ĐIỀu chỉnh cơ CẤu kinh tế nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa nhà xuất bản khoa học xã HỘI



tải về 1.9 Mb.
trang1/30
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích1.9 Mb.
#34383
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU NHẬT BẢN

TS. VŨ VĂN HÀ (Chủ biên)

ĐIỀU CHỈNH

CƠ CẤU KINH TẾ NHẬT BẢN

TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI

Hà Nội - 2003

MỤC LỤC

CHƯƠNG I 7

ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU NGÀNH 7

I. CƠ CẤU NGÀNH VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU NGÀNH Ở NHẬT BẢN HIỆN NAY 7

1. Cơ cấu ngành và các giai đoạn điều chỉnh cơ cấu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay 7

2. Những yếu tố chủ yếu tác động đến sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế từ đầu thập niên 90 đến nay 14

II. NHỮNG THAY ĐỔI CHỦ YẾU VỀ CƠ CẤU NGÀNH XÉT TRÊN PHƯƠNG DIỆN VĨ MÔ 25

1. Sự thay đổi về tỷ trọng của các ngành trong nền kinh tế 25

2. Sự thay đổi về cơ cấu giá trị sản lượng của các ngành 31

3. Sự thay đổi về cơ cấu lao động của các ngành 35

III. NHỮNG THAY ĐỔI CƠ CẤU TRONG NỘI BỘ MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ CỤ THỂ 40

1. Sự ra đời và phát triển của các ngành kinh doanh mới 40

2. Điều chỉnh quy mô và nâng cao hiệu quả của các ngành hiện có 56

CHƯƠNG 2 69

ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG 69

I. NHỮNG YẾU TỐ CHỦ YẾU THÚC ĐẨY SỰ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG 69

1. Toàn cầu hoá kinh tế và sự phát triển vùng 69

2. Những hạn chế trong cơ cấu vùng lãnh thổ của Nhật Bản 71

3. Sự chuyển biến trong nhận thức về tạo lập cuộc sống hài hoà gắn với thiên nhiên 74

4. Sự giảm sút dân số và xã hội người cao tuổi 76

II. SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG 77

1. Các giai đoạn của sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế vùng 77

2. Sự biến động và đặc trưng chủ yếu của cơ cấu kinh tế các vùng riêng biệt. 82

3. Những đặc trưng chung của sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ của Nhật Bản. 99

CHƯƠNG 3 110

TƯ NHÂN HÓA KHU VỰC KINH TẾ CÔNG CỘNG VÀ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 110

I. KHU VỰC KINH TẾ CÔNG CỘNG 110

1. Quan niệm về khu vực kinh tế công cộng 113

2. Bối cảnh của quá trình tư nhân hoá 114

3. Mục đích của tư nhân hoá 115

4. Quá trình tư nhân hoá 116

II. KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 123

1. Nguyên nhân của cải cách và điều chỉnh cơ cấu của các công ty tư nhân 124

2. Các giai đoạn và hình thức 126

3. Cải cách trong quản lý 131

4. Cải cách về tuyển dụng, thuê mướn 133

5. Di chuyển vốn 140

6. Công ty xuyên quốc gia 144

CHƯƠNG 4 147

DỰ BÁO ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ 147

NHẬT BẢN THỜI GIAN TỚI 147

I. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NHỮNG NĂM TỚI 148

1. Nhân tố bên ngoài 148

2. Nhân tố bên trong 154

3. Điều chỉnh cơ cấu là nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh lớn hơn của nền kinh tế 158

II. ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ Ở NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN TỚI 159

1. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành 159

2. Xu hướng điều chỉnh cơ cấu vùng 166

3. Điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp 177

KẾT LUẬN 186

TÀI LIỆU THAM KHẢO 193




LỜI NÓI ĐẦU

Dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, từ cuối những năm 1980 của thế kỷ XX, quá trình toàn cầu hoá kinh tế gia tăng mạnh mẽ đã ảnh hưởng đến chiều hướng phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Trong bối cảnh này các quốc gia đều có sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm tranh thủ cơ hội đồng thời cố gắng vượt qua những thách thức do toàn cầu hoá đặt ra. Trong suốt hơn một thập kỷ vừa qua, nền kinh tế Nhật Bản cũng đã có những điều chỉnh cơ cấu theo hướng tự do hoá, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

Có thể thấy từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai tới nay, nền kinh tế Nhật Bản trải qua không dưới bốn lần điều chỉnh cơ cấu, lần đầu là thời kỳ ngay sau chiến tranh, thực hiện điều chỉnh cơ cấu từ thời chiến sang thời bình với việc thúc đẩy mạnh tiến trình khôi phục các ngành công nghiệp bị sa sút trong chiến tranh. Lần thứ hai là thời kỳ tăng trường cao, tập trung phát triển công nghiệp nặng và hoá chất ở một số vùng kinh tế trọng điểm. Tiếp đó là thời kỳ sau các cuộc khủng hoảng dầu mỏ, chú trọng phát triển những ngành ít tiêu hao nguyên, nhiên liệu theo hướng tạo ra các sản phẩm nhỏ và nhẹ. Và hiện nay đang trong quá trình điều chỉnh nhằm xây dựng nền kinh tế phát triển hài hoà giữa các vùng dựa trên công nghệ thông tin và sinh học. Các cơ sở sản xuất, chế biến hiện đại trước đây chủ yếu tập trung ở khu vực ven Thái Bình Dương, trong những năm 90 tại đây đã có sự phân bố lan rộng ra các vùng khác, hình thành các trục phát triển trên cơ sở liên kết 10 vùng kinh tế trên cả nước. Nhằm tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu, Nhật Bản đã thúc đẩy các giải pháp xoá bỏ quy chế và thực hiện tư nhân hoá. Trong những năm qua quá trình xoá bỏ quy chế nhằm mở rộng hơn thị trường nội địa được gia tăng đã góp phần thu hút nguồn vốn nước ngoài đổ vào thị trường Nhật Bản. Các công ty nước ngoài kinh doanh trên thị trường Nhật Bản ngày một gia tăng đã thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu các công ty Nhật Bản nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh. Trong quá trình cạnh tranh, các công ty Nhật Bản một mặt đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới, thay đổi cơ chế quản lý... Mặt khác đẩy mạnh việc di chuyển năng lực kinh doanh sang các quốc gia trong vùng nhằm tận dụng lợi thế công nghệ của mình và sử dụng sức lao động cùng nguồn tài nguyên của các nước bản địa, qua đó lại tránh được các xung đột thương mại.

Việt Nam, cũng đang trong quá trình thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quá trình này hiện đang đặt ra không ít vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết như việc lựa chọn những ngành ưu tiên, vấn đề phát triển vùng và nhất là vấn để xây dựng có hiệu quả khu vực kinh tế nhà nước,v.v... Để giải quyết những vấn đề này đương nhiên phải dựa trên cơ sở thực tiễn Việt Nam và cần tranh thủ tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài. Hơn nữa, Nhật Bản là một cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới lại cùng nằm trong khu vực Đông Á và là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam, cho nên những chuyển đổi của Nhật Bản tất yếu có tác động lớn đến kinh tế Việt Nam. Do vậy, việc tiến hành nghiên cứu tiến trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế của Nhật Bản trong những năm qua, đặc biệt giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.

Với lý do đó, nhóm cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu vấn đề “Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa”, nhằm làm rõ xu hướng điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật Bản hiện nay cùng những yếu tố chi phối quá trình này, từ đó đưa ra những dự báo và đánh giá tác động của chính sự điều chỉnh kinh tế Nhật tới Việt Nam.

Việc tiếp cận phân tích cơ cấu kinh tế của một quốc gia có nhiều cách khác nhau, có thể nhìn dưới góc độ cung - cầu, có thể xem xét trong quan hệ nhà nước - thị trường, v.v… Ở đây các tác giả nhìn dưới góc độ ngành và khu vực, một nền kinh tế bao gồm những phân ngành và khu vực, với tỷ lệ ra sao, động hướng của chúng thế nào v.v...

Kết cấu cuốn sách gồm 4 chương. Chương 1 đề cập đến điều chỉnh cơ cấu ngành; chương 2 - điều chỉnh cơ cấu vùng; chương 3 - điều chỉnh cơ cấu công ty ở cả khu vực công và tư; và cuối cùng là chương 4 - dự báo xu hướng điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong thời gian tới. Nội dung các vấn đề được đề cập chủ yếu từ đầu những năm 90 lại đây, tuy nhiên khi phân tích, đánh giá chúng tôi có đề cập ở mức độ nhất định đến các giai đoạn trước. Trong khi trình bày chúng tôi không tách một chương riêng về các yếu tố quy định sự điều chỉnh cơ cấu, mà trình bày gắn với từng chương, như vậy cho phép làm rõ hơn sự tác động của các yếu tố đến từng khu vực cụ thể.

Có thể nói đây là vấn đề rộng lớn, bao quát thời gian khá dài, do vậy trong khi phân tích sẽ khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng.



Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2002

Tập thể tác giả

Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 1.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương