ĐIỂm báo ngàY 01. 12



tải về 255.74 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích255.74 Kb.
#2706
  1   2   3   4
ĐIỂM BÁO NGÀY 01.12

Chuyên trang, chuyên mục

Báo




Tít báo



Tóm tắt nội dung

Tác giả

Chính trị

Hatinhonline


Long trọng kỷ niệm 1010 năm danh xưng Thạch Hà


Thông tin: Tối 30/11, huyện Thạch Hà long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 1010 năm danh xưng Thạch Hà.

Mạnh Hà


Chuyện thêm về người đạt giải nhất Cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp toàn quốc

Thông tin về câu chuyện người nữ cán bộ Tư pháp tham gia cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp và đã đạt giải cao

Thăng Long

Tập trung tuyên truyền thực hiện NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XVIII




Thông tin: Sáng 30/11, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đặng Quốc Vinh chủ trì tổ chức Hội nghị báo cáo viên tháng 11/2015. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Trần Nam Hồng cùng tham dự.

AH

Can Lộc quán triệt NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII




Thông tin: Ngày 30/11, huyện Can Lộc tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện triển khai Nghị quyết, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

Bích Liên


Gấp rút hoàn thành các nội dung phục vụ kỳ họp HĐND tỉnh




Thông tin: Sáng 30/11, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện chủ trì làm việc với các sở, ban, ngành về một số nội dung phục Kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVI sắp tới.

Thành Chung

Kinh tế

Hatinhonline


Một bộ máy cho 2 địa phương, Điện lực Kỳ Anh gặp nhiều khó khăn


Phản ánh: Việc chia tách địa giới hành chính thành TX Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh trong khi Điện lực Kỳ Anh vẫn giữ nguyên là một thách thức không nhỏ...

Thu Phương










Pháp luật

Hatinhonline







Công lý


Vụ anh rể, em vợ chết trên giường: Lấy lời khai của chồng nạn nhân

Vụ anh rể, em vợ chết trên giường ở xã Cổ Đạm - Nghi Xuân, cơ quan điều tra lấy lời khai của chồng nạn nhân

Thảo My, Tân Yên

Văn hóa- xã hội

Hatinhonline


Truyện Kiều niềm say mê của giáo viên và học sinh; Làng tôi mê Kiều; Truyện Kiều - Bạn tâm tình của mẹ; Khai trương phòng trưng bày “Di sản văn chương Nguyễn Du và Truyện Kiều”; Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng "Tiếng tơ Tiên Điền"

; Giao lưu nghệ thuật Nguyễn Du và Truyện Kiều



Chùm bài viết hướng về lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du,

Thúy Ngọc...

Thanh niên Hà Tĩnh tích cực hành động vì an sinh xã hội




Thông tin: Thời gian qua, đội ngũ thanh niên và tổ chức đoàn các cấp đã trở thành cánh tay đắc lực trong hoạt động vì an sinh xã hội, vì sự phát triển của cộng đồng.

Thu Hà


Quá thời hạn thi công 19 tháng, công trình vẫn ngổn ngang!


Phản ánh:Hội trường trung tâm văn hóa xã Thạch Đồng (TP Hà Tĩnh) được chính thức triển khai xây dựng từ tháng 1/2014, do UBND xã Thạch Đồng làm chủ đầu tư. Theo hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công, công trình sẽ hoàn thành sau 90 ngày, nhưng đến nay đã gần 2 năm vẫn còn ngổn ngang.

Bảo Trân







Vấn đề quan tâm












Long trọng kỷ niệm 1010 năm danh xưng Thạch Hà

(Baohatinh.vn) - Tối 30/11, huyện Thạch Hà long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 1010 năm danh xưng Thạch Hà. Phó Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng tới dự.



Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng trao rao tặng Cờ Thi đua xuất sắc của UBND tỉnh cho huyện Thạch Hà.

Khai mạc buổi lễ, Bí thư Huyện ủy Bùi Xuân Thập đã khái quát lịch sử 1010 năm hình thành và phát triển. Theo đó, Thạch Hà xưa là vùng đất nằm trong quá trình lịch sử kiến tạo lâu dài của tỉnh Hà Tĩnh với những trầm tích địa chất, quá trình biển tiến, biển lùi hình thành nên một vùng địa hình đa dạng với rừng núi, sông, đồng bằng và biển. Nơi đây lưu dấu đời sống của người Việt cổ cách ngày nay trên 4000 năm qua những dấu vết văn hóa trong các di chỉ khảo cổ ở xã Thạch Lạc, Thạch Đài, Phái Nam (Thạch Lâm), cồn Lôi Mốt (Thạch Vĩnh).



Việc thành lập châu, huyện không rõ năm tháng chính xác. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1005, lần đầu tiên tên "châu Thạch Hà" được chép vào Quốc sử, đến nay (2015) vừa tròn 1010 năm. Trải qua các triều đại đời Trần, Hồ và thời thuộ Minh, tên huyện có thay đổi từng thời gian ngắn. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), vua Lê Thánh Tông định bản đồ cả nước, tên huyện Thạch Hà được phục hồi và tồn tại mãi cho đến ngày hôm nay.



Hình tượng Bác Hồ về thăm và nói chuyện với Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh (ngày 15/6/1967) được tái hiện sinh động tại lễ kỷ niệm

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn nhấn mạnh: Thạch Hà là một trong những đơn vị hành chính cổ nhất còn giữ được danh xưng, tồn tại liên tục qua các thời kỳ. Thạch Hà trước đây không chỉ là nơi đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, mà còn là cứ điểm, biên trấn và phên dậu một thời của đất nước; là nơi đã lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa, với nhiều khu di chỉ văn hóa nổi tiếng có niên đại trên 4 nghìn năm lịch sử đầy tự hào.



Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn: Trách nhiệm của thế hệ hôm nay là phải trân trọng giữ gìn, phát huy và truyền lại cho mai sau những giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng của quê hương

Trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới, được nhiều lần thực hiện việc điều chỉnh địa giới hành chính, nhưng Đảng bộ và nhân dân Thạch Hà đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vươn lên giành được nhiều thành tích trên các lĩnh vực. Những giá trị truyền thống tốt đẹp trong 1010 năm xây dựng và phát triển đã tạo nên động lực mạnh mẽ để Thạch Hà có những bước phát triển mới, góp phần quan trọng cùng Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Trách nhiệm của thế hệ hôm nay là phải trân trọng giữ gìn, phát huy và truyền lại cho mai sau những giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng của quê hương; tiếp tục tăng cường đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động; nỗ lực phấn đấu vươn lên thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, lập nhiều thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại Thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hoá thế giới và các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước, quyết tâm xây dựng huyện Thạch Hà ngày càng giàu mạnh, văn minh, góp phần “đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh hơn, bền vững hơn theo hướng công nghiệp hiện đại”.

Sau phần lễ, đông đảo con em quê hương và nhân dân đã được thưởng thức màn sử thi, tái hiện lại những dấu mốc lịch sử, những con người tiêu biểu đã góp phần tạo nên lịch sử quê hương hơn ngàn năm tuổi.






Mạnh Hà

Chuyện thêm về người đạt giải nhất Cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp toàn quốc

(Baohatinh.vn) - Tham gia cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp chỉ để “khẳng định mình, thể hiện vai trò của một cán bộ ngành Tư pháp” nên đạt giải đặc biệt vòng chung kết cấp tỉnh và giải nhất vòng chung kết toàn quốc là những bất ngờ đối với Trần Thị Lân.

Thành tích của nữ cán bộ Sở Tư pháp không chỉ mang lại hạnh phúc cho cô mà còn góp phần vào giải A tập thể của Ban chỉ đạo cuộc thi Hà Tĩnh. Hình ảnh rạng rỡ trong lễ tổng kết cuộc thi toàn quốc đã thể hiện đầy đủ sự tự tin, sức mạnh của niềm đam mê và tâm huyết của cô gái nhỏ nhắn này.



Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trao chứng nhận cho chị Trần Thị Lân

Gặp lại Lân sau ngày “ra Hà Nội chụp ảnh lưu niệm với Thủ tướng”, cô hồ hởi kể về cái sự bất ngờ khi biết tin mình đạt giải cao, về những choáng ngợp, ngỡ ngàng của buổi tổng kết, về những người tham gia, gặp gỡ mà “có mơ em cũng không nghĩ tới”. Thế nhưng, khi nói về những việc đã làm, những vất vả trong quá trình thực hiện bài thi thì Lân lại tỏ ra e dè vì “cuộc thi xong rồi, em muốn dành tâm huyết cho nhiệm vụ chuyên môn…”.

Trần Thị Lân cho biết: Hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp, dưới sự chỉ đạo, quán triệt của lãnh đạo Sở Tư pháp, từ tháng 11/2014, em đã hình thành ý tưởng, bắt tay xây dựng đề cương và thu thập tài liệu. Để có được nguồn tư liệu dồi dào, ngoài các tài liệu được Ban Tổ chức cuộc thi cung cấp, các thông tin trên mạng internet thì Lân đặc biệt quan tâm, thường xuyên tìm đọc và sử dụng nguồn từ báo giấy, tạp chí và sách chuyên ngành.

Trong nội dung bài thi, cô tâm đắc nhất là những chế định về quyền con người, quyền công dân và bảo đảm an sinh xã hội. Để viết về vấn đề này, ngoài những kiến thức pháp lý của một cử nhân luật, 5 năm công tác tại Sở Tư pháp còn có những liên hệ thực tiễn dày dặn được cô cóp nhặt, tổng hợp từ sách, báo. Đặc biệt là liên quan đến thực tiễn địa phương, Báo Hà Tĩnh đã cung cấp rất nhiều thông tin quý giá, bổ ích để làm nên nét riêng biệt trong bài thi.

Sau gần 6 tháng, cuối cùng, Trần Thị Lân cũng hoàn thành bài dự thi tâm huyết của mình. Với gần 400 trang, trong đó, có gần 300 trang viết, còn lại là hình ảnh minh họa, bài thi đạt chất lượng cao vì chuyển tải được đầy đủ các thông tin của Hiến pháp và những liên hệ thực tiễn hết sức phong phú. Lân tập trung làm tốt những câu hỏi mở: làm gì, vì sao, như thế nào... để thể hiện quan điểm của cá nhân, làm nên nét nổi bật cho bài thi của mình.

Đặc biệt, trong bài thi, ngoài phần thể hiện nội dung bằng hình thức viết tay theo yêu cầu của Ban chỉ đạo cuộc thi Hà Tĩnh thì trên mỗi trang viết, Lân đều có 1 đoạn đánh máy về các điều, khoản của Hiến pháp. Có nghĩa là, trong bài thi của cô, có cả một cuốn Hiến pháp đánh máy.

Nói về những vất vả trong quá trình thực hiện bài thi, Lân cho biết: “Nhà cách cơ quan gần 15 km, con còn nhỏ nên quỹ thời gian đi về, chăm con chiếm khá lớn. Lúc đầu cũng nản, lo không biết mình có đảm đương được không nhưng càng tìm hiểu, đọc và làm, em càng đam mê. Việc tham gia cuộc thi đã mang lại nhiều kiến thức pháp lý và thực tiễn, điều đó đáng quý lắm anh ạ”.

Những nỗ lực và sáng tạo của Trần Thị Lân đã được ghi nhận khi cô đạt giải đặc biệt vòng chung khảo cấp tỉnh và giải nhất vòng chung kết toàn quốc. Nói về cảm xúc đêm dự lễ tổng kết, trao giải toàn quốc, Lân tâm sự: “Được đích thân Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trao giải, được chụp ảnh lưu niệm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, em hạnh phúc, tự hào lắm”.

Thăng Long


Tập trung tuyên truyền thực hiện NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XVIII

(Baohatinh.vn) - Sáng 30/11, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đặng Quốc Vinh chủ trì tổ chức Hội nghị báo cáo viên tháng 11/2015. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Trần Nam Hồng cùng tham dự.



Hội nghị đã được nghe Phó trưởng đoàn ĐBQH Trần Tiến Dũng thông báo kết quả Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIII; nghe truyền đạt các nội dung về chính sách dân số và việc triển khai thực hiện tại Hà Tĩnh; kết quả đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố, đảng bộ trực Trung ương; thông tin thời sự trong nước và quốc tế thời gian gần đây…



Phó trưởng đoàn ĐBQH Trần Tiến Dũng thông báo kết quả Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIII.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đặng Quốc Vinh lưu ý: Trong thời gian tới, ngoài việc tuyên truyền các nhiệm vụ KT-XH, QP-AN, các địa phương cần tập trung tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và việc triển khai thực hiện tại cơ sở, nhất là chương trình hành động, các mũi đột phá; tuyên truyền về kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới, dồn sức thực hiện các mục tiêu, kế hoạch năm 2015, nhất là trong xây dựng NTM.



Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đặng Quốc Vinh phát biểu chỉ đạo hội nghị

Tiếp tục tuyên truyền về Lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du; kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12; không khí đón Tết...

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy lưu ý, các địa phương cần chú trọng vào vấn đề dư luận xã hội; báo cáo viên tiếp thu nghiêm túc các nội dung để tuyên truyền rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân và cán bộ, đảng viên ở cơ sở, góp phần ổn định tư tưởng, thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ KT–XH, QP-AN của tỉnh nhà.



A.H

Can Lộc quán triệt NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII

(Baohatinh.vn) - Ngày 30/11, huyện Can Lộc tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện triển khai Nghị quyết, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

Tại hội nghị, các báo cáo viên cấp tỉnh đã cung cấp những thông tin khái quát về kết quả đại hội và nội dung cơ bản của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Trong đó, tập trung đánh giá, phân tích những kết quả đạt được trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; luận giải những căn cứ thuyết phục để minh chứng tính khả thi của các mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015 – 2020.



Đại biểu cũng đã được quán triệt Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh, BCH Đảng bộ huyện Can Lộc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII; nghe thông báo kết quả Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; nghiên cứu nội dung tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 29/9/2015 của Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nội chính đến năm 2020 và định hướng những năm tiếp theo”.

Kết thúc hội nghị, lãnh đạo huyện Can Lộc yêu cầu cán bộ chủ chốt toàn huyện, cấp ủy, các ngành, mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tiếp tục tổ chức nghiên cứu, học tập và triển khai thực hiện nghị quyết. Thông qua đó tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về những kết quả của Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh. Đồng thời, nắm rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong 5 năm tới, từ đó phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra.



Bích Liên

Gấp rút hoàn thành các nội dung phục vụ kỳ họp HĐND tỉnh

(Baohatinh.vn) - Sáng 30/11, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện chủ trì làm việc với các sở, ban, ngành về một số nội dung phục Kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVI sắp tới. Cùng dự có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Hồng Lĩnh, Đặng Quốc Khánh.



Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn: Các báo cáo phục vụ kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới phải gắn với văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Chương trình hành động của UBND tỉnh...

Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Tú Anh trình bày báo cáo đánh giá tình hình KT-XH, QP-AN năm 2015, mục tiêu năm 2016; báo cáo đánh giá tình hình đầu tư phát triển 2015 và nhiệm vụ 2016. Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Trọng Sơn trình bày chi tiết báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2015, dự kiến phân bổ dự toán ngân sách năm 2016.



Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Tú Anh: Để năm 2016 đạt tốc độ tăng trưởng 19,5 % như kế hoạch đề ra, giải pháp mấu chốt là tháo gỡ các dự án đầu tư, cải thiện môi trường, tích cực xúc tiến đầu tư…

Theo đánh giá, tình hình thu chi ngân sách 2015 đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản thực hiện đúng tiến độ dự toán và phấn đấu đạt mức cao nhất. Tuy nhiên, do cơ cấu các khoản thu chưa đạt nên gây khó cho điều hành ngân sách.



Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Trọng Sơn trình bày chi báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2015, dự kiến phân bổ dự toán ngân sách năm 2016.

Theo đó, tính đến ngày 27/11/2015, tổng thu ngân sách từ thuế và phí đạt 5.657 tỷ đồng (bằng 80,8% so với dự toán HĐND tỉnh giao), thu từ thuế xuất nhập khẩu đạt 4.684 tỷ đồng (bằng 62,5% dự toán HĐND tỉnh giao); tổng chi ngân sách đạt 111.524 tỷ đồng. Căn cứ vào những kết quả đạt được cũng như tình hình ngân sách Trung ương, dự toán ngân sách 2016 được xây dựng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển KT-XH giai đoạn 2016-2020. Theo đó, dự kiến thu nội địa đạt 7.500 tỷ đồng (bằng 138,5% dự toán Trung ương giao), thu từ xuất nhập khẩu dự kiến đạt 7.000 tỷ đồng (bẳng 134,6% dự toán Trung ương giao).



Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y: Các sở, ban, ngành cần gấp rút hoàn thiện các nội dung liên quan để trình HĐND tỉnh trong thời gian sớm nhất.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn khẳng định: Những kết quả đạt được trong thời gian qua là cơ sở, tiền đề để thực hiện nhiệm vụ chính trị cho giai đoạn tiếp theo. Tuy vậy, cũng đặt ra không ít những khó khăn, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ và quyết tâm thực hiện của cả hệ thống chính trị.

Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các báo cáo phục vụ kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới phải gắn với văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Chương trình hành động của UBND tỉnh để đảm bảo chuẩn về số liệu; cân đối giữa các phần mục, ngắn gọn và có báo cáo tóm tắt; các chính sách mới phải cân nhắc kỹ để có kế hoạch cân đối trong dự toán ngân sách…

Theo chức năng, nhiệm vụ, các đơn vị gấp rút hoàn thiện các nội dung liên quan để trình HĐND tỉnh vào sáng 1/12/2015.

Thành Chung


Một bộ máy cho 2 địa phương, Điện lực Kỳ Anh gặp nhiều khó khăn

(Baohatinh.vn) - Việc chia tách địa giới hành chính thành TX Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh trong khi Điện lực Kỳ Anh vẫn giữ nguyên là một thách thức không nhỏ...



Công nhân Điện lực Kỳ Anh treo lắp công tơ tại tổ dân phố Đông Trinh - phường Kỳ Trinh.

Theo ông Hà Minh Đông – Phó Giám đốc Điện lực Kỳ Anh: “Cả thị xã và huyện Kỳ Anh có 7 xã chưa đạt tiêu chí điện và tất cả đều đặt mục tiêu về đích tiêu chí điện trong năm nay. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng về điện của nhiều địa phương còn rất khó khăn, cần nguồn lực đầu tư lớn. Điều này đã đặt ra áp lực cho ngành điện bởi nguồn vốn có hạn và nguồn nhân lực thiếu thốn… Đó là chưa kể một số xã tuy đã được đánh giá hoàn thành tiêu chí điện, song thực tế vẫn có những nội dung chưa thực sự bền vững. Ngành điện đang phối hợp để đảm bảo bền vững tiêu chí số 4 cho các địa phương. Vì vậy, thời gian qua, đội ngũ CBCNV “căng mình” thực hiện chương trình nông thôn mới bên cạnh những nhiệm vụ chuyên môn khác”.

“Việc quản lý số khách hàng lớn, khối lượng công việc tăng trong khi không được biên chế thêm nhân lực là một khó khăn của ngành điện. Ngoài ra, do không được chia tách nên sự phối hợp giữa ngành điện và chính quyền địa phương trong triển khai nhiệm vụ còn hạn chế, dẫn đến sự chỉ đạo, điều hành nhiều khi có sự chồng chéo. Ngoài ra, còn có những vấn đề phát sinh trong xử lí báo cáo, quy trình in hóa đơn tiền điện cho khách hàng hay xác nhận chuyển tiền…” - ông Đông cho biết thêm.

Nhằm nâng cao chất lượng điện năng, Điện lực Kỳ Anh chú trọng tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân và tích cực tham mưu để đưa dự án về triển khai trên địa bàn. Tuy nhiên, vấn đề bất cập là khi điện yếu thì dân phản ánh, song khi dự án triển khai lại vướng giải phóng mặt bằng. Đây là nguyên nhân khiến tiến độ thi công bị chững lại, ảnh hưởng đến kế hoạch chung của đơn vị. Thực trạng này diễn ra tại nhiều địa phương như: Kỳ Trung, Kỳ Hưng, Kỳ Thịnh, Kỳ Hoa, Kỳ Liên…

Trong những khó khăn chung thì với ngành điện, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt kéo dài cũng là yếu tố bất lợi. Đặc biệt, thời điểm từ trung tuần tháng 4 đến hết tháng 8 năm nay, nhiệt độ lên tới 39oC khiến nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến, đặc biệt là TX Kỳ Anh. Điều này ảnh hưởng tới việc đảm bảo cấp điện cho nhân dân, đòi hỏi Điện lực phải sử dụng linh hoạt các giải pháp nhằm chống quá tải lưới, giảm thiểu sự cố xảy ra…

Khó khăn là vậy, song Điện lực Kỳ Anh luôn xác định rõ trách nhiệm trong việc đảm bảo vận hành lưới điện an toàn, ổn định cũng như đầu tư hoàn thiện hệ thống lưới. Ngoài xây dựng kế hoạch đầu tư chung cho lưới điện toàn địa bàn, dồn sức cho TX Kỳ Anh - nơi triển khai các dự án kinh tế trọng điểm của tỉnh thì đơn vị tập trung xây dựng lưới điện trung tâm huyện mới Kỳ Anh. Theo đó, đơn vị đầu tư cải tạo 5 km đường dây 0,4 kV kém chất lượng; xây mới 4 km đường dây 0,4 kV và 4 trạm biến áp với tổng công suất đạt 890 kVA tại xã Kỳ Đồng. Bên cạnh đó, tại Kỳ Giang - vùng phụ cận thị trấn, Điện lực đầu tư 3 trạm biến áp với tổng công suất 510 kVA, cải tạo 3 km và xây mới 3 km đường dây hạ thế… Nhờ vậy, đã góp phần giảm thiểu tổn thất điện năng, chống quá tải lưới điện trung tâm hành chính mới huyện Kỳ Anh và các vùng phụ cận.

Thời gian tới, Điện lực Kỳ Anh sẽ tranh thủ mọi nguồn lực, tập trung xây dựng và hoàn thiện dần lưới điện, đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt và SXKD. Theo đó, sẽ đầu tư thêm 15 trạm biến áp (thị xã 7 trạm, huyện 8 trạm) và dự kiến hoàn thành trước tháng 3/2016 nhằm chống quá tải, đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng 2016. Đồng thời, xây mới 7 km đường dây trung thế, 18 km đường dây hạ thế ... “Về lâu dài, nên chăng cần chia tách điện lực thành 2 bộ máy để tương thích với từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để ngành điện hoạt động tốt hơn” - Phó Giám đốc Điện lực Kỳ Anh nhấn mạnh.



THU PHƯƠNG

Truyện Kiều niềm say mê của giáo viên và học sinh

(Baohatinh.vn) - Hướng về lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, ngành Giáo dục Hà Tĩnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, tạo nguồn cảm hứng bất tận để Truyện Kiều và tác phẩm của Nguyễn Du luôn trở nên gần gũi, thân thuộc và có vị trí quan trọng trong chương trình giảng dạy của các nhà trường.

Cô Phan Thị Bích Hường - giáo viên (GV) Trường THCS Hoa Liên (Nghi Xuân) tâm sự: “Từ lúc ngồi trên ghế nhà trường, nghe những lời bình giảng của cô giáo, cho đến khi được đứng trên bục giảng, cùng cụ Nguyễn “thập tải phong trần”, trải nghiệm những tháng năm dài dằng dặc của cuộc đời chúng sinh, tôi lại càng thêm yêu, thêm ngưỡng mộ thiên tài, đồng thời, cũng rất đỗi tự hào, kiêu hãnh khi mình được sinh ra và lớn lên trên quê hương Đại thi hào”.



Buổi sinh hoạt CLB Nguyễn Du và Truyện Kiều của Trường THCS Minh Tiến (Thạch Hà).

Với GV và học sinh (HS) trên mảnh đất Nghi Xuân, ngoài việc được tiếp cận Truyện Kiều từ thuở nằm nôi thì niềm say mê ấy còn được bồi đắp từ việc giáo dục qua di sản. Mỗi một giờ học hay một hoạt động ngoại khóa ngay tại tượng đài, tại khu lưu niệm của cụ là thêm một lần HS được trải nghiệm, được hiểu thêm về giá trị của kiệt tác Truyện Kiều.

Em Nguyễn Thị Thùy Dung - Trường THPT Nguyễn Du (Nghi Xuân) cho biết: “Từ những bài giảng của cô, từ các buổi sinh hoạt ngoại khóa bằng hình thức CLB, hay các chuyến trải nghiệm tại khu lưu niệm, cảm xúc của chúng em dường như đã trở lại ngày xưa, cảm nhận rõ hơn nỗi đau của thân phận con người, giá trị của tình yêu, hạnh phúc, tấm lòng đồng cảm, chia sẻ đối với những số phận oan trái… Giá trị nhân đạo to lớn ấy đã góp phần quan trọng trong việc bồi đắp tâm hồn, nhân cách cho chúng em”.

Trường THPT Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) sôi nổi hướng về lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào bằng các hoạt động thiết thực như: phát động cuộc thi đọc thuộc Truyện Kiều trong các buổi sinh hoạt đầu giờ; tổ chức nhiều tiết thao giảng Truyện Kiều theo phương pháp mới; thi ngâm, lẩy, bình giảng, đố Kiều trong toàn thể GV, HS và nổi bật là việc tổ chức chung kết, trao giải hội thi ngay tại Khu lưu niệm Nguyễn Du”.

Những hoạt động thiết thực, bổ ích ấy càng khiến Truyện Kiều có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ. Em Nguyễn Phúc Mận - Trường THPT Cẩm Bình cho biết: “Giọng đọc, giọng ngâm Truyện Kiều của ông mà em được nghe từ thuở bé đã nhen nhóm trong em niềm yêu thích Truyện Kiều. Và đến những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, được nghe thầy cô bình giảng các trích đoạn, em càng thấy say mê hơn. Đến nay, em còn thuộc gần 3.000 câu thơ trong Truyện Kiều”.





Thi dạy Truyện Kiều trên quê hương Nguyễn Du

Trong những chuyến đi của mình, tôi đã có dịp chứng kiến nhiều buổi sinh hoạt CLB Nguyễn Du và Truyện Kiều ở rất nhiều trường học. Bằng hình thức sân khấu hóa, hoạt động ngoại khóa này không chỉ tạo không khí hào hứng, sôi nổi, gieo vào ký ức tuổi học đường của các em những kỷ niệm đẹp, mà còn cung cấp thêm cho HS những góc nhìn mới mẻ về tác phẩm.

Cô Trịnh Thị Phương Thỏa - GV Trường THCS Minh Tiến (Thạch Hà) cho biết: “Sau mỗi giờ giảng, mỗi lần sinh hoạt CLB, chúng tôi dường như khám phá thêm được những tầng sâu tinh túy của Truyện Kiều. Và còn gì tuyệt vời hơn khi chúng tôi có thể truyền cảm hứng, tình yêu và niềm tự hào của mình dành cho Đại thi hào và Truyện Kiều, cũng chính là niềm tự hào, những nét tinh hoa dân tộc tới HS thân yêu”.

Niềm say mê Truyện Kiều còn được thể hiện qua cuộc thi tìm hiểu về Nguyễn Du và Truyện Kiều được ngành Giáo dục tổ chức một cách quy mô, thu hút đông đảo cán bộ, GV và HS tham gia. Cô Nguyễn Thị Thuận (Phòng GD&ĐT Lộc Hà) – người giành giải nhất cuộc thi cho biết: “Tôi đã dành trọn tâm huyết cho bài thi trên 500 trang của mình. Công trình ấy với tôi không phải để giành giải mà đó chính là tấm lòng, là nén tâm nhang của lớp hậu thế dâng lên cụ Nguyễn, đồng thời, cũng góp chút công sức nhỏ bé của mình trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Truyện Kiều”.

Sinh thời, Nguyễn Du đã từng thốt lên trong cô độc, day dứt: Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như… Thế nhưng, hôm nay, nhân loại vẫn say mê, trân trọng những giá trị tinh thần bất hủ trong tác phẩm Truyện Kiều. Đó chính là câu trả lời cho câu hỏi nhức nhối của Tố Như năm xưa. Và trong suy nghĩ của hậu thế, di sản vô giá Truyện Kiều đã trở thành sản phẩm kết tinh trí tuệ, tâm hồn, vẻ đẹp văn hóa của dân tộc.



Thúy Ngọc

Thanh niên Hà Tĩnh tích cực hành động vì an sinh xã hội

(Baohatinh.vn) - Thời gian qua, đội ngũ thanh niên và tổ chức đoàn các cấp đã trở thành cánh tay đắc lực trong hoạt động vì an sinh xã hội, vì sự phát triển của cộng đồng.



Thanh niên thành đoàn TP Hà Tĩnh trợ giúp cụ già qua đường trong chiến dịch ra quân đảm bảo trật tự ATGT 2015

Các phong trào thanh niên tình nguyện phát triển rộng khắp với nhiều hình thức phong phú, thiết thực như: “Chiến dịch mùa hè xanh”, “Xuân tình nguyện”, “Thanh niên xung kích mùa bão lũ”, “Ngày thứ bảy tình nguyện”… góp phần sẻ chia khó khăn với cộng đồng.

Chỉ tính riêng năm 2015, tổ chức đoàn toàn tỉnh đã khởi công xây dựng 62 nhà nhân ái với tổng trị giá gần 2 tỷ đồng cho các đối tượng, gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức 39 đợt khám và cấp thuốc miễn phí cho gần 29.000 đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, đối tượng hộ nghèo; chương trình “Bát cháo tình thương” hỗ trợ bữa ăn cho bệnh nhân nghèo; tổ chức 23 đợt hiến máu tình nguyện, tiếp nhận 4.724 đơn vị máu...

Được lực lượng thanh niên tình nguyện chi viện, các cấp bộ đoàn đã thành lập các đội thanh niên tình nguyện tại chỗ hỗ trợ nhân dân xây dựng nông thôn mới, thu hoạch mùa; tổ chức ôn tập văn hóa cho thiếu niên, nhi đồng; tham gia phổ cập giáo dục; chăm sóc gia đình chính sách, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Các cấp bộ đoàn đã trao tặng 3.930 suất quà, trị giá 1,35 tỷ đồng cho các mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ, thương - bệnh binh, cựu TNXP, đối tượng thuộc diện chính sách có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, huy động ĐVTN ra quân vệ sinh môi trường, tu sửa, chỉnh trang tượng đài và nghĩa trang liệt sỹ...




Đoàn khối Doanh nghiệp tỉnh tổ chức khám và cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo huyện Hương Sơn

Anh Nguyễn Kiên Cường - Bí thư Đoàn thanh niên Ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Hà Tĩnh chia sẻ: “Hoạt động an sinh xã hội, vì cộng đồng đã ăn sâu vào máu của ĐVTN Vietcombank Hà Tĩnh. Trong tháng 11/2015, chúng tôi đã nhận phụng dưỡng 2 mẹ liệt sỹ ở Cẩm Xuyên và TP Hà Tĩnh. Để động viên các mẹ ngày lễ, tết, đoàn cử người thường xuyên qua lại thăm nom, ngoài ra, còn hỗ trợ mỗi mẹ 1 triệu đồng/tháng. Đây là những việc mà tuổi trẻ có thể làm, nên làm và phải làm”.

Các cơ sở đoàn còn chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, học sinh thông qua tập huấn, triển khai chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”, “Khi tôi 18”, “Nói không với bạo lực học đường”, cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới”...; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao sôi nổi; tích cực tham gia thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; tuyên truyền thanh niên thực hiện nếp sống văn minh nhằm tạo môi trường lành mạnh, đẩy lùi tệ nạn xã hội.

Bà Lê Thị Thúy Nhàn - Phó trưởng Phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐ-TB&XH) nhấn mạnh: Thanh niên đóng vai trò quan trọng đối với việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội (CTXH). Thời gian qua, ngành cũng đã tổ chức đào tạo chuyên môn kiến thức nghề CTXH cho 70-80% cán bộ đoàn cơ sở và sẽ tạo mọi điều kiện để đào tạo kiến thức cho nhiều lượt cán bộ đoàn.

Để phát huy hơn nữa vai trò của thanh niên và tổ chức đoàn với nghề CTXH, ngoài việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng về CTXH cho cán bộ đoàn thì cán bộ đoàn cần phải vận dụng chặt chẽ những kỹ năng đã học từ phong trào đoàn, hội, đội; phát huy tinh thần xung kích “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”…



Thu Hà


tải về 255.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương