Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030



tải về 5.32 Mb.
trang14/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   41

4. Dự báo về thương mại sản phẩm gỗ


4.1. Dự báo nhu cầu nguyên liệu gỗ

4.1.1. Nhu cầu gỗ xẻ

Dự báo đến năm 2020, nhu cầu tiêu dùng gỗ xẻ khoảng 6-7 triệu m3. Mức dự báo này có thể quá cao vì hiện nay đã có vật liệu thay thế gỗ xẻ như bê tông thép, nhôm (trong xây dựng) và ván nhân tạo (trong sản xuất đồ mộc). Giai đoạn 2010-2014, mức tiêu thụ gỗ xẻ cho 1000 dân ở Việt nam là 27m3, trong khi đó con số này ở Ấn Độ khoảng 7 m3, Trung Quốc khoảng 12 m3, Malaysia khoảng 109 m3, Thái Lan khoảng 75 m3, Hàn Quốc khoảng 126 m3, Brazil khoảng 110 m3, Mỹ khoảng 420 m3, Đức khoảng 216 m3.



4.1.2. Nhu cầu ván nhân tạo

Với năng lực sản xuất ván nhân tạo hiện tại, cộng với lượng ván nhân tạo các loại nhập khẩu mỗi năm khoảng 1 triệu m3 (theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam), hiện nay Việt Nam tiêu thụ khoảng 1,5 triệu m3 ván nhân tạo/năm. Trong đó, ván sợi khoảng 800-900 nghìn m3, ván dăm khoảng 300.000 m3.

Cũng theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, mức tiêu thụ các loại ván nhân tạo giai đoạn 2010-2014 như sau:


  • Mức tiêu thụ ván sợi tại Việt Nam khoảng 0,5 m3/1.000 dân, trong khi đó mức tiêu thụ tại các nước: Ấn Độ khoảng 0,1 m3/1.000 dân, tại Trung Quốc khoảng 8 m3/1.000 dân, tại Malaysia khoảng 10 m3/1.000 dân, tại Hàn Quốc khoảng 40 m3/1.000 dân, tại Brazil khoảng 5 m3/1.000 dân, tại Mỹ khoảng 31 m3/1.000 dân, tại Đức khoảng 20 m3/1.000 dân.

  • Mức tiêu thụ ván dăm tại Việt Nam khoảng 1m3/1.000 dân, trong khi đó mức tiêu thụ tại các nước: Phillipines khoảng 0,4 m3/1.000 dân, tại Trung Quốc khoảng 0,4 m3/1.000 dân, tại Hàn Quốc khoảng 33 m3/1.000 dân, tại Brazil khoảng 10 m3/1.000 dân, tại Mỹ khoảng 97 m3/1.000 dân, tại Đức khoảng 100 m3/1.000 dân.

Dự báo đến năm 2020, nhu cầu tiêu thụ ván sợi khoảng gần 2 triệu m3, ván dăm khoảng 600-700 nghìn m3.

4.1.3. Xuất khẩu dăm gỗ

Như đã nêu, theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, giá trị kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ năm 2014 đạt 237,8 triệu USD. Như vậy, với giá xuất khẩu khoảng 100 USD/tấn dăm khô thì năm 2014 Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 2,3 triệu tấn dăm khô, tương đương khoảng 4,5 triệu m3 gỗ tròn (rừng trồng và cây phân tán).

Vì vậy, với năng lực sản xuất dăm gỗ hiện tại đạt khoảng 6,3 triệu m3 gỗ tròn/năm (tương đương 3,15 triệu tấn dăm khô/năm), nếu không có biện pháp hạn chế xuất khẩu dăm gỗ, dự báo đến năm 2020 Việt Nam có thể xuất khẩu vượt 5 triệu tấn dăm khô/năm (tức vượt 10 triệu m3 gỗ tròn/năm).

4.2. Dự báo thị trường nội địa và thị trường thế giới

Theo tính toán của Ngân hàng Phát triển Châu Á với tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 6-8% như hiện nay, nhu cầu trong nước về gỗ hàng năm tăng từ 6-11%. Với tổng nhu cầu nguyên liệu gỗ hàng năm (giai đoạn 2010-2015) khoảng 15 triệu m3, trước mắt Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu gỗ với khối lượng giảm dần đến năm 2020 cùng với sự đóng góp của nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng và gỗ rừng tự nhiên trong nước được khai thác và quản lý bền vững.

Do có sự khác nhau về mức sống, tập quán sử dụng giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng cũng như nhu cầu khác nhau giữa thị trường trong nước và thế giới nên chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng hơn, bao gồm cả xu hướng sử dụng nguyên liệu. Gỗ rừng trồng sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng, cùng với việc áp dụng công nghệ chế biến phù hợp hơn, để góp phần thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu đang chịu ảnh hưởng của những yêu cầu mới của thị trường thế giới về chứng minh nguồn gốc nguyên liệu gỗ. Ván nhân tạo sẽ được sử dụng nhiều hơn từ nay đến năm 2025 với tổng nhu cầu khoảng gần 3 triệu m3.

Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ tiếp tục được mở rộng so với khoảng 120 quốc gia và vùng lãnh thổ như hiện nay, trong đó vẫn tập trung duy trì chủ yếu tại các thị trường chính chiếm tỷ lệ giá trị kim ngạch xuất khẩu cao như Hoa Kỳ (năm 2013 chiếm 38%, năm 2014 chiếm 42%), EU (năm 2013 chiếm 27,2%, năm 2014 chiếm 20%) và Nhật Bản (năm 2013 chiếm 13,24%, năm 2014 chiếm 14%). Xu hướng trong những năm tiếp theo sẽ là tiếp cận với người tiêu dùng cả về gián tiếp và trực tiếp thông qua các hệ thống phân phối hoàn thiện và ổn định hơn. Việc sử dụng những kênh phân phối hiện có và khả năng phát triển thị trường của các nhà phân phối và nhập khẩu tại các thị trường lớn là giải pháp hữu hiệu nhất để tăng sản lượng, thâm nhập thị trường và đồng thời tiết kiệm chi phí cho công tác tiếp thị.

Sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đều thuộc nhóm HS 94: đồ gỗ nội thất và phụ kiện (76%), ghế và phụ kiện (14%), đèn và phụ kiện (2%)... Với những hạn chế về mẫu mã sản phẩm, chủ yếu phụ thuộc vào đơn đặt hàng từ nước ngoài, không chủ động về nguyên liệu…, sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ bị cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn với các nước như Trung quốc và các nước Đông Nam Á gồm Indonexia, Malayxia, Thái Lan và Philippines.

4.3. Dự báo thị trường tiêu thụ lâm sản tỉnh Quảng Ninh

Căn cứ vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và các nguồn thông tin về nhu cầu thị trường lâm sản trong và ngoài nước... thời gian tới tỉnh Quảng Ninh cần phải cung cấp một phần lâm sản như sau:



  • Nhu cầu gỗ sinh hoạt phục vụ đời sống dân sinh (gỗ: 0,2 m3/người/năm) tương đương với 240.000 m3/năm vào năm 2020 và 256.000 m3/năm vào năm 2030.

  • Gỗ trụ mỏ ước tính khoảng 225.000 m3 vào năm 2020 và tăng bình quân 10% hàng năm, đến năm 2030 khoảng 350.000 m3.

  • Dăm giấy xuất khẩu: 250.000 tấn vào năm 2020 và 400.000 tấn vào năm 2030, tỷ trọng trung bình 1 tấn = 2 m3 tương đương với 500.000 m3 vào năm 2020 và 800.000 m3 vào năm 2030.

  1. Dự báo nhu cầu lâm sản đến năm 2020

TT

Hạng mục

ĐVT

2020

2030

1

Gỗ phục vụ đời sống

m3

240.000

256.000

2

Gỗ trụ mỏ

m3

225.000

250.000

3

Dăm giấy xuất khẩu

m3

500.000

800.000

Cộng

m3

965.000

1.306.000

Như vậy, với nhu cầu sử dụng gỗ năm 2015 là 965.000 và tăng bình quân 7 - 10%/năm, thì đến 2020 Quảng Ninh cần 1.306.000 m3 gỗ.

Nếu sản lượng khai thác bình quân 50 - 60 m3/ha, hàng năm sẽ khai thác và trồng lại rừng từ 9 nghìn đến 10 nghìn ha rừng trồng, ngoài ra nhập nguyên liệu từ một số địa phương khác để đáp ứng nhu cầu về lâm sản nhất là gỗ lớn có nguồn gốc từ rừng tự nhiên.

Song song với nhu cầu về gỗ nói trên, thì các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan; là động lực thúc đẩy phát triển lâm nghiệp ngày một bền vững.


Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương