Đinh Tấn Thành 933 Woodside Dr. Holland, Mi 49424 tiểu sử ĐỨc hộ pháp phạm công tắc giáo chủ ĐẠo cao đÀi tòa thánh tây ninh



tải về 1.06 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích1.06 Mb.
#6008
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10


LỜI TỰA

Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thêm về lịch sử đạo Cao Đài của bổn đạo trong nước và khắp nơi trên thế giới, Thừa Sử Lê Quang Tấn (Thánh Thất Sài Gòn) cho phép chúng tôi xuất bản bản quyền Tiểu Sử Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc trên đất Mỹ này vào tháng 4 năm 1992 (Nhâm Thân).

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ Thừa sử Lê Quang Tấn, đã bỏ rất nhiều thì giờ để viết lên quyển tiểu sử này.

Và đặc biệt cám ơn sự giúp đỡ tận tình của anh Huỳnh Hiệp Hòa đả sữa chữa và bổ sung để quyển tiểu sử này được hoàn hảo hơn.

Tôi chân thành cám ơn sự cộng tác, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao cả của vợ tôi (Huỳnh Thị sắc), mẹ vợ tôi (Trần Thị Nga) và 2 ông anh vợ tôi ( Huỳnh Hiệp Hòa và Huỳnh Chánh Minh).

Việc ấn loát quyển Tiểu Sử Đức Hộ Pháp này, chúng tôi hoàn toàn tự túc về mọi mặt. Chúng tôi xin giới thiệu đến bổn đạo quyển Tiểu sử Đức Hộ Pháp này. Vì kinh nghiệm biên soạn còn kém, cho nên quyển Tiểu Sử Đức Hộ Pháp không tránh sự thiếu sót.

Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và xây dựng của bổn đạo, để lần xuất bản sau này được tốt đẹp hơn.

Đinh Tấn Thành

933 Woodside Dr. Holland, Mi 49424

TIỂU SỬ ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC

GIÁO CHỦ ĐẠO CAO ĐÀI TÒA THÁNH TÂY NINH

Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng, đã trọn hy sinh cả kiếp nhân sanh cho nhơn loại, thể hiện một Thiên Chức của bậc vĩ nhân ở thế kỷ 20. Cảnh giác dục vọng của con người trên thế gian này, hướng dẫn nhân loại hợp nhất trong giống nòi, trong quốc gia, trong tôn giáo, đề xướng Chánh Sách Hòa Bình Chung Sống, để hòa giải 2 Miền Nam-Bắc Việt Nam, tránh cuộc phân tranh do ngoại bang áp đặt và dung hòa giữa 2 khối Cộng Sản và Tư Bản từng thề không đội trời chung, hãy sớm hiểu biết nhau, tương nhượng nhau, hầu có được Hòa Bình, Tự Do và Dân Chủ.

THÂN THẾ ĐỨC HỘ PHÁP

Ông Phạm Công Tắc sanh ngày mùng 5 tháng 5 năm Canh Dần (dl.21-6-1890) tại làng Bình Lập, Quận Châu Thành, Tỉnh Tân An (nay là Long An), là con thứ 8 của ông Phạm Công Thiện và bà La Thị Đường, nguyên quán tại An Hòa, Quận Trảng-Bàng, Tỉnh Tây-Ninh.

Thuở thơ ấu, Ông rất siêng năng học tập, chuyên cần cấp sách đến trường đúng giờ, được lòng yêu qúi của Thầy và các bạn đồng lớp. Trong gia đình, ông được nổi tiếng là một đứa con ngoan, hiếu thảo với cha mẹ, nhường nhịn và tôn kính anh, chị, em. Lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị lệ thuộc Pháp, ông đã sẵn có ý thức về nỗi thống khổ của một dân tộc vong-quốc. Vào năm 17 tuổi, đang học tại Trường Chasseloup-Loubat SàiGòn, ông cùng với các nhà Cách Mạng Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Khắc Ninh, Gibert Chiếu v.v. . . hoạt động bí mật đưa người sang Nhật Bổn để mưu cầu phục quốc.

Cuộc xuất ngoại thành công trong 3 chuyến đi Nhật, đến chuyến thứ 4 thì Sở Mật Thám Pháp khám phá biết trong danh sách có tên ông, nên ông phải tạm lánh mặt trở về quê nhà Tây Ninh một thời gian.

Năm 1920, ông tùng sự tại sở Thương Chánh SàiGòn và lập gia đình với cô Nguyễn Thị Nhiều, sanh được 2 người con gái là Phạm Thị Cầm và Phạm Tân Tranh. Sau đó được đổi đi Cái Nhum, rồi Qui Nhơn, đến năm 1925 thì trở về lại SàiGòn.

Nhờ trí thông minh và đức tánh liêm khiết, ông đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng, luôn luôn giúp đỡ dân nghèo, không bao giờ lợi dụng chức quyền mưu đồ lợi ích riêng tư.

Đồng lương công chức lúc bấy giờ có giới hạn, với tinh thần đạo đức sẵn có, một hôm có người bạn là ông Trần Chơn Thành đến thăm và cho ông biết tại Khánh Hội, gần nhà ông có một gia đình nghèo rất đáng thương hại, gia đình ấy có 2 hai người con gái là Nguyễn Thị Cầm và Nguyễn Thị Hồng bị một mụ tú bà gạt gẫm bỏ nhà ra đi. Ông Thành gợi ý cho ông để tìm phương giúp đỡ gia đình khốn khổ ấy. Ông không ngần ngại đưa cho ông Thành một số tiền đã dành dụm từ lâu, với lời ân cần căn dặn là phải trực tiếp điều đình với mụ tú bà ấy để giải thoát cho 2 cô gái đó khỏi chốn lầu xanh, ông Phạm Công Tắc đã giúp đỡ 2 cô gái hoàn lương về sum hợp với gia đình, làm ăn lương thiện trở lại. Với đức tánh hiền hòa của ông, ông luôn nhiệt tình làm việc nghĩa, và cũng thường kêu gọi các bạn tri âm giúp đỡ tận tình, sẵn sàng hỗ trợ cho những người khốn khổ, hoạn nạn.

Ý chí của ông là lo lắng cho vận mạng non sông, cho nòi giống đang bị áp bức bởi những kẻ mua danh, bán lợi. Ai sống chết mặc ai, họ chỉ biết vinh thân phì da, vợ ấm, con no mà thôi.

Đời kim tiền đã làm cho thiên hạ chìm đắm trong ao tù vật chất. Chán chê cuộc sống phù du, ông bèn kêu gọi các bạn tri âm của ông để luận bàn về cơ bút, mời các vong linh nhập bàn họa thi và học hỏi nơi cỏi vô hình, hầu tìm quên lãng trong thú vui cao thượng, khi cung đàn, khi ngâm phú, lúc họa thi.

ĐẤNG GIÁO CHỦ CỦA ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Ông Phạm Công Tắc muốn tìm hiểu về huyền bí của cỏi vô hình nên mới xây bàn cầu cơ để học hỏi. Việc cầu cơ đã có từ lâu trên thế giới, nhưng chỉ khác nhau về mặt sử dụng, tùy theo phong tục, tập quán của mỗi dân tộc.

Cơ bút là giai đoạn cuối cùng của sự thông công của tạo hóa và người trên phương diện tâm linh. Đây cũng là phương tiện để các đấng vô hình giảng dạy, phổ biến chúng sanh, là ngọn đuốc quang minh để dẫn dắt con người đến chổ cao siêu. Cơ bút là con dao 2 lưỡi rất bén, phải biết sử dụng mới được, bằng ngược lại thật vô cùng nguy hiểm. Nếu Đồng Tử phò cơ thiếu sự hướng dẫn, thiếu công luyện tập, thiếu sự tin tưởng trong nhiệm vụ của mình hoặc lợi dụng trong một mưu đồ nào đó, thì sẽ sanh ra lắm chuyện tổn thương, dị hại về mọi việc, mọi mặt.

Việc cầu cơ, chấp bút đã xuất hiện vào thế kỷ thứ 18 bên Âu Mỹ và đã phát triển thành thuyết Duy Linh và Thần Linh (Le Spiritisme).

Vào tháng 9 năm 1853, bà Decibardin đến viếng thăm Nhà Đại Văn Hào Victor Hugo tại cù lao Jersey để cùng xây bàn tiếp chuyện với vong linh người chết, hầu giải buồn, tìm thú vui trong sự học hỏi nơi cỏi vô hình.

Đêm 13-9-1853, có một chơn linh giáng đàn xưng danh đấng vô hình nói chuyện với ông Victor Hugo rất tâm đắc, ban cho nhiều áng văn lưu loát và bảo rằng: "Hãy để đức tin vào thái cực!". Đây là một khái niệm vô hình học, gây nên một thế giới vô hình tại nước Pháp lúc bấy giờ (tài liệu trong quyển: Les tables tournantes de Jersey Chez Victor Hugo, trang 99 -135).

Tại Mỹ Quốc năm 1856, luật sư Edmond là người có danh tiếng, nhất là ông Napes, là một Giáo sư Đại Học Hàn Lâm Hoa Kỳ cũng xây bàn tiếp xúc với đấng Vô Hình và viết ra sách, cũng công nhận là có vong linh người chết nói chuyện với người sống, và đã đề cập trong quyển sách Traité de Méthaphysiques, đồng thời nhấn mạnh rằng: "Từ đây nền tảng khoa học mới nầy rất kỳ diệu mà ít ai thấu triệt được".

Lúc bấy giờ tại SàiGòn, lại nổi lên phong trào xây bàn và lan tràn cùng khắp thành thị và thôn quê. Nơi nào cũng có xây bàn, việc xây bàn rất huyền diệu vô cùng, như đàn cơ ở Thủ Dầu Một, Miếu Nổi ở Gò Vấp, chùa Ngọc Hoàng ở Đa Kao, chùa Hiệp Ninh ở cái Khế (Cần Thơ), Thạch Động ở Hà Tiên v.v...

Ông Phạm Công Tắc cùng với các ông: Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Nguyễn Trung Hậu, Trương Hữu Đức, Cao Quỳnh Diêu, Võ Văn Nguyên hợp tại nhà ông Cao Hoài Sang đêm mùng 5 tháng 5 năm Ất Sửu (23-7-1925) để xây bàn mời các đấng vô hình về họa thi phú theo phương pháp Thông Linh Học của Tây Phương. Trong những buổi xây bàn có nhiều vong linh nhập bàn xưng danh tánh rõ ràng, cho nhiều bài thi rất hay, nhưng các ông chưa tin lắm, bởi còn hoài nghi lẫn nhau (nghi ngờ có người phá chơi). Song vì thích họa thi, vui với gió mát, trăng thanh, non nhàn nước trí, nhất là các ông hướng về mặt đạo đức, tu hành, làm lành, tránh dữ, nên mới hợp nhau cùng các bạn tri âm xây bàn cầu cơ như thế.

Vào đêm mùng 6 tháng 6 năm Ất Sửu (26-7-1925), có một vong linh nhập bàn tự xưng là Cao Quỳnh Lượng, gây nỗi vui mừng vô hạn cho qúi ông hiện đang có mặt, nhất là ông Cao Quỳnh Cư (bởi vì ông Cao Quỳnh Lượng gọi ông Cư bằng chú). Ông Cư liền hỏi thử: "Nếu phải là Cao Quỳnh Lượng thì biết các vị có mặt nơi đây". Vậy cháu cứ gọi tên mỗi người coi có đúng không? Ông Cư nói vừa dứt thì cơ liền gỏ trả lời: Diêu, Tắc, Sang, Đức, Nguyên, Hậu, được nghe Cao Quỳnh Lượng gọi đúng tên từng người (nhất là sự phân biệt lớn nhỏ thứ tự trong khi gọi tên), khiến cho ông Cư càng vững niềm tin nơi thế giới vô hình hơn nữa, sau đó ông Cư liền nhờ ông Lượng đi mời ông nội của cậu là Cao Quỳnh Tuân về nhập bàn (ông Cao Quỳnh Tuân là thân phụ của ông Cư).

Sau một thời gian nghỉ giải lao, quí ông tiếp tục xây bàn, ông Cao Quỳnh Tuân liền nhập bàn, gây sự kinh sợ cho qúi ông không ít, ông Cư kính cẩn đứng lên, khoanh tay thưa với vong linh rằng: Trong buổi thầy quá vãng, anh em con còn nhỏ dại, cho đến nỗi anh của con cũng còn nhỏ, nếu có thể tiện đây thầy cho chúng con một bài tự thuật hầu để lưu truyền về sau cho đàn con cháu tôn thờ làm kỷ niệm. Không chần chờ do dự, bàn cơ liền chuyển động cho 1 bài thi như sau:

Ly trần tuổi đã quá năm mươi,

Mi mới vừa lên ước đặng mười.

Tổng mến lời khuyên bền mộ chép,

Tình thương căn dặn lắm tâm đời.

Bên màn đôi lúc trao hồn phách,

Cõi thọ nhiều phen đặng thảnh thơi.

Xét nổi vợ hiền còn lụm cụm,

Gặp nhau nhắn nhủ một đôi lời.

Thầy xin kiếu!

Bài thi tự thuật của ông Cao Quỳnh Tuân, khiến cho các ông có mặt đều xúc động, riêng ông Cư không cầm được giọt lệ, và kể từ hôm ấy các ông không còn xem thường việc xây bàn nữa, không còn nghĩ là một trò tiêu khiển như trước, mà tất cả đều nghiêm trang, tôn kính mỗi khi xây bàn.

Vào một đêm thứ bảy ngày mùng 10 tháng 6 năm Ất Sửu (30-7-1925), qúi ông đến nhà ông Cao Hoài Sang để tiếp tục xây bàn cầu các vong linh về họa thi, thì bàn cơ chuyển động một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng lạ thường, bàn cơ liền gỏ: "Thác vì tình", nghe được 3 tiếng thác vì tình, các ông đều hốt hoảng chỉ có ông Cao Quỳnh Cư trầm tĩnh hỏi: Đàn ông hay đàn bà? Vong linh liền đáp: "Đoàn Ngọc Quế, con gái".

Cả tên và họ Đoàn Ngọc Quế vừa xưng danh tánh đều đúng với tên họ một người bạn thân của ông Diêu, hiện đang có mặt. Ông Cao Quỳnh Cư liền xin vong linh một bài thi tự thuật. Bàn cơ chuyển động nhẹ nhàng cho một bài thi:

Nỗi niềm tâm sự tỏ cùng ai,

Mạng bạc còn xuân uổn sắc tài.

Những ngỡ trao duyên vào ngọc các,

Nào ngờ phủi nợ xuống tuyền đài.

Dưỡng sinh cam lỗi tình sông núi,

Tơ tóc thôi rồi nghĩa trúc mai.

Dồn dập tương tư quần một gánh,

Nỗi niềm tâm sự tỏ cùng ai.

Chính 2 bài thi của ông Cao Quỳnh Tuân và cô Đoàn Ngọc Quế đã tự thuật, có một trọng lượng đả phá mọi thành kiến nghi ngờ, phủ nhận của quí ông lúc bấy giờ, mà còn trợ lý giúp quí ông có đầy đủ niềm tin sùng kính quyền mầu nhiệm của thế giới vô hình hơn nữa. Vì là những thi văn nổi tiếng, các ông liền họa lại bài thi của cô Đoàn Ngọc Quế thật vô cùng lý thú, là người sống họa thi cùng một vong linh với lối văn chương vô cùng lưu loát, khiến cho các ông càng say mê xây bàn hàng đêm để học hỏi thêm về huyền bí ở cỏi vô hình. Nhất là được họa thi với một nữ vong linh giỏi về thi thơ như cô Đoàn Ngọc Quế, càng làm cho quí ông kính phục thêm.

Tuy nhiên qúi ông muốn tìm cho ra tông tích của vong linh Đoàn Ngọc Quế, người con gái "thác vì tình" này. Vong linh liền đáp: trước kia ở Chợ Lớn, học trường đầm.

Vào thượng tuần tháng 8 năm Ất Sửu (1925), quí ông xây đàn mời cô Đoàn Ngọc Quế giáng đàn để học hỏi thêm về thế giới vô hình theo sự mong muốn của mấy ông từ lâu.

Cô Đoàn Ngọc Quế giáng cơ chỉ dẫn cho mấy ông những bí ẩn về cỏi vô hình, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của mấy ông. Đồng thời, qúi ông đề nghị xin kết nghĩa anh em với nhau, cô Đoàn Ngọc Quế bằng lòng và thân mật gọi:

Ông Cao Quỳnh Cư là trưởng ca,

Ông Phạm Công Tắc là nhị ca,

Ông Cao Hoài Sang là tam ca,

Còn cô Đoàn Ngọc Quế tự xưng là tứ muội.

Được cùng nhau kết nghĩa huynh muội, ông Cao Quỳnh Cư không ngần ngại hỏi tên thật của cô Đoàn Ngọc Quế, nhưng cô không cho biết. Sau cùng, vì các ông cứ nài nĩ mãi nên cô Đoàn Ngọc Quế mới chiều lòng, bàn cơ liền gõ 3 chữ viết tắt: V.T.L.

Ông Cao Quỳnh Cư hỏi tiếp: Hiện giờ mồ mã cô Quế nằm tại đâu?

Cô Đoàn Ngọc Quế đáp: ngôi mộ hiện giờ nằm tại nghĩa trang Bà Lân (Bà Tổng Đốc Phương) tại ngã bảy Sàigòn.

Qúi ông nhất định phải truy tìm cho ra tông tích cô Đoàn Ngọc Quế với cái tên họ Bằng 3 chữ viết tắt V.T.L.

Để biết rõ thiệt hư, nhân ngày chủ nhật 3 ông Cư, Tắc, Sang đồng hẹn nhau đến nghĩa trang bà Tống Đốc Phương. Đúng 8 giờ sáng, ba ông giữ lời hứa đến nghĩa trang và đi thẳng vào thì gặp ngôi mộ cô Vương Thị Lễ. Đáp ứng sự hiếu kỳ của 3 ông là nhìn thấy ngôi mộ xây cất rất đẹp, trên mộ bia có ảnh của cô Vương Thị Lễ, trẻ đẹp, và dưới chân dung còn ghi rõ họ tên.

Không còn hoài nghi gì nữa, 3 ông đốt nhang khẩn nguyện vong linh cô Vương Thị Lễ xong rồi mới ra về, nhưng vẫn còn thắc mắc, muốn biết xem ban ngày các vong linh có thể về giáng đàn được không? Và cũng có vài điều thắc mắc cần hỏi cô Đoàn Ngọc Quế.

Trở về nhà thì các ông liền xây bàn cầu cơ vào lúc 9 giờ sáng, cô Đoàn Ngọc Quế liền giáng cơ mách bảo cho các ông biết rõ, ngôi mộ mà 3 ông đã đến viếng hồi sáng, đó là ngôi mộ của cô. Điều này khiến cho ba ông càng thêm kinh ngạc, vì chưa được phỏng vấn mà đã nghe cô Đoàn Ngọc Quế đáp ứng nguyện vọng của ba ông trong buổi cầu cơ này.

Một bằng chứng mà qúi ông không thể phủ nhận là người và vô hình trực tiếp liên hệ, nghĩa là các ông đã khám phá ra một việc mà ít người hiểu biết về huyền diệu của thế giới vô hình.

Để ung đức tinh thần và cũng cố niềm tin cho 3 ông, một hôm cô Vương Thị Lễ giáng đàn chỉ bảo về mặt đạo đức, tu hành và cố ý giới thiệu đến 3 ông 1 người bạn gái của cô rất giỏi thi văn tên là Hôn Liên Bạch. Được giới thiệu thêm một nữ thi văn, ông Cao Hoài Sang muốn thử tài của nữ thi sĩ này, nên liền xin phép đưa ra để thi "Tiễn biệt tình lang", chẳng chậm trễ một giây phút nào, cô Hôn Liên Bạch liền giáng cơ cho bài thi như sau:



Chia gương căn dặn buổi trường đình,

Vàng đá trăm năm tạc tấm tình.

Bước rẽ ngùi trông cơn ác xế,

Lời trao buồn nhớ lối trăng thanh.

Ngày chờ mây án ngàn dâu khuất,

Đêm bặt đường khuya một bóng hình.

Lần lứa cô phòng xuân thỏn mỏn,

Xa xuôi ai thấu buổi đinh ninh.

Đồng thời cô Hôn Liên Bạch cho tiếp một bài thi tựa là: "Hoài Lang"



Đông đình nhớ buổi tạm chia đường,

Đông đình nhớ buổi tạm chia đường,

Bốn giọt nhìn nhau lối rẽ cương.

Trời thảm mây giăng bao cụm ủ,

Biển sầu nước nhuộm một màu thương.

Cô thân chạnh nhớ vầy đôi bạn,

Tiệc ngọc nào khi hội nhất trường.

Mượn bạn lương nhân xin nhắn nhủ,

Vườn xưa tiếng nhạn luống kêu sương.

Hai bài thi của cô Hôn Liên Bạch giáng cơ cho vào ngày mùng 5 tháng 8 năm Ất Sửu (22-8-1925), khiến cho 3 ông vô cùng thích thú về thi thơ xướng họa giữa vô hình và thế tục, qúi ông hết sức say mê, ngưỡng mộ tâm hồn thanh thoát ở nơi cỏi tục này.

Lại thêm một việc hi hữu nữa là: tiếng đồn cô Vương Thị Lễ giáng cơ được loan truyền đi khắp nơi, khiến cho gia đình thân nhân cô Vương Thị Lễ tìm đến tận nhà ông Cao Quỳnh Cư để tìm hiểu sự thật về cô Lễ giáng đàn và yêu cầu được dự đàn cơ, qúi ông không thể từ chối được, 2 vị khách lạ tự xưng là thân nhân của cô Lễ xin được dự đàn cơ.

Khi cô Vương Thị Lễ giáng cơ thì ông Cao Quỳnh Cư liền hỏi: tứ muội có biết 2 ông khách lạ này là ai không? Cô liền nhanh nhẹn đáp:



"Đào Nguyên lạc lối buổi vong Hưng".

Hai ông khách lạ tên Nguyên và Hưng nghe đúng tên mình liền nhanh nhẹn đốt nhang khấn nguyện và đáp lại lằng câu thơ:



"Đốt nén hương xin tỏ Lễ mừng".

Cô Lễ tiếp nối bài thi:



"Tri kỷ còn nhiều ngày gặp gỡ".

Ông Nguyên và Hưng tiếp nối câu chót.



"Chạnh lòng nhớ đến buổi thanh xuân".

Thiết tưởng nguồn thi cảm rạt rào người phàm tục và vô hình được gặp nhau để sáng tác thành một bài thi tuyệt bút:



Đào Nguyên lạc lối buổi vong Hưng,

Đốt nén hương xin tỏ Lễ mừng.

Tri kỷ còn nhiều ngày gặp gỡ,

Chạnh lòng nhớ đến buổi thanh xuân.

Một sự huyền diệu, hiển linh như thế càng giúp cho quí ông Cư, Tắc, Sang thêm phần hứng chí về việc xây bàn cầu cơ. Những huyền diệu linh ứng do chính bản thân qúi ông tiếp nhận trong việc họa thi phú hàng đêm, khiến các ông không biết mệt mỏi, mà còn say sưa hâm mộ nữa là khác.

Vào hạ tuần tháng 7 năm Ất Sửu (1925), ông Phạm Công Tắc, cùng với các bạn tri âm của ông hợp lại để xây bàn, thì có một vong linh về nhập đàn, không chịu xưng danh tánh nhưng cho một bài thi như sau:

Ớt cay, cay ớt gẫm mà cay,

Muối mặn ba năm muối mặn dai,

Túng lúi đi chơi nên tấp lại,

Ai bòn chẳng chịu tấp theo ai.

Tiếp được bài thi, 3 ông Cư, Tắc, Sang cố nài nĩ vong linh cho biết qúi danh, song Đấng Vô Hình khước từ mà chỉ xưng danh là A.Ă.Â. mà thôi. Các ông vô cùng ngạc nhiên, cố tìm hiểu nơi đấng vô hình A.Ă.Â. này, nhưng ông ta không chịu tiết lộ danh tánh của mình, khiến cho 3 ông tự suy nghiệm, và cảm thấy là có điều gì kỳ lạ nơi Đấng vô hình này và kể từ đó không ai dám tò mò hỏi thêm về lý lịch của ông ta nữa. Cho đến thượng tuần tháng 8 năm Ất Sửu (1925), một lần nữa ông A.Ă.Ẩ. giáng cơ đến dạy bảo 3 ông Cư, Tắc, Sang là: đừng nên hỏi đến lai lịch của ông nữa và càng không nên hỏi đến chuyên quốc sự, thiên cơ, thì ông ta sẽ thường xuyên về họa thi phú cùng các ông. Đồng thời, ông A.Ă.Â. còn bảo qúi ông thiết "tiệc chay" vào đêm rằm tháng 8 năm Ất Sửu (1925), để thỉnh đức Diêu Trì Kim Mẫu và 9 vị tiên cô, cũng như tổ chức đãi tiệc những người phàm vậy, nhưng phải cho thanh tịnh và tinh khiết. Chẳng biết phải thiết tiệc theo nghi thức như thế nào, 3 ông Cư, Tắc, Sang hợp ý kiến xin thỉnh cô Vương Thị Lễ giáng cơ về hướng dẫn. Cô Lễ giáng đàn, chỉ bảo cả mọi việc, cùng phương pháp chưng dọn bàn ghế cho nghiêm trang, và còn cho 3 ông biết rõ cô là Thất Nương Diêu Trì Cung, là vị Tiên thứ 7 trong 9 vị Tiên tại Cung Diêu Trì, do Cửu Thiên Huyền Nữ cai quản, dưới quyền có 9 vị Tiên nương. Cô Lễ là 1 trong 9 vị Tiên cô đó.

Thất Nương giáng đàn hướng dẫn 3 ông phải thành tâm cầu nguyện giữ trai giới trong 3 ngày, trang hoàng nhà cửa, thịết lập buổi lễ cho khang trang để nghinh đón đức Diêu Trì Kim Mẫu. Ngoài ra còn bắt buộc qúi ông mỗi người đều phải làm 1 bài thi, nhất là phải cố gắng tìm cho được Đại Ngọc Cơ để thỉnh đức Diêu Trì Kim Mẫu giáng đàn.

Nghe đến tiếng Đại Ngọc Cơ, 3 ông còn chưa nhận định được hình dáng Đại Ngọc Cơ như thế nào, thất nương liền vẽ hình Đại Ngọc cơ cho 3 ông xem, và cũng giải nghĩa rõ nguồn gốc xuất hiện Đại Ngọc Cơ là trước kia lấy hình tượng ngôi sao Bắc Đẩu mà tạo thành, cùng hướng dẫn việc sử dụng Đại Ngọc Cơ.

Được tiếp nhận sự hướng dẫn chu đáo của Thất Nương, 3 ông rất nóng lòng trông đợi cho đến ngày rằm tháng 8, hầu biết thêm những điều mới lạ ở cỏi vô hình.

May mắn thay! Và cũng huyền diệu thay! Trong lúc 3 ông còn đang phân vân, chưa biết chạy tìm nơi nào để có được Đại Ngọc cơ để kịp ngày ấn định, thì tình cờ gặp được một người thố lộ cho các ông biết là ông Phan Văn Tỷ là người có Đại Ngọc Cơ. Hơn nữa, ông Tỷ thường đến nhà ông Cao Quỳnh Cư chơi và được biết việc xây bàn có phần chậm chạp hơn là cầu Ngọc Cơ, nhưng lúc đó ông Tỷ chưa dám có ý kiến.

Hôm nay có người đến hỏi mượn Ngọc Cơ, ông Phan Văn Tỷ vui vẻ chấp nhận, nhưng phải chờ ông đến nhà ông Âu Kích để lấy lại Ngọc Cơ mà ông đã cho mượn từ lâu. Một việc lo lắng, thắc mắc về Ngọc Cơ đã được ông Tỷ giải quyết một cách dễ dàng, và ông Tỷ đã đem Ngọc Cơ đến nhà ông Cao Quỳnh Cư đúng hẹn.

Có phải chăng mọi việc đều do quyền thiêng liêng đã an bày. Sau 3 ngày giữ trai giới tinh khiết, nhằm tiết trung thu, trăng thanh gió mát, rằm tháng 8 năm Ất Sửu, căn nhà ông Cao Quỳnh Cư được chưng dọn rất trang nghiêm.

Một cái bàn được trang trọng đặt ra giữa căn nhà, trên mặt bàn phủ một tấm mặt bàn trắng, và bông hoa đủ màu sắc xinh đẹp vô cùng. Chung quanh mặt bàn thì có 9 cái tách uống trà và 9 cái ly uống rượu trông rất lộng lẫy. Ngoài ra chung quanh bàn thì có 9 cái ghế bằng mây được phủ bằng vải trắng trông rất sang trọng. Nếu khách lạ đến nhìn thì cũng phải tự khen thầm là chủ gia tiếp đãi khách hết sức tươm tất, chớ ai có ngờ chủ gia sắp sửa tiếp đãi 9 vị tiên cô.

Gần tới 12 gìơ khuya ông Cao Quỳnh Cư, Phạm công Tắc, Cao Hoài Sang, Cao Quỳnh Diêu, Nguyễn Trung Hậu, Trương Hữu Đức, Võ Văn Nguyên đều mặc áo dài đen, đầu bịt khăn đóng đen rất nghiêm trang đến đốt hương lên đèn thật vô cùng trọng thể.

Sau khi khấn nguyện xong, các ông bắt đầu đốt trầm hương và 2 ông Cư, Tắc ngồi xuống ghế để tiếp Ngọc Cơ. Ngọc cơ chuyển động mạnh và nhanh nhẹn, đức Diêu Trì Kim Mẫu giáng đàn, để lời chào mừng qúi ông có mặt, chỉ dạy về đạo đức, phương cách tu hành và hứa hẹn sẽ thường giáng đàn chi bảo thêm cho 3 ông Cư, Tắc, Sang.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu nhường cơ lại cho 9 vị Tiên Nương, và 9 vị Tiên Cô lần lượt giáng cơ chào mừng quí ông.

Đặc biệt là trước khi ngồi nhập tiệc thì Thất Nương giáng đàn chi dẫn cho 3 ông phải đem đàn ra hòa nhạc hiến lễ cho đức Diêu Trì Kim Mẫu và 9 vị Tiên Cô (bởi qúi ông đều giỏi về nhạc), an tọa nghe hòa nhạc và kế tiếp 3 ông ngâm lên bài thi đã làm sẵn.

Bắt đầu nhập tiệc, Thất Nương bảo 3 ông ngồi chung bàn để cùng dự tiệc với Tiên Nữ, nhưng 3 ông đều thối thác, không dám ngồi chung bàn. Thất Nương mời nhiều lần, bắt buộc các ông phải tuân theo và lấy thêm 3 cái ghế để sau 9 cái ghế đã có sẵn, rồi mới ngồi vào ghế cùng chung dự tiệc với 9 vị Tiên Nương.

Yến tiệc rằm tháng 8 năm Ất Sửu (1925), có thể nói là yến tiệc lần đầu tiên giữa người và 9 vị Tiên Nương, được gọi là Hội Yến Diêu Trì Cung, và hiện giờ theo thông lệ hàng năm đến ngày rằm tháng 8 thì Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh đều thiết đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung tại Đền thờ Phật Mẫu vô cùng trọng thể, và cũng để tưởng nhớ đến công ơn đức Diêu Trì Kim Mẫu và cửu vị tiên nương đã dày công dẫn dắt chức sắc Hiệp Thiên Đài trong buổi đầu khi nền đại đạo mới phôi thai.

Một điều hi hữu là cả thế giới, cùng các Tôn Giáo trước kia chưa có một buổi tiệc nào cùng vói đấng thiêng liêng tham dự, duy nhất chi có Tôn Giáo Cao Đài mà thôi.

Đây cũng là một đặc ân của dân tộc Việt Nam, được Đức Phật Mẫu, bà mẹ thiêng liêng dành riêng cho dân tộc Việt Nam. Nếu sau này bất luận các dân tộc nào trên thế giới biết đạo Cao Đài, nhập môn vào đạo Cao Đài rồi thì nhất định phải giữ ý nghĩa đại lễ Hội Yến Diêu Trì, để tỏ lòng tôn kính công ơn đức Phật Mẫu.

Thông cảm ước vọng của 3 ông Cư, Tắc, Sang, ông A.Ă.Â. giáng cơ hé mở từ từ cho 3 ông biết thêm về huyền bí màu nhiệm của thế giới vô hình, nhất là vận mạng tương lai của dân tộc Việt Nam, để đáp ứng nguyện vọng thiết tha của qúi ông bằng một lời hứa vô cùng đanh thép: "Sẽ dùng huyền diệu vô tận, vô biên để giải ách nô lệ cho dân tộc Việt Nam..." một lời hứa đầy đủ ý nghĩa ghi vào tâm trí 3 ông lúc bấy giờ

Những gì đến nhất định phải đến, vào đêm 27 tháng 10 năm Ất Sửu, Đức Diêu Trì Kim Mẫu giáng cơ chi dạy: 3 ông phải "Vọng Thiên Cầu Đạo", vào ngày 1-11-Ất Sửu (18-12-1925) gây sự ngạc nhiên cho 3 ông, bởi trong thời gian qua 3 ông chỉ biết thích thú say sưa trong cảnh người tiên thượng giới, kẻ phàm tục thế gian được họa thi tiếp nối đêm này qua đêm khác để học hỏi về thế giới vô hình. Hôm nay nghe đến danh từ "Vọng Thiên Cầu Đạo", cả 3 ông đều băn khoăn, lo sợ vô cùng, bởi 3 ông chưa bao giờ nghĩ sau này sẽ có trách nhiệm đi truyền đạo. Nhưng do sự hướng dẫn của ông A.Ă.Â.từ từ rèn luyện cho 3 ông thông suốt đạo đức để hữu dụng sau này.

Đêm 1-11-Ất Sửu (18-12-1925), tam vị mặc áp dài đen, khăn đóng đen, chỉnh tề trang nghiêm ra đứng giữa sân, cầm 9 cây nhang nguyện rằng ba chúng tôi là Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang vọng bái đứcThượng Đế ban ân diễm phúc cho 3 anh em tôi cải tà qui chánh, trước sự đông đảo đồng bào chung quanh đến xem. Khổ nổi đến giờ phút lập thệ như thế mà ông vẫn còn phân vân chưa nhận định được ông A.Ă.Â. là ai? Chỉ biết tuân theo lời phán dạy của ông A.Ă.Â. mà thi hành.

Đúng 12 giờ khuya, thời tý, 3 ông xông trầm cho tinh khiết, ngồi vào bàn cơ, Ngọc cơ rung chuyển, thanh thoát, rồi ông A.Ă.Â. giáng cơ phán dạy: "


Каталог: booksv -> khaitam -> TIEU%20SU%20DHP%20-%20HC
khaitam -> I/. introduction to caodai religion 3 ii/. Meaning of word "tao" in caodai religion 4
khaitam -> 1. Đêm 28 tháng 7 Canh-Dần (1950). 1 Phò Loan: Luật-sự: Khoẻ, Hưỡn
khaitam -> NHỮng lời tiên tri đẦy huyền diệu củA Ông phật sống là ĐỨc hộ pháp phạm công tắc mà Ít ngưỜi biếT ĐẾN
khaitam -> Thánh Thơ của Thượng Sanh. 1 Holy Letter of His Holiness Thượng San
khaitam -> Giải thích Đức Di Lạc cỡi cọp. Giải thích tám khuôn hình trước bao lơn Đền Thánh
khaitam -> Hình Tòa Thánh Picture of Holy See
khaitam -> I/. introduction to caodai religion 1 ii/. Meaning of word "tao" in caodai religion 2
khaitam -> 1. Đêm 28 tháng 7 Canh-Dần (1950). 1 Phò Loan: Luật-sự: Khoẻ, Hưỡn
TIEU%20SU%20DHP%20-%20HC -> Đinh Tấn Thành

tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương