Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030



tải về 5.32 Mb.
trang40/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   41

XIV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND tỉnh Quảng Ninh và các huyện, thị, thành phố


- Lồng ghép các nội dung quy hoạch vào các chương trình dự án của các cấp, các ngành, nhất là lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp - nông thôn.

- Ban hành kịp thời các chủ trương, cơ chế chính sách của tỉnh, của huyện, thành phố hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp thủy lợi phù hợp với diễn biến tình hình hình thực tế, nhất là diễn biến về giá cả, thị trường tiêu thụ các nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh.

- Theo chức năng nhiệm vụ, UBND các huyện và thành phố xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn hàng năm, 5 năm của đơn vị mình.

2. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn


- Tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch được duyệt đến tất cả các ban, ngành có liên quan trong tỉnh và cấp huyện, thành phố để làm căn cứ phối hợp thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm các lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy lợi làm cơ sở cho công tác chỉ đạo sản xuất của UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố. Chú trọng xây dựng vùng sản xuất hàng hoá trọng điểm, gắn quy hoạch vùng sản xuất với chế biến và quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành các tiểu vùng kinh tế.

- Chủ trì phối hợp với các ngành xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp thủy lợi trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh Xã hội để đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực cho lao động nông nghiệp, nông thôn

- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án ưu tiên đã đề xuất trong quy hoạch.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất hàng năm, 5 năm và các chương trình dự án ưu tiên được duyệt.

- Hàng năm tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch và đánh giá kết quả triển khai các chương trình dự án ưu tiên để có hướng điều chỉnh, bổ sung cho các năm tiếp theo.

3. Các Sở ngành khác trong tỉnh


a. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở NN-PTNT xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm, tổng hợp kế hoạch báo cáo với UBND tỉnh.

- Phối hợp với Sở NN-PTNT xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp thủy lợi

- Tham mưu cho UBND tỉnh về hướng đầu tư các dự án và bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng cho các dự án để đẩy nhanh tốc độ phát triển nông lâm nghiệp thủy lợi.



b. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở NN-PTNT xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp thủy lợi

- Tham mưu cho UBND tỉnh về hướng đầu tư các dự án và bố trí nguồn vốn sự nghiệp cho các dự án để đẩy nhanh tốc độ phát triển nông lâm nghiệp thủy lợi

c. Sở LĐ-TBXH

- Chủ trì, phối hợp với Sở NN-PTNT, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện về việc đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực cho lao động nông nghiệp, nông thôn.



d. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với sở NN-PTNT, UBND các huyện, thành phố quy hoạch xác định rõ chỉ tiêu khống chế về diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt; phân bổ, xác định ranh giới, cắm mốc và công khai đến từng xã, giao cho ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý.


4. Các doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ


- Tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong vùng quy hoạch.

- Hỗ trợ nông dân trong việc đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu thông qua ký kết hợp đồng đầu tư và thu mua sản phẩm.

- Thành lập các điểm thu mua tại các vùng sản xuất tập trung để thu mua hết và kịp thời các nông sản hàng hóa cho nông dân thông qua ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản với giá cả hợp lý.

5. Hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng


- Tư vấn cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, chủ trang trại xây dựng phương án sử dụng vốn phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm có hiệu quả, hạn chế rủi ro.

- Tạo điều kiện để các HTX, doanh nghiệp, chủ trang trại, hộ nông dân được vay vốn với lãi suất hợp lý, đầy đủ và kịp thời theo yêu cầu sản xuất kinh doanh.


6. Các tổ chức nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ


- Hỗ trợ các địa phương trong việc tập huấn, đào tạo nghề cho nông dân cũng như áp dụng tiến bộ, khoa học công nghệ vào sản xuất.

- Tư vấn cho nhà nước, doanh nghiệp, chủ trang trại những tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể áp dụng vào sản xuất.


7. Các HTX, doanh nghiệp, trang trại và hộ nông dân


- Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo định hướng quy hoạch chung của tỉnh, nhất là các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân nằm trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng dự án đầu tư. Chủ động phối kết hợp với các nhà để nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng sản phẩm hàng hóa.

- Tham gia tích cực vào các hiệp hội, ngành hàng.


PHẦN THỨ NĂM

HIỆU QUẢ DỰ ÁN



I. HIỆU QUẢ KINH TẾ

1. Thúc đẩy tăng trưởng của ngành


Tăng trưởng về giá trị sản xuất: Trong giai đoạn 2014 - 2020, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp đạt 6,4% /năm, trong đó ngành trồng trọt đạt 2,0%/năm; ngành chăn nuôi đạt 11,8%/năm), ngành lâm nghiệp đạt 12,0%/năm. Các sản phẩm chính, sản phẩm mũi nhọn cây trồng vật nuôi có giá trị cao đều có tốc độ tăng trưởng cao.

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực


Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp sau quy hoạch cũng diễn ra theo hướng tích cực hơn so với trước. Các sản phẩm có nhiều ưu thế, có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, phát triển làng nghề ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu từng ngành.

  1. Cơ cấu ngành nông nghiệp trước và sau quy hoạch

Đơn vị (%)

TT

Hạng mục

2014

2020

1

Nông nghiệp

100

100

-

Trồng trọt

55,0

47

-

Chăn nuôi

38,6

45

-

Dịch vụ

6,4

8

3. Thúc đẩy giá trị sản xuất tăng cao


- Ngành nông nghiệp: Từ 4.868 tỷ đồng tăng lên 23.100 tỷ năm 2020 (giá hiện hành), Trong đó:

+ Ngành trồng trọt: Từ 2.730,2 tỷ đồng năm 2014 lên 4.760,2 tỷ đồng.

+ Ngành chăn nuôi: Từ 1.919,3 tỷ đồng năm 2014 lên 4.557,7 tỷ đồng.

+ Ngành dịch vụ: Từ 316 tỷ đồng năm 2014 lên 810 tỷ đồng.



- Ngành lâm nghiệp: Từ 836,2 tỷ đồng năm 2014 tăng lên 2.062 tỷ đồng năm 2020.

  1. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trước và sau quy hoạch

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Hạng mục

2014

2020

I

GTSXNLN (giá Cố định 2010)

 

 

1

Nông nghiệp

4.077.185

5.918.045

-

Trồng trọt

2.344.647

2.640.455

-

Chăn nuôi

1.560.089

3.046.495

-

Dịch vụ

172.448

231.095

2

Lâm nghiệp

663.7

1.310.160

II

GTSXNLN (giá hiện hành)

 




1

Nông nghiệp

4.965.835

10.128.220

-

Trồng trọt

2.730.299

4.760.260

-

Chăn nuôi

1.919.370

4.557.700

-

Dịch vụ

316.167

810.260

2

Lâm nghiệp

836.287

2.062.800

4. Tăng nhanh các sản phẩm nông nghiệp chủ lực có giá trị kinh tế cao


Việc thực hiện tái cơ cấu cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2020 sẽ tạo ra khối lượng sản phẩm nông sản chủ yếu sau:

  1. Khối lượng các sản phẩm nông sản chủ yếu -Tỉnh Quảng Ninh

Hạng mục

ĐVT

Khối lượng sản phẩm

2014

2020

A. Ngành trồng trọt










I. Lương thực có hạt










1. Lúa cả năm

103 tấn

211,3

272,8

2. Ngô cả năm

103 tấn

22,5

39

II. Cây thực phẩm










1. Rau các loại

103 tấn

142,0

212,64

2. Đậu đỗ các loại

Tấn

200,0

281

IV. Nhóm cây CNNN










1. Lạc

103 tấn

4,67

11,19

2. Đậu tương

103 tấn

0,80

2,0

3. Khoai lang

103 tấn

23,6

18

V. Cây hàng năm khác










1. Hoa, cây cảnh

Ha

281,1

500

2. Số lượng hoa

Triệu bông




380

VI. Cây lâu năm










1. Chè

103 tấn

8,1

15,19

2. Cây ăn quả

103 tấn

12,8

40

B. Ngành chăn nuôi










1. Trâu

Tấn

1.518

2.045

2. Bò

Tấn

1.023

9.310

3. Lợn

Tấn

68.412

142.845

4. Gia cầm

Tấn

12.759

29.020

5. Trứng

106 quả

101,6

216

C. Ngành lâm nghiệp










1. Diện tích đất có rừng

103 ha

333,6

425,1

2. Sản lượng khai thác

106 m3

0,4

2,5

3. Nhựa thông

Tấn

2000

2500

4. Sản lượng dược liệu

Tấn

2,5

14,5

5. Hiệu quả của một số công thức chuyển đổi phương thức sản xuất


Giá trị sản phẩm và thu nhập sẽ tăng lên trong sản xuất, từ áp dụng một số công thức luân canh đã đạt hiệu quả kinh tế cao, cho giá trị sản xuất từ 70-120 triệu đồng/1ha đất canh tác, điển hình như:

* Trên đất màu :

- Dưa ( hoặc bí xanh) + lúa mùa sớm + hành tây (hoặc su hào, bắp cải) + cà chua muộn.

+ Giá trị: >75 Triệu đồng/ha

+ Thu nhập thuần : 42 Triệu đồng/ha

- Rau vụ xuân + lúa mùa + rau vụ đông

+ Giá trị: >50 Triệu đồng/ha

+ Thu nhập thuần: 22 Triệu đồng/ha

* Trên đất 2lúa:

- Lúa xuân + lúa mùa sớm + khoai tây sớm + su hào( dưa gang)

+ Giá trị: >63 Triệu đồng/ha

+ Thu nhập thuần: 32 Triệu đồng/ha

- Lúa xuân + lúa mùa sớm + hoa thược dược (hoa cúc)

+ Giá trị: >90 Triệu đồng/ha

+ Thu nhập thuần: 55 Triệuđồng /ha.

- Lúa xuân + lúa mùa sớm + hành tỏi vụ đông (hoặc rau vụ đông)

+ Giá trị: >50Triệu đồng/ha

+ Thu nhập thuần : 23 Triệu đồng /ha

- Diện tích canh tác cây hàng năm tới 2020 giảm so với hiện trạng, nhưng giá trị sản xuất ngành trồng trọt vẫn có thể tăng hơn 1,3 - 1,5 lần. Hệ số sử dụng đất từ 1,96 năm 2010 lên 2,03 lần đến năm 2020.

6. Giá trị sản xuất /1ha đất nông nghiệp


- Giá trị sản xuất/1 ha đất sản xuất nông nghiệp tăng từ 52 triệu đồng năm 2014 lên 120 triệu đồng vào năm 2020.

- Sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản với các mô hình sản xuất ngày càng hiệu quả, hợp lý, bền vững, đảm bảo được môi trường sinh thái.

- Các hàng hoá nông sản chính của vùng ngày càng tăng và có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước với các sản phẩm sạch, chất lượng cao, giá thành hạ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số sản phẩm nông nghiệp có thể tham gia xuất khẩu như hoa, cây cảnh, rau, quả tươi, thịt bò, thịt gia cầm v.v...


Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương