Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030


Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung



tải về 5.32 Mb.
trang22/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   41

6. Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung

6.1. Tiêu chí về chăn nuôi tập trung


6.1.1. Chăn nuôi trang trại

Tiêu chí về trang trại chăn nuôi

Căn cứ Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/04/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, xác định tiêu chí trang trại chăn nuôi và điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

Xét trong điều kiện thực tế hiện nay, Quảng Ninh tập trung phát triển chủ yếu trang trại lợn và gia cầm; còn trâu, bò tại các nông hộ chủ yếu phát triển chăn nuôi theo hình thức gia trại để phân bố hợp lý quy mô đồng cỏ.

Chăn nuôi Quảng Ninh trong tương lai chủ yếu là trang trại chăn nuôi tập trung với hình thức tổ chức sản xuất được phân ra 2 loại: trang trại quy mô nhỏ, trang trại quy mô vừa và trang trại quy mô lớn (công ty hoặc doanh nghiệp). Trong đó:



  • Trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ: Quy mô trang trại lợn sinh sản: 20 - < 50 con thường xuyên và lợn thịt: 100 - < 200 con thường xuyên; gia cầm: 2.000 - < 5.000 con thường xuyên.

  • Trang trại chăn nuôi quy mô vừa: Quy mô trang trại lợn sinh sản: 50 - < 150 con thường xuyên và lợn thịt: 200 - < 1.000 con thường xuyên; gia cầm: 5.000 - < 20.000 con.

  • Trang trại chăn nuôi quy mô lớn: Quy mô trang trại lợn sinh sản: >150 con thường xuyên và lợn thịt: >1.000 con thường xuyên; chăn nuôi gia cầm và thủy cầm: >20.000 con thường xuyên.

  • Dự kiến năm 2020: chăn nuôi lợn: 200 trang trại; chăn nuôi gia cầm 280 trang trại; trâu bò thịt là 15 trang trại.

  • Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững mô hình chăn nuôi trang trại tách khỏi khu dân cư, an toàn dịch bệnh và bảo đảm môi trường sinh thái.

  • Tuỳ theo điều kiện sinh thái và tình hình thực tiễn của các địa phương, có thể lựa chọn các hình thức chăn nuôi trang trại khác nhau: Trang trại chăn nuôi hộ gia đình theo quy hoạch (chỉ một chủ trang trại đầu tư); trang trại gắn với vùng chăn nuôi tập trung (có nhiều chủ trang trại đầu tư); trang trại chăn nuôi tổng hợp (mô hình VAC).

  • Chăn nuôi trang trại tập trung đòi hỏi sự đầu tư­ đồng bộ về con giống, chuồng trại, thiết bị và thức ăn chăn nuôi công nghiệp có chất lượng cao. Áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín (tự túc con giống), hoặc cùng vào, cùng ra, thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi.

  • Tổ chức sản xuất theo hướng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp; với phương châm gắn “người chăn nuôi - Doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi - Doanh nghiệp sản xuất giống - Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm”. Khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi trang trại, hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi, doanh nghiệp chăn nuôi. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức này tiếp cận thuận lợi các nguồn vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

6.1.2. Chăn nuôi gia trại

Phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại là phát triển chăn nuôi tập trung tuy nhiên chưa đạt đến tiêu chí trang trại. Tăng hợp lý số lượng gia trại chăn nuôi, theo hướng phải đảm bảo hiệu quả, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.



  • Dự kiến năm 2020: chăn nuôi lợn: 271 gia trại; chăn nuôi gia cầm 265 gia trại; trâu bò là 368 gia trại.

  • Hình thức tổ chức sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo hướng Tổ hợp tác, Hợp tác xã.

6.2. Chăn nuôi lợn tập trung


Phát triển mạnh đàn lợn, lấy hình thức chăn nuôi trang trại (chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, kết hợp hình thành vùng an toàn dịch bệnh, áp dụng ở các khu vực chăn nuôi tập trung) và hộ gia đình là chính; đảm bảo cung cấp giống lợn có chất lượng cao và thức ăn chế biến công nghiệp cho các vùng nuôi lợn tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá.

  • Đến năm 2020, tỷ lệ đàn lợn chăn nuôi tập trung là 80% so với tổng đàn. Quy mô tổng đàn chăn nuôi tập trung là 1.360 ngàn con, trong đó tập trung tại Hải Hà, Đầm Hà và TX. Quảng Yên; mở rộng nhanh chăn nuôi tập trung trang trại, công nghiệp để tránh dịch bệnh, có sản phẩm sạch, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm thịt lợn, tăng sản phẩm lợn choai, lợn sữa. Đàn lợn nuôi tập trung tại các trang trại là 850 ngàn con (chiếm 62,5% tổng đàn). Tại các gia trại là 510 ngàn con (chiếm 37,5% tổng đàn).

Định hướng đến năm 2030: Tỷ lệ nuôi tập trung tại các trang trại, gia trại khoảng 95%. Quy mô tổng đàn nuôi tập trung khoảng 2.375.000 con; phát triển trên các địa bàn chủ yếu: Huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà, TX. Quảng Yên và TX. Đông Triều. Trong đó tập trung tại các trang trại khoảng 1.500 ngàn con và tại các gia trại quy mô khoảng 875 ngàn con.

Các vùng sản xuất lợn tập trung quy mô công nghiệp như sau:



  • Huyện Đầm Hà: Xã Dực Yên, Tân Lập, Đầm Hà;

  • Huyện Hải Hà: Xã Quảng Phong, Quảng Tháng, Quảng Chính, Qu ảng Long;

  • TP. Cẩm Phả: Xã Cộng Hòa, Cẩm Hải, Dương Huy;

  • Huyện Tiên Yên: Xã Đông Ngũ, Đồng Hải;

  • Huyện Ba Chẽ: TT. Ba Chẽ, Đồn Đạc;

  • Huyện Vân Đồn: Xã Đài Xuyên;

  • TX. Quảng Yên: Phường Minh Thành, phường Đông Mai; phường Hà An; phường Cộng Hòa;

  • TP. Uông Bí: Phường Phương Nam; Phường Phương Đông, Phường Nam Khê.

6.3. Chăn nuôi gia cầm tập trung


6.3.1. Đến năm 2020

Nuôi gia cầm theo hình thức tập trung đến năm 2020 chiếm tỷ lệ khoảng 84% với quy mô đàn khoảng 11,76 triệu con, trong đ ó:



  • Đàn gà: Nuôi theo hình thức tập trung chiếm tỷ lệ khoảng 80% với quy mô đàn khoảng 10,0 triệu con.

  • Nuôi tập trung theo hình thức trang trại chiếm 20% tổng đàn nuôi tập trung. Quy mô khoảng 2,0 triệu con tập trung chủ yếu tại TX. Đông Triều, TX. Quảng Yên, TP. Uông Bí.

  • Đàn gà nuôi tập trung theo hình thức gia trại chiếm 80% tổng đàn nuôi tập trung. Quy mô khoảng 8,0 triệu con.

  • Đàn vịt: Nuôi theo hình thức tập trung chiếm tỷ lệ khoảng 70% với quy mô đàn khoảng 1,76 triệu con.

  • Nuôi tập trung theo hình thức trang trại chiếm 43,2% tổng đàn nuôi tập trung, quy mô khoảng 0,76 triệu con. Tập trung chủ yếu tại huyện Tiên Yên và Hoành Bồ.

  • Nuôi tập trung theo hình thức gia trại chiếm 56,8% tổng đàn nuôi tập trung, quy mô khoảng 1,0 triệu con.

6.3.2. Đến năm 2030

Nuôi gia cầm theo hình thức tập trung đến năm 2030 chiếm tỷ lệ khoảng 95% với quy mô đàn khoảng 19,0 triệu con, trong đ ó:



  • Đàn gà: Nuôi theo hình thức tập trung với quy mô đàn khoảng 16 triệu con.

  • Nuôi tập trung theo hình thức trang trại chiếm 31,2% tổng đàn nuôi tập trung. Quy mô khoảng 5,0 triệu con tập trung chủ yếu tại TX. Đông Triều, TX. Quảng Yên, TP. Uông Bí.

  • Đàn gà nuôi tập trung theo hình thức gia trại chiếm 68,8% tổng đàn nuôi tập trung. Quy mô khoảng 11,0 triệu con.

  • Đàn vịt: Nuôi theo hình thức tập trung chiếm tỷ lệ khoảng 95% với quy mô đàn khoảng 3,0 triệu con.

  • Nuôi tập trung theo hình thức trang trại chiếm 40% tổng đàn nuôi tập trung, quy mô khoảng 1,2 triệu con. Tập trung chủ yếu tại huyện Tiên Yên và Hoành Bồ.

  • Nuôi tập trung theo hình thức gia trại chiếm 60% tổng đàn nuôi tập trung, quy mô khoảng 1,8 triệu con.

6.3.3. Các vùng nuôi gia cầm tập trung như sau:

  • Các vùng nuôi gà tập trung:

  • Gà thịt, gà đẻ trứng: Có thể phát triển tại hầu hết các điểm được dự kiến tại địa bàn các Huyện, Thị và thành phố.

  • Gà nuôi quy mô công nghiệp: (1) Thành phố Uông Bí: xã Thượng Yên Công; (2) Thị xã Quảng Yên: Phường Tân An; phường Hà An; phường Đông Mai; (3) Thị xã Đông Triều: Xã Nguyễn Huệ; xã Bình Khê; (4) Huyện Hoành Bồ: xã Dân Chủ.

  • Gà nuôi thả vườn: (1) Huyện Tiên Yên: Xã Yên Than; xã Đông Hải; xã Phong Dụ; Điền Xá ; Đông Ngũ (2) Huyện Hoành Bồ: xã Lê Lợi; (3) Huyện Đầm Hà: xã Đầm Hà; xã Đại Bình.

  • Các vùng nuôi vịt tập trung: (1) Huyện Tiên Yên: xã Đồng Rui; xã Đông Hải, xã Đông Ngũ, xã Hải Lạng; xã Tiên Lãng; (2) Huyện Hoành Bồ: Xã Lê Lợi.

6.4. Chăn nuôi bò thịt tập trung


Cùng với quá trình cơ giới hóa nông nghiệp, đặc biệt là khâu làm đất và vận chuyển, hướng phát triển đàn đại gia súc của Quảng Ninh cần chuyển đổi dần từ chăn nuôi trâu, bò tư liệu sang sản xuất thịt. Theo hướng này, dựa trên chiến lược phát triển ngành chăn nuôi cả nước, cần phát huy lợi thế so sánh của tỉnh trong chăn nuôi trâu bò; thay đổi cơ bản phương thức chăn nuôi, phát triển thành vùng hàng hóa gắn với nguồn thức ăn ổn định.

  • Đến năm 2020: Tỷ lệ chăn nuôi bò thịt tập trung đạt 70% tổng đàn. Trong đó: tỷ lệ đàn bò thịt nuôi tập trung tại các gia trại chiếm 60% tổng đàn tập trung, quy mô đàn là 70 ngàn con tập trung chủ yếu Bình Liêu, Tiên Yên, Đông Triều, Móng Cái, trong đó nuôi gia trại 60 ngàn con, nuôi trang trại 10 ngàn con

  • Đến năm 2030, tỷ lệ đàn bò thịt nuôi tập trung là 85% tổng đàn, quy mô là 128 ngàn con.

Các vùng sản xuất trâu, bò thịt tập trung quy mô lớn như sau: (1) huyện Bình Liêu: Xã Vô Ngại, Xã Tình Húc, Hoành Mô, Húc Động; (2) huyện Tiên Yên: Xã Đông Hải, Đông Ngũ, Hà Lâu, Tiền Lãng, Phong Dụ, Yên Than; (3) huyện Ba Chẽ: Xã Thanh Sơn, Xã Đồn Đạt, Đạp Thanh; (4) TP. Móng Cái: Xã Quảng Nghĩa; (5) TX. Đông Triều: Phường Hưng Đạo, xã Hồng Thái Tây, xã Kim Sơn; (6) H. Hải Hà: Xã Quảng Sơn; xã Quảng Đức.

  1. Phát triển chăn nuôi tập trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đơn vị: 1.000 con

Loại gia súc, gia cầm

2020

2030

Tổng đàn

Tỷ lệ CNTT (% so với tổng đàn)

Chăn nuôi tập trung

Tổng đàn (1000c)

Tỷ lệ CNTT
(% so với tổng đàn)


Chăn nuôi tập trung

Gia trại

Trang trại

Gia trại

Trang trại

SL
(gia trại)


Quy mô (1000c)

SL
(tr. trại)


Quy mô (1000c)

SL
(gia trại)


Quy mô (1000c)

SL
(tr. trại)


Quy mô (1000c)

Lợn

1.700

80

271

510

200

850

2.500

95

450

875

350

1.500

Gia cầm

14.000

84

210

9.000

255

2.760

20.000

95

400

12.800

450

6.200

Tr.đó: gà

12.000

80

225

8.000

200

2.000

17.000

95

380

11.000

350

5.000

Bò thịt

100

70

373

60

15

10

150

85

450

108

50

20

Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương