Điều kiện tự nhiên (Đktn), tài nguyên thiên nhiên (tntn), môi trường sinh thái của Hà Nội khá phong phú và đa dạng


Phụ thống Pleistocen trung - thượng, phần dưới



tải về 231.89 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích231.89 Kb.
#39552
1   2   3   4   5   6

Phụ thống Pleistocen trung - thượng, phần dưới


Hệ tầng Hà Nội - nguồn gốc sông, sông lũ ( a, ap Q12 - 3a hn)

Hệ tầng Hà Nội do Hoàng Ngọc Kỷ và nnk xác lập năm 1978 khi nghiên cứu địa tầng hệ Đệ tứ tờ Hà Nội tỷ lệ 1: 200.000 qua mặt cắt điển hình LK4 - Thanh Xuân - Hà Nội [69].

Hệ tầng Hà Nội được hình thành trong khoảng thời gian từ 700.000 năm đến hơn 100.000 năm cách ngày nay. Trầm tích chỉ gặp ở hầu hết các lỗ khoan, bề dày lớn nhất ở Nam Thanh Trì đạt tới 34m (LK.1 - HN). Vùng ven rìa đồng bằng, bề dày trầm tích mỏng, chỉ đạt 0,5 - 3,0m.

Đặc điểm nổi bật về thành phần thạch học của hệ tầng Hà Nội là khối lượng hạt vụn thô gồm cuội, sỏi sạn chiếm tỷ trọng lớn, do vậy có khả năng chứa nước khá phong phú, nên đây chính là tầng chứa nước quan trọng nhất không những trên địa bàn thành phố Hà Nội mà trong cả đồng bằng Bắc bộ.

Về nguồn gốc trầm tích hệ tầng Hà Nội, đó là trầm tích sông - sông lũ với hai kiểu mặt cắt đặc trưng: mặt cắt vùng lộ và mặt cắt vùng phủ.

Mặt cắt ở vùng phủ: trầm tích của hệ tầng gặp trong hầu hết các lỗ khoan ở vùng ven rìa và trung tâm đồng bằng. Chúng nằm ở độ sâu từ 35,5m đến 69,5m, nơi dày nhất là 34m tại LK1.HN ở Văn Điển và được chia thành 3 tập từ dưới lên trên như sau:

Tập 1: tầng cuội sạch gồm cuội lẫn tảng, sỏi sạn và ít cát bột xen kẽ thuộc tướng lòng sông miền núi. Tập này có chiều dày 10 - 20m, phủ không chỉnh hợp trên trầm tích hệ tầng Lệ Chi và là đối tượng chứa nước ngầm phong phú, có chất lượng tốt.

Tập 2: sỏi nhỏ, cát hạt thô, cát bột màu vàng xám thuộc tướng sông miền núi và chuyển tiếp. Thành phần cát chủ yếu là thạch anh, một ít silic, fenfat và một vài khoáng vật nặng. Chiều dày trung bình của tập 15 - 17m



Tập 3: bột sét, bột cát xám vàng đặc trưng cho tướng bãi bồi dày trung bình 4m. Trong tập này đôi chỗ gặp các thấu kính sét bột xám xen lẫn mùn thực vật. Trong tập 3 có chứa bào tử phấn hoa, tảo nước ngọt, lợ, mặn có yếu tố Pleistocen giữa - đầu Pleistocen muộn (Q12 - 3a). Về quan hệ trên tập 3 bị phủ bởi trầm tích aluvi hệ tầng Vĩnh Phúc. Bề dày tập 1 - 5m.

Ở tuyến II - II từ Hà Đông qua cầu Chương Dương tới Cầu Đuống ( LK 5, 6,7,8 - HN), mặt cắt của hệ tầng vắng mặt tập 3 là tập hạt mịn. Sang mặt cắt tuyến III - III chạy từ Tây Tựu qua đầm Vân Trì tới Kim Lũ lại xuất hiện tập 3 với bề dày là 10m (LK.11 - HN). Bề dày của hệ tầng tại trung tâm thành phố Hà Nội khá ổn định, biến đổi trong khoảng 20 - 25m.

Tại LK.1 - HN (Văn Điển) và LK.2 - HN (Bát Tràng), ở độ sâu 40 - 41m trong tập hạt mịn gặp phổ phấn gồm: Quercus, Ulmus, Pteris, Carya, Os.munda...Tảo nước ngọt gồm: Aulacosira, A.granulata, Navicula, Hantzschia... thuộc môi trường sông.

Tập 1, 2 là tầng chứa nước ngầm phong phú, chất lượng nước tốt, đây là đối tượng cung cấp nước chủ yếu cho thành phố.

Về quan hệ trên, trầm tích hệ tầng Hà Nội bị hệ tầng Vĩnh Phúc (aQ13b) phủ không chỉnh hợp lên trên. Tại LK.6 - HN (Ái Mộ - Gia Lâm) và nhiều lỗ khoan khác, bề mặt lớp hạt mịn trên cùng của hệ tầng bị phong hoá nhiễm sắt có màu vàng, nâu sậm.

Mặt cắt ở vùng lộ: trầm tích hỗn hơp sông - lũ thuộc hệ tầng Hà Nội lộ ra dưới dạng thềm bậc II ở độ cao tuyệt đối 20 - 40m, phân bố ở Vệ Linh, Phú Cường, Minh Trí, Hiền Ninh ( huyện Sóc Sơn) với bề mặt bị bóc mòn, phong hoá mạnh, nằm trực tiếp trên bề mặt phong hoá đá gốc. Nhìn chung kiểu mặt cắt ở vùng lộ có thể phân làm 2 tập từ dưới lên trên như sau:

Tập 1: cuội, cuội tảng lẫn sỏi, sạn, cát bột, ít sét màu gạch vàng, vàng nâu. Trong thành phần cuội ở Vệ Linh còn bắt gặp tectit. Bề dày của tập 1 0,3 - 1,5m

Tập 2: gồm cát bột, bột lẫn ít sét màu vàng gạch dày 0,3 - 2,5m. Tập này chứa bào tử phấn hoa gồm: Gleichenia sp., Quercus sp., Larix sp., Cyathea sp., Ginkgo sp., xác định khoảng tuổi Pleistocen giữa - muộn. Bề mặt tập 2 này bị laterit hoá, hình thành nên lớp đá ong cứng chắc dày 0,5 - 1m, có thể khai thác làm gạch đá ong xây dựng.

Tuổi của hệ tầng Hà Nội là Pleistocen giữa - muộn phần sớm được xác lập dựa vào bào tử phấn hoa.

Tổng hợp các mặt cắt của hệ tầng Hà Nội cho thấy, phần dưới của hệ tầng với thành phần chủ yếu là cuội tảng hỗn tạp là sản phẩm liên quan đến quá trình xâm thực sâu, đào xẻ của sông suối miền núi. Sau đó động lực dòng chảy giảm dần, kích thước hạt vụn giảm, hàm lượng cát tăng. Trong giai đoạn này, quá trình phong hoá vật lý thống trị, khí hậu lạnh hơn so với hiện tại do sự hiện diện một số thực vật ưa lạnh như Tilia, Corylus, Juglans tưong đối khô nhưng có những đợt mưa dữ dội xen kẽ dẫn tới những sản phẩm lũ tích lan tràn trên khắp địa bàn thành phố. Vào cuối giai đoạn này, mức xâm thực cơ sở đuợc nâng cao, hoạt động của sông chuyển sang xâm thực ngang, bồi tụ tạo nên tập hạt mịn trên phần trên cùng của mặt cắt.


Phụ thống Pleistocen thượng, phần trên


Hệ tầng Vĩnh Phúc - nguồn gốc sông, hồ - đầm lầy ( a, lb Q13b vp)

Hệ tầng Vĩnh Phúc được Hoàng Ngọc Kỷ và Nguyễn Đức Tâm xác lập năm 1978, khi nghiên cứu mặt cắt ở vùng Phúc Yên và Vĩnh Yên [69]. Theo các tác giả trên, hệ tầng Vĩnh Phúc bao gồm phần dưới có nguồn gốc sông - biển (amQ13bvp) và phần trên là trầm tích biển (mQ13bvp). Ngô Quang Toàn và nnk, 1989 trong quá trình đo vẽ địa chất nhóm tờ thành phố Hà Nội tỷ lệ 1: 50.000 [132] đã xác định trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc trong phạm vị thành phố Hà Nội và một số khu vực xung quanh có nguồn gốc sông (chứ không phải nguồn gốc biển như Hoàng Ngọc Kỷ quan niệm) có thể phân ra các tướng: aluvi và tướng hồ - đầm lầy (a, lb Q13b vp).

Hệ tầng Vĩnh Phúc hình thành trong khoảng thời gian 100.000 - 10.000 năm cách ngày nay. Các trầm tích lộ ra trên diện rộng dưới dạng đồng bằng tích tụ aluvi cổ thuộc huyện Sóc Sơn, Đông Anh, một phần ở Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh (Từ Liêm) với độ cao tuyệt đối của bề mặt biến đổi từ 8 đến 20m. Ven sông Hồng chúng phân bố ở độ sâu 18 - 41,7m, ven bờ sông Đuống từ 2 - 41m. Bề dày lớn nhất gặp ở LK.8 - HN (Gia Lâm) là 38m.

Bề dày của hệ tầng có xu hướng tăng dần về phía Nam và Tây Nam. Tại LK.1 - HN (Đông Mỹ - Thanh Trì) không gặp trầm tích này do hoạt động xâm thực của lòng sông Hồng trong giai đoạn đầu Holocen muộn (3000 năm cách ngày nay)

Nét đặc trưng của hệ tầng Vĩnh Phúc là bề mặt bị hiện tượng laterit hoá yếu có màu sắc loang lổ dễ nhận biết. Hệ tầng gồm 2 kiểu nguồn gốc là: sông và hồ - đầm lầy thể hiện lịch sử tiến hoá trầm tích của sông.

Phụ hệ tầng dưới, nguồn gốc aluvi (a Q13b vp1 ):

Mặt cắt ở vùng lộ: hệ tầng Vĩnh Phúc lộ ra dưới dạng đồng bằng thềm aluvi cổ, trên diện rộng khoảng 300 km2, thuộc các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, một phần phía Đông Bắc huyện Từ Liêm. Đồng bằng này không bằng phẳng có độ cao tuyệt đối 8 - 20m, bị chia cắt bởi các rãnh xâm thực. Bề mặt bị phong hoá loang lổ, nhiều nơi cứng chắc.

Mặt cắt tại LK.19 - HN (Nội Bài - Sóc Sơn) dày 6,2m từ dưới lên gồm 2 tập:



Tập 1 (6,2 - 2,5m): cát, bột sét lẫn vảy mica và mùn thực vật màu xám trắng, đỏ loang lổ, phần dưới lẫn ít sạn, sỏi thạch anh, chứa bào tử phấn của thực vật dương xỉ, hạt trần và hạt kín, không có yếu tố ngập mặn. Bề dày tập 1 là 3,7 m, nằm phủ không chỉnh hợp lên các trầm tích hệ tầng Hà Nội.

Tập 2 (2,5 - 0m): sét, bột, cát lẫn sạn sỏi laterit, vẩy mica và mùn thực vật màu sắc loang lổ, có chứa phổ phấn hoa. Dày 2,5m.

Phía Nam Phù Xá Đông (xã Phú Minh - Sóc Sơn) gần 350 m, tại giếng đào khai thác cát vàng ở bờ trái sông Cà Lồ, ở độ sâu 5,5 m hệ tầng có trật tự từ dưới lên như sau:



Tập 1 (5,5 - 2,4m): cát lẫn sỏi sạn thạch anh, silic cấu tạo phân lớp xiên, từ dưới lên hạt cát biến đổi từ thô đến nhỏ, màu xám vàng, vàng gạch, đôi chỗ nhiễm sắt màu đỏ nâu. Dày 3,1m. Đây là tầng khai thác cát vàng xây dựng.

Tập 2 (2,4 - 0,3m): cát bột màu nâu xám lẫn ít mùn thực vật, phần trên là lớp bột màu xám nâu phớt đỏ ngấm nước khá dẻo. Dày 2,1m.

Tập 3 (0,3 - 0m): lớp đất trồng, thành phần bột cát nâu vàng. Dày 0,3m.

Ven sông cà Lồ, phía Đông cầu Phủ Lỗ, tại điểm khai thác cát của dân, trật tự trầm tích từ dưới lên gồm 2 lớp:

Tập1 (2,35 - 2,05): cát vàng gạch hạt vừa đến nhỏ có vảy mica, thỉnh thoảng xen thấu kính bột sét lẫn cát màu xám trắng. Bề dày 0,3m.

Tập 2 (2,05 - 0m): bột sét lẫn cát màu xám trắng, xen kẹp lớp cát nâu vàng, nhiễm sắt nâu đỏ, cấu tạo phân lớp xiên. Thành phần khoáng vật sét là hydromica, kaolinit.

Mặt cắt ở vùng phủ: có thể quan sát ở LK.4 - HN (Lệ Chi - Gia Lâm) từ dưới lên gồm 2 tập:

Tập 1 (41,7 - 25m): sỏi, cuội nhỏ, cát lẫn ít sét bột màu vàng xám chứa ít di tích tảo nước ngọt xác định môi trường trầm tích lục địa có tuổi Pleistocen muộn. Bề dày 16,7m.

Tập 2 (25 - 17,5m): cát bột, ít sét lẫn mùn thực vật màu vàng, xám , phần trên bị laterit hoá yếu có màu sắc loang lổ chứa phổ phấn có tuổi Pleistocen muộn. Bề dày tập 7,5m.

Tập 1 có khả năng chứa nước có chất lượng khá tốt. Trên diện phủ ven sông Đuống hay thuộc diện phủ nằm giữa sông Đuống và sông Hồng, tập 1 có bề dày tăng cao 25 - 34m, còn ở nội thành, huyện Thanh Trì và Từ Liêm có bề dày giảm. Trong các lỗ khoan, bề dày tập 2 thường mỏng, biến đổi trong khoảng 2 - 7m.

Phụ hệ tầng trên, nguồn gốc hồ - đầm lầy (lbQ13b vp2):

Tại trạm bơm Bốt Thá (ven sông Cà Lồ) gặp tập hợp bột sét dày >4,8m nguồn gốc hồ - đầm lầy lục địa. Ở độ sâu 4,8 - 2,8 m gặp thấu kính bột sét chứa di tích thực vật lá cây bảo tồn tốt và mùn thực vật.

Ở Kim Lũ Thượng - Sóc Sơn (ven sông Cà Lồ) gặp trật tự tích tụ hồ - đầm lầy từ dưới lên như sau [131]:

Thấu kính than bùn dày 0,5m

Sét bột màu xám phần trên bị laterit hoá có màu loang lổ, xen kẹp có các thấu kính sét bột màu đen, sét bột loang lổ vàng lẫn mùn thực vật. Bề dày 2,7m

Lớp đất trồng lẫn kết vón sắt, dày 0,3m.

Về quan hệ địa tầng, hệ tầng Vĩnh Phúc nằm không chỉnh hợp trên hệ tầng Hà Nội. Quan hệ trên bị phủ không chỉnh hợp bởi trầm tích hồ - đầm lầy, biển của hệ tầng Hải Hưng và trầm tích aluvi của hệ tầng Thái Bình.

Tổng hợp các mặt cắt dọc sông Cà Lồ, các LK.11, LK.12 ở Đông Anh, Sóc Sơn, hệ tầng Vĩnh Phúc gồm 4 lớp từ dưới lên như sau [132]:

Tập 1: cuội, sỏi, cát lẫn bột sét màu vàng xám, dày 3 - 10m. Tập này gặp trong các lỗ khoan sâu hay lộ ra ở Phù Xá Đông - Phú Minh (Sóc Sơn).

Tập 2: cát bột lẫn sét, cát vàng cấu tạo phân lớp xiên, cát có thành phần ít khoáng, chủ yếu là thạch anh, ít mảnh đá, thuộc tướng lòng sông và ven lòng. Bề dày 33m. Tập này quan sát dọc sông Cà Lồ.

Tập 3: sét bột loang lổ xám vàng, xám đen, dày 2 - 10m

Tập 4: bột sét loang lổ, xám vàng, xám nâu đen lẫn mùm thực vật, thấu kính than bùn. Dày 1 - 3m.

Trầm tích tập 1, 2, 3 chứa phổ phấn xác định tuổi Pleistocen muộn và tảo nước ngọt chỉ thị môi trường trầm tích sông. Tập 3, 4 chứa di tích thực vật không có yếu tố ngập mặn ứng với tuổi Pleistocen muộn [126].

Trên diện phân bố của đồng bằng tích tụ aluvi cổ, điều kiện địa chất công trình đơn giản, thành phần thạch học tương đối đồng nhất, nền đất có cấu trúc từ 2 - 3 lớp: trên cùng là sét, sét pha, dưới là cát hạt nhỏ đến thô, đáy là lớp cuội sỏi lẫn cát. Sức chịu tải của nền đất là 3 kg/cm2.

Đây là khu vực rất thuận lợi cho xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp. Thành Cổ Loa thời An Dương Vương được xây dựng năm 253 trước công nguyên. Đất đắp thành chủ yếu là sét, sét cát màu sắc loang lổ có lẫn ít sạn laterit của hệ tầng Vĩnh Phúc.

Hệ tầng Vĩnh Phúc được hình thành trong khoảng thời gian cách đây 100.000 năm, gần hơn rất nhiều so với giai đoạn hình thành hệ tầng Lệ Chi (khoảng 1,6 triệu năm), hay hệ tầng Hà Nội (khoảng 700.000 năm). Mặc dù vậy trong giai đoạn này, có 2 hiện tượng quan trọng khác hẳn 2 giai đoạn trước:

Một là: trầm tích có sự phân dị độ hạt theo chiều thẳng đứng, song thành phần hạt mịn chiếm ưu thế, kích thước hạt vụn nhỏ, có xen kẹp nhiều thấu kính sét. Điều này cho thấy chế độ kiến tạo bình ổn, mức phân dị địa hình thấp, yếu tố phong hoá hoá học mạnh hơn giai đoạn trước, năng lượng dòng chảy giảm, xâm thực ngang cùng sự đền bù tích tụ cân bằng. Chính các quá trình này đã tạo nên tổ hợp cộng sinh tướng lòng, ven lòng - tướng bãi bồi - tướng hồ móng ngựa bị đầm lầy hoá.

Hai là: bề mặt trầm tích bị nhiễm sắt có màu loang lổ, phân bố trên một diện rộng không chỉ ở trên địa bàn thành phố Hà Nội mà còn gặp ở Vĩnh Phúc, ở Thạch Thất, Chương Mỹ (Hà Tây). Hiện tượng này minh chứng cho một thời kỳ có mức xâm thực cơ sở hạ thấp, biển lùi ra xa, chế độ lục địa thống trị.



Каталог: Upload -> Files -> Documents
Documents -> Thanh thực lục và giá trị SỬ liệu về quan hệ giữa nhà thanh và nhà TÂy sơn pgs. Ts sử học Tạ Ngọc Liễn
Documents -> Sơn Tây dư đồ, Sơn Tây địa chí, Sơn Tây tỉnh chí, Sơn Tây quận huyện khảo, Cầu Đơ tỉnh nhân đinh phong tục tổng sách, Hà Đông toàn tỉnh tổng xã thôn danh sách, Hà Đông tỉnh các phủ huyện tổng xã thôn danh hiệu
Documents -> Tranh dân gian Việt Nam đi triển lãm lưu động
Documents -> Minh Thực lục và sách Minh Thực lục: Quan hệ Trung Hoa –Việt Nam thế kỷ XIV-XVII phạm Hoàng Quân Lời mở
Documents -> Trong vài thập kỷ trở lại đây, nguồn tư liệu địa bạ được nhiều nhà khoa học quan tâm khai thác
Documents -> An Nam phong tục
Documents -> PHẦn thứ nhấT: VĂn học thăng long hà NỘI

tải về 231.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương