Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030



tải về 5.32 Mb.
trang12/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   41

PHẦN THỨ BA

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ LỢI TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

I. MỘT SỐ DỰ BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NÔNG LÂM NGHIỆP

1. Bối cảnh quốc tế và trong nước

1.1. Bối cảnh quốc tế


  • Nhiều báo cáo từ các tổ chức quốc tế trên thế giới cho rằng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn 2011 - 2020 tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng trên thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia và các nước Đông Nam Á. Theo dự báo của ADB, từ đây cho đến năm 2030, các nền kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục có những tăng trưởng khá, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng kinh tế của Việt nam, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (trong đó có Quảng Ninh).

Năm 2015: theo các cam kết, Việt Nam đã có 6 cam kết FTA song phương và đa phương, Việt Nam sẽ phải từng bước cắt giảm thuế quan đối với hàng ngàn mặt hàng xuống còn 0-5%, chủ yếu là 0% và mở cửa thị trường trong nước rộng rãi cho nhập khẩu. Mức độ tự do hóa thương mại cam kết trong FTA giữa Việt Nam và ASEAN, giữa ASEAN và Nhật Bản, ASEAN và Trung Quốc cao hơn nhiều so với mức cam kết gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới). Năm 2018, Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn, tuân thủ theo những điều khoản cam kết khi gia nhập WTO năm 2007. Bên cạnh đó với việc tham gia vào các tổ chức như ASEAN, APEC và hàng loạt các hiệp định song phương và đa phương buộc Việt Nam phải cải cách thể chế, chuẩn quốc tế hóa các thủ tục hành chính cũng như hầu hết hệ thống luật đang áp dụng. Điều này có nghĩa rằng hàng hoá từ các nước khác, đặc biệt là từ Trung Quốc sẽ chảy vào Việt Nam và trước tiên là tỉnh Quảng Ninh qua các hệ thống cửa khẩu. Đây là thách thức lớn cho nền kinh tế quốc gia và các doanh nghiệp cả nước nói chung, với tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Bên cạnh những thách thức lớn, FTA cũng sẽ mang lại cơ hội lớn để các doanh nghiệp, vì đây là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước có tham gia FTA với Việt Nam (trong đó có Quảng Ninh). Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng bởi vì ngay trong thời điểm hiện tại, Việt Nam (trong đó có Quảng Ninh) chưa chuẩn bị tốt đối với thời điểm này và có dấu hiệu “thua ngay trên sân nhà”.

  • Dự báo những tác động của Hiệp định TPP đến nông nghiệp Việt Nam: Ngành chăn nuôi cả nước nói chung (tỉnh Quảng Ninh nói riêng) đang được đánh giá là lĩnh vực có nguy cơ dễ bị tổn thương nhất khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).




  • Dự báo những tình huống như sau:

  • Có thể sẽ xuất hiện làn sóng tăng cường đầu tư của các công ty lớn nước ngoài nhằm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngay tại thị trường Việt Nam, bởi hiện số lượng các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam chưa nhiều, chỉ có một số công ty trong vùng Đông Nam Á như CP Group, Emivest, Japfa.

Các công ty trong nước sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn, nhưng cũng có thể được lợi nếu liên kết được với các công ty lớn nước ngoài, tuy nhiên cơ hội này khá thấp.

  • Sẽ xảy ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa chăn nuôi trong nước với hệ thống bán lẻ hùng mạnh của sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu về từ nước ngoài lẫn các công ty bán lẻ của doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư vào ngành chăn nuôi tại Việt Nam.

  • Ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi chắc chắn phải sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và sẽ phải hạ giá bán nếu muốn tồn tại (giá thức ăn chăn nuôi công nghiệp nước ta hiện nay luôn đắt hơn các nước trong vùng khoảng 20%). Điều này sẽ có lợi cho người chăn nuôi lẫn người tiêu dùng trong nước.

  • Nhược điểm lớn của ngành chăn nuôi nước ta là thiếu khả năng liên kết thông qua các HTX theo chuỗi sản xuất. Trong bối cảnh cạnh tranh khi gia nhập TPP, các tổ chức liên kết trong chăn nuôi nhỏ lẻ như HTX, hội, hiệp hội... chắc chắn sẽ hình thành nhiều hơn. Nhà nước, doanh nghiệp trong nước cũng như hiệp hội nghề nghiệp cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho người chăn nuôi nông hộ nhỏ trong quá trình tạo liên kết chăn nuôi theo chuỗi.

1.2. Bối cảnh tỉnh Quảng Ninh


Quảng Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng và hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển. Nằm trong địa bàn động lực của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng ĐBSH, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh đóng vai trò đầu tàu và có sức lan tỏa lớn trong quá trình phát triển của cả vùng. Là cửa ngõ giao thông quan trọng với nhiều cửa khẩu biên giới, hệ thống cảng biển thuận lợi, nhất là cửa khẩu quốc tế Móng Cái, cảng nước sâu Cái Lân. Quảng Ninh có điều kiện giao thương thuận lợi với các nước Đông Bắc Á sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Quảng Ninh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đặc biệt là những sản phẩm an toàn, chất lượng cao.

Trong giai đoạn 2014-2020 tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại vào năm 2020, là một trong những tỉnh đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc, là trung tâm du lịch quốc tế, là một trong ba cực tăng trưởng của vùng ĐBSH, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 12%-13%/năm (giai đoạn 2011-2020); thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 8.100 USD theo giá hiện hành (năm 2020) và 20.000 USD năm 2030. Cơ cấu kinh tế năm 2020: dịch vụ 51%, công nghiệp 45%, nông nghiệp 4%. Năm 2030 tương ứng là: 51%, 46% và 3%; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1,1%/năm giai đoạn 2011-2015 và 0,7%/năm giai đoạn 2016-2020. Quảng Ninh đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển dịch vụ tổng hợp, hướng đến công nghiệp văn hóa, giải trí và thương mại quốc tế (tài chính-ngân hàng-cửa khẩu và cảng biển); phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, bên cạnh đó nông nghiệp có vai trò là một ngành phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ, việc hình thành các trung tâm kinh tế trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là khu kinh tế Vân Đồn, khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái sẽ thu hút đầu tư và mở ra thị trường lớn cho các sản phẩm nông lâm sản tỉnh Quảng Ninh.


2. Dự báo về dân số lao động tỉnh Quảng Ninh


  • Dự báo dân số

Mức độ đô thị hóa ở Quảng Ninh tương đối cao (ở mức 52%), gấp 1,7 lần mức độ trung bình của Việt Nam. Với tốc độ đô thị hóa tăng nhanh ở mức 0,8%/năm (tương tự như tốc độ tăng của giai đoạn 2006 - 2010) đến năm 2020 có khoảng 60% dân số Quảng Ninh sẽ sống ở đô thị.

Ước tính trong giai đoạn 2012 - 2020, dân số Quảng Ninh sẽ tăng trung bình 1,01%/năm (đạt 1,285 triệu dân năm 2020). Nếu thực hiện các giải pháp kinh tế ưu tiên, Quảng Ninh cần phải thu hút lao động ngoại tỉnh cùng gia đình, nâng tổng dân số năm 2020 lên 1,686 triệu người. Sau đó, dự báo tốc độ gia tăng dân số sẽ giảm xuống còn 0,62%/năm đạt 1,367 triệu người năm 2030.



  • Dự báo về lao động:

Đến năm 2020, lực lượng lao động sẽ tăng lên thành 657.500 người, căn cứ theo số việc làm mới được tạo ra trong tỉnh. Nếu thực hiện các giải pháp kinh tế ưu tiên, Quảng Ninh phải thu hút thêm 267.800 lao động ngoại tỉnh, nâng tổng lực lượng lao động lên 925.200 người. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động ngành dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp. Đến năm 2020, lao động trong ngành dịch vụ sẽ tăng lên, đạt 42%; lao động ngành công nghiệp tăng, đạt 31%; trong khi lao động ngành nông nghiệp sẽ giảm xuống còn 27%. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo sẽ tăng lên 89% nhờ phối hợp tăng cường với các đơn vị đào tạo tư nhân để phát triển lực lượng lao động sẵn sàng làm việc. Tỷ lệ thất nghiệp ở các khu đô thị sẽ duy trì dưới mức 4,3%.

Lao động ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản được dự báo sẽ giảm từ 274.000 lao động năm 2014 xuống còn 186.000 lao động năm 2020. Với sự gia tăng cơ giới hóa trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đòi hỏi một bộ phận lớn hơn lao động nông nghiệp có tay nghề, mức tăng hàng năm 1,1% đến năm 2020 và giảm về nhu cầu lao động thủ công cho các nghề sơ cấp, giảm 6%/năm đến năm 2020.



Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương