cối cao su tăng tỉ lệ gạo nguyên so với cối đá, nhưng chỉ khi ẩm độ lúa sấy xuống 14%.

Từ các số liệu thí nghiệm và thu thập, biên soạn thành tài liệu khuyến nông chủ yếu cho tiểu nông hộ, tổ chức hội thảo tập huấn và tham quan. Đã tập huấn 2392 nông dân và 306 cán bộ khuyến nông của thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang trong hai năm cuối. Đề án đã đề nghị mô hình quản lý lúa gạo tích hợp từ thu hoạch đến xay xát nhằm tăng chất lượng gạo và thu nhập của nông dân. Có thể dự đoán rằng, khi hệ thống tiên tiến được áp dụng như thu hoạch đúng thời điểm bằng máy gặt đập liên hợp, sấy máy, xay xát cối cao su, đồng bằng Sông Cửu Long sẽ giảm 13% tổn thất hàng năm tương đương 190 triệu đôla Mỹ.



Hai bài báo trích từ đề án đã đăng trong các tạp chí quốc tế “Công Nghệ Sấy” và “Tạp chí quốc tế về Tính chất Thực phẩm”. Hai công trình nghiên cứu phối hợp với tối ưu hoá sấy tầng sôi nhiệt độ cao đã được báo cáo tại Hội nghị Sấy Châu Á-Thái Bình Dương tổ chức tại BangKok tháng 10/2009.
  1. Giới thiệu


Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) ở Nam Bộ với khoảng 2,7 triệu hecta lúa sản xuất khoảng 50% sản lượng lúa củaViệt Nam và xuất khẩu hơn 90% gạo. Tổn thất sau thu hoạch lúa gạo ở ĐBSCL ước tính vào khoảng 15-20 %. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất thoát sau thu hoạch và các nguyên nhân này có thể xảy ra ngay trước thu hoạch và trong các công đoạn sau đó từ lúc thu hoạch đến bảo quản. Hiện tượng nứt gãy hạt sau thu hoạch làm giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Lúa gạo bị hư hỏng và bị giảm số lượng lẫn chất lượng do các thao tác sau thu hoạch chưa đúng kỹ thuật trong quá trình thu hoạch, gặt đập, phơi sấy, tháo tải, vận chuyển, xay xát và điều kiện bảo quản. Giảm thu hồi gạo nguyên do nứt hạt là một trong những vấn đề chính làm giảm thu nhập và sự sẵn có của mặt hàng thực phẩm chủ lực cho nông dân ở ĐBSCL.
Hạt gạo bị gãy hay bị nứt tế vi có thể xảy ra ngay trên đồng ruộng do thời điểm thu hoạch không thích hợp, thao tác thu hoạch chưa đúng, cũng như do tác động của các điều kiện sấy sau thu hoạch và thao tác xay xát chưa phù hợp. Nông hộ ở ĐBSCL canh tác lúa trong cả hai mùa mưa và khô có điều kiện khí hậu tại thời điểm thu hoạch khác nhau. Điều kiện khí hậu tại thời điểm thu hoạch có thể làm hạt gạo bị nứt và gãy trong quá trình xay xát. Thu hoạch gạo tại thời điểm chín sinh lý của hạt giúp đạt được tỉ lệ thu hồi gạo nguyên tối đa (Kester và ctv. 1963, Bal và Oiha 1975). Nếu thời gian thu hoạch bị trễ hạn sẽ gây ra tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giảm (Bal và Oiha 1975, Ntanos và ctv. 1996, Berrio và ctv. 1989) và thu hoạch quá trễ dẫn đến tổn thất to lớn lượng gạo nguyên thu hồi. Tuy nhiên, hiện nay chưa có số liệu thực nghiệm về tác động của thời điểm thu hoạch đến sự nứt gãy của gạo và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên trên các giống gạo được canh tác tại các mùa khác nhau ở ĐBSCL.
Ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam rất quan tâm đến chất lượng lúa gạo, đặc biệt trong mùa mưa khi ẩm độ hạt sau gặt có thể cao đến 35% cơ sở ướt. Do đó, lúa cần được sấy càng nhanh càng tốt để ngăn chặn sự hư hỏng và bảo tồn chất lượng hạt. Hiện tại, máy sấy tĩnh đang chiếm ưu thế nhất là phục vụ ở các địa bàn xa do công nghệ đơn giản và giá thành rẻ, chất lượng sấy chấp nhận. Việc hoàn thiện công nghệ sấy tĩnh là điều nên tiến hành. Tuy nhiên, ở những nơi tập trung lúa như nhà máy xay, kho bảo quản, công nghệ sấy năng suất cao và cơ giới hóa các khâu xử lý lúa cần được quan tâm ứng dụng. Sấy tầng sôi nhiệt độ cao là một trong những biện pháp hữu hiệu để làm giảm ẩm độ của khối hạt một cách nhanh chóng, vốn rất dễ hư hỏng trong điều kiện thời tiết ẩm ướt của khí hậu nhiệt đới (Soponronnarit et al. 1994, 1999; Sutherland et al. 1990). Máy sấy tầng sôi tích hợp với hệ thống ủ có thể được sử dụng như một máy sấy gọn. Sấy nhiệt độ cao như máy sấy tầng sôi có khả năng đáp ứng nhu cầu sấy khối lượng lớn hạt trong thời gian ngắn.
Xay xát là một công đoạn quan trọng vì nó tạo ra sản phẩm cuối cùng (gạo trắng) trong chuỗi sản xuất gạo. Bên cạnh hiện tượng nứt gãy hạt tiềm ẩn trong những giai đoạn trước, hạt gạo có thể bị nứt do xay xát không đúng kỹ thuật, ví dụ như hiệu suất xay xát của hệ thống thấp, chất lượng gạo trước xát thấp. Một vài nghiên cứu cho thấy hệ thống xay xát không phù hợp làm gạo bị gãy; tuy nhiên chưa có thông tin nào đề cập đến ảnh hưởng của chất lượng lúa trước xát đến hiệu quả của hệ thống. Hiện nay, máy sấy chỉ có khả năng sấy cho khoảng 30% lượng lúa tươi của hệ thống sau thu hoạch ở ĐBSCL. Hầu hết nông hộ thường phơi lúa. Ngoài ra, thương lái trả giá lúa ẩm độ 14% và 17-18% không khác biệt lắm. Do đó, nông hộ thích phơi lúa đến ẩm độ cuối 17-18% dẫn đến tình trạng có một khối lượng lớn lúa ẩm độ cao (17-18%) cần được xay xát. Nhà máy xay vì vậy sử dụng cối đá để xay lúa có ẩm độ cao. Hệ thống này làm giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyên và cần được khảo sát.
Đề án này nhằm cải thiện chất lượng và giá trị lúa gạo nhờ sự tiếp cận tổng hợp giữa nông dân, chủ máy xay, người cung cấp dịch vụ, cán bộ khuyến nông và cơ quan nghiên cứu như trình bày trong Hình 1. Một trong những mục tiêu then chốt của đề án này là cải thiện nhận thức cho tiểu nông hộ bằng cách tổ chức hội thảo và thao diễn tại các hợp tác xã và nông dân trong vùng để họ quan sát việc thu hoạch và kỹ thuật xử lý hạt nhằm hoàn thiện chất lượng hạt. Các hoạt động tương tự tổ chức cho chủ nhà máy xay nhỏ để khuyến cáo họ lắp đặt các máy sấy hay để cung cấp cho họ kiến thức kỹ thuật về chế độ sấy tối ưu thực tế. Một mục tiêu khác của đề án là cải thiện năng lực cán bộ khuyến nông bằng cách cung cấp các thông tin cập nhật. Lý thuyết sấy hạt tiên tiến sẽ cải thiện thiết kế máy sấy tương lai. Các tổ chức giáo dục có liên quan trong đề án sẽ cùng nhau làm việc để nâng cao năng lực cán bộ Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
Hình 1: Dự án CARD 026/VIE05 thực hiện nhiều tuyến hoạt động khác nhau trong giai đoạn 2006-2009.
Các mục tiêu của dự án trong giai đoạn 2006-2009 là:


  1. Xác định và đưa ra các thông tin về cơ hội can thiệp của giai đoạn trước và trong thu hoạch của hoạt động sản xuất lúa gạo để giảm nứt gãy hạt và các tổn thất. Các cơ hội can thiệp này bao gồm thời điểm thu hoạch phù hợp theo mùa vụ cho các giống lúa phổ biến và phương pháp thu hoạch phù hợp (thủ công hay cơ giới).

  2. Nâng cao hiệu quả của các máy sấy hiện tại ứng dụng tại ĐBSCL để tối thiểu hóa mức độ nứt gãy hạt và tối ưu hóa phương pháp sấy trên cơ sở khái niệm thư giãn cấu trúc, đặc biệt là hệ thống sấy gọn nhiệt độ cao.

  3. Thu thập có hệ thống dữ kiện hệ thống xay xát và thực hiện các thí nghiệm xay xát ở qui mô vừa 1 tấn/giờ và qui mô lớn 7 tấn/giờ.

  4. Khảo sát các thay đổi đặc tính lý hóa, chất lượng xay xát và tính chất cơ học của gạo do tác động của hệ thống sấy gọn nhiệt độ cao và chứng thực khái niệm thư giãn cấu trúc trong quá trình ủ và bảo quản gạo.

  5. Tổ chức các khóa huấn luyện và thao diễn cho nông hộ và cán bộ khuyến nông các lợi ích của sấy cơ học so với phơi nắng và các giá trị kinh tế đạt được của việc thực hiện thu hoạch đúng thời điểm và phương pháp thu hoạch.

  6. Nâng cao nhận thức cho các nông hộ, nhà cung cấp dịch vụ, chủ xay và cán bộ khuyến nông các yếu tố gây ra thất thoát trong thu hoạch và xay xát cũng như giảm giá trị chất lượng gạo.

  7. Nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy về chất lượng lúa gạo và sản phẩm liên quan cho cán bộ giảng dạy.

  8. Xây dựng mô hình quản lý lúa gạo tích hợp.

  9. Đánh giá tác động của dự án.

  10. Giới thiệu các kết quả nghiên cứu từ dự án trên các tạp chí quốc tế và hội thảo.

  1. Каталог: data -> file
    file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
    file -> Transformations
    file -> SỞ gd&Đt bắc ninh trưỜng thpt hàn thuyêN
    file -> ĐỀ thi thử quốc gia năM 2014-2015 MÔn thi: anh văN
    file -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Những bài hát tiếng Anh buồn nhất thế giới
    file -> Những câu châm ngôn Tiếng Anh hay I love you not because of who you are, but because of who I am when I am with you
    file -> Những câu nói hay về tình yêu bằng Tiếng Anh I used to think that dreams do not come true, but this quickly changed the moment I laid my eyes on you
    file -> 105 thành ngữ thông dụng trong Tiếng Anh
    file -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
    file -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN

    tải về 303.14 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương