ĐIỂm tin báo chí ngàY 02/9 ĐẾn sáNG ngàY 03/9/2015



tải về 58.37 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích58.37 Kb.
#36688

BỘ TƯ PHÁP

VĂN PHÒNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Hà Nội, ngày 03 tháng 9 năm 2015



ĐIỂM TIN BÁO CHÍ NGÀY 02/9 ĐẾN SÁNG NGÀY 03/9/2015

Trong ngày 02/9 đến đầu giờ sáng ngày 03/9/2015, một số báo đã có bài phản ánh những thông tin liên quan đến công tác tư pháp như sau:



I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TƯ PHÁP

1. Các Báo Pháp luật Việt Nam, Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, Lao động Thủ đô, Công an nhân dân, Điện tử Đảng cộng sản… đưa tin: Chiều 1/9, Bộ Tư pháp đã tổ chức bế mạc kỳ thi tuyển lãnh đạo cấp Vụ một số đơn vị thuộc Bộ năm 2015.

Qua thời gian làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, công tâm và khách quan, Hội đồng thi tuyển đã lựa chọn được 03 ứng viên trúng tuyển vào 03 chức danh lãnh đạo, cụ thể: Ông Đồng Ngọc Ba, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trúng tuyển chức danh Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; Ông Lê Đình Vinh, Giám đốc công ty Luật TNHH Vietthink trúng tuyển chức danh Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội và bà Trần Thu Hường, Trưởng phòng Tổ chức bộ máy, Vụ Tổ chức cán bộ trúng tuyển chức danh Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế.

Thay mặt Ban Cán sự, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Hà Hùng Cường chúc mừng các ứng viên đã trúng tuyển và lưu ý các đồng chí sau khi được bổ nhiệm giữ các chức danh lãnh đạo cần phải triển khai thực hiện các Đề án đã xây dựng và bảo vệ thành công, đem lại sự đổi mới và phát triển cho các đơn vị mà ứng viên trúng tuyển, góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành Tư pháp được Đảng và Nhà nước giao phó.

Về vấn đề này, Văn phòng Bộ đề xuất Vụ Bổ trợ tư pháp theo dõi.

2. Báo Đất Việt có bài: Nâng tuổi trẻ em lên 18: Tốt nhưng có làm được không?. Bài báo phản ánh: Việc nâng tuổi trẻ em từ 16 lên 18 là một chủ trương sẽ tác động nhiều mặt. Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiều cơ quan đang tranh luận và thảo luận về vấn đề này. Lý lẽ của những người đề xuất và đồng thuận là do điều kiện hiện nay cũng như thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quốc tế, việc nâng tuổi trẻ em là có cơ sở và đủ điều kiện để thực hiện.  

Phía băn khoăn thì ngược lại, nâng tuổi trẻ em từ 16 tới 18 liên quan tới nhiều thể chế chính sách, đặc biệt thể chế chính sách về quyền lợi và nghĩa vụ đối với trẻ em, trách nhiệm xã hội với trẻ em cũng như tác động tới nguồn lực lao động trong xã hội. Nâng tuổi trẻ em còn liên quan tới quan điểm truyền thống của Việ Nam về độ tuổi trẻ em như thế nào?. 

Báo Đất Việt xin đăng tải ý kiến của TS Lê Hồng Sơn - Nguyên Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản QPPL của Bộ Tư pháp về vấn đề này.

Xét về góc độ xã hội truyền thống. Chúng ta cần hết sức chú ý đến việc xác định độ tuổi trong xã hội như “nữ thập tam, nam thập lục” hoặc “tuổi 17 bẻ gẫy sừng trâu” đấy là cách các cụ nêu ra để xác định về sự hiểu biết, năng lực trình độ cũng như thể chất trong những độ tuổi này.  

Hiện nay điều kiện có khác trước. Những người trong độ tuổi này ngày càng có trình độ năng lực, sự hiểu biết và phát triển hơn trước rất nhiều. Quan hệ xã hội cũng phức tạp hơn. Sự tham gia của các cháu hoặc các quan hệ xã hội, lao động ở độ tuổi này cũng nhiều hơn. Đặc biệt, quan hệ khác giới sớm hơn. Thậm chí tình trạng vi phạm pháp luật, hình sự có chiều phức tạp và nghiêm trọng hơn.  

Về góc độ pháp luật, việc xác định đến độ tuổi của trẻ em liên quan tới một loạt chính sách, một loạt thể chế về hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình…  Đặc biệt, về hình sự. Trong bộ Luật hình sự quy định tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi trở lên. Trong đó có phân loại, từ đủ 14 tới dưới 16 và từ 16 trở lên. Vậy khi nâng tuổi trẻ em từ 16 đến 18 có đụng gì tới chính sách hiện hành không?  

Đối với một loạt tội như, tội hiếp dâm trẻ em, tội giao cấu với trẻ em, tội mua bán đánh tráo trẻ em… thì đối tượng trẻ em được bảo vệ đặc biệt. Như trên tôi đã nói, thể chất và sự phát triển của trẻ em hiện nay đã khác trước rất nhiều. Quan hệ xã hội phức tạp hơn, quan hệ giới tính của các cháu bây giờ cũng không đơn giản. Giả sử, tuổi trẻ em được nâng lên dưới 18, nếu không có sửa đổi phù hợp trong Luật hình sự sẽ là một thay đổi rất lớn.  Rõ ràng, tội hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với trẻ… ở độ tuổi từ 16 tới 18 không thể giữ chính sách hình sự như từ 16 tuổi trở xuống như chính sách của bộ luật hiện hành. Vậy có nên giữ khái niệm, cụm từ “trẻ em” đối với các tội đó hay không hay phải sửa lại theo cách định rõ độ tuổi và giữ nguyên mức tuổi trẻ em như hiện nay là dưới 16?.

Còn phía đối tượng có hành vi phạm tội, bộ Luật hình sự hiện hành đang phân loại đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự là trẻ em từ 14 tới 16 tuổi chỉ phải chiu trách nhiệm hình sự đối với một số tội. Còn từ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự như mọi người thành niên khác.  

Xin lưu ý trong bộ luật hình sự, ấn định tuổi 16 là tương thích với Luật bảo vệ - chăm sóc - giáo dục trẻ em. Theo đó, trẻ em là những người dưới 16 tuổi. Như vậy, nếu muốn nâng tuổi trẻ em trước tiên phải thay đổi Luật hình sự hiện hành cho theo hướng, “định độ tuổi cụ thể”. Đây là vấn đề cần phải quan tâm. Vì nếu thay đổi độ tuổi, phải thay đổi Luật hình sự cũng có nghĩa phải thay đổi cả Luật bảo vệ - chăm sóc- giáo dục trẻ em nữa. Trong lĩnh vực pháp Luật dân sự, điều đáng chú ý đó là chính sách dân sự với người già, trẻ em, người tàn tật được quan tâm đặc biệt. Độ tuổi từ 14 tuổi tới 18 tuổi trong bộ Luật dân sự được phân định theo người thành niên và người chưa thành niên. Theo đó, người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên, còn người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Về trách nhiệm bồi thường dân sự thì bộ luật xác định, người từ đủ 15 tới dưới 18 tuổi có trách nhiệm bồi thường bằng chính tài sản của mình. Người chưa thành niên dưới 15 tuổi, cha mẹ phải có trách nhiệm bồi thường.

Về vấn đề này, Văn phòng Bộ đề xuất Vụ Pháp luật hình sự - hành chính theo dõi.

3. Báo Điện tử Chính phủ có bài: Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh CCTTHC lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Bài báo phản ánh: Thủ tướng Chính phủ vừa có 24/CT-TTg ngày 01/9/2015 yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện CCTTHC trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong năm 2015 và những năm tiếp theo, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác CCTTHC, coi CCTTHC là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên.

Đồng thời tăng cường đối thoại, giao lưu trực tuyến; tiếp nhận, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp về TTHC trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; xem xét, giải quyết kịp thời các vướng mắc nếu có; điều tra, đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính các cấp về tài nguyên và môi trường; tập trung hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 - 2016. Bên cạnh đó tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách, quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh đã được Hiến pháp quy định. TTHC ban hành phải bảo đảm thực sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và khả thi, vừa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, vừa tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Về vấn đề này, Văn phòng Bộ đề xuất Cục Kiểm soát thủ tục hành chính theo dõi.

II- PHẢN HỒI CHÍNH SÁCH

1. Báo Giao thông có bài: Tranh cãi về sửa thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu. Bài báo phản ánh: Tại hội thảo "Góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế" ngày 1/9, đại diện Hiệp hội Bia – rượu – nước giải khát Việt Nam cho rằng, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) vừa mới được Quốc hội thông qua (và có hiệu lực từ 1/1/2016) nên chưa được thực thi.

Bên cạnh đó, Hiệp hội này cho rằng, “tại Thông báo số 229/TB/VPCP ngày 18/7/2015 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp của thường trực Chính phủ chỉ nêu vấn đề cần xem xét là thuế suất đối với ô tô chứ không nói tới mặt hàng bia, rượu, đặc biệt là các nội dung tại Luật 70 và 71/2014/QH13”. Ngoài ra, “việc dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều về các luật thuế với dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khoá 13 (dự kiến tháng 10-11/2015) hiện không nằm trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015”. Sở dĩ có sự phản đối này bởi nếu dự luật được ban hành sẽ khiến thuế suất thuế TTĐB đối với bia rượu nhập khẩu tăng lên.

Tại Việt Nam, năm 2013, thuế TTĐB với bia tăng tăng 45% lên 555, với rượu tăng từ 50% lên 55%.

Hiệp hội Bia – rượu – nước giải khát cho rằng, việc tăng thuế TTĐB là nhằm tăng thu ngân sách nhưng khi thuế tăng lại nhận được kết quả ngược lại là mức nộp thuế TTĐB của các doanh nghiệp trong ngành năm 2013 giảm 1,5%, năm 2014 giảm 16,1%.

Vì vậy, không cần thiết phải đưa những hàng hoá khác trong đó có rượu, bia vào nội dung sửa đổi”, Hiệp hội Bia – rượu – nước giải khát kiến nghị. Tuy nhiên, theo ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ chính sách thuế (Bộ Tài chính), về dự thảo này, Bộ Tư pháp có văn bản trình Chính phủ đồng ý trình Quốc hội thảo luận thông qua tại kỳ họp tháng 10 tới đây.

Về vấn đề này, Văn phòng Bộ đề xuất Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế theo dõi.

2. Báo Infonet có bài: Nghệ An, Hà Tĩnh: Cấp số 115 và “biển xanh” cho tư nhân là không phù hợp. Bài báo phản ánh: Đó là quan điểm của luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình xung quanh vấn đề báo chí phản ánh về hiện tượng cấp xe biển xanh, đầu số cấp cứu 115 cho tư nhân tại Nghệ An, Hà Tĩnh.

Theo thông tin từ báo Người lao động, nội dung đăng trong bài báo “Chuyện lạ có thật: Tư nhân sở hữu đầu số… 115”, nhiều năm nay, tại Nghệ An và Hà Tĩnh, tổng đài cấp cứu 115 được giao cho doanh nghiệp tư nhân.

Theo bài báo, tại Nghệ An, đầu số 115 được cấp cho Bệnh viện (BV) 115 (BV tư nhân, đóng tại xã Nghi Phú, TP Vinh). Được biết, trước khi tư nhân hóa thì đầu số cấp cứu 115 là của Trung tâm Vận chuyển cấp cứu 05 thuộc Sở Y tế tỉnh Nghệ An. Việc đầu số 115 cấp cho BV 115 đã gây ra sự hiểu nhầm, bức xúc đối với người dân.

Về vấn đề này, Văn phòng đề xuất Cục Kiểm tra VBQPPL theo dõi.

III- THÔNG TIN KHÁC

1. Các phương tiện truyền thông, báo chí, báo hình trong nước và ngoài nước đồng loạt đưa tin: Sáng 2-9, Lễ mít-tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 đã diễn ra trọng thể tại Quảng trường Ba Đình lịch sử tại Thủ đô Hà Nội. Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam; Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam; Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam; Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; Nguyễn Minh Triết, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam; Phan Văn Khải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam; Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hà Nội.

Đến dự lễ kỷ niệm, còn có đoàn đại biểu nước CHDCND Lào do đồng chí Bunnhang Volachit, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào dẫn đầu; đoàn đại biểu Chính phủ Hoàng gia Campuchia do bà Men Sam On, Ủy viên Thường vụ Đảng Nhân dân Campuchia, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia dẫn đầu.

Tới dự lễ còn có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; các đồng chí Bí thư T.Ư Đảng, nguyên Bí thư T.Ư Đảng; các đồng chí Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch nước; các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; các tướng lĩnh, đồng chí lãnh đạo và đại diện các tầng lớp nhân dân Thủ đô Hà Nội, đại biểu khách quốc tế, đại diện các đoàn ngoại giao, đại diện một số các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, đại diện cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài…

Trong không khí trang nghiêm, trọng thể, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đọc bài diễn văn quan trọng kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Sau khi bài diễn văn của Chủ tịch nước, Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã điều hành lễ diễu binh, diễu hành.

Các địa phương trong cả nước cũng tổ chức nhiều sự kiện trọng thể mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam.

2. Báo VietnamNet đưa tin:

- Trong khoảng vài tuần gần đây, tại một số địa phương của Trung Quốc liên tiếp xảy ra các vụ cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về nhân mạng và vật chất.

- Hãng thông tấn BBC dẫn nguồn tin từ giới chức Pháp cho biết, 8 người đã bị thiệt mạng trong một vụ hỏa hoạn xảy ra vào sáng ngày 2/9 (giờ địa phương) ở Paris.

- Cảnh sát Thái Lan ngày 2/9 cho biết đã tìm thấy dấu vân tay của nghi can người nước ngoài vừa bị bắt giữ trên vật liệu chế tạo bom trong một căn hộ ở Bangkok.

- Cảnh sát Thái Lan ngày 2/9 tuyên bố rằng họ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc truy tìm kẻ chủ mưu đứng sau vụ tấn công đẫm máu ở Bangkok hôm 17/8.

- Giới chức bang Texas ở Mỹ đang điều tra hai đoạn phim được truyền thông đăng tải ngày 2/9, trong đó có cảnh hai cảnh sát hạt Bexar bắn chết một nam giới.

- Nhà chức trách Triều Tiên cho rằng, các phát biểu gần đây của Hàn Quốc có thể làm tổn hại quan hệ và thỏa thuận mang tính đột phá mà hai nước vừa đạt được.

- Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng không hề xin lỗi về vụ nổ mìn tại biên giới hai nước ở Bàn Môn Điếm hồi tháng 8 như Hàn Quốc đã tiết lộ.

- Hải quân Singapore cùng các cơ quan chức năng của Indonesia và Malaysia đã chặn đứng một vụ cướp trên biển nhằm vào chiếc tàu kéo treo cờ Malaysia.

- Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus nói nước này đang liên hệ với Iraq và điều tra kẻ đứng sau vụ bắt cóc 18 công nhân xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ ở Baghdad.

- Tờ Bangkok Post hôm 2/9 cho biết, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha xác nhận đã nhận được đề nghị tước hàm trung tá cảnh sát của cựu Thủ tướng Thaksin.

- Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp cho biết, tối 1/9, tàu Tera Jet chở 1.800 người di cư và người tị nạn từ đảo Lesbos, miền đông Hy Lạp, đã cập cảng Piraeus.

- Cảnh sát Malaysia ngày 2/9 cho hay sẽ chất vấn cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad vì những phát ngôn mà ông đưa ra trong cuộc tuần hành rầm rộ hồi cuối tuần rồi.

- Hàng nghìn người tị nạn đã bị mắc kẹt tại ga xe lửa phía Đông của Budapest, Hungary khi chính quyền nước này không cho phép người nhập cư lên tàu đến Đức.

- Lực lượng Liên minh châu Phi (AU) ở miền nam Somalia cho biết đã giành lại kiểm soát một căn cứ của AU bị nhóm phiến quân Al-Shabaab chiếm ngày 1/9.

- Lực lượng cảnh sát của Mỹ hiện đang triển khai chiến dịch truy quét lớn nhằm vào 3 đối tượng tình nghi bắn chết một cảnh sát tại hạt Lake, phía bắc bang Illinois.

- CIA và các lực lượng đặc nhiệm Mỹ bí mật triển khai máy bay chiến đấu không người lái cho chiến dịch săn lùng các thủ lĩnh của lực lượng khủng bố tại Syria.

- Bộ Nội vụ Ai Cập cho biết, có ít nhất 343 người đã bị bắt trong tháng 8 vừa qua do bị tình nghi có dính dáng hoặc là thành viên của tổ chức Anh em Hồi giáo.

- Một nhóm “đặc nhiệm” hacker mới được lập ra đã tổ chức nhiều cuộc tấn công khốc liệt nhằm đánh sập các tài khoản của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) trên Internet.

- “Chúng ta cần đảm bảo rằng, Triều Tiên luôn phải hiểu rõ bất kỳ sự khiêu khích nào của họ cũng sẽ được xử lý, và họ không có cơ hội đánh thắng chúng ta và đồng minh Hàn Quốc”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố hôm 1/9.

Trên đây là thông tin báo chí trong ngày 02/9 và đầu giờ sáng ngày 03/9/2015, Văn phòng Bộ xin báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, chỉ đạo./.


Nơi nhận:

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Các Thứ trưởng (để báo cáo);

- Lưu: LTQHCC.



VĂN PHÒNG BỘ





Каталог: cacchuyenmuc -> ttdh -> Lists -> DiemTinBaoChi -> Attachments
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 58.37 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương