Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030


II. CÁC NGUỒN LỰC VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI



tải về 5.32 Mb.
trang4/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   41

II. CÁC NGUỒN LỰC VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Khái quát về tình hình kinh tế của tỉnh

1.1. Tổng sản phẩm xã hội và tăng trưởng kinh tế


Trong giai đoạn từ 2010 - 2014, Quảng Ninh đã đạt được các thành tựu quan trọng làm tiền đề cho phát triển sau. GDP toàn tỉnh (theo giá CĐ 2010) năm 2010 đạt 50.195 tỷ đồng; năm 2014 đạt 67.034 tỷ đồng (đạt tốc độ tăng trưởng 7,5%/năm giai đoạn 2010 - 2014). Sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh thể hiện ở cả 3 lĩnh vực trong sản xuất, trong đó khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhất (10,2%/năm); khu vực nông lâm nghiệp thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (4,2%/năm). Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh luôn đạt mức cao trong số các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Hồng và vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc bộ, tăng gần gấp 1,2 lần so với tăng trưởng trung bình cả nước (6,5%/năm) trong cùng kỳ. Hy vọng với xu thế lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, đủ sức hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển một cách bền vững đồng thời nông, lâm nghiệp sẽ làm hậu phương vững chắc cho công nghiệp, dịch vụ phát triển.


  1. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2014

(Giá CĐ năm 2010)

Đơn vị tính: GDP: Tỷ đồng

TT

Hạng mục

2010

2011

2012

2013

2014

TĐTT GĐ 2010-2014 (%/năm)

 

Tổng số

50.195

55.616

57.963

61.934

67.034

7,5

1

N - LN - TS

3.696

3.777

3.811

4.297

4.363

4,2

2

CN - XD

26.790

29.817

30.384

31.538

33.557

5,8

3

Dịch vụ

19.709

22.022

23.768

26.099

29.114

10,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2014.

Cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng khá nhanh. Năm 2005 GDP/người của tỉnh (giá thực tế) mới chỉ đạt 11,525 triệu đồng; năm 2010 đạt 36,107 triệu đồng (gấp 3,13 lần so với năm 2005; gấp 1,6 lần so với GDP bình quân đầu người vùng ĐBSH và 1,4 lần so với cả nước). Năm 2014 đạt 71,724 triệu đồng (gấp 2,01 lần so với năm 2010; gấp 1,3 lần so với GDP bình quân đầu người vùng ĐBSH và 1,4 lần so với cả nước).



  1. Một số chỉ tiêu so sánh tỉnh Quảng Ninh với các tỉnh vùng trọng điểm Kinh tế Bắc bộ năm 2014

Đơn vị: Triệu đồng; %

TT

Tỉnh, thành phố

GDP bình quân/người

Tỷ lệ hộ nghèo

1

Tỉnh Quảng Ninh

71,724

0,65

2

TP. Hà Nội

50

1,01

3

Bắc Ninh

32

3,42

4

TP. Hải Phòng

40

3,23

5

Hải Dương

33,6

5,82

6

Hưng Yên

30,5

5,1

7

Vĩnh Phúc

51,16

4,93

1.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch hợp lý theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế chung của cả nước và phát huy được lợi thế so sánh về vị trí địa lý và tiềm năng của tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhẹ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm nông lâm nghiệp thủy sản. Năm 2005 cơ cấu ngành nông lâm nghiệp và thủy sản là 7,2%, Công nghiệp - xây dựng 54,3%; dịch vụ 38,5%. Năm 2010 tương tự là: 7,4%; 53,4 %; 39,3%. Năm 2014 tỷ trọng tương ứng là: 6,6%; 50,5%; 42,9%.

  1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005 -2014 ( giá hiện hành)

TT

Hạng mục

2005

2010

2014

Giá trị

Cơ cấu

Giá trị

Cơ cấu

Giá trị

Cơ cấu

 

Toàn tỉnh

12.634

100

50.195

100

87.424

100

1

N - LN - TS

911

7,2

3.696

7,4

5.764

6,6

2

CN - XD

6.861

54,3

26.790

53,4

44.128

50,5

3

Dịch vụ

4.862

38,5

19.709

39,3

37.532

42,9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2014.

1.3. Đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước


Năm 2014, tổng vốn đầu tư thực hiện cho các ngành kinh tế là 45.638.000 triệu đồng, tăng 6.697.100 triệu đồng so với năm 2010 (chiếm 52,2% so với GDP toàn tỉnh, trong đó đầu tư cho ngành nông lâm nghiệp thủy sản chỉ là 298.636 triệu đồng (chiếm 0,7% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh và chỉ bằng 7,4% so với GDP ngành nông lâm nghiệp và thủy sản).

Theo số liệu thống kê, riêng khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2014 đóng góp 6,6% GDP cho toàn tỉnh, trong khi đó khu vực này chỉ nhận được 0,7% tổng vốn đầu tư trên toàn tỉnh. Đây là điều bất hợp lý cần khắc phục theo hướng cần tăng vốn đầu tư cho lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản, trước hết là vận dụng tốt các chính sách của nhà nước, trong đó có nhiều hạng mục được ngân sách hỗ trợ. Đồng thời ngành nông nghiệp cần xem xét kỹ hơn để có chương trình, dự án, đề án và triển khai thực hiện các chính sách về nông nghiệp trình UBND tỉnh bố trí vào ngân sách hỗ trợ, có như vậy nông nghiệp của tỉnh mới tiếp tục phát triển, trong đó ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang rất cần vốn từ nguồn ngân sách.

Một điểm đáng lưu ý là trong cơ cấu vốn đầu tư năm 2014 tổng vốn đầu tư cho các hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ là 38.000 triệu đồng, chiếm 0,16 % tổng vốn đầu tư trên toàn tỉnh và chiếm 0,09% GDP toàn tỉnh, không có số liệu về tỷ lệ vốn đầu tư cho các hoạt động khoa học công nghệ trong nông nghiệp; tuy nhiên với lượng vốn đầu tư cho khoa học công nghệ ít ỏi như vậy, với tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp thấp như vậy chắc chắn vốn đầu tư cho khoa học công nghệ trong nông nghiệp là một con số hầu như không đáng kể. Có thể xem đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho ngành nông nghiệp phát triển chậm so với một số tỉnh trong vùng ĐBSH.

Trong nhiều thập kỷ qua, Quảng Ninh là điểm đến của các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Mặc dù kinh tế thế hioiws và trong nước tiếp tục khó khăn, song đã mời gọi và đón nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến nghiên cứu, khảo sát đầu tư ( trong đó chủ yếu đến từ khu vực châu Á như: Nhật Bản, hàn Quốc, Đài Loan, UEA.. và một số quốc gia châu Âu như: Đức, Tây ban Nha..) . Kết quả thu hút vốn FDI tăng cao: Ước năm 2014, cấp mới và điều chỉnh 39 dự án FDI, với tổng vốn 819,8 triệu USD, bằng 200% so với năm 2013. Đặc biệt, ngày 15/11/2014 Tập đoàn Texhong đã khởi công dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Hải Hà tạo tiền đề để các dự án đầu tư thứ cấp sẽ được triển khai trong những năm tiếp theo. Trên địa bàn tỉnh có 105 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 5 tỷ USD.


1.4. Thu chi ngân sách và khả năng nguồn tài chính công của ngân sách


  1. Diễn biến thu chi ngân sách qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng

Hạng mục

2005

2010

2014

1. Thu ngân sách

6.735.570

27.399.424

33.000.000

2. Chi ngân sách

3.429.171

13.255.967

13.881.000

3. Cân đối

3.306.399

4.143.457

19.119.000

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2014.

Thu ngân sách năm 2005 trên toàn tỉnh là 6.735.570 triệu đồng; năm 2014 đạt được là 33.000.000 triệu đồng (gấp gần 5 lần so với năm 2005 và 1,2 lần so với năm 2010). Tuy nhiên về cân đối thu chi ngân sách: năm 2005 dư 3.306.399 triệu đồng, năm 2014 dư 19.119.000 triệu đồng (gấp 5,8 lần so với năm 2005 và gấp 4,6 lần so với năm 2010). Như vậy Quảng Ninh là một trong số ít các tỉnh có nguồn thu ngân sách luôn lớn hơn các nguồn chi có đóng góp vào ngân sách Nhà nước, hơn nữa thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước các nguồn chi từ năm 2012 đến nay có xu hướng giảm, có thể xem đây là một lợi thế lớn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, trên thực tế phát triển của cơ sở hạ tầng (đặc biệt là giao thông, trường học, điện, chợ, thủy lợi...) trong những năm qua minh chứng cho kết luận về lợi thế này.


2. Nguồn nhân lực

2.1. Dân số


Tính đến 31/12/2014 tổng dân số trên địa bàn tỉnh là 1.219 nghìn người, trong đó dân số thành thị là 748 nghìn người chiếm 61,4% dân số toàn tỉnh. Bình quân số người trong hộ gia đình là 3,67 người/hộ. Tỷ lệ tăng tự nhiên hàng năm khoảng 1,24%. Mật độ dân số toàn tỉnh là 190 người/km2. Trong đó: TP.Hạ Long mật độ dân số cao nhất với 817 người/km2, huyện Ba Chẽ mật độ dân số thấp nhất là 32 người/km2, có sự chênh lệch khá lớn giữa các địa phương đồng bằng với miền núi của tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh có 22 dân tộc đang sinh sống trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số là 86,6%, dân tộc Dao (5,5%), Tày (2,98%), Sán Dìu (1,58%), Sán Chay (1,2%) và dân tộc Hoa (0,46%)... Theo đánh giá, hiện tại đội ngũ lao động dân tộc chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông lâm nghiệp còn có trình độ chưa cao.

Cơ cấu dân số Quảng Ninh tương đối trẻ: Gần 30% có độ tuổi từ 15 đến 29; 25% có độ tuổi từ 30 đến 39; 24% có độ tuổi từ 40 đến 49 và 22% trên 50 tuổi.

2.2. Lao động


Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2014 là 753 nghìn người (chiếm 61,2% dân số toàn tỉnh), đạt tốc độ tăng bình quân 3,1%/năm giai đoạn 2005 - 2014. Số lao động được tạo việc làm là 28,7 nghìn người, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 62%.

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng tích cực: cơ cấu lao động lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản có xu hướng giảm dần (năm 2005 là 48,7%; năm 2010 là 43,5% và năm 2014 là 36,4%); Cơ cấu lao động lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: năm 2005 là 25,2%; năm 2010 là 27,3% và năm 2014 là 38,0%; Cơ cấu lĩnh vực dịch vụ: năm 2005 là 26,1%; năm 2010 là 29,2% và năm 2013 là 35,6%.



  1. Chuyển dịch cơ cấu kinh lao động tỉnh Quảng Ninh

giai đoạn 2005 - 2014

Đơn vị: Tỷ lệ: %

TT

Chỉ tiêu

2005

2010

2014

1

Khối nông lâm thủy sản

48,7

43,5

36,4

2

Khối công nghiệp - xây dựng

25,2

27,3

38,0

3

Khối th­­ương mại - dịch vụ

26,1

29,2

35,6

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

2.3. Chất lượng nguồn nhân lực


Hiện nay lực lượng lao động nhìn chung có trình độ đào tạo cao hơn so với 10 năm trước. Năm 2004, có 37% lao động tốt nghiệp bậc THPT, 40% tốt nghiệp bậc trung học cơ sở (THCS) và 23% có trình độ từ tiểu học trở xuống. Đến năm 2014, có 41% lao động tốt nghiệp bậc THPT (3%); có 39% trình độ THCS và có 20% trình độ tiểu học trở xuống. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2014 đạt 62%.

Về lao động nông lâm nghiệp và thủy sản

Năm 2004 có khoảng 34% lao động ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tốt nghiệp THPT và con số này tăng lên mức 35% vào năm 2014.



Tuy nhiên, đối với lao động lĩnh vực nông lâm nghiệp thì trình độ văn hóa phổ biến mới tốt nghiệp THCS nên hạn chế nhiều đến năng lực tiếp cận khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật; sản xuất vẫn mang nặng tư tưởng tiểu nông, manh mún. Nhưng quan trọng hơn là mối liên kết giữa nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân còn rất lỏng lẻo (hiện nay trên địa bàn tỉnh mới chỉ có mối quan hệ giữa các nhà quản lý, nhà khoa học và nông dân, các doanh nghiệp hầu như chưa tham gia vào mối liên kết 4 nhà). Vì thế, nông dân tỉnh Quảng Ninh chủ yếu vẫn nặng về sản xuất tự phát, lúng túng trong việc lựa chọn sản phẩm phục vụ thâm canh, tổ chức sản xuất theo hướng thị trường, vì vậy sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, không được giá, đánh mất cơ hội cải thiện thu nhập. Chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển: tỷ lệ được đào tạo thấp, thể lực, trí lực, tính kỷ luật, tác phong công nghiệp còn hạn chế.

3. Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông lâm nghiệp

3.1. Giao thông


  • Đường bộ: Toàn tỉnh có 2.283 km đường giao thông bộ, trong đó có 5 tuyến quốc lộ, 10 tuyến tỉnh lộ tiêu chuẩn cấp V, VI; 60 tuyến giao thông huyện lộ 100% đã được cứng hóa.

Chương trình xây dựng nông thôn mới sau 3 năm thực hiện đầu tư đã mang lại hiệu quả cao, các tuyến liên xã, thôn, xóm tỷ lệ cứng hóa đạt 24%. Các xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt 100%. Hệ thống cầu cống dân sinh được đầu tư xây dựng mới. Nhiều tuyến đường quan trọng đã được xây dựng: Đường 18C đi huyện Bình Liêu, đường đi cửa khẩu Bắc Phong Sinh, đường 329 đi huyện Ba Chẽ, đường 334 xuyên đảo Cái Bầu, đường xuyên đảo Minh Châu - Quan Lạn huyện Vân Đồn, đường vành đai biên giới Việt Trung... đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của các huyện miền núi, biên giới, hải đảo.

  • Đường thủy: Với chiều dài hơn 250 km bờ biển và 501 km đường giao thông thủy trên địa bàn của 13/14 huyện thị cùng các tuyến sông chính với tổng chiều dài hơn 288 km nối liền Hải Phòng và hệ thống sông Thái Bình tạo nên sự đa dạng về giao thông đường thủy của tỉnh với các tỉnh vùng Bắc Bộ. Hệ thống cảng biển, cảng sông của tỉnh đang được đầu tư hoàn thiện, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch trong nước và Quốc Tế.

  • Đư­ờng sắt: tuyến đư­ờng sắt Kép - Bãi Cháy dài hơn 166 km và tuyến đường sắt Hà Nội - Yên Viên - Hạ Long sẽ được hoàn thành trong tương lai góp phần tăng cư­ờng năng lực vận chuyển hàng hóa của Tỉnh tới các địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, giải phóng nhanh lượng hàng hoá qua các cảng biển của tỉnh.

Hệ thống các tuyến đường giao thông của Quảng Ninh đang được tiếp tục đầu tư hoàn thiện, tạo thuận tiện cho việc giao lưu nối liền T.P. Hạ Long với các huyện thị trong tỉnh và thông thương với bên ngoài. Hệ thống đường giao thông nông thôn đã được cải thiện một bước tăng cường năng lực phục vụ, tuy nhiên giao thông khu vực miền núi, hải đảo vẫn còn nhiều khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó giao thông nội đồng vẫn còn khá nhiều bất cập, các ngành các cấp cần phải xem việc hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội đồng vừa là mục tiêu xây dựng nông thôn mới, vừa là giải pháp quan trọng để nông nghiệp phát triển một cách bền vững.

3.2. Điện


Toàn tỉnh có tỷ lệ 95,2% số xã được sử dụng điện lưới Quốc gia, các xã còn lại (06 xã đảo huyện Hải Hà: 01 xã; Vân Đồn: 05 xã) sử dụng bằng máy phát điện diezen. Dự án đưa điện lưới ra đảo Cô Tô được hoàn thành đúng tiến độ. Tỷ lệ số hộ được sử dụng điện thường xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt 98,8% tăng 4,5% so với năm 2010 (năm 2010 đạt 94,3% số hộ dân được sử dụng điện thường xuyên). Về cơ bản điện đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện, tuy nhiên điện được dùng để phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chủ yếu là chưa có sự đầu tư đúng mức cho hệ thống đường dây và trạm để cung cấp điện ra đồng ruộng, đến tận nơi sản xuất nông nghiệp, trong khi việc làm trên là quá sức đối với từng hộ dân, nên cần có sự đầu tư thích đáng đối với các công trình điện phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.

4. Hệ thống dịch vụ nông nghiệp phục vụ sản xuất

4.1. Hoạt động cung ứng vật tư - kỹ thuật


4.1.1. Vật tư nông nghiệp

Trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy sản xuất các loại vật tư nông nghiệp. Một số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đã ngừng hoạt động do thiếu nguyên liệu. Sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn nuôi thủy sản nhỏ lẻ, manh mún hộ gia đình sản phẩm chưa đảm bảo được yêu cầu về chất lượng và nhu cầu phát triển.

Phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, chế phẩm sinh học… phần lớn được sản xuất tại các Tỉnh hoặc được nhập từ Trung Quốc và tiêu thụ thông qua mạng lưới các Công ty, Doanh nghiệp, đại lý tư nhân…tại các địa phương cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất.

4.1.2. Công tác giống

4.1.2.1. Giống cây trồng

Giống các loại cây lương thực (giống lúa nguyên chủng, giống ngô), giống rau, cây thực phẩm, cây ăn quả, giống hoa và cây lâm nghiệp của tỉnh phần lớn được cung cấp qua Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh; Trung tâm khoa học và sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh.

Trong tương lai, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn xã Hồng Thái Tây TX. Đông Triều ứng dụng công nghệ tiên tiến sẽ cung cấp hàng triệu sản phẩm giống cây ăn quả, giống hoa, giống cây lâm nghiệp và nhiều giống cây trồng khác cho nhu cầu phát triển hàng năm của Tỉnh.

4.1.2.2. Giống gia súc, gia cầm

Theo thống kê của Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh, số lượng các cơ sở sản xuất con giống gia súc, gia cầm còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Sản xuất lợn giống hiện có 05 Công ty trên các địa bàn: TX.Đông Triều, TX. Quảng Yên, TP. Hạ Long, TP. Cẩm Phả và TP. Móng Cái.

Mạng lưới thụ tinh nhân tạo, bảo quản và cung cấp tinh giống lợn và bò gồm có 03 cơ sở: 01 ở TX. Quảng Yên, 01 ở TP. Hạ Long và 01 ở TP. Cẩm Phả.

Lò ấp nở gia cầm: số lượng các cơ sở sản xuất con giống gia cầm còn chưa nhiều (khoảng 16 đến 20 cơ sở), tại địa bàn các huyện Ba Chẽ, Đầm Hà, TX.Đông Triều, Tiên Yên. Giống vật nuôi đặc sản (gà Tiên Yên, gà Trới...) hiện đang được nuôi giữ bảo tồn gien và hoàn chỉnh qui trình chọn lọc, chăm sóc nuôi dưỡng để phát triển, nhân rộng trong những năm tới.

Dự án xây dựng vùng giống bò nái nền để sản xuất giống bò lai Sind chất lượng cao; chương trình phát triển đàn bò đực F2 đã được phê duyệt và triển khai trên địa bàn các huyện: TX. Đông Triều, Đầm Hà, Hải Hà, TP. Uông Bí, TX. Quảng Yên để sản xuất giống bò lai Sind và bê lai cho nhu cầu chăn nuôi của tỉnh.


4.1.2.3. Giống lâm nghiệp

  • Xây dựng rừng giống

Hiện nay trên địa bàn tỉnh giống có 10ha giống thông Mã Vĩ tập trung tại huyện Bình Liêu, còn lại các giống chủ yếu nhập từ các tỉnh về. Để phục vụ cho công tác trồng rừng trong những năm tới cần phải tiếp tục chuyển hoá thêm diện tích rừng giống để đảm bảo đủ lượng hạt giống phục vụ cho công tác gieo ươm.

  • Xây dựng và nâng cấp vườn ươm:

Thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009, của Thủ tướng Chính phủ. Về việc phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.

Năm 2008 UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Đề án phát triển giống cây lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2015, với tổng kinh phí đầu tư là: 9.760 triệu đồng, trong đó: vốn ngân sách 5.630 triệu đồng, vốn tự có và huy động khác 4.130 triệu đồng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 07 vườn ươm cố định đang hoạt động, ngoài ra còn có khoảng 85 vườn ươm tạm thời của các Công ty lâm nghiệp và vườn ươm của nhân dân… Ngoài ra các giống khác được nhập từ các tỉnh Đồng Nai, Úc, Papua New Guine.

Đặc biệt, trên địa bàn còn có Trung tâm khoa học và sản xuất Lâm - Nông nghiệp, đã được đầu tư xây dựng nhà nuôi cấy mô với công suất 6 - 8 triệu cây/năm, bước đầu ứng dụng công nghệ gieo tạo cây giống lâm nghiệp bằng bầu hữu cơ siêu nhẹ


4.2. Hoạt động Bảo vệ thực vật


Công tác quản lý thuốc Bảo vệ thực vật đã có nhiều cố gắng, dịch bệnh dịch hại cơ bản được kiểm soát tốt đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên việc quản lý sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tình trạng sử dụng thuốc BTTV không rõ nguồn gốc, buôn bán, sản xuất kinh doanh, nhập lậu trái phép và sử dụng thuốc BVTV vẫn còn.

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đối với các cơ sở sản xuất, các cửa hàng, đại lý buôn bán thuốc BVTV, các hộ nông dân, kiểm tra việc sử dụng hóa đơn, chứng từ của các cơ sở kinh doanh nhằm phát hiện kịp thời hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, buôn lậu thuốc BVTV giả, kém chất lượng. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với các địa phương giải quyết dứt điểm ngăn chặn tình trạng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhỏ lẻ tại chợ, ngõ xóm hoặc bán lẻ ngay tại vùng trồng cây ăn quả tập trung. Tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Phối hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho chính người sử dụng thuốc BVTV.

4.3. Hoạt động thú y


Chi cục thú y, phòng Chăn nuôi, Chi cục nuôi trồng thủy sản là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, chăn nuôi và thủy sản của Tỉnh thường xuyên hướng dẫn mạng lưới thú y xã, phường, thị trấn giám sát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các ổ dịch mới và kiểm soát các ổ dịch cũ. Kiểm soát giết mổ, điều kiện vệ sinh thú y và cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với các cơ sở nuôi tập trung, cơ sở giết mổ, sơ chế và chế biến, chợ thuộc phạm vi quản lý. Quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y.

Dịch bệnh nhìn chung được kiểm soát tốt trong nhiều năm, tuy nhiên sản xuất nhỏ lẻ và tình trạng buôn bán gia súc gia cầm, giống thủy sản nuôi trái phép chưa qua kiểm dịch còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh. Một số dịch bệnh nguy hiểm còn thường xuyên xảy ra trên đàn gia súc: Bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên đàn trâu, đàn lợn; các bệnh Newcastle, Tụ huyết trùng, CRD,...trên đàn gia cầm; bệnh tôm cá chết chưa tìm ra nguyên nhân ...

Công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh và kiểm dịch thuỷ sản được duy trì thường xuyên. Dịch bệnh trên thuỷ sản giảm nhiều so với những năm trước.

5. Các hình thức tổ chức và mối liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản

5.1. Hình thức tổ chức và mối liên kết trong sản xuất


Một số mô hình liên kết bước đầu hoạt động hiệu quả thu hút số lượng lớn lao động tham gia:

5.1.1. Tổ hợp tác

Hoạt động chủ yếu là giúp đỡ nhau trong sản xuất, qua đó giúp cho các thành viên tăng năng lực sản xuất, sử dụng hiệu quả hơn về lao động, đất đai, vật tư, tiến bộ kỹ thuật từ đó làm tăng thu nhập cho các hộ thành viên.



5.1.2. Hợp tác xã nông nghiệp

Theo điều tra của một nghiên cứu khoa học thì trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang tồn tại 7 loại hình HTX đó là: HTX nông - lâm - diêm nghiệp; vận tải; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; thuỷ sản; thương nghiệp; xây dựng; tín dụng, trong đó số HTX hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp chiếm số lượng lớn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 155 HTX dịch vụ nông nghiệp và thuỷ sản, trong đó có 139 HTX đang hoạt động, 16 HTX ngừng hoạt động nhưng chưa giải thể. Nhìn chung hoạt động của các HTX đã tập trung theo hướng làm dịch vụ thuỷ nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giống, cung ứng vật tư nhưng công nợ còn nhiều và phần lớn không đủ vốn hoạt động, hiệu quả hoạt động thấp.... Năng lực tài chính của các HTX quá yếu, thiếu vốn hoạt động, bình quân vốn lưu động mỗi HTX chỉ có 13,7 triệu đồng, nằm chủ yếu trong tài sản và công nợ đọng, chưa có biện pháp hữu hiệu để thu hồi. Trong khi kinh tế nông nghiệp, nông thôn những năm gần đây ngày càng phát triển nhanh, mạnh thì quy mô hoạt động của các HTX lại ngày càng thu nhỏ lại, trình độ sản xuất lạc hậu, năng lực nghiệp vụ quản lý của đội ngũ cán bộ HTX yếu. Đến nay mới có khoảng 20% đã qua đào tạo, số còn lại hoạt động theo kinh nghiệm vì vậy nhiều HTX thực hiện cơ chế tổ chức, quản lý tài chính không đúng Luật HTX, vẫn còn nhiều HTX duy trì việc trích lập phí quản lý và quỹ HTX phân bổ đều trên đầu diện tích canh tác. Thực tế hiện nay nếu chính quyền không tạo điều kiện cho các HTX nông nghiệp được “độc diễn” về thuỷ nông, điện ở xã thì chắc chắn còn nhiều HTX nông nghiệp nữa buộc phải ngừng hoạt động.



5.1.3. Kinh tế trang trại, gia trại

Theo tiêu chí mới (Thông tư số 27/2011/TT-BNN), năm 2014 toàn tỉnh có 364 trang trại. Trong đó: Trồng trọt có 15; chăn nuôi có 167; lâm nghiệp có 08; thủy sản có 99; tổng hợp có 75. So với năm 2013 tăng 97 trang trại, trong đó: trồng trọt 10 trang trại; chăn nuôi 86 trang trại; lâm nghiệp 02 trang trại; thủy sản 43 trang trại.

Tổng số trang trại được cấp giấy chứng nhận theo tiêu chí mới là 277 trang trại, trong đó: 12 trang trại trồng trọt; 138 trang trại chăn nuôi; 03 trang trại lâm nghiệp; 80 trang trại thủy sản; 44 trang trại tổng hợp.

Số trang trại được cấp giấy chứng nhận theo tiêu chí mới so với năm 2013 tăng 111 trang trại, trong đó: trồng trọt 02; chăn nuôi 52; lâm nghiệp 01; thủy sản 37; tổng hợp 19 trang trại.

Giá trị nông sản hàng hóa bình quân một trang trại đạt khoảng 04 tỷ đồng/năm. Tạo việc làm thường xuyên cho 4-5 lao động và hàng trăm công lao động thời vụ hàng năm.

Mô hình sản xuất liên kết “4 nhà” bắt đầu được thực hiện trong sản xuất tạo nguồn đầu ra ổn định cho người dân. Kinh tế trang trại đã từng bước khẳng định vị trí trong quá trình xây dựng nông thôn mới với nhiều mô hình hoạt động hiệu quả: mô hình trang trại tổng hợp tại TX. Quảng Yên; Trang trại chăn nuôi huyện Hoành Bồ; Trang trại trồng thanh long xã Thượng Yên Công, TP. Uông Bí…

Kinh tế trang trại đã giải quyết các vấn đề về tổ chức sản xuất như: Tích tụ ruộng đất, tích luỹ vốn, áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất... Tạo ra sự liên kết hợp tác dịch vụ sản xuất, thu hút vốn nhàn rỗi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm...đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nông thôn như đường giao thông, thông tin liên lạc, nước sinh hoạt, thuỷ lợi, khai hoang phục hoá diện tích đất trống, đồi trọc...

5.2. Hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm


Do yêu cầu về sản xuất và tiêu thụ nông sản hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã bước đầu xuất hiện các hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn. Hình thức liên kết tương đối đa dạng bao gồm liên kết giữa nông dân với hợp tác xã; nông dân với doanh nghiệp; hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp… Liên kết được thực hiện cả trong việc cung cấp vật tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân, các tổ chức của nông dân với doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp đang tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh, bước đầu hoạt động có hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn như: Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Việt Long, Công ty Dung Huy, Hợp Tiến, Thiên Thuận Tường, Long Hải, Tùng Thắng, Công ty Du thuyền Đông Dương…Tuy nhiên mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, nông dân và nông dân trong các hợp tác xã, tổ hợp tác khá lỏng lẻo, không gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau…Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu vốn, tập quán canh tác lạc hậu; trình độ học vấn thấp; thiếu kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt là năng lực quản lý kinh tế hộ, kinh tế tập thể của nông dân, các tổ, nhóm, hợp tác xã cũng ảnh hưởng rất lớn đến các mô hình liên kết.

Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều phương thức hợp tác, liên kết theo chiều dọc trong các ngành hàng, chuỗi giá trị sản phẩm nông sản; các mô hình liên kết mới theo chiều ngang, liên kết giữa những người sản xuất, các đơn vị kinh doanh với nhau…mối quan hệ "4 nhà" thiếu chặt chẽ và chưa mang tính đồng bộ. Trong các chuỗi giá trị nông sản, đầu tư vào khâu chế biến và bảo quản vẫn còn những bất cập. Vì thế, giá trị gia tăng của các sản phẩm nông sản chưa cao. Liên kết sản xuất được tổ chức với các hình thức: nông dân sản xuất nhỏ lẻ-thương lái thu gom và bán cho các chợ đầu mối; liên kết thông qua sản xuất theo quy trình GAP và hợp tác xã liên kết với Doanh nghiệp, hiện đang gặp khó khăn do tổ chức sản xuất nhỏ lẻ, thị trường không ổn định khó tồn trữ và bảo quản…

Mô hình cánh đồng mẫu lớn là phương thức sản xuất tiên tiến, góp phần tạo động lực mới trong nông nghiệp, nhưng hiện mới đáp ứng yêu cầu yếu tố đầu vào mà chưa hỗ trợ, giải quyết được những khó khăn của đầu ra. Sự liên kết và chia sẻ lợi ích giữa Doanh nghiệp và người sản xuất chưa hài hòa. Mức độ tiêu thụ nông sản hàng hóa còn thấp, giá cả không ổn định. Hiện tượng được mùa mất giá vẫn tiếp tục xảy ra khiến người sản xuất không yên tâm đầu tư…. Nông dân luôn ở thế bị động, vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra hoàn toàn bị lệ thuộc.


6. Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và đào tạo, phát triển nhân lực

6.1. Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư


Hệ thống khuyến nông của tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể, phát huy hiệu quả vai trò tham mưu thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, đào tạo nghề nông nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo và quản lý chuyên môn, nghiệp vụ khuyến nông của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.

Toàn tỉnh có 8 trạm khuyến nông trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện hoặc phòng Kinh tế và phòng Nông nghiệp & PTNT, 6 huyện chưa có trạm khuyến nông, chỉ cử cán bộ theo dõi về công tác khuyến nông.



Đến nay, hầu hết các xã/phường trên địa bàn tỉnh đã có khuyến nông viên cơ sở tham mưu cho UBND xã tổ chức thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và đào tạo nghề nông nghiệp tại cơ sở.

6.2. Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN)

6.2.1.Công nghệ giống cây trồng, vật nuôi


  • Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật để sản xuất nhiều cây giống như: Keo, bạch đàn, hoa phong lan, ba kích, mía tím, khoai tây... đã được ứng dụng tại Trung tâm Khoa học và Sản xuất Lâm Nông nghiệp Quảng Ninh, đảm bảo đặc tính di truyền, an toàn, sạch bệnh, năng suất, chất lượng cao đáp ứng đủ nhu cầu trong tỉnh và cung cấp cho một số tỉnh bạn.

  • Nghiên cứu, chọn lọc được nhiều giống lúa năng suất, chất lượng cao tại Công ty Cổ phần giống Cây trồng Quảng Ninh - đã được Bộ NN&PTNT công nhận 8 giống, thiết thực phục vụ đủ nhu cầu trong tỉnh và một số tỉnh bạn.

  • Giống vật nuôi: Công nghệ truyền tinh nhân tạo để sản xuất con giống lợn (F1,F2) được ứng dụng từ nhiều năm, hiện nay 85-90% đàn lợn nái trong tỉnh được truyền giống nhân tạo, cung cấp nhiều con giống tốt cho nhu cầu trong tỉnh. Tuy nhiên, về cơ bản, tỉnh Quảng Ninh chưa sản xuất đủ con giống vật nuôi, còn phải nhập nhiều từ nơi khác, nhất là giống gia cầm, dẫn đến hệ quả là khó kiểm soát dịch bệnh. Công nghệ truyền tinh nhân tạo để sản xuất con giống gà Tiên Yên thuần chủng khoảng 140.000 con/năm.

6.2.2.Công nghệ chế biến, bảo quản nông sản


Công nghệ bảo quản sau thu hoạch chưa rộng rãi: mới có 01 doanh nghiệp (CTCP giống cây trồng Quảng Ninh) đầu tư vốn xây dựng hệ thống sấy, xử lý, bảo quản hạt lúa giống bằng công nghệ cao. Một số doanh nghiệp chè Hải Hà đã đầu tư cải tiến một số công đoạn trong chế biến chè (phân loại búp, sao, sàng, đóng gói chân không v.v) nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu

6.2.3.Công nghệ sản xuất


  • Ngành trồng trọt: công nghệ sản xuất rau, hoa trong nhà màng ni lon, tưới nước đạt tiêu chuẩn đã được áp dụng ở một số doanh nghiệp.

  • Chăn nuôi: công nghệ chăn nuôi chuồng trại khép kín, an toàn dịch bệnh, truyền tinh nhân tạo đã được một số doanh nghiệp áp dụng. Nhưng cũng chỉ đạt mức độ mô hình ở vài địa phương.

  • Có một số trang trại trồng trọt, chăn nuôi tập trung, tạo được một số sản phẩm hàng hóa. Song cơ bản vẫn là nền sản xuất áp dụng công nghệ truyền thống có cải tiến một số mắt xích, năng suất, chất lượng chưa cao.

6.2.4. Đánh giá chung:


  • Ưu điểm: Ngành nông nghiệp Quảng Ninh đã chỉ đạo các đơn vị, các doanh nghiệp ứng dụng và làm chủ một số quy trình, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, triển khai một số đề tài nghiên cứu khoa học theo đòi hỏi của thực tiễn có hiệu quả v.v, góp phần đem lại một số tiến bộ đáng kể trong sản xuất nông nghiệp như: đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn toàn tỉnh, chủ động sản xuất được một số giống cây, con chất lương cao, tạo được một số mô hình sản xuất công nghệ cao và vùng sản xuất tập trung ( chè, na dai, nuôi trồng thủy sản...) bước đầu có một số nông sản đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn và xuất khẩu.

  • Tồn tại: Tuy đạt được một số thành tích trên. Song, cơ bản nền nông nghiệp Quảng Ninh vẫn là nền nông nghiệp truyền thống, công nghệ lạc hậu, năng suất, chất lượng thấp, sản phẩm chưa nhiều, chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn xuất khẩu.

  • Nguyên nhân:

  • Thiếu nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lý giỏi. Chính sách động viên, khuyến khích cán bộ trẻ tham gia hoạt động KHCN chưa thực sự được quan tâm đúng mức (trong đó có cả chính sách về công tác cán bộ).

  • Kinh phí đầu tư cho ứng dụng, nghiên cứu KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp thấp, chưa đáp ứng yêu câu của các nhiệm vụ được đề xuất và triển khai và chưa tập trung theo Quy hoạch Ngành, do đó chưa thúc đẩy mạnh mẽ công tác nghiên cứu, đổi mới công nghệ vào sản xuất.

  • Việc triển khai thực hiện các chính sách (hỗ trợ kinh phí, vay vốn, thuê đất.v.v ) đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động đổi mới công nghệ trong sản xuất còn chậm, còn phiền hà và chưa đáp ứng mùa vụ của sản xuất nông nghiệp. Cần phải đổi mới quy trình thực hiện.

  • Nền nông nghiệp manh mún, phân tán là một khó khăn không nhỏ trong việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.

  • Các doanh nghiệp nông nghiệp đa số là doanh nghiệp nhỏ, chưa đủ tiềm lực đầu tư phát triển một vùng rộng lớn sản xuất hàng hóa công nghệ cao. Chưa có bộ phận chuyên trách về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

  • Việc tiếp cận tiến bộ KHCN mới của các đơn vị, các doanh nghiệp còn hạn chế về tiếp cận và thực hiện chuyển giao.

7. Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp


Bên cạnh thực hiện những chính sách nông nghiệp chung của nhà nước đã ban hành, trong điều kiện cụ thể sản xuất nông nghiệp ở các địa phương, Quảng Ninh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp thông qua các Nghị quyết, các quyết định, quy định của UBND tỉnh như :

  • Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 27/10/2010 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.

  • Nghị quyết số 39/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

  • Quyết định số 3799/2010/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND tỉnh “V/v Ban hành Quy định một số cơ chế tài chính khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong hoạt động Khoa học Công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.

  • Quyết định số 3600/QĐ-UBND ngày 02/12/2010 của UBND tỉnh về việc quy định mức hỗ trợ, giống cây trồng vật nuôi, thủy sản cho nông, ngư dân để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh.

  • Quyết định số 1765/QĐ-UBND ngày 04/6/2009 V/v đầu tư xây dựng công trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi tỉnh giai đoạn 2008 - 2015.

  • Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 09/8/2010 của UBND tỉnh về hình thức hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

  • Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 06/1/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”.

  • Quyết định số 440/QĐ-UBND ngày 01/3/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi bổ sung một số điều Quyết định 3187/QĐ-UBND ngày 03/10/2008 về chính sách hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

  • Nghị quyết số 53/2012/NQ-HĐND ngày 11/7/2012 về Chính sách hỗ trợ lãi xuất đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh.

  • Quyết định số 3789/QĐ-UBND ngày 2/12/2011 của UBND tỉnh về Cơ chế vốn đầu tư kiến cố hóa kênh mương loại 3 trên địa bàn tỉnh.

  • Quyết định số 3838/QĐ-UBND ngày 06/12/2011 của UBND tỉnh về việc Quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 – 2015.

  • Quyết định số 3839/QĐ-UBND ngày 06/12/2011 của UBND tỉnh về việc Ban hành sửa đổi bổ sung Quy định chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng mới cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 – 2015.

  • Quyết định 3845/QĐ-UBND ngày 06/12/2011 của UBND tỉnh về việc sửa đổi bổ sung một số điều Quyết định số 1500/QĐ-UBND ngày 51/5/ 2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt phương án thành lập Tổ quản lý đê nhân dân ở các huyện, thị xã, thành phố có đê trên địa bàn tỉnh.

  • Quyết định số 3842/QĐ-UBND ngày 06/12/2011 của UBND tỉnh về việc Quy định mức thu thủy lợi phí và thu tiền sử dụng nước đối với các tổ chức, cá nhân tiêu thụ nước của công trình thủy lợi được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

  • Quyết định số 273/2012/QĐ-UBND ngày 13/02/2012 tỉnh Quảng Ninh về Chương trình thương hiệu và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp.

  • Quyết định số 1460/2012/QĐ-UBND ngày 15/06/2012 tỉnh Quảng Ninh về phân công dạy nghề cho lao động nông thôn.

  • Quyết định số 1971/QĐ-UBND ngày 07/8/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất giống lúa chất lượng cao thay thế các giống lúa chất lượng thấp năm 2012-2013;

  • Chính sách điều chỉnh nâng mức hỗ trợ xây dựng công trình Bioga cho ngành chăn nuôi tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2015 từ 1,2 triệu đồng/1 công trình lên 5 triệu đồng/1 công trình, đối với các công trình hầm Bioga có dung tích 5m3 trở lên (Thông báo UBND tỉnh số 116/TB-UBND ngày 23/7/2012).

  • Quyết định số 2009/QĐ-UBND ngày 13/8/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015;

  • Quyết định 3025/QĐ-UBND ngày 04/11/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh về điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Quyết định 2009/QĐ-UBND ngày 13/8/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc hộ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015.

  • Quyết định số 273/QĐ-UBND ngày 13/02/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015.

  • Quyết định số 2901/2014/QĐ-UBND ngày 5/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về Chính sách khuyến khích phát triển hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016.

  • Quyết định số 1066/2015/QĐ-UBND ngày 21/4/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2017.

  • Ngoài ra tỉnh còn ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cây trồng vật nuôi do thiên tai dịch bệnh gây ra, chính sách hỗ trợ các hộ gia đình ra định cư vùng biên giới hải đảo kết hợp bảo vệ an ninh biên giới, hải đảo và phát triển kinh tế.

Đánh giá chung:



Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, đặc biệt là những cơ chế, chính sách riêng của tỉnh hỗ trợ trực tiếp cho nông dân được triển khai thực hiện trong thời gian qua đã trở thành động lực thúc đẩy sản xuất phát triển; từng bước thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp hàng hoá; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân; góp phần xoá đói giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới, là cơ sở cho sự phát triển những năm tiếp theo, cụ thể là:

  • Cơ cấu nông nghiệp, thuỷ sản chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng trồng trọt giảm dần, tỷ trọng chăn nuôi tăng. Trong từng lĩnh vực đã có sự chuyển dịch theo chiều sâu, là tiền đề nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

  • Nông nghiệp của tỉnh bước đầu thực hiện phương thức công nghiệp, sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của thị trường, thể hiện rất rõ qua việc triển khai thực hiện thành công các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

  • Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội nông nghiệp, nông thôn của tỉnh từng bước được hiện đại hoá đã góp phần quan trọng trong chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ; chủ động điều tiết kế hoạch tưới và tiết kiệm nguồn nước phục vụ sản xuất, thể hiện rất rõ nét trong những năm xảy ra hạn gay gắt như vừa qua; Những công trình hạ tầng xã hội có vai trò tích cực trong xoá đói giảm nghèo, từng bước hiện đại hoá bộ mặt nông thôn ở các địa phương trong tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, việc thực hiện các chủ trương, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong nông nghiệp, nông thôn của tỉnh thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại và những nguyên nhân của nó, cần có những giải pháp để khắc phục trong những năm tới. Cụ thể là:

  • Việc thực hiện đầu tư hoặc hỗ trợ phát triển sản xuất; áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới hoặc phát triển nông thôn còn dàn trải, manh mún, dẫn đến phải kéo dài thời gian thực hiện các dự án.

  • Hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường chưa được quan tâm đúng mức, về thực chất vẫn do các thương lái và nông dân tự lo; vai trò của doanh nghiệp Nhà nước, của HTX trong lĩnh vực này còn yếu. Sản xuất chưa thực sự gắn với thị trường.

  • Phát triển nông thôn là lĩnh vực liên quan đến trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành; thời gian qua chưa có ngành nào được giao trực tiếp là đầu mối theo dõi, hoạch định chính sách và triển khai thực hiện; chưa có tổng kết đánh giá để so sánh với giai đoạn trước và với các tỉnh xung quanh.

  • Chính sách về vốn, về tín dụng cho nông nghiệp chưa phù hợp, thiếu tập trung, việc lồng ghép các chương trình còn nhiều hạn chế…Người sản xuất gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất.

  • Chưa được quan tâm về tổ chức, con người, trang thiết bị để thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước chuyên ngành.

8. Vai trò vị trí của ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh

8.1. Vai trò, vị trí của ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đối với nông nghiệp cả nước và vùng ĐBSH


Quảng Ninh có diện tích tự nhiên là 6.102 km2 (chiếm 1,84% diện tích vùng ĐBSH), dân số chiếm 5,80% dân số vùng ĐBSH. So sánh một số chỉ tiêu bình quân của tỉnh với cả nước và vùng ĐBSH cho thấy:

  1. Một số chỉ tiêu phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh

so với một số tỉnh vùng ĐBSH

TT

Hạng mục

Đơn vị

Cả nước

Vùng
ĐBSH


Quảng Ninh

Một số tỉnh vùngĐBSH

Thái Bình

Hải Phòng

Hải Dương

1

BQ đất SXNN/ đâu người

m2/ ng

1.138,21

377,12

406

522

257

484

2

GTSXNN (giá CĐ 2010)

Tỷ.đ

6.000.278

95.826

4.077

11.129

8.778

11.547

3

SLLT có hạt BQ/ người

Kg/ng

549

348

193

617

259

437

4

Tỷ lệ DS NT/ tổng DS

%

67,8

67,9

38,6

90,0

53,4

77,9

Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh vùng ĐBSH năm 2014.

  • Phát triển đô thị của tỉnh nhanh, đến năm 2014 tỷ lệ dân số đang sống ở vùng nông thôn tỉnh Quảng Ninh là 38,6% (bình quân toàn quốc chỉ tiêu này là 67,8%; Thái Bình 90%; Hải Phòng 53,4% và Hải Dương 77,9%).

  • Năm 2014 sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người tỉnh Quảng Ninh đạt là 193kg/người/năm, đứng thứ 10/11 các tỉnh vùng ĐBSH); (bằng 35,3% sản lượng lương thực BQ đầu người cả nước); (bằng 55,5% sản lượng lương thực BQ đầu người vùng ĐBSH).

  • Giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh là 67,5 triệu đồng/ha (bằng 89,7% giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp cả nước; bằng 92% so với vùng ĐBSH).

  • Về sản xuất chăn nuôi: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tỉnh Quảng Ninh năm 2014 đạt 83.713 tấn; đứng thứ 10/11 vùng ĐBSH (chiếm 1,85% sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả nước; chiếm 4,12% sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả vùng ĐBSH).

  • Bình quân đất sản xuất nông nghiệp/đầu người tỉnh Quảng Ninh là 406 m2/người; đứng thứ 8/11 vùng ĐBSH.

8.2. Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của ngành nông nghiệp đối với kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh


  • Giải quyết nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho dân cư trên địa bàn tỉnh, phục vụ cho khách du lịch góp phần phát triển dịch vụ du lịch... ngoài ra còn xuất ra ngoài tỉnh.

  • Đóng góp vào giá trị GDP tỉnh (giá HH) năm 2014 là 5.802 tỷ đồng, (chiếm 6,6% GDP toàn tỉnh).

  • Sử dụng lao động, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ nông thôn (lao động làm việc trong ngành nông lâm thuỷ sản chiếm 36,4% số lao động trên toàn tỉnh).

  • Tạo địa bàn và môi trường để phát triển bền vững các khu đô thị, khu công nghiệp và các cơ sở thương mại, dịch vụ, văn hóa, thể dục thể thao và du lịch trên địa bàn.

  • Tỉnh đó có chủ trương, chính sách đầu tư phát triển các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung bảo đảm chất lượng, an toàn và không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

  1. Một số chỉ tiêu phản ánh vị trí của nông, lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh

TT

Hạng mục

ĐV

Số lượng

Ghi chú

1

Giá trị GDP nông, lâm nghiệp (theo giá HH)

Tỷ đồng

5.802

Chiếm 6,6% so với GDP toàn tỉnh

2

Dân số nông thôn

Người

471.000

Chiếm 38,6% so với dân số toàn tỉnh

3

Lao động nông nghiệp

Người

28.640

Chiếm 36,4% tổng số lao động toàn tỉnh

4

Diện tích đất nông, lâm nghiệp

Ha

440.979

Chiếm 72,3% diện tích đất tự nhiên

5

Vốn đầu tư ngành nông, lâm nghiệp thủy sản

Tr. đồng

298.636

Chiếm 0,7 % tổng vốn đầu tư toàn tỉnh

Nguồn: Niên giám thống kê, 2014.

8.3. Những mối quan hệ, tác động qua lại giữa khu vực nông nghiệp - nông thôn với khu vực đô thị, khu công nghiệp


Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự liên kết giữa các ngành ngày càng chặt chẽ hơn. Sự phát triển của ngành này là điều kiện, tiền đề cho ngành kia phát triển.

Như chúng ta đã biết lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, trình độ chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất được nâng cao thì các khâu sản xuất ra nông sản cuối cùng càng có liên quan mật thiết với nhau và dẫn đến việc hình thành các mối liên kết giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trước hết các vùng nông thôn sẽ cung ứng lao động, lương thực, thực phẩm cho các khu công nghiệp, đô thị và ngược lại sản phẩm từ một số ngành công nghiệp tác động trực tiếp đến toàn bộ ngành nông nghiệp đó là máy móc, thiết bị, hóa chất và các sản phẩm tiêu dùng công nghiệp khác.


9. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển sản xuất nông nghiệp

9.1. Thuận lợi


Nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng, so với nhiều địa phương trong vùng, tỉnh Quảng Ninh có nhiều lợi thế có thể khai thác để thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững:

  • Vị trí địa lý mang lại điều kiện cho tỉnh Quảng Ninh có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, mở rộng giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hoá, xã hội với các tỉnh khác trong vùng, với cả nước và với Quốc Tế thông qua mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, cảng biển phát triển và hệ thống các cửa khẩu Quốc Tế;

  • Sự đa dạng của địa hình với rừng, biển chiếm diện tích lớn giàu tài nguyên, vùng đồng bằng tạo nên nhiều tiểu vùng khí hậu mang những nét đặc trưng khác nhau của của khí hậu miền núi ven biển, khí hậu đại dương…thuận lợi để phát triển đa dạng các loại sản phẩm nông sản đặc trưng và phù hợp với từng tiểu vùng mang lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao;

  • Sản phẩm nông sản của tỉnh phong phú và đa dạng, đặc trưng cho các tiểu vùng (miền núi, đồng bằng, vùng biển). Nhiều sản phẩm có giá trị được thị trường tin dùng, đã được xây dựng thương hiệu: chăn nuôi (lợn Móng cái, gà Tiên Yên…), trồng trọt (lúa nếp cái hoa vàng, miến dong, na dai, chè, rau an toàn…), lâm sản (nhựa thông, hồi, quế, ba kích…);

  • Sự phát triển của những ngành kinh tế khác (công nghiệp khai thác, du lịch, dịch vụ, thương mại cửa khẩu…) tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, hỗ trợ và thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển;

  • Tài nguyên thiên nhiên phong phú từ nguồn lợi rừng, biển, vùng đồng bằng; lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn dồi dào có truyền thống sản xuất nông nghiệp tốt và đang dần được nâng cao về trình độ;

  • Sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương thông qua việc ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn cùng với việc thực hiện khẩn trương và hiệu quả chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

9.2. Khó khăn


  • Quảng Ninh có địa hình chia cắt phức tạp, diện tích đất đồi núi chiếm tới 70% DTTN, đất dốc dẫn đến sản xuất phân tán, suất đầu tư cao và dễ gây thoái hóa đất nếu không có giải pháp canh tác hợp lý.

  • Do đặc điểm của địa hình mùa mưa lượng mưa lớn nên hiện tượng lũ lụt thường xuyên xảy ra ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung, sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng. Về mùa khô dòng chảy cạn kiệt, mực nước dòng sông thường rất thấp ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

  • Đầu tư vào nông nghiệp không tương xứng với vai trò của nó đối với phát triển kinh tế cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện đại. Trong giai đoạn 2010-2014, tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội cho ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ từ 1,36% xuống còn 0,71%. Mức đầu tư cho nông nghiệp thấp so với những lĩnh vực đầu tư khác trong nền kinh tế.

  • Ứng dụng khoa học công nghệ, chưa có biện pháp hữu hiệu trong quản lý phát triển chất lượng cây con giống. Tỷ lệ cơ giới hóa thấp, công nghệ chậm được cải tiến, việc ứng dụng các công nghệ thu hoạch, bảo quản, sơ chế còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lớn.

  • Dịch vụ cung ứng giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc BVTV… còn nhiều yếu kém do thiếu chủ động, còn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp từ bên ngoài. Việc kiểm soát chặt chẽ vật tư nông nghiệp đầu vào là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng nông sản. Tuy nhiên công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn do nhận thức của người dân và việc thực thi của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và hộ gia đình còn rất hạn chế.

  • Tổ chức sản xuất còn phân tán, quy mô đất đai còn nhỏ bé khó có thể hình thành những vùng sản xuất quy mô lớn tập trung. Kết cấu hạ tầng vùng sản xuất phát triển thiếu đồng bộ, giao thông nội đồng, thủy lợi tỷ lệ được cứng hóa chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Những vùng sản xuất tập trung được mang tính chất cục bộ, gây nguy cơ ô nhiễm, phát sinh và lây lan dịch bệnh gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân khu vực nông thôn;

  • Hoạt động của các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả chưa cao, quy mô nhỏ lẻ, dịch vụ thiếu đa dạng, còn nhiều lúng túng trong khâu tổ chức, chưa thích ứng với hoạt động theo cơ chế thị trường. Nhiều HTX vẫn làm ăn theo kiểu cũ, thiếu năng động sáng tạo, không phát huy được sức mạnh tập thể.

  • Tập quán canh tác và hiệu quả lao động của người sản xuất còn thấp. Lao động nông thôn và lực lượng lao động trẻ tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ so với các địa phương trong vùng (đứng thứ 6), trong khi đó khu vực nông thôn của tỉnh có diện tích lớn nhất khu vực.

  • Công tác cảnh báo môi trường, diễn biến nguồn tài nguyên, theo dõi phòng trừ dịch bệnh không thường xuyên; Bộ máy quản lý còn cồng kềnh, thiếu thốn trang thiết bị, triển khai hoạt động quản lý thiếu linh hoạt và thiếu chủ động do phân cấp quản lý còn chồng chéo, hiệu quả công tác quản lý chưa cao. Việc tách ra nhập vào của một số đơn vị trực thuộc ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý.

  • Tác dụng của những chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với phát triển nông nghiệp còn chưa phát huy hết hiệu quả, chưa thu hút được sự quan tâm của Doanh nghiệp và người dân tham gia.

9.3. Những nguyên nhân chính

9.3.1. Nguyên nhân khách quan


  • Những yếu tố bất lợi và thách thức thường xuyên tác động đến sản xuất nông nghiệp bao gồm các yếu tố: Vị trí địa lý; điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, chính sách; mâu thuẫn giữa các ngành kinh tế; Sự cạnh tranh trong ngành với các tỉnh lân cận; Rào cản về kỹ thuật đối với sản phẩm nông sản xuất khẩu;.

  • Suy thoái kinh tế toàn cầu, tác động giá cả sản phẩm nông sản có xu hướng giảm do thu nhập người dân khó khăn, tuy nhiên các yếu tố đầu vào của sản xuất không ngừng tăng đã gây khó khăn cho đầu tư sản xuất nông nghiệp của các nhà đầu tư;

  • Chính sách về tổ chức bộ máy quản lý thiếu nhất quán, thiếu nhân lực quản lý. Thiếu các chính sách đồng bộ, những định hướng cụ thể (quy hoạch vùng, liên vùng các tỉnh), thiếu nguồn lực hỗ trợ thực hiện Quy hoạch và chiến lược phát triển ngành;

  • Xuất phát điểm thấp: Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh mang đặc thù sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tập trung, thiếu trình độ kỹ thuật, nguồn lực đầu tư.

  • Sự cạnh tranh không lành mạnh từ các sản phẩm nông nghiệp không rõ nguồn gốc cũng gây khó khăn không nhỏ cho phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

9.3.2.Nguyên nhân chủ quan


  • Chất lượng quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ, tính dự báo chưa cao. Quy hoạch sử dụng đất dễ bị điều chỉnh theo yêu cầu của quá trình CNH và HĐH khi thu hút kêu gọi đầu tư, do đó một số quy hoạch của ngành phải rà soát điều chỉnh sau một thời gian ngắn được phê duyệt. Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch còn nhiều bất cập. Việc triển khai tổ chức quy hoạch chưa triệt để. Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành còn hạn chế. Công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch của các cơ quan chức năng chưa thực sự phát huy được hiệu quả.

  • Thiếu sự quan tâm hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng từ ngân sách, thiếu cơ chế, chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào sản xuất; thiếu cơ chế ưu đãi giúp nhà đầu tư tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.

  • Chưa có chính sách cụ thể phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp: Đặc biệt là nguồn nhân lực qua đào tạo; thiếu cán bộ tâm huyết. Bộ máy quản lý từ tỉnh đến địa phương còn chưa ổn định .

  • Các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động chưa thực sự hiệu quả, thiếu trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác quản lý nhà nước. Công tác dự báo còn nhiều yếu kém; công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng ATTP còn nhiều hạn chế.

  • Chưa có giải pháp hữu hiệu chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, tạo chuỗi giá trị bền vững: Thiếu cơ chế liên kết giữa sản xuất với chế biến (nội địa và xuất khẩu), thiếu các ngành công nghiệp phụ trợ hỗ trợ phát triển.

  • Vai trò kinh tế hợp tác chưa tạo được những chuyển biến lớn trong hoạt động liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản do năng lực quản lý, năng lực tài chính, sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhận thức của xã viên, cán bộ HTX, các thương lái, doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

  • Công tác ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất và quản lý (đặc biệt công nghệ thông tin và các công nghệ hỗ trợ điện tử cho sản xuất) chậm triển khai.

  • Chưa khai thác tốt tiềm năng lợi thế phát triển của từng địa phương. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngành.

Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương