Iii. Giới thiệu Nửa chừng xuân của Khái Hưng I. Vài nét về tác giả, tác phẩm



tải về 26.22 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích26.22 Kb.
#12906
III. Giới thiệu Nửa chừng xuân của Khái Hưng

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm

- Khái Hưng tên thật là Trần Dư, nhưng ông thêm chữ Khánh thành Trần Khánh Dư để giống vị tướng Trần Khánh Dư đời Trần. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Dư. Sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyệnVĩnh BảoHải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897

- Khái Hưng đi học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng. Tuy Khái Hưng hơn Nhất Linh 9 tuổi nhưng là người bước vào văn đàn sau nên được gọi Nhị Linh.

- Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập. Văn đoàn này bắt đầu xuất hiện công khai từ 1932 và đến đầu năm 1933 thì tuyên bố chính thức thành lập với ba thành viên trụ cột là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo.

- Tự Lực Văn Đoàn ra tờ báo Phong Hóa. Về sau khi Phong Hóa bị đóng cửa thì tờ Ngày Nay thay thế. Cùng với báo, Tự Lực Văn Đoàn còn có nhà xuất bản Đời Nay. Toàn bộ tác phẩm của Khái Hưng đều do Ngày Nay và Đời Nay công bố.

- Là một trong những cây bút chính của nhóm, tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng Hồn bướm mơ tiên (1933) là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn. Tiểu thuyết cuối cùng của ông là Thanh Đức (1943) và cũng là tiểu thuyết cuối cùng của nhóm. Khái Hưng cũng viết chung với Nhất Linh hai tiểu thuyết là Gánh hàng hoa và Đời mưa gió và ra đời chung tập truyện ngắn Anh phải sống cùng năm 1934.

- Tác phẩm của Khái Hưng thường đề cao tình yêu tự do, chống lại các lễ giáo phong kiến, ít nhiều mang tính cải cách xã hội. Khái Hưng cũng có viết một số vở kịch, thường chỉ một hồi, nhưng ít được công diễn. Trong những năm 1935 đến 1940, Khái Hưng là nhà văn được nhiều thanh niên thành thị ưa chuộng. Ông còn là một dịch giả. Bài Tình tuyệt vọng ông dịch từ thơ của Félix Arvers rất nổi tiếng.

Lòng ta chôn một khối tình

Tình trong giây phút mà thành thiên thu

Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu

Mà người gieo thảm như hầu không hay

- Trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ hai ông tham gia Đảng Đại Việt dân chính thân Nhật nên bị hực dân Pháp bắt giam. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945, Khái Hưng được trả tự do. Ông cùng Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách cho ra tờ Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới.

- Sau Cách mạng tháng Tám, Khái Hưng có viết một loạt bài báo, truyện ngắn, kịch ngắn trên các báo của Việt Nam Quốc dân Đảng.

- Xuân Trường, tỉnh Nam Định . Theo ông Nguyễn Tường Triệu, con nuôi Khái Hưng, tiết lộ Khái Hưng mất tích sau Tết Ðinh Hợi (22/1/1947).

2. Tác phẩm

Truyện ngắn có Hồn bướm mơ tiên (1933); Đời mưa gió (cùng Nhất Linh, 1933); Nửa chừng xuân (1934); Gánh hàng hoa (cùng Nhất Linh, 1934); Trống mái (1936); Gia đình (1936). Tiêu sơn tráng sĩ (1937); Thoát ly (1938); Hạnh (1938); Đẹp (1940); Thanh Đức(1942.

Tập truyện ngắn có: Anh phải sống (viết cùng Nhất Linh, 1934); Tiếng suối reo (1935); Đợi chờ (1940); Cái ve (1944).

3. Tóm tắt tác phẩm:

3.1. Nửa chừng xuân sáng tác năm 1934, là tiểu thuyết của Khái Hưng (Trần Khánh Dư) đăng trên Phong hoá của Tự lực văn đoàn, in thành sách năm 1934. Nhân vật chính là Mai, một cô gái xinh đẹp con cụ Tú Lãm, một nhà nho thanh bạch. Cụ Tú mất, Mai thay cha nuôi em là Huy ăn học đến nơi đến chốn. Trên chuyến xe hoả từ Hà Nội về quê Mai gặp lại Lộc đang làm tham tá ở Hà Nội. Mai kể lại sự tình, Lộc cảm động muốn giúp. Mai đã nhận của Lộc hai mươi đồng nhưng rất tự trọng. Mai quyết định bán nhà trả nợ và nuôi em. Nhưng Mai lại bị lão Hàn Thanh giầu có định ép Mai làm lẽ. Lộc đã giúp Mai thoát khỏi tay lão trọc phú và ra Hà Nội ở. Được một năm Lộc nhờ người đóng giả bà Án đến dạm hỏi. Mai lấy Lộc và đang lúc bụng mang dạ chửa thì bà Án lập mưu viết giả thư để Lộc nghi ngờ vợ mình ngoại tình, còn Mai lại nghĩ Lộc là kẻ Sở Khanh. Mai chia tay Lộc nuôi con và nuôi Huy ăn học. Sau này Huy trưởng thành và dạy học ở Phú Thọ. Lộc sau này lấy vợ là con quan tri huyện và được thăng chức nhưng gia đình không hạnh phúc vì không có con trai. Sau này xem xét lại biết mình hiểu lầm Mai và rất giận mẹ. Bà án rất hối tiếc, tìm Mai để lấy lại đứa con nhưng không được. Bà bắt Lộc Gặp Mai để đón Mai về làm lẽ, nhưng Lộc chỉ xin Mai tha thứ. Mai khuyên chàng nên trở lại để sống cuộc sống của riêng mình. Họ ngồi bên nhau suốt đêm quanh lò sưởi, Mai nói với Lộc: "Hãy xa nhau mà vẫn gần nhau". Lộc như bừng tỉnh trước tấm lòng cao thượng của Mai. Chàng sực nghĩ tại sao anh không nghĩ đến gia đình to tát, đông đúc hơn, gia đình ấy là xã hội, là nhân loại, chàng nguyện đem hết tâm sức ra làm việc cho đời.

3.2. Nội dung tác phẩm.

- Nửa chừng xuân là tác phẩm có tiếng vang lớn, được dư luận lúc đó hoan nghênh. Câu chuyện trước hết thể hiện tính chất lý tưởng hoá trong tình yêu. Yêu nhau mà xa nhau nhưng tâm trí lúc nào cũng gần nhau. Khi chia tay cũng nói đến vấn đề xã hội, nhân loại.Vũ Ngọc Phan coi đó là thứ tư tưởng viển vông, giả tạo không phù hợp với tính cách nhân vật và lô gích câu chuyện. Chi tiết được ghép vào chẳng qua tác giả muốn tình yêu của hai người phải trở nên cao thượng và tình yêu của họ trở thành một thứ tình yêu lý tưởng. "



3.3. Ý nghĩa:

- Ý nhĩa mới mẻ của Nửa chừng xuân là ở chỗ cuốn tiểu thuyết mang tính luận đề rõ rệt, tuyên chiến mạnh mẽ với lễ giáo phong kiến chà đạp tình yêu hạnh phúc cá nhân. Tác phẩm phản ánh xung đột cũ mới đã trở nên gay gắt lan rộng trong đời sống thành thị khi đó. Lực lượng cũ tập trung ở nhân vật bà Án, một mệnh phụ "ở ăn thì nết cũng hay, nói điều ràng buộc thì tay cũng già ". Đây là hình tượng nghệ thụât chân thực, cho thấy những quan điểm lề thói phong kiến cũ đã giết chết lương tâm, lương tri của người đàn bà quí tộc này, khiến bà ta trở thành độc ác, thủ đoạn hèn hạ, một hung thần phá hoại hạnh phúc của tuổi trẻ.



- Sức hấp dẫn của tác phẩm có lẽ tập trung ở hình tượng nhân vật Mai. Đó là một cô gái mới "có ý thức về hạnh phúc cá nhân", đấu tranh trực diện với lễ giáo phong kiến song vẫn mang đầy vẻ đẹp của đạo đức truyền thống. Cô gái xinh đẹp con một nhà nho thanh bần rất mực đoan chính, thuỷ chung, khinh ghét sự thay lòng đổi dạ. Cô gái đến với tình yêu một cách táo bạo, đắm say, đó cũng là một cô gái đầy lòng vị tha, đức hy sinh, chịu thương chịu khó, tần tảo, đảm đang, nuôi em ăn học rồi nuôi con một mình. Đáng chú ý là Mai khi thấy mình bị lừa dối giữa lúc bụng mang dạ chửa thì đã không bị gục ngã rơi vào sầu thảm, không sa vào phóng đãng để trả thù đời mà thầm lặng gan góc để chống lại số phận, giữ nguyên vẹn lòng yêu đời, lấy sự hy sinh hạnh phúc cá nhân làm nguồn vui. Như vậy đối với nhân vật Mai, tác giả phát hiện và ca ngợi những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam sống bình dị, chan hoà giữa những người nghèo lam lũ thật có ý nghĩa.

- Nửa chừng xuân buổi đầu đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của thể loại tiểu thuyết quốc ngữ theo hướng hiện đại hoá. Tác phẩm được công chúng hoan nghênh và được đưa lên sân khấu nhiều lần.

tải về 26.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương