Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030


X. NHÓM GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC VÙNG SẢN XUẤT TẬP TRUNG (chủ yếu đối với rau, quả, chè)



tải về 5.32 Mb.
trang37/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   41

X. NHÓM GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC VÙNG SẢN XUẤT TẬP TRUNG (chủ yếu đối với rau, quả, chè)

1. Đầu tư cơ sở hạ tầng


1.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất rau an toàn tập trung

1.1.1. Hệ thống giao thông

- Đường giao thông nối từ trục giao thông chính tới vùng sản xuất; có mặt đường rộng tối thiểu 3,5m là đường cấp phối trở lên.

- Đường trục chính của vùng có mặt đường rộng 2,5m; đường nhánh có mặt đường rộng 1,5m.

1.1.2. Đầu tư xây dựng hệ thống tưới: Tùy điều kiện từng vùng, nguồn nước và loại rau để lựa chọn xây dựng hệ thống tưới phù hợp.

- Hệ thống kênh mương và bể chứa được xây dựng kiên cố nếu sử dụng nguồn nước mặt (sông hồ).

- Hệ thống bể chứa, bể lọc, máy bơm, mương tưới hoặc ống dẫn phù hợp nếu sử dụng nguồn nước ngầm.

- Đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống tưới phun mưa nhỏ giọt để tiết kiệm công lao động và nước tưới.



1.1.3. Chất lượng nước tưới theo điều c, khoản 1, điều 3 của Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năn 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

1.1.4. Hệ thống tiêu nước: Tùy điều kiện vùng đất và loại rau để xây dựng hệ thống tiêu nước phù hợp, bao gồm tiêu nước tự chảy hoặc bơm.

1.1.5. Nhà sơ chế: mỗi vùng sản xuất xây dựng tối thiểu 01 nhà sơ chế, phù hợp với quy mô sản xuất và chủng loại sản phẩm. Nhà sơ chế gồm: khu vực tiếp nhận, khu vực sơ chế, khu vực bảo quản, khu cung cấp nước: bể nước, bể rửa, khu vệ sinh và khu chứa phế thải.

1.1.6. Trạm cấp nước phục vụ sơ chế

- Thiết bị: Đối với những vùng chưa được cấp nước đủ tiêu chuẩn phải xây dựng trạm bơm, bể lọc, bể lắng phục vụ sơ chế, công suất phụ thuộc diện tích vùng, khối lượng sản phẩm cần sơ chế.

- Chất lượng nước sơ chế:


  • Đối với vùng được cấp nước từ trạm cấp nước tập trung quy mô lớn: Phải đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống.

  • Đối với các vùng khác: Phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch, ban hành theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ Y tế (có hiệu lực đến ngày 30 tháng 11 năm 2009) hoặc theo quy chuẩn quốc gia: tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009 (có hiệu lực từ ngày 1/12/2009).

1.1.7. Bể chứa chất thải vật tư nông nghiệp: Xây dựng ít nhất 01 bể chứa/02 ha để thu gom chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. Bể chứa xây kiên cố có đáy, mái che.

1.1.8. Nhà lưới: Tùy theo điều kiện của từng vùng, chủng loại rau, thời vụ trồng để đầu tư nhà màn, nhà lưới, mái che kiên cố hoặc bán kiên cố có quy mô phù hợp.

1.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất quả, chè an toàn tập trung

1.2.1. Hệ thống giao thông

- Đường giao thông nối từ trục giao thông chính tới vùng sản xuất: có mặt đường rộng tối thiểu 3,5 m là đường cấp phối trở lên;

- Đường trục chính của vùng có mặt đường rộng 2,5m; đường nhánh có mặt đường rộng 1,5m.

1.2.2. Hệ thống tưới

- Vùng đất bằng: Tuỳ điều kiện từng vùng, nguồn nước để lựa chọn đầu tư hệ thống tưới phù hợp như:



  • Hệ thống kênh mương và bể chứa được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố nếu sử dụng nguồn nước mặt (sông, hồ).

  • Hệ thống bể chứa, bể lọc, máy bơm, mương tưới hoặc ống dẫn phù hợp nếu sử dụng nguồn nước ngầm.

- Vùng đất đồi, núi: Khuyến khích xây dựng bổ sung hồ, bể chứa nước, trạm bơm, hệ thống đường ống dẫn nước phù hợp với từng địa hình.

- Khuyến khích đầu tư hệ thống tưới phun mưa, nhỏ giọt để tiết kiệm công lao động và nước tưới.



1.2.3. Hệ thống tiêu nước: Tuỳ điều kiện từng vùng và loại cây trồng để thiết kế hệ thống tiêu nước phù hợp, bao gồm tiêu nước tự chảy hoặc bơm.

1.2.4. Nhà tập kết, sơ chế sản phẩm

- Mỗi vùng sản xuất chè xây dựng tối thiểu 01 nhà tập kết sản phẩm có quy mô phù hợp với diện tích và sản lượng chè của vùng.

- Mỗi vùng sản xuất quả xây dựng tối thiểu 01 nhà sơ chế, có quy mô phù hợp với diện tích vùng và khối lượng quả cần sơ chế. Nhà sơ chế gồm có khu vực tiếp nhận; khu vực sơ chế; khu vực bảo quản; khu cung cấp nước: bể chứa, bể rửa; khu vệ sinh và khu chứa phế thải.

XI. GIẢI PHÁP CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

1. Lĩnh vực trồng trọt


- Xúc tiến đầu tư nhà máy quy mô lớn, chuyển giao dây chuyền thiết bị hiện đại (thu hoạch, sấy, bóc tách vỏ, đóng gói). Công nghệ hiện đại xay xát lúa gạo, bảo quản hạt giống, nhà máy chế biến dầu, bơ phụ gia thực phẩm từ lạc, hệ thống kho lạnh, bảo ôn; các cơ sở bảo quản, chế biến rau củ quả (TX. Quảng Yên, huyện Hoành Bồ, thị xã Đông Triều) áp dụng hệ thống quản lý chất lượng Vietgap, Globalgap...Nâng cấp thiết bị công nghệ chế biến chè hiện đại.

- Tiến hành rà soát, sắp xếp lại các cơ sở chế biến chè hiện có, đảm bảo các cơ sở chế biến phải có vùng nguyên liệu ổn định; khuyến khích các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chè đang có thị trường ổn định đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị, công nghệ chế biến hiện đại gắn với phát triển vùng nguyên liệu, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến chè xanh và các sản phẩm cao cấp chế biến từ chè. Năm 2015 có 30%, năm 2020 có 70% các cơ sở chế biến chè áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (HACCP, ISO).

- Sản phẩm chế biến: Rau quả cấp đông, sấy khô, đóng hộp; mứt, sữa chua, rượu vang trái cây chất lượng cao, chiết tách tinh dầu;…các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm (rơm, cám…).

2. Lĩnh vực chăn nuôi


- Chế biến thức ăn chăn nuôi

Thu hút đầu tư xây dựng mới các nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh với công suất 400.000 tấn/năm vào năm 2020 (theo Dự án Quy hoạch chăn nuôi tập trung gia súc, gia cầm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt) gắn với liên kết phát triển vùng nguyên liệu (ngô, sắn...); khuyến khích phát triển các cơ sở quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu tại chỗ, thông qua việc hỗ trợ máy chế biến công suất nhỏ tại các vùng chăn nuôi tập trung với tổng công suất năm 2015 khoảng 5.000 tấn, năm 2020 khoảng 10.000 tấn.



- Chế biến gia súc, gia cầm

  • Phát triển các cơ sở chế biến sau giết mổ, đầu tư trang thiết bị đảm bảo sản phẩm chế biến đạt tiêu chuẩn ATTP đáp ứng nhu cầu sử dụng nội tỉnh. Đồng thời thực hiện lập quy hoạch và xúc tiến đầu tư xây dựng 01 - 02 nhà máy chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm tại khu vực huyện Đầm Hà, Hải Hà và TP. Móng Cái có công suất thiết kế trên 1.000 tấn sản phẩm/năm, chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi cho thị trường trong nước và xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi.

  • Khuyến khích phát triển hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tạo nguồn thực phẩm sạch cung ứng cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Sản phẩm chế biến: sản phẩm có thể ăn ngay (giò, chả, xúc xích, dămbông, bơ, sữa…); sản phẩm đóng hộp; các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm (da, lông…).

Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương