Đinh Khắc Thuân Hiện trạng bia và văn bia Phật giáo thời Lê sơ



tải về 1.17 Mb.
Chế độ xem pdf
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2022
Kích1.17 Mb.
#53059
  1   2   3   4   5   6
Bia Phat giao. Dinh Khac Thuan



71
VAÊN BIA PHAÄT GIAÙO THÔØI LEÂ SÔ
Đinh Khắc Thuân
*
Hiện trạng bia và văn bia Phật giáo thời Lê sơ
Bia và văn bia Phật giáo thời Lê sơ được đề cập ở đây là những bia đá, bệ tượng được 
khắc văn bản Hán Nôm liên quan đến Phật giáo thuộc thời Lê sơ. Những tư liệu này hiện 
nằm rải rác ở các địa phương, trong đó phần lớn văn bản văn bia đã được in dập và lưu giữ 
tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Những văn bản này cũng đã được sưu tập và giới thiệu nội 
dung trong hai tập văn bia: một là Tuyển tập Văn bia thời Lê sơ và Tuyển tập Văn bia Thanh 
Hóa: Tập Hai: Văn bia thời Lê sơ
(Viện Nghiên cứu Hán Nôm 2014). Tuy nhiên, vẫn còn 
một số văn bia Phật giáo thời Lê sơ chưa được giới thiệu. Chẳng hạn như văn bia chùa Kim 
Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội, một văn bia sớm nhất phát hiện trong các quận nội thành Hà 
Nội; cùng hai văn bia chùa Bối Khê (huyện Thanh Oai, Hà Nội), bệ Phật chùa Khám Lạng 
(Bắc Giang) và bệ Phật chùa Tiên Lữ (Hưng Yên)...
Ngoài số văn bia chùa Phật ra, còn một số văn bia khác tuy không ở chùa, hoặc không 
trực tiếp đề cập đến ngôi chùa Phật, song ít nhiều đều có liên quan đến hoạt động Phật giáo, 
nên chúng tôi cũng đưa vào sưu tập này. 
Số văn bia đề cập đến Phật giáo thời Lê sơ chúng tôi sưu tập được gồm 44 văn bản. 
Số lượng này không nhiều, song, so với tổng thể văn bia thời Lê sơ thì đây lại là số lượng 
đáng kể. Bởi số văn bia thời Lê sơ hiện biết có trên 80 đơn vị văn bản, trong đó phần lớn là 
bia lăng mộ vua và Hoàng tộc nhà Lê, cùng các quan lại nhà Lê và văn bia khắc thơ đề tặng 
(có tới trên 40 văn bia, chiếm trên một nửa toàn bộ văn bia thời Lê sơ). Ngoài ra là cụm bia 
Tiến sĩ đề danh được dựng ở Văn miếu có tới 7 bia. Đây hoàn toàn là bia do triều đình sai 
dựng, gắn với nhân vật và sự kiện triều đình. Số văn bia còn lại là bia làng xã, liên quan đến 
đền tín ngưỡng thờ Thần. 
Văn bia Phật giáo thời Lê sơ xuất hiện ngay ở niên hiệu đầu tiên của Vương triều này, 
niên hiệu Thuận Thiên (1428-1433), trải dài đến năm cuối cùng niên hiệu Thống Nguyên 
thứ 6 (1527), cũng là năm đầu của nhà Mạc. Cụ thể 44 văn bia Phật giáo thời Lê sơ được tạo 
khắc ở các niên hiệu nhà Lê sau:
Thuận Thiên 2 bia, Thiệu Bình 1 bia, Thái Hòa 4 bia, Quang Thuận 3 bia, Hồng Đức 11 
bia, Cảnh Thống 8 bia, Đoan Khánh 3 bia, Hồng Thuận 9 bia, Quang Thiệu 1 bia và Thống 
* PGS.TS. Viện Nghiên cứu Hán Nôm


72
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Nguyên 2 bia. Như vậy là số bia Phật giáo thời Lê sơ được dựng nhiều nhất trong niên hiệu 
Hồng Đức của vua Lê Thánh Tông thế kỷ 15 và các niên hiệu: Cảnh Thống, Hồng Thuận 
ở đầu thế kỷ 16. Giai đoạn đầu ở niên hiệu Thái Hòa cũng có khá nhiều bia Phật giáo được 
dựng. Điều đó cho thấy văn bia Phật giáo xuất hiện liên tục ngay từ niên hiệu đầu tiên của 
nhà Lê. 
Dưới thời Lê Thánh Tông, thời kỳ được cho là hưng thịnh nhất của Nho giáo, thì Phật 
giáo cũng vẫn được duy trì khá liên tục. Đương nhiên, sự duy trì này là hoàn toàn do dân 
gian, chứ không phải do triều đình, bởi người đứng đầu triều đình là vua Lê Thánh Tông, 
một vị vua tôn sùng Nho giáo, không khuyến khích các hoạt động Phật giáo, nhất là sự pha 
tạp dị đoan. Điều này thể hiện rõ trong lời tựa và bài thơ đề chùa Long Đọi (Hà Nam) vào 
năm Quang Thuận thứ 8 (1467). Nội dung lời tựa và bài thơ được trích dịch như sau: “... Ta 
đi bái yết sơn lăng, có đi qua mé trái ngọn núi, bèn trèo lên ngắm cảnh, cười vua tôi nhà Lý thờ 
việc quái đản, than đất nước gặp bước can qua, bèn làm bài thơ khắc mặt sau tấm bia” - 時 光 
順 八 年 余 拜 謁 山 陵 路 山 左 遂 登 覽 焉 笑 李 朝 事 誕 之 君 臣 嗟 國 
步 曾 經 於 兵 蠡 因 留 一 律 于 石 陰 云
(Thác bản, ký hiệu 7908).
Trái ngược với Lê Thánh Tông là vua Lê Hiến Tông, lên ngôi khi Nho giáo đã đi 
xuống, dần dần nhường chỗ cho Phật giáo phục hồi. Lê Hiến Tông đã hướng đến Phật giáo 
với một kỳ vọng, một định hướng mới. Chính ông và chỉ có vị vua duy nhất này đã ra đề thi 
văn sách về Phật giáo. Đó là đề thi Đình đối khoa thi Đình năm Cảnh Thống thứ 5 (1502) 
hỏi về Phật giáo
(1)
. Khoa thi này có vị Đạo sĩ Lê Ích Mộc người Thanh Lãng, huyện Thủy 
Đường, Hải Dương (nay thuộc huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) đỗ Trạng nguyên. Thêm 
nữa, phần lớn thơ của vua Lê Hiến Tông đều có nỗi niềm hướng về Phật pháp. 
Điều này cũng dễ hiểu khi bước sang thế kỷ 16, số văn bia Phật giáo liên quan đến 
vua, quan trong triều tăng dần, trong đó tiêu biểu là sự xuất hiện văn bia am Hiển Thụy năm 
Cảnh Thống thứ 3 (1500) cũng chính do vua Lê Hiến Tông nhớ đến ý nguyện của Trinh 
Quốc công mà sai khắc.
44 văn bia Phật giáo thời Lê sơ được phân bố chủ yếu ở đồng bằng, trung du Bắc bộ 
và Bắc Trung bộ. Cụ thể là Hà Nội (bao gồm Thăng Long và một phần xứ Đoài xưa) 10 văn 
bia, Ninh Bình 3 bia, Bắc Giang 2 bia, Bắc Ninh 2 bia, Hà Nam 2 bia, Hải Dương 3 bia, Hải 
Phòng 1 bia, Hưng Yên 1 bia, Thái Nguyên 1 bia và Vĩnh Phúc 1 bia. Riêng Thanh Hóa, 
vùng đất căn bản của nhà Lê có nhiều bia về Hoàng tộc nhà Lê được dựng, đồng thời cũng 
có số bia Phật giáo khá nhiều, gồm 18 bia. 
Trong số 10 văn bia ở Hà Nội thì trong thành Thăng Long không có văn bia nào, mà 
chỉ có 2 văn bia ở ngoại ô là Tây Hồ (Bia chùa Đại Bi) và Hoàng Mai (Bia chùa Nga Mi), 
còn lại hoàn toàn là ở vùng xứ Đoài cũ. Điều đó cho thấy triều đình không thực sự chú trọng 
Phật giáo, nên không có văn bia nào được khắc, cũng có nghĩa là không có ngôi chùa nào 
trong thành Thăng Long dành cho Hoàng tộc được duy trì. Điều đó hoàn toàn phù hợp với 


73
Thông báo khoa học 2017**
sắc chỉ của vua Lê Thánh Tông rằng: “chỉ tu tạo lại các ngôi chùa có hạn ngạch”, cùng lệnh 
cấm khắc in các tạp thư về Phật Lão “Kẻ nào làm càn khắc in tạp thư về Phật Lão, đục khoét 
của cải của dân, làm rối loạn, mê hoặc tín ngưỡng của dân thì bị xử tội đồ”
(Nguyễn Ngọc 
Nhuận, Lê Tuấn Anh, Trần Thị Kim Anh 2006: 274). Vì vậy, hầu hết những lần tu sửa, xây 
dựng chùa đều diễn ra ở các địa phương xa cách triều đình và do người dân, cùng quan lại địa 
phương chủ trì. 

tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương