Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030


IV. QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030



tải về 5.32 Mb.
trang17/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   41

IV. QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

IV.1. NGÀNH NÔNG NGHIỆP

A. TIÊU CHÍ QUY MÔ VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TẬP TRUNG VÀ SẢN XUẤT CÔNG NGHỆ CAO

1. Xây dựng tiêu chí quy mô vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung

1.1. Khái niệm vùng sản xuất nông nghiệp tập trung


Sản xuất nông nghiệp tập trung: Là sản xuất cùng loại giống cây trồng, vật nuôi với có sản lượng lớn và sản phẩm cung cấp ra thị trường ổn định; vùng sản xuất tập trung là phần diện tích đất, mặt nước quy hoạch để sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.2. Tiêu chí bắt buộc


  • Phù hợp với quy hoạch của địa phương về phát triển kinh tế xã hội, sử dụng đất, tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp, nông thôn mới và các quy hoạch khác.

  • Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất được thống nhất giữa các bên tham gia liên kết, phù hợp với loại cây trồng và đảm bảo phát triển bền vững.

  • Có ít nhất một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng sau đây:

+ Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào với tổ chức đại diện của người nông dân hoặc nông dân.

+ Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân.

+ Liên kết giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện của người nông dân.

+ Liên kết giữa tổ chức đại diện của người nông dân với nông dân.


1.3. Tiêu chí về quy mô


Diện tích tối thiểu của cánh đồng lớn như sau:

  1. Tiêu chí về quy mô một số cây trồng trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung

TT

Tên cánh đồng lớn

Diện tích tối thiểu (ha)

1

Lúa thương phẩm

Miền Tây: 30ha; Miền Đông: 15 ha

2

Lúa giống

15

II

Cây thực phẩm

 

1

Rau an toàn

25

III

Cây Hoa

 

1

Hoa thường

15

2

Hoa cao cấp

5

IV

Cây Công nghiệp

 

1

Dong riềng

50

2

Chè

100

V

Cây ăn quả

 

1

Na dai

100

2

Vải chín sớm

50

1.4. Tiêu chí khuyến khích


  • Có hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, điện và những công trình phục vụ sản xuất khác đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và từng bước cải thiện theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

  • Quy mô lớn tập trung và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ công nghệ tiên tiến (sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP, GlobalGAP...) về cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản gắn với sản xuất.

2. Tiêu chí chủ yếu để quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

2.1. Tiêu chí chủ yếu để quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quốc gia quy định tại QĐ số 575/QĐ-TTg ngày 4/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ


  • Có điều kiện tự nhiên thích hợp, thuộc vùng chuyên canh sản xuất tập trung một hoặc một số sản phẩm hàng hóa theo quy định tại Quyết định1895/ QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành, sản phẩm tại địa phương;

  • Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh về giao thông, thuỷ lợi, điện; thuận lợi cho các doanh nghiệp, trang trại, hộ nông dân tổ chức sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao;

  • Sản phẩm sản xuất trong vùng là sản phẩm có lợi thế của vùng, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao;

  • Có các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân tham gia tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị và đầu tư về vốn.

2.2. Một số công nghệ cao ứng dụng tại các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

2.2.1. Công nghệ cao ứng dụng tại các vùng sản xuất rau

  • Sử dụng giống tốt được tạo ra từ các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các trung tâm nghiên cứu giống của các tỉnh.

  • Ứng dụng kỹ thuật vườn ươm (giá thể, vật liệu bầu - tự huỷ, đóng bầu tự động); nhà lưới, nhà màng. Sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm vi sinh.

  • Tưới tiết kiệm, tưới kết hợp bón phân. Quy trình kỹ thuật canh tác và quản lý dịch hại theo hướng an toàn.

  • Sản phẩm được chứng nhận.

2.2.2. Công nghệ cao ứng dụng tại các vùng sản xuất hoa

  • Sử dụng giống hoa tạo ra từ công nghệ tế bào, giống ghép chất lượng cao, giống hoa mới chất lượng cao nhập khẩu.

  • Công nghệ tự động hóa trong sản xuất cây giống.

  • Sử dụng Phân bón chức năng kết hợp tưới tiết kiệm. Sử dụng thuốc BVTV sinh học, thiên địch trong quản lý dịch hại.

2.2.3. Công nghệ cao ứng dụng tại các vùng sản xuất chè

  • Tự động hóa trong nhân vô tính giống chè năng suất cao, chất lượng tốt (bằng kỹ thuật dâm hom, kỹ thuật nuôi cấy mô).

  • Kỹ thuật canh tác theo quy trình bền vững; sử dụng phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ. Ứng dụng GIS/GPS trong quản lý dinh dưỡng. Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm kết hợp bón phân.

  • Cơ giới hóa trong chăm sóc, thu hoạch.

  • Dây truyền chế biến hiện đại công nghệ CTC (chè đen), OTD (chè xanh).

2.2.4. Công nghệ cao ứng dụng tại các vùng sản xuất cây ăn quả

  • Sử dụng giống sạch bệnh, gốc ghép tạo sản phẩm trái vụ, chất lượng cao

  • Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn sinh học. Ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm, tưới kết hợp bón phân.

  • Đầu tư hệ thống bao gói, bảo quản tại các vùng sản xuất tập trung.

  • Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng/cấp chứng chỉ, thương hiệu.

2.2.5. Công nghệ cao ứng dụng tại các vùng chăn nuôi bò sữa

  • Sử dụng giống bò có năng suất sữa cao, quản lý giống bò sữa theo các chương trình quản lý giống tiên tiến như đánh giá tiến bộ di truyền theo phương pháp BLUP và chương trình cải thiện đàn bò theo phương pháp DHI của các nước tiên tiến.

  • Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi (MOET) để nhân nhanh đàn bò cái cao sản; công nghệ sản xuất phôi bò in vivo và in vitro, trong đó ưu tiên sử dụng tinh bò phân giới (Sexed semen) trong thụ tinh nhân tạo để sản xuất phôi bò cái cao sản;

  • Sử dụng hệ thống phối trộn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (Total Mixed Ration - TMR), thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (Total Mixed Feed, TMF) cho bò sữa để khai thác tốt khả năng sản xuất và sinh sản của bò cao sản.

  • Ứng dụng tự động hóa, công nghệ thông tin trong quản lý đàn bò (hệ thống điện tử, kiểm soát bằng máy đo nhiệt và phần mềm quản lý). Sử dụng công nghệ vắt sữa tự động; thức ăn hỗn hợp được trộn và rải theo công nghệ đảm bảo chỉ số dinh dưỡng theo quy định.

  • Trồng cỏ thâm canh công nghệ cao bằng công nghệ tưới nhỏ giọt, bón phân kèm theo tưới nhỏ giọt.

  • Chế biến, bảo quản sữa hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế tại các vùng tập trung có quy mô thích hợp.

2.2.6. Công nghệ cao ứng dụng tại các vùng chăn nuôi lợn

  • Sử dụng giống lợn thịt có năng suất, tỷ lệ nạc cao, kháng bệnh và giảm phát thải khí nhà kính để bảo vệ môi trường.

  • Công nghệ nuôi lợn trong chuồng trại khép kín, có hệ thống điều khiển tự động nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, dây chuyền máng ăn máng uống tự động.

  • Ứng dụng các công nghệ để giảm thiểu ô nhiễm ở các công đoạn khác nhau của quy trình chăn nuôi, đặc biệt khuyến khích sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn thịt; chuyển giao công nghệ khí sinh học để xử lý môi trường.

  • Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các loại thức ăn chăn nuôi, vắc xin, bộ kít mới trong chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh.

  • Công nghệ trong giết mổ tập trung gắn với vùng nguyên liệu, bảo đảm theo chuỗi khép kín từ chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm.

  • Ứng dụng công nghệ tự động hóa trong xử lý nước thải chăn nuôi lợn.

Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương