Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030



tải về 5.32 Mb.
trang19/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   41

2.1. Nhóm an ninh lương thực


2.1.1. Định hướng sử dụng đất lúa

Mục tiêu quan trọng trong sản xuất l­ương thực là đảm bảo ổn định l­ương thực trên địa bàn tỉnh. Phát huy thế mạnh của các địa ph­ương có trình độ thâm canh cao như:­ huyện Đông Triều, Quảng Yên, Hải Hà,....

Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh là một trong các căn cứ quan trọng để tỉnh bố trí sản xuất lúa trong giai đoạn tới: Theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Quảng Ninh đã được phê duyệt tại Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 07/2/2013, trong đó diện tích đất lúa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ổn định là 25.000 ha giảm so với năm 2010 là 3.531ha, trong đó diện tích đất chuyên lúa nước là 19.000 ha; diện tích đất lúa còn lại là 6.000 ha.



Diện tích phân bố hầu hết tại 14 huyện, thị, thành phố, tuy nhiên diện tích đến năm 2020 phân bố tập trung nhiều tại các huyện trọng điểm lúa của tỉnh như: Đông Triều 4.790ha; Quảng Yên 4.450ha; Móng Cái 3.155ha; Hải Hà 2.600ha, cụ thể diện tích đất lúa toàn tỉnh đến năm 2020 được phân bố cụ thể như sau:

  1. Định hướng sử dụng đất lúa tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đơn vị: DT: ha

TT

Huyện/thị xã/TP

Năm 2015

Năm 2020, định hướng năm 2030

Tổng

Trong đó

Tổng

Trong đó

Đât lúa 2 vụ

Đất lúa 1 vụ

Đât lúa 2 vụ

Đất lúa 1 vụ

1

TP. Hạ Long

411

274

137

370

245

125

2

TP. Móng Cái

3.241

1.815

1.426

3.155

1.792

1.363

3

TP. Cẩm Phả

476

76

400

450

250

200

4

TP. Uông Bí

1.608

1.172

436

1.395

1.114

281

5

TX. Quảng Yên

4.772

4.638

135

4.450

4.350

100

6

TX. Đông Triều

5.278

4.728

550

4.790

4.365

425

7

H. Bình Liêu

1.486

681

805

1.450

666

784

8

H. Tiên Yên

1.939

1.134

805

1.850

1.111

739

9

H. Đầm Hà

1.760

1.371

389

1.740

1.358

382

10

H. Hải Hà

2.650

2.033

616

2.600

2.026

574

11

H. Ba Chẽ

700

280

420

685

268

417

12

H. Vân Đồn

479

285

194

385

228

157

13

H. Hoành Bồ

1.676

1.256

421

1.570

1.165

405

14

H. Cô Tô

113

62

51

110

62

48

 

Tổng

26.590

19.806

6.784

25.000

19.000

6.000


2.1.2. Định h­ướng sản xuất lúa toàn tỉnh

Trong bối cảnh diện tích canh tác lúa của tỉnh ngày càng bị thu hẹp để giành đất cho các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong khi đó dân số tiếp tục gia tăng và yêu cầu sử dụng l­ương thực của thị trường có xu huớng đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Do vậy định hướng phát triển sản xuất lương thực của Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phải đảm bảo sự tăng trưởng không chỉ về lượng mà còn cả về chất trên cơ sở khai thác hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất bằng tăng vụ, tăng năng suất và tăng cơ cấu sản xuất gạo chất lượng cao.



  • Diện tích gieo trồng lúa cả năm đến năm 2020, định hướng 2030 là 44.000 ha, Năng suất suất lúa năm 2020 dự kiến 58 tạ/ha, sản lượng thóc 255.200 tấn. Năng suất dự kiến 62 tạ/ha, sản lượng đạt 272.800 tấn, năng suất bình quân 62 tạ/ha.

2.1.3. Định hướng phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung (cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa)

Căn cứ các thuận lợi về điều kiện giao thông nội đồng, hệ thống tưới đặc điểm đất đai và khả năng thâm canh sản xuất để bố trí các vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung nhằm nâng cao năng suất và giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích, dự kiến vùng lúa chất l­ượng cao hàng hoá tập trung tại các huyện, thị như sau:



  • Thị xã Quảng Yên: ổn định đến năm 2030 diện tích canh tác là 2.200 ha (tập trung tại các xã, phường: Nam Hòa; Hà An; Phong Hải; Yến Hải; Phong Côc; Sông Khoai; Hiệp Hòa; Cẩm La; Liên Hòa; Liên Vị).

  • Thị xã Đông Triều: ổn định đến năm 2030 diện tích canh tác ổn định là 2.008 ha (tập trung tại các xã, phường: Bình Dương; Thủy An; Việt Dân; Đức Chính; Tân Việt; Tràng An; Bình Khê; Hưng Đạo; Hồng Phong; Xuân Sơn; Kim Sơn; Hoàng Quế; Yên Đức; Hồng Thái Đông; Hồng Thái Tây). Trong đó diện tích canh tác trồng nếp cái hoa vàng là 553 ha (xã Nguyễn Huệ, Bình Dương, phường Hồng Phong, phường Hưng Đạo, Yên Thọ, Yên Đức, Hoàng Quế, Hồng Thái Tây, Hồng Thái Đông).

  • Huyện Hải Hà: Quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập với tổng diện tích 520 ha, tập trung tại các xã: Xã Quảng Điền 60 ha, Quảng Thành 60ha; Quảng Chính 100ha; xã Đường Hoa 120 ha; xã Quảng Long 80 ha; Quảng Phong 60 ha; xã Quảng Thịnh 40 ha.

  1. Dự kiến diện tích, sản lượng lúa chất lượng cao tập trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đơn vị: DT: ha; SL: Tấn

TT

Hạng mục

2020

2030

DT

DTGT

SL

DT

DTGT

SL

1

TX. Quảng Yên

2.200

4.400

26.400

2.200

4.400

28.600

2

TX. Đông Triều

2.008

4.015

24.000

2.008

4.015

26.100

3

H. Hải Hà

520

1.040

6.240

520

1.040

6.760

 

Toàn tỉnh

4.728

9.455

56.640

4.728

9.455

61.460

2.1.4. Một số giải pháp chủ yếu trong sản xuất lúa

a. Cơ cấu mùa vụ: Thay đổi cơ cấu mùa vụ trong năm, giảm diện tích lúa mùa muộn 10 - 15%, tăng diện tích lúa mùa trung lên 65 - 70% diện tích, đ­ưa diện tích mùa sớm lên 15 - 20% để tăng diện tích cây sản xuất vụ đông. Giảm trà xuân sớm, tăng diện tích lúa xuân muộn lên 90%, tăng cường phương pháp gieo thẳng.

b. Giống lúa

  • Tiếp tục phát triển thương hiệu “Nếp cái hoa vàng”, đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định 1845/QĐ-UBND, ngày 24 tháng 7 năm 2012, về việc phê duyệt dự án: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Nếp cái Hoa vàng Đông Triều” cho sản phẩm Gạo nếp cái Hoa vàng của Huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”.

  • Cơ cấu giống cần tăng cường sử dụng các giống mới, có thời gian sinh trưởng ngắn (90 -100 ngày), cứng cây, khả năng chống đổ tốt, năng suất chất lượng khá. Hiện nay trên địa bàn tỉnh giống lúa KD 18 là chủ lực (chiếm gần 40%) do đáp ứng được yêu cầu dễ chăm sóc, năng suất khá … tuy nhiên do giống tồn tại đã lâu nên một số nơi bị thoái hóa, giảm chất lượng gạo, nhưng hiện nay chưa tìm được giống nào ưu việt hơn để thay thế, trong những năm tới cần phải có xu hướng giảm cơ cấu giống lúa KD 18 trong cơ cấu giống lúa. Dự kiến diện tích lúa lai đến năm 2020 là 20%, còn lại là giống lúa mới chất lượng cao.

  • Đối với các vùng lúa tập trung cơ cấu bộ giống, mỗi bộ giống không quá 25%.

c. Chính sách đối với vùng lúa tập trung

  • Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh được ban hành theo quyết định số 2901/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh: trong đó có các chính sách về hỗ trợ: 100% cơ sở hạ tầng dùng chung như đường trục chính, hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát nước; hộ trợ 40-60% chi phí mua giống cây trồng…

  • Đầu tư­ cơ sở hạ tầng đối với vùng chuyên canh lúa: Hoàn thiện hệ thống tưới tiêu n­ước chủ động cho diện tích đất chuyên canh lúa; Hệ thống giao thông nội đồng phục vụ sản xuất chế biến gạo.

2.2. Nhóm cây có lợi thế cạnh tranh và tăng giá trị gia tăng cao


2.2.1. Cây thực phẩm (rau, củ quả)

a. Định hướng phát triển rau toàn tỉnh

  • Quảng Ninh với lợi thế là một tỉnh có nhiều điểm du lịch đẹp với một số lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, du lịch. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều khu công nghiệp thu hút nhiều nguồn lao động đến làm việc có nhu cầu lớn tiêu thụ rau xanh và cần khai thác về lợi thế này để phát triển mạnh, tạo ra bước đột biến trong sản xuất rau xanh theo hướng hàng hoá có tính thương mại cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân đô thị, du khách trong và ngoài nước đến thăm quan du lịch.

  • Trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, đáp ứng cho thị trường có yêu cầu cao nhất­ tại thị trường nội tỉnh, trong những năm tới cần phải áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao tại các vùng chuyên canh rau.

  • Hiện nay rau ăn lá vẫn chiếm tỷ trọng lớn nên cần thay đổi cơ cấu rau xanh theo hướng tăng diện tích, sản lượng cây rau lấy quả, lấy củ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường, tăng giá trị thương phẩm cây rau. Đến năm 2020 cơ cấu diện tích các loại rau trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh như sau: Rau ăn lá chiếm 39%; Rau ăn củ, quả chiếm gần 58%; Rau gia vị chiếm hơn 3%.

  • Dự kiến diện tích rau như sau:

  • Đến năm 2020 diện tích gieo trồng rau đạt 10.630 ha, sản l­ượng đạt 212.640 tấn, năng suất bình quân đạt 200 tạ/ha.

  • Đến năm 2030 diện tích gieo trồng rau đạt 11.700 ha, sản lượng đạt 292.510 tấn. Năng suất bình quân 250 tạ/ha.

  1. Diện tích, sản lư­ợng các loại rau của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đơn vị: DT: ha; SL: Tấn

TT

Hạng mục

2020

2030

DT

SL

Cơ cấu (%)

DT

SL

Cơ cấu (%)

DT

SL

DT

SL

1

Rau các loại

10.630

212.640

 

 

11.600

292.510

100

100

-

Các loại rau lá

4.146

70.171

39

33

3.480

81.903

30

28

-

Các loại rau củ quả

6.165

136.087

58

64

7.540

195.982

65

67

-

Các loại rau gia vị

319

6.382

3

3

580

14.626

5

5

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rau cao cấp

1.063

21.264

10

10

1.740

43.877

15

15

b. Định hướng phát triển rau tại các vùng sản xuất tập trung

Để nâng cao năng suất, chất lượng rau theo hướng sản xuất rau an toàn hàng hoá chất lượng cao và có điều kiện áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, tỉnh tập trung phát triển tại một số địa phương có lợi thế về thổ nhưỡng đất, gần trục đường giao thông thuận tiện vận chuyển và người dân có trình độ sản xuất cao có điều kiện đầu tư vốn cho sản xuất. Sản phẩm chính là các loại rau: Cà chua, Dưa chuột, Bắp cải, Su hào, Lơ xanh, Lơ trắng, Mướp đắng, Hành tây. Tuỳ thời điểm để xác định diện tích, khối lượng các loại sản phẩm. Dự kiến quy mô sản xuất rau an toàn tập trung của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 ổn định 695 ha đất canh tác. Cụ thể như sau:

  • Thị xã Quảng Yên: diện tích canh tác rau tập trung là 472 ha (tập trung tại các xã là Tiền An; Sông Khoai; xã Cộng Hòa; Đông Mai; xã Hiệp Hòa; Minh Thành; Yên Hải). Sản lượng vùng tập trung năm 2020 dự kiến 36.420 tấn, trong đó: sản lượng rau công nghệ cao là 13.200 tấn; năm 2030 dự kiến sản lượng vùng tập trung là 48.720 tấn trong đó rau sản xuất công nghệ cao là 40.320 tấn.

  • Thành phố Hạ Long: diện tích canh tác rau tập trung là 40 ha (tập trung tại Phường Hà Phong). Sản lượng vùng tập trung năm 2020 dự kiến 3.080 tấn, trong đó: sản lượng rau công nghệ cao là 1.100 tấn; năm 2030 dự kiến sản lượng vùng tập trung là 4.200 tấn trong đó rau sản xuất công nghệ cao là 3.600 tấn.

  • Thành phố Cẩm Phả: diện tích canh tác rau tập trung là 88 ha, tập trung tại các xã Cộng Hòa, Dương Huy và các phường nội thành. Sản lượng vùng tập trung năm 2020 dự kiến 6.780 tấn, trong đó: sản lượng rau công nghệ cao là 2.640 tấn; năm 2030 dự kiến sản lượng vùng tập trung là 9.280 tấn trong đó rau sản xuất công nghệ cao là 7.680 tấn.

  • Huy ện Hải Hà: Diện tích canh tác rau tập trung là 95 ha, trong đó tập trung tại các xã: Quảng Minh 45 ha, Quảng Chính 25 ha, Quảng Trung 25 ha.

  1. Dự kiến diện tích rau an toàn tập trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TT

Hạng mục

Năm 2020

Năm 2030

DT canh tác (ha)

DT gieo trồng (ha)

DT

canh tác

(ha)

DT gieo trồng (ha)

Tổng

DT rau công nghệ cao

DT rau ngoài trời

Tổng

DT rau công nghệ cao

DT rau ngoài trời

1

TP. Hạ Long

40

160

50

110

40

180

150

30

2

TP. Cẩm Phả

88

350

120

230

88

400

320

80

3

TX. Quảng Yên

472

1.890

600

1290

472

2100

1.680

420

4

H. Hải Hà

95

380

115

265

95

430

345

85

 

Tổng

695

2.780

885

1.895

695

3.110

2.495

615

c. Một số giải pháp chủ yếu

- Giải pháp về phát triển rau an toàn:

+ Đến năm 2020 có 80% diện tích rau quả tại vùng tập trung đáp ứng được yêu cầu sản xuất theo VietGAP; 80% tổng sản phẩm rau quả sản xuất trong vùng tập trung được chứng nhận và công bố sản xuất và chế biến theo quy trình sản xuất an toàn VietGAP.

+ Xúc tiến các hoạt động chứng nhận, xây dựng các quy định về kiểm tra chứng nhận rau VietGAP; đánh giá, chỉ định, giám sát các hoạt động của các tổ chức chứng nhận, hỗ trợ chứng nhận VietGAP.

+ Thử nghiệm và nhân rộng các mô hình áp dụng thực hành sản xuất tốt trong sản xuất rau với chứng nhận và công bố tiêu chuẩn chất lượng.

+ Tiếp tục phát triển thương hiệu “rau an toàn Quảng Yên”, đã được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 2086/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2012, về việc phê duyệt dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển Nhãn hiệu Chứng nhận “Rau an toàn Quảng Yên” cho sản phẩm rau của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”

+ Khuyến khích, hỗ trợ cho người sử dụng đất thực hiện dồn điền đổi thửa, cho thuê, chuyển nhượng, tích tụ đất hình thành vùng sản xuất rau an toàn tập trung.

+ Xây dựng mô hình, đào tạo khuyến nông viên, cán bộ quản lý, chỉ đạo sản xuất ở cấp xã, phường, thị trấn, tập huấn cho nông dân, triển khai nhân rộng mô hình trên toàn vùng được quy hoạch.

+ Tuyên truyền phổ biến nâng cao ý thức sản xuất và sử dụng sản phẩm rau quả an toàn, giới thiệu kỹ thuật sản xuất rau quả an toàn.

- Giải pháp về áp dụng tiến bộ nông nghiệp công nghệ cao

+ Lựa chọn công nghệ phù hợp và ứng dụng kịp thời các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để từng bước rút ngắn khoảng cách về trình độ công nghệ giữa vùng chuyên canh rau với các khu nông nghiệp công nghệ cao trong nước.

+ Bón phân: Tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh (tăng lượng bón với chủng loại thích hợp), loại trừ hoàn toàn sử dụng phân bẩn, phân kém chất lượng. Hướng dẫn các hộ tự chế biến phân hữu cơ vi sinh từ nguyên liệu tại chỗ (chất thải hữu, phân chuồng…)

+ Xây dựng các mô hình trình diễn về nông nghiệp công nghệ cao đồng bộ gồm nhà lưới, nhà kính, giống tốt, điều khiển mật độ, công nghệ tưới, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, điều khiển các yếu tố môi trường, công nghệ sau thu hoạch….Trên cơ sở đó nhân rộng ra toàn vùng. Trước mắt cần xây dựng các mô hình trình diễn như sau: mô hình sản xuất rau cao cấp trong nhà kính, nhà lưới.

+ Tăng cường cơ sở hạ tầng ở một số vùng rau trọng điểm: tập trung đầu tư vào 3 lĩnh vực trọng yếu: giao thông, thuỷ lợi, mạng điện.

- Giải pháp về tiêu thụ:

+ Hình thành hệ thống phân phối khép kín từ người sản xuất đến các đại lý phân phối, người tiêu dùng đảm bảo rõ về nguồn gốc xuất sứ, kiểm soát được khâu vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển dịch vụ chế biến, bảo quản rau sau thu hoạch (đóng gói, sơ chế), xây dựng nhà bảo ôn bảo quản rau, quả tươi tại các khu vực sản xuất tập trung trong các khu công nghiệp, gần vùng nguyên liệu.

+ Xây dựng mô hình phát triển theo chuổi giá trị từ sản xuất sơ chế

tiêu thụ sản phẩm rau: Thông qua ký kết hợp đồng giữa người nông dân với các Công ty, Doanh nghiệp. Đầu tư xây dựng hệ thống chợ nông thôn, xây dựng chợ đầu mối để giới thiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất và các chủ hàng lớn, buôn bán rau quả các loại.

+ Xúc tiến cấp chứng nhận cho các vùng sản xuất rau an toàn và tiếp thị quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ rau sạch, rau an toàn trên địa bàn tỉnh, từng bước hướng tới xuất ra thị trường khu vực. Các Công ty, Doanh nghiệp tăng cường thông tin liên lạc với thị trường trong và ngoài nước, tiến tới có đại diện ở một số nước để có điều kiện hội nhập với thị trường quốc tế, nâng cao giá trị sản phẩm hàng xuất khẩu.
2.2.2. Cây ăn quả

a. Định hướng phát triển cây ăn quả toàn tỉnh

Quảng Ninh có điều kiện về đất đai và khí hậu để phát triển cây ăn quả và cây chè. Nhu cầu tiêu thụ về quả tươi của tỉnh rất lớn cho người dân nội tỉnh và du khách. Trong giai đọan tới cần mở rộng diện tích cây ăn quả và cây chè trên diện tích thích hợp về thổ nhưỡng, khí hậu, chủ yếu phát triển trên diện tích vườn hộ trong khu dân cư, đất đồi có độ dốc dưới 15o.

Dự kiến bố trí đến 2030 diện tích cây ăn quả ổn định tương ứng là 8.850 ha, sản lượng dự kiến 40 ngàn tấn vào năm 2020 và đến năm 2030 diện tích 8.800 ha, sản lượng 54 ngàn tấn, đáp ứng được 40-45% so với nhu cầu trên địa bàn tỉnh. Để phù hợp với sinh thái vùng ưu tiên phát triển các loại cây chính theo các tiểu vùng như sau:

+ Vùng miền Đông phát triển cây nhãn, cam quýt (thử nghiệm phát triển giống nhãn chín muộn).

+ Vùng miền Tây phát triển cây vải chín sớm (xã Phương Nam - TP. Uông Bí; Bình Khê, Tràng Lương - T.X Đông Triều), nhãn, na, thanh long, chuối.

Trong cơ cấu loại cây ăn quả cần xác định:

+ Cây chủ đạo là Na, Vải, nhãn, cam, thanh long.

+ Cây bổ trợ là dứa, chuối, mận, ổi.



b. Định hướng phát triển cây ăn quả tập trung

Tổng diện tích quy hoạch vùng trồng cây ăn quả tập trung đến năm 2020 là 2.240 ha, tập trung các cây trồng chính và mang tính đặc trung của từng đai phương như: Vải chín sớm Uông Bí; Na dai Đông Triều; Thanh Long Ba Chẽ; cam Vân Đồn, cam Hải Hà....Đến năm 2030 ổn định diện tích vùng sản xuất tập trung cây ăn quả của tỉnh là 2.450 ha.

Hình thành các vùng trồng cây ăn quả tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá:



  1. Diện tích trồng cây ăn quả tập trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đơn vị: DT: ha; Sản lượng tấn

TT

Huyện, thị

2020

2030

DT

DTTH

SL

DT

DTTH

SL

1

TP. Uông Bí

450

370

5.180

500

480

7.920

2

TX. Đông Triều

1.300

1.100

14.300

1.350

1.280

17.920

3

H. Vân Đồn

400

350

2.280

450

360

3.060

4

H. Đầm Hà

20

15

90

50

40

320

5

H. Hải Hà

70

55

360

100

90

765

 

Toàn tỉnh

2.240

1.890

22.210

2.450

2.250

29.985

- Vùng vải: Đến năm 2020 diện tích cây vải tập trung là 350 ha, tập trung TP. Uông Bí, trong đó: phường Phong Thái 83,6 ha; Hiệp Thanh 52,4 ha; Cẩm Hồng 42 ha; Đá Bạc 27,2 ha; Bạch Đằng 1: 38,2 ha; Bạch Đằng 2: 37,7 ha; Hồng Hà 20 ha; Hồng Hải 18 ha).

- Vùng trồng cam tập trung: Diện tích quy hoạch tập trung đến năm 2020 là 490 ha, tập trung chủ yếu tại huyện Vân Đồn 400ha (tại các xã: Xã Văn Yên 150ha; Bản Sen 150ha; xã Bình Dân 100ha). Huyện Đầm Hà 20 ha


(tại các xã Quảng Tân, Tân Bình, Dực Yên); Huyện Hải Hà 70 ha (Xã Quảng Minh 55 ha; Quảng Trung 15 ha).

- Vùng trồng na tập trung: Diện tích tập trung đến năm 2020 là 1.200 ha tại TX. Đông Triều, trong đó: Bình Dương 70 ha; Việt Dân 260 ha; Tân Việt 90 ha; An Sinh 320 ha; Tràng An 90 ha; Bình Khê 80 ha; Tràng Lương 40 ha; Hồng Thái Đông 40 ha.



- Vùng sản xuất thanh long tập trung: Diện tích 200 ha, tập trung tại thành phố Uông Bí 100ha (Phường Vàng Danh 13,5ha; Phường Phương Đông 22,5ha; Phường Quang Trung 17,5ha; Phường Bắc Sơn 17,5ha; Phường Yên Công 23ha; phường Thanh Sơn 6,0ha); Thị xã Đông Triều 100 ha (xã Bình Khê);

c. Những biện pháp chính để phát triển cây ăn quả

  • Ưu tiên hàng đầu là khâu tạo giống tốt, chất lượng cao, sạch bệnh bằng công nghệ cao như sản xuất giống trong nhà lưới có áp dụng công nghệ tiên tiến như nuôi cấy mô tế bào, ghép đỉnh sinh trưởng, giâm cành, lai tạo với giống có đặc tính di truyền tốt như chất lượng quả, trái thời vụ (chín sớm, chín muộn), năng suất cao, kháng bệnh ...

  • Thực hiện công nghệ bảo quản chế biến (xây dựng nhà bảo ôn, xưởng sơ chế hoa quả khô). Đầu tư các cơ sở chế biến nước quả đóng hộp cô đặc công suất trung bình và mở rộng các cơ sở sơ chế (sấy khô) tại các vùng quy hoạch cây ăn quả nhằm tiêu thụ tối đa sản lượng quả của người dân. Ưu tiên đầu tư các cơ sở sơ chế và bảo quản sau thu hoạch có công suất trung bình, công nghệ và thiết bị linh hoạt xử lý được nhiều loại hoa quả khác nhau; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến như: quả cô đặc, quả ngâm đường, sấy thăng hóa, mứt quả.

  • Có chính sách khuyến khích các hộ nông dân đầu tư­ thâm canh, mở rộng qui mô sản xuất cây ăn quả, từng b­ước gắn v­ườn quả với việc khai thác tổng hợp về du lịch sinh thái và văn hoá. Xây dựng thư­ơng hiệu cho các vùng trồng cây ăn quả đặc sản như­ vải chín sớm (TP.Uông Bí, TX. Đông Triều, Hoành Bồ), cam, quýt (Quan Lạn - Vân Đồn).

  • Làm tốt công tác bảo vệ thực vật chủ động phòng chống các loại dịch bệnh cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho ngành trồng trọt, sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu bảo vệ môi tr­ường sinh thái.

2.2.3. Cây chè

a. Định h­ướng phát triển cây chè toàn tỉnh

  • Tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở ra soát diện tích các loại đất, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đất phù hợp để phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh, trong tập trung phát triển chè tại 3 huyện trọng điểm chè của tỉnh như: Hải Hà; Đầm Hà; Vân Đồn.

  • Năm 2020 có 1.400 ha chè, diện tích cho thu hoạch 1.300ha, sản l­ượng 15.190 tấn và đến năm 2030 diện tích ổn định 1.800 ha, diện tích cho thu hoạch 1.700ha, sản lượng đạt 23.800 tấn. Năng suất chè dự kiến 117 tạ/ha vào năm 2020 và đạt 140 tạ/ha vào năm 2030. Diện tích trồng chè tập trung chủ yếu ở huyện Hải Hà và huyện Đầm Hà. Ngoài ra còn giống chè Vân là giống bản địa mang tính đặc trưng cao của khu đảo Vân Đồn, chè Vân ở Bản Sen là giống chè cổ thụ, có hương thơm tự nhiên, vị dịu ngọt, màu sắc đẹp. Cần phục tráng giống chè Vân để trở thành những sản phẩm hấp dẫn phục vụ du lịch.

  • Dự kiến bố trí diện tích chè cụ thể tại các huyện theo bảng sau:

  1. Dự kiến diện tích, sản lượng chè đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đơn vị: DT: ha; SL: Tấn

Hạng mục

2020

2030

DT

DTTH

SL

DT

DTTH

SL

4. H. Đầm Hà

220

200

2.050

200

180

2.520

5. H. Hải Hà

1.150

1.080

12.960

1.500

1.420

19.880

6. H. Vân Đồn

30

20

180

100

100

1.400

Toàn tỉnh

1.400

1.300

15.190

1.800

1.700

23.800

b. Định hướng phát triển chè tại các vùng sản xuất tập trung

Đến năm 2020 diện tích chè tập trung 1.180 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là 985 ha, sản lượng đạt 12.535 tấn. năm 2030 diện tích chè tập trung của tỉnh 1.300 ha, diện tích cho thu hoạch 1.175ha, sản lượng đạt 18.800 tấn, trong đó:



  • Huyện Đầm Hà quy hoạch vùng sản xuất chè tập trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là 150 ha (chủ yếu tại xã Tân Bình). Sản lượng dự kiến 1.485 tấn năm 2020 và 2.240 tấn năm 2030.

  • Huyện Hải Hà quy hoạch vùng sản xuất chè tập trung đến năm 2020 là 1.000 ha và đến năm 2030 là 1.100ha (chủ yếu tại xã Tân Bình). Sản lượng dự kiến 11.050 tấn năm 2020 và 16.000 tấn năm 2030. Diện tích chè tập trung tại các xã: Xã Quảng Đức; Quảng Sơn; Quảng Long; Quảng Thịnh; Quảng Phong.

  • Huyện Vân Đồn quy hoạch vùng sản xuất chè tập trung đến năm 2020 là 30 ha, định hướng đến năm 2030 là 50 ha (chủ yếu tại xã Bản Sen). Sản lượng dự kiến 200 tấn năm 2020 và 560 tấn năm 2030.

  1. Dự kiến diện tích sản xuất chè tập trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đơn vị: DT: ha; SL: Tấn

TT

Hạng mục

2020

2030

DT

DTTH

SL

DT

DTTH

SL

1

H. Đầm Hà

150

135

1.485

150

140

2.240

2

H. Hải Hà

1.000

850

11.050

1.100

1.000

16.000

3

H. Vân Đồn

30

20

200

50

35

560

 

Toàn tỉnh

1.180

985

12.535

1.300

1.175

18.800

c. Những giải pháp chính để phát triển chè

  • Ứng dụng nhanh và kịp thời các công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất: Đưa các bộ giống chè mới vào trồng và thay thế các giống chè cũ có năng suất thấp: H8, PH10, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Ngọc Thuý và một số giống chè có năng suất cao hiện người dân đang sản xuất như: LDP1; LDP2. Ngoài ra tỉnh cần áp dụng quy trình sản xuất chè giống chất lượng cao.

  • Ứng dụng công nghệ phù hợp sau thu hoạch:

+ Đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến và đa dạng hoá sản phẩm, chú trọng các loại thiết bị hiện đại chế biến chè... Gắn liền việc đưa thiết bị, công nghệ mới với việc tạo ra các sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu của thị trường: Vùng sản xuất chè cao cấp, đối với sản phẩm chè xanh cần nhập thiết bị đông bộ.

+ Thiết kế hệ thống bao bì mẫu mã, bảo quản tốt sản phẩm hình thức đẹp tương xứng với sản phẩm chè của tỉnh, áp dụng cơ giới hoá khâu đóng gói với thiết bị chân không.



  • Xây dựng hệ thống quản lý, kiểm tra, giám sát đánh giá chất lượng chè: Hình thành trung tâm kiểm tra chất lượng chè với tổ chức mạng lưới kiểm tra, giám sát đánh giá có hiệu quả từ tỉnh đến cơ sở, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, ISO, GMP.

  • Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại:

+ Có bộ phận chuyên trách khảo sát, đánh giá hệ thống thông tin thị trường đã có, theo dõi diễn biến và cơ hội thị trường mới trên cơ sở đó hoàn thiện hệ thống báo giá và thông tin thị trường trên địa bàn tỉnh.

+ Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, báo Quảng Ninh nên có chuyên mục riêng về phát triển chè để quảng bá và thông tin các chính sách, thị trường giá cả cho đông đảo nhân dân và người trồng chè biết.

+ Xây dựng biểu tượng lôgô chè chung cho tất cả các thương hiệu của tất cả các thương hiệu của chè Quảng Ninh.


  • Tăng cường cơ sở hạ tầng ở một số vùng chè trọng điểm: tập trung đầu tư vào 3 lĩnh vực trọng yếu: giao thông, thuỷ lợi, mạng điện.

  • Chính sách đầu tư và hỗ trợ phát triển chè:

+ Chính sách đầu tư về vốn: Áp dụng chính sách vay vốn ưu đãi, đa dạng hoá nguồn vốn vay phát triển chè (đầu tư cho trồng mới, đối mới công nghệ, xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu). Vốn ngân sách từ địa phương hỗ trợ tiền trồng chè bằng giống mới và phá bỏ diện tích chè già cỗi hoặc năng suất thấp để trồng thay thế.

+ Chính sách đầu tư trực tiếp cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ: (1) Hỗ trợ giống chè; (2) Cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi; (3) Miễn thuế hoàn toàn đối với một số doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ giống chè mới, ưu đãi thuế nhập thiết bị máy móc công nghệ cao và vật tư phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất chè.

+ Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu chè an toàn chất lượng cao và có chế tài xử phạt các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chè kém chất lượng.

+ Chính sách đầu tư khoa học công nghệ cho phát triển chè: (1) Tăng cường hợp tác với các Viện nghiên cứu, các trường đại học trong khu vực để thử nghiệm nhiều mô hình trình diễn giống mới, quy trình công nghệ sản xuất, thiết bị máy móc chế biến và đóng gói; (2) Xây dựng một số trang trại chè khép kín từ sản xuất, chế biến tiêu thụ để ứng dụng các mô hình khuyến nông, khuyến công (trang bị cơ khí hoá trong sản xuất) hình thành phát triển danh trà và thương hiệu; (3) Tiếp tục xây dựng và mở rộng những mô hình quản lý chất lượng toàn diện từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè trên cơ sở gắn sản xuất với hệ thống thu mua, bán hàng và phân phối, tạo mô hình thuyết phuc về liên kết 4 nhà; (4) Đầu tư xây dựng các thương hiệu chè Quảng Ninh, xây dựng bộ tiêu chuẩn chè Quảng Ninh; (5) Đầu tư cho khảo sát, nghiên cứu thị trường. Cần phải đầu tư cho nghiên cứu về thị trường trong và ngoài nước.

+ Chính sách về tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, công tác tuyên truyền vận động người trồng chè thực hiện sản xuất chè chất lượng cao: Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ; đào tạo các lớp nông dân sản xuất chè từ trồng trọt đến bảo quản chế biến.

+ Quyết định số 2901/QĐ-UBND, ngày 05/12/2014 của UBN tỉnh Quảng Ninh về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hang hoá nông nghiệp tập trung đến 31/12/2016 đã hết hiệu lực. Đề nghị UBND tỉnh xem xét kéo dài thời gian để có cơ chế, chính sách hộ trợ cho nhân dân.

+ Về cơ chế hộ trợ giống: Đối với những diện tích trồng mới hộ trợ một lần cho cả giai đoạn. Đối với những diện tích trồng thay thế giống chè Trung du do trồng trên 40 năm, hiện nay đã thoái hoá đề nghị có chính sách hộ trợ tối đa ba lần cho cả giai đoạn.



2.2.4. Cây dong giềng

Sản phẩm dong riềng tỉnh Quảng Ninh được biết đến trong việc chế biến những món ăn đặc sản có giá trị kinh tế cao và mang thương hiệu riêng của địa phương, đồng thời là sản phẩm nông sản lợi thế được tạo nên bởi điều kiện đặc thù của thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng của một số địa phương như các huyện Bình Liêu, Tiên Yên.

Tập trung mở rộng diện tích phát triển sản phẩm dong riềng tại 2 huyện Bình Liêu và Tiên Yên với quy mô đến năm 2020 là 605 ha và đạt 800 ha vào năm 2030, tạo thành vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ chế biến các sản phẩm tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Tiếp tục phát triển thương hiệu “Miến dong Bình Liêu” đây là thương hiệu mà huyện Bình Liêu đã xây dựng thương hiệu Miến dong Bình Liêu năm 2014 và được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh công nhận tại Quyết định số 149/QĐ-KHCN ngày 30/10/2014. Xây dựng Website quảng bá thương Hiệu Miến dong Bình Liêu, Tiên Yên…

  1. Diện tích, năng suất, sản lượng dong giềng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đơn vị: DT: ha; SL: Tấn

STT

Hạng mục

2020

2030

DT

SL

DT

SL

1

H. Tiên Yên

105

2.100

200

6.000

2

H. Bình Liêu

500

21.000

600

27.000

 

Toàn tỉnh

605

23.100

800

33.000

2.3. Nhóm cây có tiềm năng (hoa, cây cảnh)


2.3.1. Định hướng phát triển hoa cây cảnh toàn tỉnh

Hoa cây cảnh là sản phẩm có lợi thế và điều kiện mở rộng về quy mô sản xuất và mang lại lợi nhuận kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Quá trình đô thị hoá nhanh, đời sống văn hoá tinh thần được nâng cao, thưởng thức về hoa, cây cảnh đang trở thành nhu cầu thường xuyên của người dân sống trong các khu đô thị, khu công nghiệp và của nhà hàng, khách sạn. Do đó cần mở rộng diện tích hoa, cây cảnh có giá trị nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Vùng tập trung hoa cây cảnh tại các huyện/thành phố: Hoành Bồ; TX. Đông Triều; TX. Quảng Yên; TP. Cẩm Phả; Bình Liêu; TP. Hạ Long.

Dự kiến đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ổn định 500 ha, sản phẩm hoa cây cảnh đến năm 2020 có 100 triệu bông hoa, 240 ngàn cây cảnh.

2.3.2. Định hướng phát triển vùng sản xuất hoa, cây cảnh tập trung

Huyện Hoành Bồ: năm 2020 là 59 ha đất canh tác, bố trí tập trung tại các xã, thị trấn: Trới, Quảng La, Thống Nhất, Sơn Dương, Lê Lợi, An Biên 1, An Biên 2. Đến năm 2030 diện tích trồng hoa, cây cảnh là 87 ha đất canh tác, tập trung đầu tư thâm canh, trồng các loại có giá trị kinh tế cao.



  1. Diện tích và giá trị sản xuất hoa cây, cảnh tập trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đơn vị : DT: ha

Hạng mục

2020

2030

DT

DTGT

Giá trị (tr.đồng)

DT

DTGT

Giá trị (tr.đồng)

H. Hoành Bồ

59

180

17.700

87,0

300

34.800

2.3.3. Giải pháp thực hiện

- Xác định cơ cấu, chủng loại hoa, cây cảnh có năng suất cao, chất l­ượng và mẫu mã đẹp, phong phú về chủng loại để phát triển sản xuất: Chủng loại hoa cây cảnh đ­ược dự kiến nh­ư sau:

- Đầu tư­ cho công tác nghiên cứu ứng dụng: Tăng c­ường hợp tác với các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành để ứng dụng các TBKT mới, xây dựng các mô hình trình diễn về giống mới, quy trình sản xuất tiên tiến. Nội dung đất t­ư ứng dụng là: Thử nghiệm các giống hoa mới; hoàn thiện các quy trình kỹ thuật; tiếp nhận, chuyển giao công nghệ.

- Tăng c­ường các thông tin thị tr­ường và xúc tiến th­ương mại: Tăng cường tuyên truyền quảng bá sản phẩm hoa trên các ph­ương tiện thông tin đại chúng. H­ướng dẫn các chủ doanh nghiệp, trang trại th­ường xuyên theo dõi Webse của Bộ Công Thương. Liên hệ với Bộ Công Thương đ­a thông tin về tình hình trồng hoa của Quảng Ninh lên mạng để mọi ng­ười trong và ngoài nước biết lên hệ trao đổi.

- Tăng c­ường đầu tư cơ sở hạ tầng ở một số vùng sản xuất hoa, cây cảnh tập trung chuyên canh: ở các vùng hoa tập trung chuyên canh cần đ­ược đầu t­ư xây dựng cơ sở hạ tầng: đ­ường giao thông, hệ thống điện, hệ thống t­ưới tiêu, khu nhân giống, nhà xử lý, bảo quản, đóng gói sản phẩm. Tr­ước hết cần ­ưu tiên một số cơ sở thiết yếu như­ giao thông nội đồng, điện chiếu sáng, bơm nước và kho lạnh bảo quản hoa.

- Hệ thống tổ chức sản xuất: Các hộ gia đình nhỏ lẻ cần lập thành các tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, hiệp hội để cùng nhau sản xuất và tiêu thụ. Các công nghệ tiên tiến nên tập trung vào các doanh nghiệp, chủ trạng trại và các hộ có tiềm năng lớn để sớm phát huy đ­ợc hiệu quả của khoa học công nghệ.

- Đề xuất chính sách vốn: Tập trung vận dụng các chính sách hộ trợ của tỉnh như: Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh được ban hành theo quyết định số 2901/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh như: Hỗ trợ mô hình khuyến nông; mua giống mới; hỗ trợ đào tạo tập huấn chuyển giao công nghệ; hỗ trợ xúc tiến th­ương mại; đầu t­ư cho vay vốn sản xuất.

2.4. Nhóm cây hỗ trợ phát triển chăn nuôi

2.4.1. Cây ngô

a. Định hướng phát triển ngô toàn tỉnh

Tỉnh Quảng Ninh là tỉnh có khí hậu, thổ nhưỡng đất để phát triển các giống ngô cao sản, đây là nguồn nguyên liệu để cung cấp cho phát triển công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển diện tích trồng ngô để tăng sản l­ượng ngô hạt phục vụ chế biến thức ăn cho chăn nuôi, mở rộng diện tích ngô vụ đông, đến năm 2020 diện tích 8.400 ha và năm 2030 là 10.000 ha.

- Tập trung đầu t­ư thâm canh (đ­a các giống ngô lai vào sản xuất đại trà, thực hiện bón phân cân đối) để tăng năng suất và sản lượng. Đến năm 2020 năng suất ngô đạt 46 tạ/ha, sản l­ượng 39.000 tấn và đến năm 2030 năng suất đạt 50 tạ/ha, sản lượng đạt 50.000 tấn. Phấn đấu diện tích giống ngô lai có năng suất cao chiếm 80% diện tích gieo trồng, ngoài ra còn 20% giống ngô nếp, ngô ngọt.... Diện tích trồng ngô tập trung nhiều tại các huyện trọng điểm như: Hải Hà; Đầm Hà; Tiên Yên, TP. Móng Cái.

- Trong giai đoạn tới sẽ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn tại các thị xã Quảng Yên, TX. Đông Triều, huyện Hải Hà, Đầm Hà mỗi cơ sở có công suất 10.000 tấn/năm, phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi gia súc gia cầm, góp phần chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi, giảm giá thịt thành phẩm.

b. Định hướng phát triển vùng ngô cao sản tập trung

Diện tích đất canh tác sản xuất ngô cao sản tập trung đến năm 2020, ổn định đến năm 2030 là 1.860 ha. Trong đó: Tiên Yên 260 ha; Ba Chẽ 300 ha; Bình Liêu 360 ha; Đầm Hà 375 ha; Hải Hà 365 ha; TP. Móng Cái 200 ha. Cụ thể như sau:



  1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô tập trung

đến năm 2020

Đơn vị: DT: ha; SL: Tấn

TT

Hạng mục

DT canh tác

DT gieo trồng

SL

1

TP. Móng Cái

200

400

2400

2

H. Tiên Yên

260

520

3120

3

H. Ba Chẽ

300

600

3600

4

H. Bình Liêu

360

720

4320

5

H. Đầm Hà

375

750

4500

6

H. Hải Hà

365

730

4380

 

Toàn tỉnh

1.860

3.720

22.320

- Huyện Tiên Yên 260 ha, tập trung tại các xã: Trong đó, Đông Ngũ (43 ha), Đông Hải (30 ha), Đồng Rui (15 ha), Đại Thành (11 ha), Đại Dực (10 ha), Điền Xá (26 ha), Hà Lâu (30 ha), Hải Lạng (15 ha), Tiên Lãng (20 ha), Yên Than (30 ha), Phong Dụ (30 ha).

- Huyện Ba Chẽ 300 ha, tập trung tại các xã: Lương Mông (45 ha), Minh Cầm (20 ha), Đạp Thanh (60 ha), Thanh Lâm (40 ha), Thanh Sơn (60 ha), Đồn Đạc (34 ha), Nam Sơn (30 ha), thị trấn (11 ha).

- Huyện Đầm Hà 375 ha, tập trung tại các xã: Dực Yên (56 ha), Tân Bình (163 ha), thị trấn Đầm Hà (76 ha), Tân Lập (80 ha).

- Huyện Bình Liêu 360 ha, tập trung tại các xã: Vô Ngại (130 ha), Tình Húc (140 ha), Lục Hồn (90 ha).

- Huyện Hải Hà 365 ha, tập trung tại các xã: Quảng Điền (95 ha); Quảng Chính (70 ha); , Quảng Phong (110 ha); Quảng Minh (90 ha).

- Thành phố Móng Cái 200 ha, tập trung tại các xã: Quảng Nghĩa (25 ha), Hải Tiến (25 ha), Hải Đông (25 ha), Hải Xuân (15 ha), Hải Hòa (25 ha), Vĩnh Thực (5 ha), Hải Sơn (10 ha), Bắc Sơn (10 ha), Hải Yên (10 ha), Ninh Dương (10 ha), Trà Cổ (5 ha), Bình Ngọc (5 ha), Vĩnh Trung (10 ha).



2.4.2. Cây đậu tương

Xác định là một cây hàng năm có hiệu quả kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, cung cấp nguyên liệu cho chế biến. Cần tăng diện tích đậu tương hè thu, đậu tương thu đông. Dự kiến năm 2020 tăng diện tích đậu tương gieo trồng lên 1.170 ha; sản lượng đạt 2.000 tấn và đến năm 2030 diện tích gieo trồng đậu tương 1.670 ha, sản lượng 4.175 tấn.

Tăng diện tích đậu tương đông, tập trung chủ yếu ở các huyện, thị xã: TX. Đông Triều; TX. Quảng Yên; Hoành Bồ; Hải Hà; Đầm Hà; Ba Chẽ.... trong đó vụ đậu tương đông chủ yếu mở rộng trên đất 2 lúa được tưới tiêu chủ động. Năng suất cây đậu tương ngày càng được nâng cao nhờ đưa các giống đậu tương năng suất cao vào sản xuất, với các giống chủ lực như ĐT84, ĐT99, ĐT 22. Dự kiến năng suát đậu tương năm 2020 là 17 tạ/ha và năm 2030 là 25 tạ/ha.

2.4.3. Cây lạc

Căn cứ vào thực tiễn sản xuất lạc trong những năm qua, khả năng các loại đất chuyển sang trồng lạc và điều kiện thích hợp ở các tiểu vùng sinh thái đê bố trí quy đất thích hợp để phát triển cây lạc, dự kiến quy hoạch diện tích lạc như sau: Đến năm 2020 là 5.490 ha, sản lượng đạt 11.190 tấn và đến năm 2030 diện tích lạc gieo trồng là 5.360ha, sản lượng đạt 13.280 tấn. Diện tích trồng lạc bố trí tập trung chủ yếu ở các địa phương như: TX. Đông Triều; Bình; Liêu Tiên Yên; TP.Móng Cái; TX. Quảng Yên. Với xu thế thị tr­ường tiêu thụ ổn định, triển vọng đầu tư­ cải tạo đồng ruộng, kênh mư­ơng trên vùng đất trồng lúa tốt hơn, thúc đẩy quá trình thâm canh lạc..

Một số giải pháp trong sản xuất lạc chủ yếu:

- Đầu t­ư thâm canh đ­a các giống lạc mới có năng suất cao, thích hợp với điều kiện canh tác, sản xuất trên diện rộng như­: L26, L17, LĐ-02...

- Thực hiện các qui trình công nghệ mới vào sản xuất: Sử dụng phân vi lượng, kỹ thuật trồng lạc bằng phủ ni lông ... Mở rộng diện tích lạc xuân.

- Quy hoạch, hình thành các vùng sản xuất lạc tập trung ở vùng đất chuyên màu thuộc địa phương: TX. Đông Triều; TP. Móng Cái; Bình Liêu… gắn với xây dựng các vùng nguyên liệu cho công ty chế biến dầu thực vật, thức ăn gia súc trên địa bàn tỉnh.



2.4.4. Cây khoai lang

Dự kiến trong những năm tới diện tích gieo trồng khoai lang ngày càng giảm do chuyển sang sản xuất các cây trồng khác có năng suất và giá trị kinh tế cao hơn như: Trồng rau, hoa cây cảnh, lạc, đậu tương….Dự kiến đến năm 2020 diện tích gieo trồng là 2.400ha, sản lượng đạt 18.000 tấn và đến năm 2030 diện tích gieo trồng đạt 2.200ha, sản lượng đạt 19.000 tấn

2.4.5. Trồng cỏ phục vụ chăn nuôi

Để đáp ứng nhu cầu thức ăn cho phát triển chăn nuôi, cần thiết phải cải tạo diện tích đồng cỏ tự nhiên và chuyển đổi một phần diện tích đất chưa sử dụng, đất trồng lúa kém hiệu quả, đất cây hàng năm và trồng xen canh với cây lâu năm để trồng cỏ chuyên canh hoặc thâm canh.



  • Ra soát lại quỹ đất tại các huyện miền đông, xác định lại cơ cấu cây trồng chính để hình thành các vùng nguyên liệu cung cấp thức ăn cho dự án chăn nuôi (Đặc biệt hiện nay ở Thành phố Móng Cái đã hình thành dự án Bò Úc nên nhu cầu thức ăn là rất lớn).

  • Đất nương rẫy tại nhiều địa phương vùng cao phần nhiều trồng ngô, lúa nương phụ thuộc vào thiên nhiên dễ bị mất mùa do hạn hán, lũ quét, đất bị xói mòn, chất màu dinh dưỡng bị nghèo kiệt.

  • Đối với nương rẫy đồi đất dốc thực hiện trồng cỏ giống mới năng suất cao như cỏ voi, VA06, cỏ ghinê, cỏ Pasparum Astrotum…kết hợp với cây lấy quả dài ngày. Đây là phương pháp canh tác phát triển hiệu quả và bền vững.

  • Năm 2020 diện tích trồng cỏ khoảng 2.200 ha, diện tích trồng tập trung là 700 ha; diện tích trồng phân tán là 1.500 ha

2.5. Phát triển cây mía

Dự kiến diện tích cây trồng mía tập trung đến năm 2020 là 600 ha, sản lượng đạt 10.590 tấn, trồng tập trung tại các huyện: Bình Liêu, Hải Hà, Vân Đồn, Hoành Bồ.

- Huyện Hải Hải: 150 ha, trồng mía tập trung tại xã Quảng Chính.

- Huyện Bình Liêu: 100 ha, trồng mía tập trung tại các xã: Đồng Văn 20ha, Lục Hồn 30ha, Tình Húc 50ha.

- Huyện Hoành Bồ: 120ha, trồng mía tập trung tại các xã:Vũ Oai 20ha, Thống Nhất 30ha, Sơn Dương 70ha.

- Huyện Vân Đồn: 20ha, trồng mía tập trung tại xã Đoàn Kết.

- Huyện Đầm Hà: 110 ha, trồng mía tím tập trung tại các xã: Đại Bình 10ha, Tân Bình 35ha, Dực Yên 40ha, Tân Lập 10ha, Quảng Lợi 15ha

- Huyện Ba Chẽ: 100ha, trồng mía tím tập trung tại xã Đồn Đạc.


  1. Diện tích, sản lượng mía đến năm 2020

Đơn vị: DT: ha; SL: Tấn

TT

Huyện/thị xã/TP

DT

SL

1

H. Bình Liêu

100

8.700

2

H. Đầm Hà

110

220

3

H. Hải Hà

150

450

4

H. Ba Chẽ

100

400

5

H. Vân Đồn

20

100

6

H. Hoành Bồ

120

720

 

Tổng

600

10.590

- Giải pháp kỹ thuật:

+ Về hom giống: Có thể tận dụng hom giống từ các ruộng lúa có sức sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, không đổ ngã. 1 Sào mía (1 sào = 360m2) trồng hết khoảng 2.000hom giống (đối với loại hom có từ 3-4 mầm).

+ Về làm đất và hom mía: Cày bừa làm đất nhỏ, nhặt sạch cỏ dại sau đó tạo rãnh có độ sâu 22-25cm, rãnh nọ cách rãnh kia chừng 1,2m, trước khi trồng ở đánh rãnh mía có lớp đất nhỏ. Đặt hom mía so le sao cho mầm mía hướng ra hai bên.

+ Về chăm sóc, bón phân: Thường xuyên giữ ẩm để mía nhanh nảy mầm, phân bón tùy theo chân ruộng tốt xấu để đầu tư cho phù hợp, thông thường 1 sào mía cần 13-15kg đạm urê, 20-25kg lân, 10-13 kg kali, 300-350kg phân chuồng , cách bón của người dân là: Đối với phân chuồng bón lót 100%, đạm và kali khoảng 20% số lượng còn lại bón rải, tuy nhiên bón phân cần kết thức trước lúc mía vươn long.



+ Phòng trừ sâu bệnh: Đời sống cây mía từ trồng đến thu hoạch khá dài và nổi lên 2 đối tượng dịch hại là rệp và sâu đục than, muốn vậy nên phòng trừ rệp bằng thuốc Ofatox, phòng trừ sâu đuc than bằng thuốc padan.

Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương