ĐIỂm báo ngàY 01. 12


Bảo Trân Vụ anh rể, em vợ chết trên giường: Lấy lời khai của chồng nạn nhân



tải về 255.74 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích255.74 Kb.
#2706
1   2   3   4

Bảo Trân

Vụ anh rể, em vợ chết trên giường: Lấy lời khai của chồng nạn nhân

01/12/2015 07:49 UTC+7



(Công lý) - “Khi tôi bật chiếc bóng điện thì thấy trong gian nhà máu khắp nơi, chú Hoài và cô Thọ nằm chết trên giường, thi thể đã cứng lại. Trên xác hai cô, chú ấy có những vết thương rất lớn”, ông Loan một trong hai người phát hiện vụ án mạng kinh hoàng kể lại.

Buổi chiều kinh hoàng

Như Công lý đã thông tin trước đó vào chiều tối ngày 28/11, người dân tại thôn 7 (xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) bàng hoàng khi nghe tiếng hô hoán phát ra từ ngôi nhà nhỏ của ông Nguyễn Văn Hoài (58 tuổi), mọi người chạy tới nơi đều kinh hoàng khi phát hiện trên chiếc giường nhỏ ở căn nhà ngang, ông Hoài đã tử vong với nhiều vết thương trên cơ thể, bên cạnh là thi thể của người em vợ, bà Trần Thị Thọ (49 tuổi, trú tại xã Xuân Liên). Điều đặc biệt vào thời điểm phát hiện vụ việc, trên thi thể bà Thọ chỉ khoác một chiếc áo và không có quần.



 Hiện trường nơi phát hiện thi thể ông Hoài và em gái của vợ tử vong trên cùng một chiếc giường

Là một trong hai người đầu tiên phát hiện sự việc và buổi chiều kinh hoàng, ông Nguyễn Văn Loan (anh trai nạn nhân Hoài) bàng hoàng kể lại: “Hôm đó tôi với chú Linh sang nhà Hoài thì thấy cửa nhà ngang chỉ chốt phía ngoài. Linh tính có điều chẳng lành nên chúng tôi đẩy cửa vào. Lúc chúng tôi vừa bật bóng điện thì thấy trong gian nhà máu khắp nơi, chú Hoài và cô Thọ nằm chết trên giường.

Tại hiện trường, thi thể bà Thọ được phát hiện với hai vết thương rất lớn ở sau gáy và phần hông. Trên thi thể ông Hoài có hai vết thương nghiêm trọng ở  cổ và vùng hông. Trên giường có hai con dao dính máu, xung quanh hiện trường có những vũng máu rất lớn.





Ông Nguyễn Văn Loan (anh trai ông Hoài) một trong hai người đầu tiên phát hiện sự việc 

Được biết, ông Hoài có vợ là bà Trần Thị Mạnh (58 tuổi), giữa hai người đã có 3 người con, các con đều đã trưởng thành đi làm ăn xa. Thường ngày hai ông bà sống với nhau, cách hôm xảy ra sự việc 5 ngày thì bà Mạnh có đi vào miền Nam chăm con gái mới sinh. Bà cũng không thể nào tin được vào những gì vừa diễn ra, khi một lúc mất đi hai người thân yêu nhất là em gái và chồng. Người đàn bà khóc ngất đi bên chiếc bàn thờ lập vội của chồng. 



Triệu tập chồng của nạn nhân để điều tra

Sự việc nhanh chóng được trình báo lên cơ quan chức năng, lập tức công an xã Cổ Đạm có mặt bảo vệ hiện trường, đồng thời báo cáo sự việc lên cơ quan công an huyện Nghi Xuân. Công tác khám nghiệm hiện trường, sàng lọc đối tượng được triển khai nhanh chóng, trong đó ông Nguyễn Văn Bảy (chồng nạn nhân Thọ) cũng được cơ quan điều tra mời lên lấy lời khai phục vụ quá trình điều tra.





Người con trai cả đau đớn bên bàn thờ của ông Hoài

Được biết, hai nạn nhân đều là những người hiền lành chịu thương chịu khó, từ trước đó họ cũng không nghe thông tin gì về những mâu thuẫn trong cuộc sống riêng tư của hai người này. Cả hai nạn nhân cũng không có bất kỳ mâu thuẫn lớn nào với người xung quanh để dẫn đến việc bị sát hại một cách dã man như vậy.

Theo một số người hàng xóm cho biết chồng bà  Thọ tính rất hay ghen tuông: “Chỉ cần thấy vợ đứng gần người đàn ông nào nhưng ông ấy vẫn ghen. Nhiều lúc hàng xóm, người ngoài muốn sang chơi cũng ngại. Tính ông ấy rất thất thường, còn hay đánh vợ nữa”, một người hàng xóm cho biết.

Vào buổi sáng xảy ra sự việc, bà Thọ có đạp xe ra chợ để mua đạm về bón cho cây, nhưng đến quá trưa vẫn không thấy bà trở về nhà. Lúc này ông Bảy cùng một số người trong gia đình cùng đi tìm kiếm bà Thọ ở khắp nơi. Đến chiều tối thì phát hiện sự việc.

Hiện tại cơ quan chức năng đang khẩn trương điều tra làm rõ vụ án.


  • Em gái của vợ chết khỏa thân trên giường anh rể

Thảo My-Tân Yên

Bên hiên nhà cụ Nguyễn Du: Kiệt tác từ hồn cốt quê hương

Hữu Anh Thứ Ba, ngày 01/12/2015 07:36 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Dù thời gian gắn bó với quê hương Tiên Điền (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) không nhiều, chỉ vọn vẹn 6 năm, nhưng quê hương vẫn ảnh hưởng lớn đến cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học của đại thi hào Nguyễn Du.

   


Nhờ gắn bó với cuộc sống nông thôn, với người nông dân nghèo..., đã giúp ông viết nên những kiệt tác văn chương, trong đó có Truyện Kiều...

Gắn bó với nông dân

Nguyễn Du xuất thân trong dòng tộc gia thế nhưng chẳng hưởng được mấy vinh hoa. Sinh ra giữa thời buổi loạn li, tranh giao quyền lực, 11 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mất mẹ, phải sớm chịu cảnh tha hương. Năm 1796, Nguyễn Du về quê ở xã Tiên Điền, kết thúc “10 năm gió bụi”. Trong 6 năm Nguyễn Du ở lại quê cha đất tổ, dù thuộc dòng dõi quan lại, khoa bảng nhưng ông hết sức bình dị, gần gũi với người nông dân, hòa mình vào hoạt động văn nghệ dân gian.





Tượng đại thi hào Nguyễn Du tại Khu lưu niệm Nguyễn Du ở làng Tiên Điền, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh:  H.A

Nhà nghiên cứu văn hóa Hà Tĩnh Thái Kim Đỉnh - người có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều cho hay: “Tiên Điền là đất lắm quan, nhưng là nơi "địa bạc dân bần". Ruộng không đủ cày, nông dân phải làm thêm nhiều nghề khác để sống như làm thợ, làm bánh trái, nón tơi… Nguyễn Du dành nhiều tình cảm và sự quan tâm cho người nông dân. Có năm vùng quê Nghệ Tĩnh mất mùa, ông đã trực tiếp đề nghị quan cai quản là Hiệp trấn Ngô Nhân Tĩnh miễn thuế cho dân”.

Cũng theo nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh, các bậc cao niên ở Tiên Điền lúc còn sống hẵng còn kể: “Những năm tháng ở quê nhà, Nguyễn Du thường đến từng nhà dân trong xóm, chuyện trò, hỏi han đủ chuyện có khi ngồi cả ngày với đám trẻ chăn trâu, hát, thả diều... Nguyễn Du rất thích tiếng sáo, tiếng tù và, có lúc đứng bên giếng nghe các cô gái làng hát, có khi ra ngồi bờ sông ngắm cảnh, rồi xuống thuyền chài xem đánh cá. Thậm chí có  đêm lang thang trong làng đến khuya mới về”.

Những năm 1960, trong quá trình thu thập tư liệu về Nguyễn Du tại vùng đất Nghi Xuân nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh ấn tượng nhất những gia thoại: Về với thôn quê và đi săn là cái thú của Nguyễn Du. Suốt 99 ngọn Ngàn Hống (dãy núi Hồng Lĩnh ngày nay-PV), không nơi nào là Nguyễn Du không đặt chân đến. Ông thuộc từng cái động, từng con khe. Thường thì Nguyễn Du đi săn cho vui thôi, có mấy khi săn được thú...



Hòa mình với dòng chảy văn hóa xứ Nghệ

Đ


 Theo một bản gia phả của dòng họ Nguyễn ở Nghi Xuân, Nguyễn Du sinh năm 1766, tại phường Bích Câu, Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775), sinh ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tể tướng. Mẹ là bà Trần Thị Tần (1740 -1778), quê ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 


ầu năm Bính Thìn 1796 sau quãng đời 10 năm gió bụi, Nguyễn Du về ẩn cư tại quê cha Tiên Điền, và đã được tiếp xúc rộng và sâu với văn hoá truyền thống Nghệ Tĩnh. Những tư tưởng, tình cảm của con người xứ Nghệ, những nét sinh hoạt văn hoá, ngôn ngữ độc đáo và cảnh sắc núi Hồng-sông Lam đã thấm quyện vào tâm hồn nhạy cảm của thi nhân và về sau cũng đã ảnh hưởng, xuất hiện trong nhiều sáng tác của ông.

Ở quê Nguyễn Du đã hòa nhập giao lưu với trai, gái làng, tạo nên lối hát ví phường nón mang đậm sắc thái dân ca của làng nghề xứ Nghệ điển hình là 2 tác phẩm  “Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ”, “Thác lời trai phường nón” về những cô gái phường vải và cuộc giao duyên mang dấu ấn đáng nhớ trong các sinh hoạt văn hóa làng xã.

Trò chuyện với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Minh (64 tuổi, ở thôn Hải Thủy, xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân, là hậu duệ đời thứ 6 của Nguyễn Du, cho biết: Mặc dù Nguyễn Du sống chủ yếu ở kinh đô Thăng Long, kinh thành Huế, Thái Bình hay có thời gian đi sứ Trung Quốc nhưng mảnh đất Nghệ Tĩnh xưa hùng vĩ với cảnh sắc sông núi nên thơ, đặc biệt là người dân quê hương chân chất đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời cũng như văn chương của ông.

Cũng theo ông Minh, trước đây họ Nguyễn ở Tiên Điền có “Vọng Giang Đài” ngay sát bờ sông Lam. Mỗi lần về quê ở Tiên Điền, cụ  Nguyễn Du thường ngồi đây ngắm dòng Lam Giang, đặc biệt khi thủy triều lên xa xa có những con thuyền nhấp nhô: “Buồn trông cửa bể chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”. Mặc dù 2 câu thơ này Nguyễn Du tả tâm trạng Thúy Kiều ngồi ở lầu Ngưng Bích, nhưng đó cũng là nỗi lòng canh cánh của Nguyễn Du khi nhớ về người vợ và con trai đầu của cụ đã mất ở ngoài Bắc.

“Có khả năng trong khoảng thời gian 6 năm ngắn ngủi ở quê cha Tiên Điền, Nguyễn Du đã viết phần lớn tác phẩm của mình, trong đó có 2 cuốn Văn Chiêu hồn và Truyện Kiều chăng?” - nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh đặt giả thiết. 

Hà Tĩnh: Phòng Nông nghiệp “bao sân”, HTX và nông dân điêu đứng!

30.11.2015 Hà Tĩnh HotHà Tĩnh ngày nayPhóng sự - Ký sự

Ép người dân phải mua cây giống do huyện cung cấp mới nhận được hỗ trợ, “bao” chiếm ” lãnh địa” ở các địa phương do mình phụ trách để trồng cây môi trường (cây xanh); ra các quyết định có tính “ nước rút” gây khó cho các xã trong việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp là những việc làm đang diễn ra ở Phòng NN&PT nông thôn huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh). 

Những việc làm trên không những gây “nhiễu” cho các xã, “ bịt” đường làm ăn của một số HTX trên địa bàn mà nguy hại hơn là làm cho người dân không được hưởng tiền hỗ trợ từ một chủ trương phát triển nông nghiệp đúng đắn của tỉnh nhà.



Muốn được nghiệm thu phải mua cây từ vườn ươm của huyện!

Thực hiện Nghị Quyết số 90/2014/NQ-HĐND của tỉnh Hà Tĩnh về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn rất nhiều hộ nông dân ở huyện Vũ Quang đã ra sức phát triển mô hình vườn đồi.














Là vườn ươm có giống cây đạt điều kiện về chất lương giống nhưng khi người dân mua tại CTy THNH sản xuất giống cây trồng Hà Tĩnh thì phòng NN Vũ Quang chỉ đạo các xã là không được nghiệm thu cho người dân.




Để đảm bảo có một mô hình vườn đồi với những cây ăn quả đảm bảo chất lượng có tính bền vũng người dân nơi đây đã lặn lội tìm đến những vườn ươm tốt nhất để chọn giống. Thế nhưng sau khi người dân làm hồ sơ trình lên xã để làm thủ tục nhận hỗ trợ tiền cây giống (30.000 đồng/ cây đối với những hộ trồng từ 250-500 cây, trong đó 10.000 hỗ trợ của tỉnh, 20.000đ từ huyện; 35.000 đồng  từ mô hình trên 500 cây) thì được xã trả lời: Phòng NN bắt buộc phải mua cây từ Trung tâm Ứng dụng & Chuyển giao Khoa học Công nghệ (TTUD&CGKHCN) huyện Vũ Quang mới được làm hồ sơ.

Những xã có nhiều hộ dân rơi vào tình trạng trên nhất là xã Đức Lĩnh, Hương Thọ, Sơn Thọ…

Bà Võ Thị Loan, thôn 5, xã Sơn Thọ bức xúc: “Gia đình tôi mua 250 gốc cam chanh và cam bù ở vườn ươm của Cty TNHH sản xuất giống cây trồng Hà Tĩnh, đóng ở xã Đức Lạng (Đức Thọ) về trồng. Khi gia đình lên UBND xã làm hồ sơ xin nghiệm thu để nhận hỗ trợ tiền cây giống thì xã không cần xem và trả lời thẳng là mua ở những nơi khác không được làm”.

Không chỉ có gia đình bà Loan, ở xã Hương Thọ mới rơi vào tình cảnh trên, hàng nghìn hộ dân ở các xã khác trên địa bàn Vũ Quang cũng đang lâm cảnh tương tự.














700 gốc cam của gia đình ông Thái Đình Hòa ở thôn 5, xã Hương Thọ lấy giống do huyện Vũ Quang cung cấp sau 1 năm chỉ phát triển được 10 cm.















 Cùng một quả đồi, cùng 1 thời điểm trồng nhưng vườn cam hộ anh Nguyễn Văn Vạn và anh Nguyễn Văn Chiến lấy giống từ Hương Khê thì rất phát triển.




“Thấy đây là việc làm quá “ép” dân nên trong các cuộc họp ở xã người dân cũng như cán bộ ở các thôn kịch liệt phản đối” ông Đặng Minh Quang- Bí thư chi bộ thôn 5, xã Hương Thọ cho biết.

Là hộ đang phát triển mô hình vườn đồi nhưng anh Thuấn ở xã Đức Lĩnh hiện chưa biết nên phải lấy cây giống ở đâu.

Theo người nông dân này, để phát triển vườn đồi phải bỏ ra một khoản kinh phí rất lớn trong quá trình đầu tư, cho nên sự hỗ trợ của Nhà nước là điều rất cần thiết. Thế nhưng, theo anh Thuấn nếu lấy cây có sự hỗ trợ tiền giống thì mình sẽ không được chọn cây mình thích, còn mua ở những nơi khác dù cây tốt thì cũng không nhận được sự hỗ trợ nên rất khó khăn.

Cây giống của huyện cung cấp: 1 năm trồng phát triển…10cm!

Khác với năm 2015 là phải mua cây giống từ vườn ươm của huyện mới được hỗ trợ, năm 2014 bất kể người dân mua cây giống ở đâu nếu có giấy kiểm định là giống cây đạt chuẩn thì đều được làm hồ sơ để nhận hỗ trợ.














Vườn ươm được cho là đạt “ chuẩn” để cung cấp giống hỗ trợ của TTUD&CGKHCN huyện Vũ Quang chỉ vài cây lèo tèo.




Vì tin tưởng giống cây do TTUD&CGKHCN huyện Vũ Quang cung cấp nên có nhiều người dân đã mua giống tai trung tâm này. Thế nhưng sau khi trồng 1 năm giống cây do trung tâm này cung cấp chỉ phát triển bằng 1/3 giống cây từ các vườn ươm khác.

Theo người dân và chính quyền một số xã ở huyện Vũ Quang, có thể xuất phát từ nguyên nhân trên nên năm 2015 người dân trên địa bàn đã không mặn mà gì với giống cây từ trung tâm này cung cấp nên đã đi tìm cây giống ở những vườn ươm khác. Từ đó Phòng NN huyện Vũ Quang mới ra quyết định trên nằm ép người dân muốn hỗ trợ phải “ giải quyết” giống cây do huyện nhà cung cấp.

Ngao ngán trước giống cây lấy từ TTUD&CGKHCN huyện Vũ Quang cung cấp sau một năm chỉ phát triển được 10cm, năm 2015 và người dân xã Hương Thọ, Đức Lĩnh, Đức Hương…. đã đi tìm cây giống từ vườn ươm ở các huyện khác như Đức Thọ, Hương Khê để về trồng.

“Năm 2014, tôi lấy 700 gốc Cam bù từ nguồn cung cấp của huyện về trồng. Cũng trên 1 quả đồi, cũng chăm sóc như nhau nhưng sau 1 năm cam của các hộ xung quang phát triển gấp 3 lần giống cam tôi lấy từ huyện”, ông Thái Đình Hòa, thôn 5, xã Hương Thọ phản ánh.














 Trước việc làm của Phòng NN Vũ Quang Cty TNHH sản xuất giống cây trồng Hà Tĩnh phải cầu cứu tới các cơ quan chức năng.




Trước việc làm mang tính ép buộc trên của Phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang, rất nhiều người dân và các HTX đóng trên địa bàn huyện này đã gửi thông tin phản ánh đến báo Tầm Nhìn. 

Minh Tâm – Đặng Sơn

Vụ anh rể, em vợ cùng chết trên giường: Cần thận trọng khi khởi tố

01.12.2015 | 08:30 AM



(NĐT)"Đây là một vụ án mang tính nhạy cảm về đạo lý nên phải cần thận trọng xem xét khởi tố đúng các quy định pháp luật tránh những đồn đại truyền miệng làm ảnh hưởng đến người còn sống", LS. Linh chia sẻ.

Như tin tức đã đưa trước đó, vào khoảng 18 giờ ngày 28/11, trong khi sang nhà ông Nguyễn Văn H. (SN 1957) ở xóm 7, xã Cổ Đạm chơi, người thân hoảng hồn phát hiện thi thể ông H. nằm ngửa chết trên giường trong phòng, thi thể nhiều vết thương.

Cách đó không xa là thi thể bà Trần Thị Th. (SN 1966; ngụ xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân), là em vợ của ông H., chết trong tư thế nằm úp trên giường với hai tay bị trói, người nhiều vết chém do dao.

Khám xét hiện trường, cơ quan chức năng thu được một con dao cạnh giường. Xung quanh giường và nhà có nhiều vết máu. Được biết, ở địa phương, nạn nhân H. là người khá hiền lành.

Trong một diễn biến khác, tin nhanh từ PV được biết, ông Nguyễn Bảy (44 tuổi, chồng bà Th.) cũng được cơ quan điều tra triệu tập để lấy lời khai.


   

Ngôi nhà nơi phát hiện thi thể ông Hoài và bà Thọ (ảnh Vnexpress)

Cho rằng cần phải thận trọng trước khi khởi tố vụ án, luật sư Nguyễn Tường Linhvăn phòng luật sư Nguyễn Hồng Hà – Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa nhận định: Ban đầu khi phát hiện có 2 người chết cùng lúc, vụ án hết sức nghiệm trọng cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án giết người để điều tra làm rõ.

Việc anh rể và em vợ chết cùng lúc, có thể đây là một vụ án mang tính nhạy cảm về đạo lý nên phải cần thận trọng xem xét khởi tố đúng các quy định pháp luậttránh những đồn đại truyền miệng làm ảnh hưởng đến người còn sống. Cũng không loại trừ khả năng hung thủ đã dựng hiện trường giả để đánh lạc hướng điều tra.

Về mặt pháp luật tất cả những người liên quan đến người chết đều là đối tượng điều tra".

Trao đổi với PV báo điện tử Người đưa tin, nhận định ban đầu về vụ án, luật sư Nguyễn Văn Tiến – Văn phòng luật sư Đại Quốc Việt - Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh cho hay: Đây được xem là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, thu hút sự quan tâm của báo chí và dư luận trong cả nước.

Hậu quả của hành vi phạm tội không chỉ xâm hại đến tính mạng của nhiều người khác mà còn tạo ra một dư chấn tâm lý cực kỳ lớn tại một vùng quê nghèo. Khi sự việc chưa được làm sáng tỏ thì tôi tin chắc rằng bất cứ ai cũng có thể suy nghĩ đến một vụ thảm sát.

Cũng theo luật sư Tiến: “Vụ việc mới chỉ dừng lại ở mức đồn đoán, chưa có kết luận sơ bộ của các cơ quan chức năng. Trên góc độ pháp lý, từ hậu quả như báo chí đã thông tin, chúng ta có thể suy xét ở những khả năng một số phạm tội quy định tại chương XII - BLHS (Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người)”

“Khả năng thứ nhất: Tội giết người – Điều 93 BLHS. Căn cứ vào những tình tiết, hình ảnh về hậu quả của hành vi thông qua báo chí thì khả năng phạm tội giết người là cao nhất. Trong trường hợp khả năng này xảy ra thì tội phạm sẽ có khả năng rơi vào tình tiết giết nhiều người và thực hiện tội phạm một cách man rợ (Điểm a và i khoản 1 – Điều 93 BLHS).

Khả năng thứ hai: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh – Điều 95 BLHS. Đây cũng là một khả năng có thể xảy ra bởi những mỗi quan hệ tình cảm mà như báo chí đã nêu. Nếu điều này xảy ra thì tội phạm cũng rơi vào trường hợp có tình tiết tăng nặng là giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (khoản 2 – điều 95 BLHS).

Các khả năng còn lại như là Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Tuy nhiên, từ những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, những hình ảnh man rợ nhưtruyền thông đã nêu thì những khả năng tội phạm sẽ không thuộc những khả năng này”, luật sư Nguyễn Văn Tiến phân tích.



Nhất Phiến

Hà Tĩnh: Gia tăng nợ bảo hiểm, kiện ra tòa vẫn khó đòi

(LĐ) - Số 278 TRẦN TUẤN - 8:51 AM, 01/12/2015


  • FACEBOOK

 

  • VIẾT BÌNH LUẬN

 

  • BẢN IN

Danh sách những đơn vị ở Hà Tĩnh nợ BHXH, BHYT, BHTN tính đến ngày 31.10.2015. Ảnh: T.T

Trước tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) kéo dài xếp vào diện “khó đòi”, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh vừa có công văn gửi chính quyền, sở, ban, ngành cùng phối hợp vào cuộc để “đòi” nợ. Đáng nói, dù khiếu kiện ra tòa, việc thu hồi vẫn khó khăn.

Khối hành chính sự nghiệp cũng nợ “khó đòi”

Theo danh sách mà cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh cung cấp, tính đến ngày 31.10.2015, toàn tỉnh có 69 đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN kéo dài từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền hơn 31,2 tỉ đồng. Trong đó, có nhiều đơn vị nợ kéo dài như: Cty CP Xây dựng và Đầu tư Hà Tĩnh nợ 55 tháng với số tiền 3,1 tỉ đồng tính cả lãi; Cty CP Cường Đạt nợ 52 tháng với số tiền hơn 185 triệu đồng cả lãi; Cty CP Xây dựng 1 Hà Tĩnh nợ 48 tháng với số tiền hơn 198 triệu đồng cả lãi; Cty TNHH 1/9 nợ 43 tháng với số tiền hơn 600 triệu đồng cả lãi...

Đáng nói, một số đơn vị khối hành chính sự nghiệp, hưởng lương từ ngân sách cũng để xảy ra tình trạng nợ BHXH, BHYT, BHTN như UBND các xã Kỳ Thọ, Kỳ Tân, Hồng Lộc và Đức Dũng. Cũng theo báo cáo của BHXH Hà Tĩnh, nếu tính cả những đơn vị chậm đóng 1 đến 2 tháng, số nợ BHXH, BHYT và BHTN toàn tỉnh hiện lên đến 75 tỉ đồng. Trong đó, riêng khối hành chính sự nghiệp nợ 14 tỉ đồng.

Kiện ra tòa vẫn khó “đòi”

Trước tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN ở cả doanh nghiệp và khối hành chính sự nghiệp, cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh mới đây buộc phải có công văn số 794 gửi đến Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và một số sở, ban, ngành đề nghị tăng cường phối hợp chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN để đảm bảo quyền lợi đối với người lao động. Công văn nêu rõ: “Tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN có chiều hướng gia tăng... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động”.

Ngày 27.11, một lãnh đạo cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh cho biết, BHXH tỉnh cũng thường xuyên thông báo, đôn đốc các đơn vị nợ phải thực hiện đóng nộp theo quy định. Ngoài ra, còn phối hợp với các ngân hàng, kho bạc quản lý tài khoản của đơn vị nợ để thu hồi, phối hợp với các đoàn thanh tra liên ngành, phối hợp với công an kinh tế tỉnh kiểm tra, thu hồi. BHXH cũng tiến hành khiếu kiện ra tòa 51 đơn vị nợ kéo dài. Tuy nhiên, sau khiếu kiện vẫn chưa đủ chế tài để thu hồi và kết quả thu hồi vẫn thấp. “Anh em làm công tác thu gần như gắn với các đơn vị, hằng tháng gửi thông báo và phải đến tận nơi. Có khi đến không gặp, đến họ trốn, họ không tiếp, vất vả lắm” - vị lãnh đạo này nói về khó khăn trong việc thu hồi nợ.

Về tình trạng các khối hành chính sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhưng vẫn để xảy ra nợ BHXH, BHYT, vị lãnh đạo trên cho biết thêm: “BHXH tỉnh đang yêu cầu BHXH các huyện làm việc cụ thể với kho bạc, ngành tài chính các huyện xem việc cấp nguồn và kiểm soát việc chi như thế nào mà để xảy ra tình trạng như thế và yêu cầu các đơn vị đó khẩn trương đóng nộp đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định”.



Bài 2

Hà Tĩnh: Vụ Phòng Nông nghiệp “bao sân” dân điêu đứng, chủ trương một đường làm một nẻo

07:27 | 01/12/2015



tải về 255.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương