Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030


V. GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM



tải về 5.32 Mb.
trang35/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   41

V. GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm


Để có một nơi cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách, về tình hình sản xuất, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm an toàn trên phạm vi cả nước, để nhiều người có thể tra cứu một cách dễ dàng, đề nghị mở một trang Website chính thức của nhà nước.

Website này được xây dựng bởi Sở Nông nghiệp và PTNT, có phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương, các sở ban ngành, các huyện thị, các doanh nghiệp, công ty lớn. Website cần có các mục nội dung chính như:

- Các văn bản pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn.

- Quy hoạch vùng sản xuất an toàn tại các huyện, thị

- Danh sách, địa chỉ các tổ chức chứng nhận được chỉ định.

- Danh sách, địa chỉ, quy mô… các nhà sản xuất và sơ chế sản phẩm an toàn (đủ điều kiện sản xuất an toàn; đã được cấp chứng chỉ ViệtGAP về sản xuất an toàn);

- Danh sách, địa chỉ các siêu thị, các cửa hàng bán sản phẩm an toàn;

- Thông tin về kết quả các đợt thanh tra, kiểm tra sản xuất, sơ chế kinh doanh sản phẩm an toàn;

- Danh sách các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, sự hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn;

- Danh sách tên, địa chỉ các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã vi phạm các quy định hiện hành cùng các hình thức đã xử lý, xử phạt…;

- Chuyên mục kỹ thuật, công nghệ giới thiệu các quy trình kỹ thuật công nghệ mới…;

- Chuyên mục giá cả sản phẩm: cung cấp thông tin về giá các loại vật tư sản xuất, giá mua bán các loại sản phẩm an toàn tại các địa phương…

Tiến tới có một hệ thống quản lý, truy xuất nguồn gốc cấp quốc gia về sản phẩm cây trồng vật nuôi an toàn. Hệ thống này sẽ cho phép người tiêu dùng, các cơ quan quản lý nhà nước có thể truy xuất được xuất xứ nguồn gốc sản phẩm mình đã mua hoặc cần kiểm tra trên trang website này. Nhờ đó, sẽ biết được sản phẩm mình sử dụng/ kiểm tra được thu hoạch từ lô sản xuất, thu hoạch, sơ chế nào, được trồng tại vị trí nào trên bản đồ sản xuất, quy trình sản xuất thế nào, các thủ tục và hồ sơ ghi chép ra sao…

2. Xây dựng mạng lưới thị trường rộng khắp đa dạng loại hình và quy mô, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Hướng dẫn tạo điều kiện cho các hợp tác xã có thể đảm nhận dịch vụ đầu ra cho sản phẩm hàng hóa.


Đối với sản phẩm lâm nghiệp: xúc tiến thương mại thông qua các hội trợ triển lãm đồ gỗ quốc tế tổ chức tại Việt Nam; Thông qua Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam; các tổ chức, hiệp hội chế biến gỗ để quảng bá hình ảnh, tìm kiếm thị trường. Làm tốt công tác thương mại, mở rộng thị trường trong nước TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, và các tỉnh lân cận. Tiến tới xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường Quốc Tế khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, thị trường Mỹ, Nga, EU…

Đối với sản phẩm nông nghiệp: Xây dựng thương hiệu các sản phẩm ngành trồng trọt có lợi thế như nếp cái hoa vàng, na dai (Đông Triều), ba kích (Ba Chẽ), chè (Hải hà)…đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách của các nước nhập khẩu.

Mở rộng tiêu thụ ở thị trường nội địa với những sản phẩm lợi thế của vùng như ba kích, nhựa thông, nếp cái hoa vàng, na dai…


3. Xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại


- Đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại quốc tế lớn tại TP. Hạ Long, trung tâm triển lãm quốc tế tại TP. Móng Cái và các trung tâm thương mại, siêu thị khác tại các khu vực khác nhau trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng hệ thống chợ:



  • Quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2020 định hướng đến năm 2030 với tổng số 184 chợ, trong đó có 22 chợ hạng I, 37 chợ hạng II và 125 chợ hạng III.

  • Tổng hợp số lượng chợ được giữ nguyên theo hiện trạng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2020 định hướng đến năm 2030 với tổng số 26 chợ.

  • Quy hoạch hệ thống chợ được nâng cấp, cải tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2020 định hướng đến năm 2030 với tổng số 87 chợ.

  • Quy hoạch hệ thống chợ hiện trạng được di chuyển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2020 định hướng đến năm 2030 với tổng số 16 chợ.

  • Quy hoạch hệ thống chợ xây dựng mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2020 định hướng đến năm 2030 với tổng số 56 chợ.

  • Số lượng chợ sẽ tiến hành xóa bỏ địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2020 định hướng đến năm 2030 với tổng số 03 chợ.

VI. GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP


- Tập trung đổi mới và phát triển mạnh hệ thống dịch vụ công theo chuỗi giá trị sản phẩm (từ giống, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, kiểm tra chất lượng nông sản, thị trường tiêu thụ…).

- Củng cố và phát triển các tổ chức dịch vụ nông nghiệp phục vụ cho phát triển sản xuất đi kèm với cơ chế kiểm tra nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất, thu hoạch, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản; đẩy mạnh phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá.

-  Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ở các làng nghề; hiện đại hóa công nghệ xử lý nước thải, chất thải, kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; Gắn hoạt động kinh tế của các làng nghề với hoạt động dịch vụ du lịch và bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống.

VII. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT


- Phát triển kinh tế hộ, trang trại: cần tiếp tục thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài. Tăng cường công tác tập huấn chuyển giao các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đối với các ngành nghề có lợi thế đối với tỉnh. Đầu tư và cho vay vốn gắn với các chương trình phát triển sản xuất vùng nguyên liệu và được ngân hàng kiểm chứng.

- Phát triển kinh tế hợp tác xã: Đặc biệt ưu tiên khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác (vay vốn, đào tạo, thuê đất, ưu đãi kinh doanh trong một số lĩnh vực), tổ chức hiệp hội ngành hàng nhằm liên kết phối hợp các hộ gia đình, các trang trại giúp tăng cường quy mô sản xuất, tăng cường liên kết sản xuất của nông hộ với doanh nghiệp và thị trường.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào lĩnh vực chế biến lâm nông sản kết hợp bao tiêu sản phẩm. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào sản xuất lâm nông nghiệp, tạo ra các mô hình hiệu quả trong quan hệ giữa doanh nghiệp với các hộ gia đình, trang trại, HTX thông qua các hợp đồng kinh tế nhằm đẩy nhanh sản xuất lâm nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

- Thực hiện liên kết: Các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các hộ nông dân thông qua đại diện các hợp tác xã. Doanh nghiệp phải bao tiêu được đầu ra với khối lượng lớn, ổn định và lâu dài, độc quyền được một vài yếu tố đầu vào và đảm nhận công tác hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn sản xuất, quản lý tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ đầu tư về giống, phân bón …

- Nhà nước (Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện (TX.TP) thực hiện vai trò yểm trợ và kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký thông qua các hoạt động: tuyên truyền, giải thích về ý nghĩa, tác dụng của phương thức hợp đồng tiêu thụ, tổ chức trao đổi bàn bạc tay 3 giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân tham gia hợp tác xã về điều khoản quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

- Thực hiện về nội dung sắp xếp, đổi mới các công ty Nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30-TQQ/TW của Bộ Chính trị và nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 27/12/2014 của chính phủ. Hướng dẫn các công ty nông, lâm nghiệp xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới; các địa phương, xây dựng phương án tổng thể về sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp.



Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương