ĐIỀu khoản tham chiếU (tor)



tải về 101.82 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích101.82 Kb.
#9005
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR)

Nội dung:

Nhóm chuyên gia trong nước hỗ trợ Ủy ban Dân tộc và Bộ ngành, địa phương (Bộ Y tế, Giáo dục&Đào tạo và 03 tỉnh Dự án PRPP) tham vấn, đề xuất xây dựng Kế hoạch hành động triển khai QĐ 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ và đề xuất xây dựng Kế hoạch theo dõi giám sát (M&E) quá trình triển khai thực hiện QĐ 1557

Tư vấn trong nước:

Nhóm chuyên gia tư vấn trong nước

Địa điểm thực hiện:

Hà Nội và 03 tỉnh Dự án PRPP (Cao Bằng, Kon Tum, Trà Vinh)



  1. Thông tin chung

Trong hơn hai thập kỷ qua, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh, với mức tăng GDP bình quân hàng năm vào khoảng 7.2%. Việt Nam từ một nước chậm phát triển đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2010, với mức GDP bình quân đầu người đạt 1.596 USD năm 2012, gấp hơn 4 lần so với năm 2000. Cùng thời gian đó, Việt Nam còn đạt được nhiều tiến bộ trong các lĩnh vực phát triển xã hội, trong đó tập trung là thành tựu đáng ghi nhận trong việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Ba Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ quan trọng về xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói (MDG1), phổ cập giáo dục tiểu học (MDG2), tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ (MDG3). Tỷ lệ nghèo đã giảm một nửa từ 58,1% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002, và còn 9,6% năm 2012. Tỷ lệ nhập học đúng tuổi cấp tiểu học (NER) đạt 97,7% năm 2012. Bất bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục tiểu học đã được xóa bỏ, bình đẳng giới về việc làm đã đạt được bước tiến rõ rệt. Mục tiêu giảm tử vong ở trẻ em (MDG4) và tăng cường sức khỏe bà mẹ (MDG4) có khả năng được hoàn thành trước thời hạn năm 2015.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức để Việt Nam có thể hoàn thành toàn bộ các MDGs vào năm 2015, đặc biệt ở tất cả các dân tộc và các địa phương. Một mặt, kết quả đạt được của một số mục tiêu MDGs đang còn cách xa so với chỉ tiêu đặt ra và đang còn rất nhiều trở ngại để có thể hoàn thành vào năm 2015. Đáng chú ý, có khoảng cách chênh lệch lớn giữa các nhóm dân tộc thiểu số so với nhóm dân tộc Kinh hay giữa các vùng có nhiều đồng bào DTTS sinh sống so với các vùng đồng bằng, đô thị; nếu không có nỗ lực vượt bậc rất nhiều khả năng Việt Nam sẽ không thể đạt được các mục tiêu MDGs cho các vùng và nhóm này.

Để làm giảm khoảng cách phát triển giữa nhóm DTTS và các nhóm khác vẫn là thách thức lớn cho nước có mức thu nhập trung bình như Việt Nam trong thời gian còn lại của MDGs và giai đoạn sau năm 2015. Việc tập trung tăng tốc thúc đẩy giảm nghèo và tiến trình thực hiện các mục tiêu MDGs trong nhóm dân tộc thiểu số đã được đề cập đến trong báo cáo MDGs quốc gia, Nghị quyết 80 của chính phủ về thúc đẩy giảm nghèo vùng DTTS và trong các diễn đàn Hợp tác phát triển (VDPF) gần đây. Một trong các hành động chính sách thể hiện sự cam kết, tập trung ưu tiên của Chính phủ Việt Nam cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển đối với đồng bào vùng DTTS là việc Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) xây dựng “Kế hoạch hành động thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ ở vùng DTTS và miền núi tại Việt Nam” ở tầm toàn quốc gia. Kế hoạch hành động DTTS là công cụ lập kế hoạch bài bản cho phép đặt mục tiêu cụ thể, xác định rõ các nút thắt, hỗ trợ xếp loại ưu tiên về các giải pháp và nguồn lực sẵn có để thực hiện một cách khả thi các mục tiêu đặt ra. Kế hoạch hành động được xây dựng nhằm tăng hiệu quả và phối hợp tốt hơn các nguồn lực thực hiện các chương trình và chiến lược quốc gia hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ của quốc gia vào năm 2015 và Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2012-2020 cũng như triển khai nhanh hơn, hiệu quả hơn Kế hoạch Hành động thực hiện Chiến lược Công tác Dân tộc đến năm 2020.

Trên cơ sở ý kiến tham vấn của các Bộ, ngành, địa phương, sự hỗ trợ, đóng góp ý kiến kỹ thuật từ các Cơ quan Liên hợp quốc (UNDP, UNICEF, UNESCO, FAO, UNIDO, UN Women, UNFPA), Kế hoạch hành động thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ đối với vùng Dân tộc và Miền núi (KHHĐ DTTS) đã được Ủy ban Dân tộc (với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNDP/Irish Aid thông qua Tiểu Dự án PRPP) xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ. Ngày 10/9/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1557/QĐ-TTg phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với Mục tiêu Phát triển bền vững sau năm 2015. Quyết định được ban hành đã thể chế hóa các mục tiêu phấn đấu, tạo cơ chế theo dõi, đánh giá và tăng hiệu quả phối hợp tốt hơn các nguồn lực thực hiện các chương trình và chiến lược quốc gia hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia sau năm 2015 và Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2012-2020 cũng như triển khai nhanh, hiệu quả hơn Chiến lược Công tác Dân tộc giai đoạn 2011 - 2020.

Để hỗ trợ Ủy ban Dân tộc và các Bộ ngành, địa phương (trước mắt là Bộ Y tế, Giáo dục& Đào tạo và các tỉnh Cao Bằng, Kon Tum, Trà Vinh) kịp thời triển khai QĐ 1557/QĐ-TTg /Kế hoạch hành động thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ đối với vùng Dân tộc và Miền núi (KHHĐ DTTS/MAP-EM), đồng thời có kế hoạch theo dõi giám sát hỗ trợ thúc đẩy việc thực hiện và đạt được các mục tiêu/chỉ tiêu của KHHĐ DTTS vào năm 2020, đến năm 2025, Tiểu Dự án Hỗ trợ giảm nghèo PRPP cần tuyển nhóm chuyên gia trong nước hỗ trợ quá trình tham vấn, đề xuất xây dựng Kế hoạch hành động triển khai QĐ 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ và đề xuất xây dựng Kế hoạch theo dõi giám sát (M&E) quá trình triển khai thực hiện QĐ 1557 (của một số Bộ, ngành, địa phương nêu trên).


  1. Mục tiêu và phạm vi của hoạt động tư vấn

2.1. Mục tiêu:

Nhóm chuyên gia tư vấn có nhiệm vụ nghiên cứu và hỗ trợ tham vấn với các Bộ ngành, địa phương liên quan (Ủy ban Dân tộc; Bộ Y tế; Giáo dục và Đào tạo; 3 tỉnh Dự án PRPP: Cao Bằng, Kon Tum, Trà Vinh) để đề xuất xây dựng: (i) Kế hoạch hành động thực hiện QĐ 1557 của các Bộ, ngành, địa phương được hỗ trợ; (ii) Khung giám sát (M&E) triển khai thực hiện QĐ 1557/QĐ-TTg, gồm các nội dung và chỉ số giám sát thực hiện Quyết định làm cơ sở chính thức cho việc phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể đối với các bên (trước mắt là các Bộ, ngành, địa phương nêu trên) trong việc thực hiện QĐ 1557/QĐ-TTg.



Kế hoạch hành động và Khung giám sát (M&E) do nhóm chuyên gia đề xuất cần đảm bảo đầy đủ, chi tiết, được hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu và khả thi cho các Bộ, ngành, địa phương được hỗ trợ có thể trình cấp thẩm quyền phê duyệt triển khai thực hiện.

2.2. Phạm vi hoạt động tư vấn:

Phạm vi hoạt động tư vấn gồm (nhưng không giới hạn) các nội dung/các bước công việc cụ thể sau:

1. Nghiên cứu các nội dung QĐ 1557/QĐ-TTg và Báo cáo tóm tắt Khung kế hoạch Hành động thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ gắn với Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) đối với vùng DTTS sau năm 2015 (Dự thảo cuối trình Thủ tướng Chính phủ do UBDT cung cấp) để tìm hiểu các nội dung, thông tin cần thiết cho xây dựng Kế hoạch hành động và Khung giám sát (M&E) của các Bộ, ngành, địa phương liên quan (Ủy ban Dân tộc; Bộ Y tế; Giáo dục và Đào tạo; 3 tỉnh Dự án PRPP: Cao Bằng, Kon Tum, Trà Vinh);

2. Căn cứ các Mục tiêu MDG, các chỉ tiêu chỉ số ứng với từng MDG và phân công trách nhiệm của Cơ quan chủ trì và các Bộ, ngành liên quan (được ghi trong QĐ 1557) để dự thảo Khung giám sát(M&E) phục vụ công tác theo dõi giám sát và tổng hợp thông tin, báo cáo của Cơ quan chủ trì (UBDT/Bộ KHĐT) trình Chính phủ về tiến độ, kết quả thực hiện QĐ 1557/QĐ-TTg hàng năm (từ năm 2015); cuối kỳ (2020) và đến 2025 (để so sánh với số liệu đầu kỳ (2013);

3. Căn cứ các Mục tiêu MDG, các chỉ tiêu chỉ số ứng với từng MDG và phân công trách nhiệm của Cơ quan chủ trì và các Bộ, ngành liên quan (được ghi trong QĐ 1557) để dự thảo KH theo dõi giám sát M&E đối với từng, bộ, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ của Bộ, ngành, cùng với các hướng dẫn cụ thể về: Các hoạt động cần thiết cần thực hiện để đạt được từng chỉ số MDG (thời gian bắt đầu và kết thúc); Tên đơn vị do Bộ/ngành cử chịu trách nhiệm/đầu mối cho công tác theo dõi giám sát; phương pháp và nguồn để thu thập thông tin; qui trình và tần suất/thời hạn lập báo cáo để chuyển cho Cơ quan chủ trì tổng hợp trình Chính phủ theo các mốc tiến độ yêu cầu (Điểm 2, Mục 2.2 trên).

4. Biên soạn hướng dẫn về nguyên tắc xây dựng KH M&E đối với các địa phương để triển khai thực hiện và theo dõi giám sát, tổng hợp báo cáo kết quả đối với Kế hoạch hành động cấp địa phương (sẽ do Địa phương biên soạn căn cứ bối cảnh, điều kiện KT-XH... đặc thù của từng địa phương);

5. Tham gia, hỗ trợ Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Kế hoạch đầu tư tiến hành tham vấn với các Bộ ngành, địa phương liên quan để thảo luận, thống nhất Khung/Kế hoạch triển khai thực hiện và theo dõi giám sát QĐ 1557 để các bên cùng thống nhất, làm cơ sở chính thức cho việc phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể đối với các bên trong việc thực hiện, theo dõi giám sát, thu thập, phân tích thông tin và báo cáo kết quả đạt được theo tiến độ và mục tiêu đặt ra của Quyết định;

6. Hoàn thiện các sản phẩm (theo yêu cầu Mục 3-TOR) nộp cho Tiểu Dự án PRPP để báo cáo Ủy ban Dân tộc chia sẻ với UNDP và các bên liên quan.



  1. Sản phẩm yêu cầu:

3.1 Sản phẩm trung gian:

  • Kế hoạch làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể của cả nhóm được thống nhất với Dự án, UNDP trước khi triển khai.

  • Các bài trình bày về dự thảo các Kế hoạch hành động triển khai QĐ 1557 của các Bộ, ngành, địa phương và Khung theo dõi giám sát thực hiện QĐ 1557 để trình bày trong các Hội thảo tham vấn của UBDT

Các sản phẩm trung gian được chuẩn bị bằng tiếng Việt (gồm bản in giấy và bản mềm) để trình bày, tham vấn tại các Hội thảo tham vấn kỹ thuật và lấy ý kiến UBDT và các bên liên quan.

3.2. Sản phẩm cuối: Báo cáo tổng hợp, bao gồm các nội dung:

1. PHẦN I- Đối với các tỉnh: Cao Bằng, Trà Vinh và Kon Tum:

(i) Hướng dẫn trực tiếp Ban/tổ soạn thảo cấp tỉnh: cách tiếp cận, quy trình xây dựng Quyết định phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triểnThiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg của tỉnh.

(ii) Rà soát, cung cấp và xác định một số chỉ tiêu thực trạng và các chỉ tiêu định hướng đến năm 2020 và 2025 để đưa vào dự thảo Quyết định phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triểnThiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg của tỉnh

(iii) Hướng dẫn xây dựng Chương trình hành động thực hiện Quyết định đã phê duyệt.



Phần I- Báo cáo tổng hợp: thể hiện 3 nội dung i, ii, iii nêu trên + tóm tắt quá trình tư vấn, kết quả đạt được cùng với các phân tích, khuyến nghị của tư vấn cho phần này.

2. PHẦN II - Đối với các Bộ, ngành: Giáo dục và Đào tạo, Y tế:

(i) Hướng dẫn xây dựng Chương trình hành động thực hiện Quyết định 1557 đã phê duyệt.

(ii) Hướng dẫn trực tiếp Ban/tổ soạn thảo cấp Bộ: cách tiếp cận, quy trình xây dựng Quyết định phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triểnThiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg của Bộ;

(iii) Rà soát, cung cấp và xác định một số chỉ tiêu thực trạng và các chỉ tiêu định hướng đến năm 2020 và 2025 để đưa vào dự thảo Quyết định phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triểnThiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg của Bộ



Phần 2 – Báo cáo tổng hợp: thể hiện 3 nội dung i, ii, iii nêu trên + tóm tắt quá trình tư vấn, kết quả đạt được cùng với các phân tích, khuyến nghị của tư vấn cho phần này.

3. PHẦN III - Xây dựng khung giám sát

(i) Xây dựng khung nội dung và các các chỉ số, phương pháp tính toán các chỉ số giám sát cấp trung ương (Bộ, ngành); cấp tỉnh liên quan đến thực hiện QĐ 1557;

(ii) Xây dựng quy trình/trách nhiệm các cơ quan liên quan trong giám sát cấp trung ương (Bộ, ngành); cấp tỉnh liên quan đến thực hiện QĐ 1557;

(iii) Xây dựng dự thảo văn bản hướng dẫn các (Bộ, ngành); cấp tỉnh liên quan trong thực hiện nội dung, chỉ số, quy trình, trách nhiệm giám sát thực hiện QĐ 1557.



Phần 3 – Báo cáo tổng hợp: thể hiện 3 nội dung i, ii, iii nêu trên + tóm tắt quá trình tư vấn, kết quả đạt được cùng với các phân tích, khuyến nghị của tư vấn cho phần này.

Báo cáo tổng hợp (tích hợp 3 phần báo cáo trên) được chuẩn bị bằng tiếng Việt và dịch sang tiếng Anh (gồm bản in giấy và bản mềm) nộp cho Tiểu Dự án PRPP để trình Ủy ban Dân tộc phê duyệt, ban hành và chia sẻ với UNDP và các bên liên quan.



  1. Thời gian và tiến độ sản phẩm tư vấn:

Nhóm chuyên gia tư vấn sẽ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tại Hà Nội và các tỉnh Cao Bằng, Kon Tum, Trà Vinh theo các nội dung công việc và số ngày công dự kiến (*) như trong các Bảng dưới đây:

PHẦN I&II: Kế hoạch hỗ trợ 3 tỉnh DA PRPP và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế trong xây dựng các văn bản triển khai thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg:



TT

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

SỐ NGÀY TƯ VẤN (*)

Trưởng nhóm

Thành viên 1

Thành viên 2

PHẦN I- Đối với các tỉnh: Cao Bằng, Trà Vinh và Kon Tum:

1

Họp kỹ thuật với UBDT và các Ban Dân tộc về xác định các lực chọn ưu tiên và định hướng hỗ trợ xây dựng chương trình HĐ của tỉnh thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg

0,5

0,5

0,5

2

Tham gia các cuộc họp kỹ thuật liên quan đến dự thảo kế hoạch và xây dựng các văn bản

1,5

1,5

1,5

3

Rà soát các kế hoạch, các cơ chế, chính sách của các tỉnh có liên quan đến Quyết định số 1557/QĐ-TTg

1

1

1

4

Xác định thực trạng các chỉ tiêu liên quan đến từng ngành năm 2015 qua phân tích kết quả điều tra thực trạng kinh tế xã hội 53 dân tộc thiểu số, so sánh lựa chọn, xác định các chỉ số đưa vào Kế hoạch hành động

2

2

2

5

Làm việc với các Sở, ngành liên quan để rà soát, xác định các chỉ tiêu liên quan

1

1

1

6

Khảo sát một huyện, 1 xã để đánh giá tính xác thực của một số chỉ tiêu và tính khả thi của các chỉ tiêu năm 2020 và 2025

1

1

1

7

Tham gia xây dựng dự thảo kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg của từng tỉnh

1

1

1

8

Tham vấn các bên liên quan để hoàn thiện dự thảo kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg của từng tỉnh

2

2

2

PHẦN II - Đối với các Bộ, ngành: Giáo dục và Đào tạo, Y tế:

1

Họp kỹ thuật với Ủy ban Dân tộc với 2 Bộ về xác định các lựa chọn ưu tiên và định hướng hỗ trợ xây dựng chương trình HĐ của các Bộ

0.5

0,5

0,5

2

Tham gia các cuộc họp kỹ thuật liên quan đến dự thảo kế hoạch và xây dựng các văn bản

1.5

1,5

1,5

3

Rà soát các Chiến lược, kế hoạch, các chính sách của Bộ, ngành có liên quan đến Quyết định số 1557/QĐ-TTg

2

2

2

4

Xác định thực trạng các chỉ tiêu liên quan đến từng ngành năm 2015 qua phân tích kết quả điều tra thực trạng kinh tế xã hội 53 dân tộc thiểu số, so sánh lựa chọn, xác định các chỉ số đưa vào Kế hoạch hành động

2

2

2

5

Tham gia xây dựng dự thảo kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg của từng Bộ được hỗ trợ

2

2

2

6

Tham vấn các bên liên quan và đề xuất hoàn thiện dự thảo kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg của từng Bộ được hỗ trợ

2

2

2

Tổng số ngày tư vấn (Phần I+II)

20

20

20

PHẦN III - Kế hoạch xây dựng khung giám sát, xác định các nội dung và chỉ số giám sát Quyết định số 1557/QĐ-TTg

TT

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

SỐ NGÀY TƯ VẤN (*)

Trưởng nhóm

Thành viên 1

Thành viên 2

1

Rà soát các văn bản liên quan đến chỉ số giám sát đánh giá trong hệ thống quản lý nhà nước về công tác dân tộc

3

3

3

2

Họp kỹ thuật với các bên liên quan để phục vụ xây dựng khung giám sát, xác định các nội dung và chỉ số giám sát

1

1

1

3

Xây dựng khung giám sát, xác định các nội dung và chỉ số giám sát đánh giá việc thực hiện Kế hoạch cấp trung ương và cấp tỉnh

10

10

10

4

Tham vấn ý kiến chuyên gia một số ngành, lĩnh vực liên quan để chuẩn hóa các chỉ số trong Khung giám sát

2

2

2

5

Các hội thảo kỹ thuật góp ý hoàn thiện Khung giám sát

1

1

1

6

Khảo sát thực tế, chạy thử dựng khung giám sát, chỉ số giám sát đánh giá việc thực hiện Kế hoạch cấp tỉnh (3 tỉnh tại 3 vùng Bắc, Trung, Nam) 2 ngày/tỉnh

6

6

6

7

Hỗ trợ dự thảo Quyết định ban hành khung và chỉ số giám sát đánh giá việc thực hiện Kế hoạch cấp trung ương và cấp tỉnh

2

2

2

Tổng số ngày tư vấn (Phần III)

25

25

25

Ghi chú: (*) là số ngày làm việc dự kiến. Số ngày làm việc thực tế sẽ căn cứ “Đề xuất triển khai nhiệm vụ /bảng kế hoạch công việc chi tiết và phân công cụ thể của nhóm tư vấn” sẽ được nhóm thảo luận và thống nhất với Tiểu Ban QLDA PRPP để đảm bảo nhiệm vụ tư vấn được triển khai đáp ứng chất lượng và tiến độ của UBDT và các Bộ ngành, địa phương được hỗ trợ.

  1. Theo dõi và giám sát các chuyên gia

Nhóm Tư vấn sẽ lập một bảng kế hoạch công việc chi tiết để gửi Tiểu Dự án PRPP và chia sẻ với các bên liên quan: NIP, UNDP. Trên cơ sở kế hoạch được các bên thống nhất, Tiểu BQLDA PRPP sẽ giám sát hoạt động của tư vấn theo kế hoạch này.

  1. Yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm liên quan

Để thực hiện được hoạt động tư vấn quan trọng này, Trưởng nhóm và các thành viên của nhóm tư vấn cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

Trưởng nhóm:

- Có bằng trên đại học trong nước hoặc quốc tế về khoa học xã hội/kinh tế/tài chính công/quản trị công; có kiến thức/hiểu biết/kinh nghiệm về chính sách dân tộc và giảm nghèo dân tộc thiểu số;

- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm về nghiên cứu/quản lý thực hiện các dự án phát triển, trong đó ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm Trưởng nhóm nghiên cứu/Điều phối nhóm chuyên gia (ưu tiên các dự án phát triển của UNDP);

- Có kinh nghiệm làm việc với dự án liên quan đến giảm nghèo cho đồng bào DTTS và miền núi (ưu tiên với các dự án trong lĩnh vực trên của UBDT); Có hiểu biết và kiến thức về MDG/VDGs/SDGs;

- Có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan Chính phủ (UBDT, Bộ LĐTBXH, Bộ TC, Bộ KH&ĐT, v.v.); Hiểu biết về qui trình thủ tục Dự án của Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ UNDP;

- Có kinh nghiệm và kỹ năng điều phối, tham vấn rất tốt với cán bộ cả cấp trung ương và địa phương; khả năng phân tích, tổng hợp và viết tốt bằng tiếng Việt và tiếng Anh.



Các thành viên:

- Có bằng đại học trở lên trong nước hoặc quốc tế về khoa học xã hội/kinh tế/tài chính công và liên quan;

- Có kinh nghiệm về nghiên cứu/quản lý thực hiện các dự án phát triển (ưu tiên các dự án giảm nghèo và phát triển DTTS của UNDP);

- Có kinh nghiệm làm việc với các Bộ, ngành, địa phương được hỗ trợ (theo TOR này).



- Có hiểu biết và kiến thức về MDG/VDGs/SDGs; trong đó đối với chuyên gia tư vấn nội dung Khung giám sát: cần chuyên môn, kinh nghiệm thu thập, tổng hợp và phân tích, xử lý số liệu thống kê (cho việc xây dựng Khung giám sát triển khai QĐ 1557).

Ưu tiên các ứng viên dự tuyển theo nhóm và có đề xuất triển khai công việc theo các nội dung TOR này.

  1. Hỗ trợ hành chính

Tiểu BQLDA PRPP UBDT sẽ hỗ trợ giới thiệu, kết nối các chuyên gia tư vấn với các bên liên quan để triển khai nhiệm vụ tư vấn theo Kế hoạch và TOR, hỗ trợ các hội thảo tham vấn, họp kỹ thuật và các hỗ trợ hành chính cần thiết khác để thực hiện hoạt động.

  1. Điều khoản thanh toán

Việc thanh toán cho nhóm tư vấn được thực hiện theo các mốc sau:

  • Thanh toán lần 1: 30% giá trị hợp đồng sau khi nhóm tư vấn nộp và thống nhất kế hoạch làm việc với Tiểu Dự án PRPP;

  • Thanh toán lần 2: 50% giá trị hợp đồng sau khi nhóm tư vấn thực hiện công việc; có các dự thảo sản phẩm (Mục 3-TOR) để tham vấn các bên liên quan;

  • Thanh toán lần 3/lần cuối cùng: 20% còn lại của giá trị hợp đồng sau khi nhóm tư vấn hoàn thành, hoàn thiện toàn bộ các sản phẩm; sản phẩm cuối được dịch sang tiếng Anh nộp cho Tiểu Dự án PRPP và được các đơn vị tham gia vào hoạt động đánh giá hoàn thành công việc.


tải về 101.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương