II. khái quát lịch sử HÌnh thành và phát triển triết học tôn giáO



tải về 33.07 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích33.07 Kb.
#18714
II. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC TÔN GIÁO

Triết học có từ khi nào?

Nó có từ khi chữ viết để ghi lại

Có những câu chuyện truyền thuyết đề cập đến con người và vũ trụ. Ví dụ: như ở Trung Hoa có câu chuyện Nữ Oa vá trời. Do Thái Giáo thì có chuyện ông Eva và ba Adam v.v..

Triết học tôn giáo được chia ra làm ba giai đoạn như sau:

1. TRIẾT HỌC TÔN GIÁO TRƯỚC THỜI KANT

1.1. THỜI CỔ HY LẠP

a. XÉNOPHANE (570 – 478 TCN)

Ông đề cập đến tính hình đồng giữa thần và con người (nghĩa là thần cũng có những tính cách giống như con người, từ dung mạo và tính cách)

Còn thần chân chánh thì phải thấy tất cả, nghe tất cả, vĩnh hằng, có một sức vô địch khiến cho tất cả vận động, đó chính là đấng quyền năng sáng tạo.

Triết học của ông diễn tả bằng kịch thơ

b. SOCRATE (469-399 TCN)

Ông thảo luận nhiều về đạo đức và tôn giáo, tìm hiểu về các nguyên nhân của các hiện tượng. Theo ông thì cho rằng mọi cái trên thế giới đều do thần thánh sáng tạo ra để làm lợi ích cho con người.( đấng này có quyền năng tạo ra bóng tối cho con người nghỉ ngơi, cho ánh sáng để thấy đường, cho ruộng đất để trồng trọt v.v...



c. PLATON ( 427-347 TCN)

Là một trong bảy nhà hiền triết của Hy Lạp lúc đó, ông là một nhà duy tâm. Triết học của ông có thể nói là đỉnh cao của thời cổ đại, đề cập đến Ý NIỆM( bản chất, trường tồn và bất biến).

Ông cho rằng linh hồn là cái bất tử, còn thể xác thì mất đi không tồn tại. linh hồn theo ông thì có hai:

- linh hồn vũ trụ: nhận thức được thế giới, điều khiển được thế giới.

- linh hồn con người:có thiện và ác( đều từ thần mà đem đến).

Theo ông, có sự tồn tại thế giới kinh nghiệm hiện thực và thế giới kinh nghiệm siêu việt.



d. ARISTOTE (384-322 TCN)

Ông phê phán Ý niệm tồn tại của Platon qua bốn điểm như sau:

- Không hợp lý khi ý thức tồn tại độc lập

- Thế giới của Platon chỉ mô phỏng chứ không phải là hiện tượng để mô tả bản chất.

- Có nhiều điểm mất logic.

- Là những bản chất vĩnh cửu.

Ông tin rằng có một thế giới vạn vật đều có một nguyên nhân cuối cùng và lực tác động đầu tiên. Đó chính là năng lực bên ngoài của thế giới hiện tượng là chỉ cho Thượng Đế. Thượng Đế là kết quả tất nhiên tồn tại siêu việt mà chúng ta tìm cầu.

Thế giới hình thành từ hai khởi nguyên là vật chất và hình thức. vật chất là cái có trước nhưng thụ động và cần có một cái gì đó tác động mới hoạt động được, cho nên hình thức là bản chất của vật chất.



1.2. THỜI KỲ THẦN HỌC TRUNG CỔ TÂY ÂU (476- 1453)

- Năm 476 kết thúc đế chế La Mã

- Năm 1453 xác lập đế quốc Constantinople

- Đặc điểm trong giai đoạn này là :

- phong kiến thống trị, giới tăng lữ có quyền lực chưa từng có, chi phối chính trị vì căn cứ vào triết học Platon và Aristote mà thành lập ra triết học tôn giáo có đề cập đến Thượng Đế. Cho nên thần học mạnh hơn triết học, triết học phải phục vụ thần học.

- Vào thế kỉ 10 diễn ra trận thập tự giá giao lưu được văn hoá các nước phương đông và phương tây, làm cho nền khoa học , kinh tế v.v... phát triển mạnh.

- Thế kỷ 14 các trường đại học nổi tiếng đều có các khoa thần học, như vậy cho thấy rằng thấn học mạnh hơn triết học.

- Từ thế kỉ 2 đến thế kỉ thứ 4 bị ảnh hưởng triết học Cơ đốc giáo

- Thần học còn gọi Triết học Kinh viện, được dạy trong trường, được rút từ giáo điều chung của giáo hội.

Tóm lại, trong thời này thần học chiếm ưu thế hơn triết học. Các triết gia chủ yếu :

a. AUGSTIN (354-430)

Ông đề cập đến niềm tin có 3 nhóm:

- Những khách thể hiển nhiên không cần sự can thiệp của lý trí mà vẫn tin như các sự kiện, chân lý lịch sử.

-Khách thể cần được lý giải

- Khách thể chỉ biết tin đó là chân lý của tôn giáo

b. THOMAS D’AQUIN (1225-1274)

Phân lý tính làm 2 loại:

1/ Lý tính tự nhiên nơi con người.

2/ lý tính khải thị từ nơi thần

Ông cho rằng lý tính tự nhiên của con người là sai, chỉ có lý tính khải thị của Thượng Đế mới đúng thôi.

1.3. THỜI PHỤC HƯNG (TK 15- 16)

* Có các đặc điểm:

- Chống Giáo hội

-Triết học duy vật thoát khỏi thần học nhưng vẫn còn một ít mang nặng về triết học duy tâm.

- Thấm nhuần được Chủ nghĩa Nhân văn. Chú ý mối quan hệ giữa người và thần.

- Triết học Kinh viện bị hoài nghi nên dẫn đến việc cải cách tôn giáo

- Chủ nghĩa Nhân văn khiêu chiến với giáo hội và đề cao giá trị con người.

- Dùng chủ nghĩa văn hiến cổ điển Hy Lạp để phủ định độc đoán trong Triết học Kinh viện.

* Các hiền triết điển hình:

a. NICOLAS COPERNICUS (1473 – 1543)

Là một nhà thiên văn tài ba, nhà thuốc giỏi, nhà kinh tế học nổi tiếng. Ông đã tìm ra được nhiều vùng đất mới và trái đất hình tròn

-Lý thuyết của ông là nhật tâm (hành tinh xoay) trái với thuyết địa tâm của Thiên Chúa.

b. GIORDANO FILPPO BRUNO (1548- 1600)

Ông là nhà triết học người ý, mồ côi tứ nhỏ, ông cho rằng thế giới tự nhiên là Thượng Đế trong sự vật hiện tượng.

- Ông nghiên về thế giới quan vật chất.

1.4. THỜI KỲ THẦN LUẬN TỰ NHIÊN (TK 17 - 18)

* Có các đặc điểm:

Đề cao lý tính tự nhiên của con người, bỏ đi lý tính thiên khải của thần.

Tôn giáo chân chánh là tôn giáo nên lý giải biểu đạt bản tính con người.

Bắt đầu tương đối độc lập với lập trường của thần học.



* Triết gia tiêu biểu trong thời này:

a. DENIS DIDEROT (1713 – 1784)

- Nhà duy vật nổi tiếng, là kiến trúc sư, hoạ sĩ, điêu khắc, nhạc sĩ..



- Cần cho sự sống hiện tại, còn chuyện Thiên đường, Địa ngục thì quá xa xôi.

- Ông cho rằng không có chúa vì không cần có chúa vẫn có vạn vật. Chúa là do còn người thần thánh hóa mà tạo ra.

- Không thể giả thử rằng có một thực thể nào đứng bên ngoài chúng ta, không thể giả thử như vậy vì giả thử như vậy không thể rút ra được kết luận nào từ giả thử đó.

- Nhờ hệ thống giáo dục mà xóa bỏ được thần học.



2. TRIẾT HỌC TÔN GIÁO CỦA KANT (1724 -1804)

Ông là một nhà hiền triết nổi tiếng nhất ở phương tây, với phương pháp tư duy triết học và phương pháp thực nghiệm khoa học, nhờ vậy mà nghiên cứu thế giới có hệ thống và tư duy được độc lập. Lúc bấy giờ lập trường của triết học là tư duy.



a. Nhận thức luận:

Đề cập đến khả năng nhận thức của con người có từ đây, có 3 bước:



* Cảm tính: cần có không gian và thời gian tức là có điều kiện sự vật mới cảm nhận được.

*Tri tính: cần có năng lực để phán đoán, biểu hiện qua 4 phương diện

- Lượng: tính thống nhất, toàn diện (bên ngoài)

- Chất: tính thực tại (bên trong)

- Quan hệ: tính quan hệ, tính nhân quả, giao hỗ

- Dạng thức: tính khả năng tồn tại, tất nhiên.

*Lý tính: năng lực tư duy đạt năng lực tối cao, để hiểu biết khách thể ( khó đạt được)

b, Triết học tôn giáo:

- Cảm quan + khách thể = dục vọng. Nếu muốn bỏ dục vọng cần có những quy luật đạo đức, mới làm cho mình an lành. Như vậy cần có một thế giới đạo đức, mà thế gới đạo đức đó là do chúa tạo ra.
3. TRIẾT HỌC TÔN GIÁO SAU THỜI KANT

3.1. TRIẾT HỌC TÔN GIÁO CỦA SCHLEIER MACHER (1768 – 1834):

Thế kỷ 18 khoa học (vật lý, thiên văn học...) không ngừng phát triển khiến cho nhận thức về thế giới càng khách quan và chân lý đoạn ngôn của Ky tô giáo bị hoài nghi, tôn giáo giảm ý nghĩa.

Đầu thế kỷ 19, khoa học càng phát triển nên cần phải trực giác thể nghhiệm.

Ông viết 2 quyển sách là Luận Tôn giáo và Tín ngưỡng Cơ đốc giáo đề cập đến cài nhìn về tôn giáo. Ông chủ trương ‘nhận thức được tôn giáo thì mới xác nhận được tôn giáo’. Bởi từ sự hữu hạn của con người hiểu về tôn giáo khởi nguyên nên dựa vào đối tượng Thượng Đế. Đối với Ông thì dùng tâm lý thể nghiệm (tức khoa học) để mà tín ngưỡng, hiểu biết Thượng Đế, hiểu biết tôn giáo.



9. TRIẾT HỌC TÔN GIÁO CỦA HEGEL (1770-1831):

Đối với ông Thương Đế là sự thể hiện cao nhất của lý tính, bản chất của Thượng Đế chính là lý tính tuyệt đối. Tôn giáo của ông là cần đạt được nền tảng, cần khế hợp được tinh thần tuyệt đối.

Thượng Đế là sự thể hiện thành tựu cao nhất của lý tính (tinh thần tuyệt đối, Absolute Spirit).Bản chất của Thượng Đế là bản chất của tư duy, đem cái tư duy (tức cái bản chất chủ quan của chủ thể không tự ngã bị tư duy xem thành thần thánh (bản chất tuyệt đối).

Sau khi bản chất tư duy được trừu tượng hóa tuyệt đối được xem như thực tại khách quan cao nhất. Ngược lại, hay cũng là đối tượng mà con người tìm hiểu và tín ngưỡng.

Ở Kant, Thượng Đế tồn tại là vật tự thể mà con người không thể nhận biết.

Heghen cho rằng sự nhận thức của con người về Thượng Đế là từ tinh thần hữu hạn thăng hoa hợp nhất với tinh thần vô hạn (tinh thần tuyệt đối, Thượng Đế).








tải về 33.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương