II. cây gỗ lớn, gỗ dán lạng Cây mỡ



tải về 2.7 Mb.
trang1/14
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích2.7 Mb.
#34718
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14
II. cây gỗ lớn, gỗ dán lạng

Cây mỡ

Tên khoa học: Manglietia glauca Bl (M. conifera Dandy).

Họ Mộc lan - Magnoliaceae.

1. Mô tả hình thái

Mỡ là cây gỗ lớn cao tới 25-30m, đường kính ngang ngực đạt tới 50-60 cm. Thân tròn, thẳng. Vỏ xám bạc, thịt màu trắng có mùi thơm nhẹ. Thân đơn trục, cành nhỏ. Tỷ lệ chiều cao dưới cành đạt 2/3 chiều cao. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình trứng, gân nổi rõ cả 2 mặt, cuống lá mảnh. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành, có màu trắng, to. Quả kép hình nón. Hạt có nội nhũ màu đỏ, khi xát hết nội nhũ hạt có vỏ màu đen, có mùi thơm. Hạt có nhiều dầu.



2. Đặc điểm sinh thái

Thường gặp mỡ trong rừng thứ sinh ở Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Mỡ là loài cây lá rộng thường xanh. Mỡ thường sống với các loài giổi, giẻ, trâm, ngát, gội.

Mỡ thích hợp với vùng có lượng mưa: 1400 - 2000 mm/năm. Tháng khô hạn (Lượng mưa nhỏ hơn 50 mm/tháng) không quá 2 tháng. Mỡ thích hợp với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 -24oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 42o C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối -1oC. Mỡ ít chịu nắng nóng và giá rét, đặc biệt ở giai đoạn tuổi non (Ngô Quang Đê, 1992). Dưới 18 tháng tuổi, mỡ là cây cần che bóng. Mỡ sinh trưởng tốt nhất ở độ chiếu sáng bằng 1/3 độ chiếu sáng trực xạ tự nhiên.

ánh sáng gay gắt mùa hè và mùa thu không thuận lợi cho sinh trưởng của mỡ. ánh sáng thấp trong mùa đông và ánh sáng tán quang trong mùa xuân thích hợp với sinh trưởng của mỡ (Nguyễn Hữu Thước, Nguyễn Liễn, 1965). Khi mỡ lớn có yêu cầu ánh sáng cao hơn. Tán cây tự nhiên trong băng chừa che băng mỡ trồng (5 tuổi) đứng cạnh (cách 2,5m), mỡ thiếu ánh sáng, mọc yếu, lá úa, thân mảnh, sinh trưởng xấu hơn với các hàng khác (Lâm Công Định, 1965). Mỡ thích hợp đất tốt, sâu ẩm, thoát nước, nhiều mùn. Thành phần cơ giới sét nhẹ đến sét phát triển trên phiến thạch mica, phiến thạch sét, riolit, poóc phia. Mỡ thường xanh quanh năm. Ra hoa vào tháng 3-4. Quả chín vào tháng 8-9.



3. Công dụng

Gỗ mỡ màu sáng hoặc vàng nhạt, mềm nhẹ, tỷ trọng 0,48. Gỗ mịn, ít nứt nẻ, mối mọt. Gỗ mỡ thường dùng để đóng đồ dùng trong nhà, làm gỗ dán lạng, gỗ bút chì, gỗ nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ. Gỗ có giác và lõi phân biệt, giác màu trắng vàng nhạt, lõi màu vàng tươi. Vòng sinh trưởng rõ ràng và dứt khoát, thường rộng 4-6mm. Mạch đơn và kép ngắn phân tán, số lượng mạch trên 1mm2 trung bình, đường kính mạch nhỏ đến trung bình, trong mạch thường có thể nút. Tia gỗ nhỏ và hẹp. Mô mềm hình giải hẹp tận cùng và gian mạch. Sợi gỗ dài trung bình 1,2mm và có vách mỏng. Gỗ mềm và nhẹ, khối lượng thể tích gỗ khô 480kg/m3, hệ số co rút thể tích 0,43. Điểm bão hòa thớ gỗ 25%. Giới hạn bền khi nén dọc thớ 612kg/cm2, uốn tĩnh 1230kg/cm2, sức chống tách 11,5kg/cm. Hệ số uốn va đập 1,13. Gỗ mỡ có thể dùng làm thùng đựng dung dịch lỏng, làm đồ mộc, làm văn phòng phẩm. Cũng có khả năng dùng loại gỗ này làm những cấu kiện cần chịu đựng va chạm và rung động.


4. Đánh giá rừng trồng

Đã có nhiều nghiên cứu thí nghiệm về cây mỡ, đã có quy trình trồng rừng mỡ (QTN-86), quy trình tỉa thưa rừng mỡ (QTN 24-82), quy trình kinh doanh rừng chồi mỡ (QTN) đã được ban hành. Quy trình trồng rừng mỡ đã được hầu hết các tỉnh có trồng rừng mỡ áp dụng. Tuy nhiên quá trình áp dụng, có những điểm không tuân thủ đầy đủ các quy định của quy trình.



  • Những điểm chủ yếu về kỹ thuật gây trồng, tỉa thưa, kinh doanh chồi

- Vùng trồng mỡ: nhiệt độ trung bình hàng năm 22-240C. Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1600 mm. Vùng chịu ảnh hưởng của gió nóng, lượng mưa trung bình hàng năm phải đạt tới 2000 mm.

- Đất trồng mỡ: là những nơi có các trạng thái thực bì như rừng kiệt, rừng mới khai thác trắng, rừng nứa, rừng nứa xen cây bụi; gồm các loại đất phong hóa trên phiến thạch sét, phiến thạch mica, sa phấn thạch.

- Tiêu chuẩn cây con: Cây con có bầu trồng cho cả 2 vụ.

+ Cây trồng vụ xuân có 4-6 tháng tuổi, Do = 3 -4 mm, H = 30 -50 cm.

+ Cây trồng vụ thu có 6-12 tháng tuổi, Do =6 -10 mm, H = 60 -100 cm.

- Xử lý thực bì: nơi có độ dốc dưới 20o chặt trắng dọn sạch. Nơi đất có độ dốc trên 20o chặt trắng theo băng. Trồng mật độ 2500-3300 cây/ha.

- Chăm sóc trong 3 năm liền. Năm đầu 2 lần chăm sóc. Năm thứ 2, chăm sóc 2-3 lần. Năm thứ 3-4 chăm sóc mỗi năm 1 lần.

- Tỉa thưa khi rừng khép tán không quá thời gian 1 năm, có độ tàn che 0,7 trở lên.


Biểu 1: Biểu tỉa thưa rừng mỡ kinh doanh gỗ giấy (Quy trình tỉa thưa rừng mỡ trồng)




Hạng đất

Mật độ trồng

Lần tỉa

Tuổi tỉa

Cường độ tỉa (%)

Số cây sau tỉa (cây/ha)

D bq (cm) sau tỉa

Trung bình

2500


1

2


4-5

8-9


50

33


1250

838


7 -9

11-13


3300

1

2


4-5

8-9


50

50


1650

825


7 -9

11-13


Xấu

2500

1

2


5-6

9-10


50

33


1250

833


6-8

9-11


3300

1

2


5-6

9-10


50

50


1650

825


5-8

9-11


Rừng để kinh doanh chồi khi rừng mỡ đưa vào chặt trắng có D1.3 > 15 cm, N/ha > 800 cây. Khai thác kết thúc trước mùa mưa. Sau khi chồi mọc 6 tháng, chọn để lại mỗi gốc 2 chồi. Chăm sóc rừng chồi 2 năm. Mỗi năm 3 lần.
Biểu 2: Tỉa thưa kinh doanh rừng gỗ lớn (Quy trình tỉa thưa rừng mỡ trồng)




Hạng đất

Mật độ trồng cây/ha

Lần tỉa

Tuổi tỉa

Cường độ tỉa (% số cây)

Số cây sau khi tỉa

D bq cây sau tỉa thưa

Tốt

2500

1

2

3



3-4

7-8


12-14

50

60

67



1250

500


167

8-10

14-16


20-23

3300

1

2

3



3-4

7-8


12-14

50

70

66



1650

495


168

8-10

13-15


20-23

Trung bình hoặc tốt nhưng nơi dốc >35o

2500

1

2

3



4-5

8-9


13-15

50

50

67



1250

625


210

7-9

12-14


17-20

3300

1

2

3



4-5

8-9


13-15

50

550


220

1650

550


220

7-9

12-14


17-20

  • Hiện trạng gây trồng rừng mỡ

Tính đến tháng 12/1999 các tỉnh đã trồng được 47.374 ha rừng mỡ, trong đó gồm 38.434 ha rừng thuần loài và 8.940 ha rừng mỡ hỗn loài với các loài cây khác. Rừng mỡ trồng ở 16 tỉnh có diện tích như sau: Bắc Cạn 5.368 ha thuần loài, 1.203 ha hỗn loài; Cao Bằng 68 ha; Hà Giang 5.065 ha thuần loài, 1.370 ha hỗn loài; Lạng Sơn 1.231 ha thuần loài loài, 192 ha hỗn loài; Lao Cai 10.680 ha thuần loài, 2.355 ha hỗn loài; Phú Thọ 892 ha thuần loài, 75 ha hỗn loài; Quảng Ninh 168 ha thuần loài, 846 ha hỗn loài; Thái Nguyên 3.046 ha thuần loài, 3.109 ha hỗn loài; Tuyên Quang 9.572 ha thuần loài, 1.814 ha hỗn loài; Yên Bái 2.295 ha thuần loài, 4.420 hỗn loài; Bắc Giang 169 ha thuần loài; Lai Châu 209 ha thuần loài; Sơn La 467 ha thuần loài; Thanh Hóa 143 ha thuần loài, Nghệ An 814 ha thuần loài, 409 ha hỗn loài và Hà Tĩnh 639 ha thuần loài (Kiểm kê rừng, 1999).

Rừng mỡ trồng chủ yếu là rừng thuần loài. Nhà nước quy hoạch vùng trồng rừng mỡ cung cấp nguyên liệu giấy với diện tích lớn bao gồm các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai. Hầu hết các tỉnh tuân thủ đầy đủ 2 khâu kỹ thuật: tiêu chuẩn cây con và đối tượng đất trồng. Từ năm 1995 mục đích gây trồng có điều chỉnh (trồng rừng phòng hộ), vì thế phương thức trồng rừng hỗn loài đã được bổ sung. Cuối năm 1999, rừng mỡ trồng trong các tỉnh đã tạo ra 1.073.004 m3 gỗ theo các cấp tuổi như sau:


Biểu 3: Sinh trưởng rừng mỡ trồng (Kiểm kê rừng 1999)




Phương thức

Đơn vị tính

I

II (10 năm)

III (15 năm)

IV (20 năm)

V (25 năm)

Thuần loài

Lào Cai

Tuyên Quang

+ Sơn Dương

+ Chiêm Hóa

Hà Giang

+ Bắc Quang



Phú Thọ

+ Đoan Hùng

+ Thanh Sơn

Yên Bái

Thái Nguyên


Diện tích (ha)

Trữ lượng (m3)

M/ha (m3)

M/ha (m3)

M/ha (m3)

500c/ha*


800c/ha*

2.000c/ha*

700c/ha*

400 c/ha*



23511


8.779

469.347


53,46

68.21


50,63

160,2*


53.34

42*


38,68

40,67*


53,80

47,19


6.343

431.163


67.97

98.86


66,30

80,92


44,68

34,88


66,95

27,25


1891

152.138


80.45

128,8


56,87

75,2*


105,3

70

44,5



198

15.298


77,26

68,93


100,0


Hỗn loài

(Chung)


Diện tích (ha)

Trữ lượng (m3)

M/ha (m3)


8.834


308

4.780


15,52

88


4

280


70,0




* Ghi chú: - Con số trong bảng 3 có dấu sao (*) là số liệu của tác giả.

- Các nhóm ký tự 500c/ha* là số cây trên 1 ha.

Rừng mỡ trồng để sản xuất gỗ lớn cần tỉa thưa 4 lần, mật độ cuối cùng để 150-200 cây/ha. Kinh doanh gỗ giấy, gỗ mỏ tỉa thưa 1 lần để mật độ cuối 1200 - 1600 cây/ ha với tuổi khai thác chính từ 9 tuổi trở lên (Vũ Đình Phương, 1985).

Tài liệu kiểm kê rừng năm 1999 cho thấy năng suất của rừng mỡ thấp. Trữ lượng bình quân chung ở các tuổi 10, 15, 20, 25 lần lượt là: 53,46 m3/ha; 67,18 m3/ha; 80,45 m3/ha; 77,26 m3/ha. Trong đó tỉnh Lào Cai có trữ lượng bình quân của rừng mỡ trồng theo cấp tuổi lớn hơn trữ lượng bình quân rừng mỡ trồng của các tỉnh khác. Tiềm năng lập địa và sinh trưởng cây mỡ trong vùng trồng rất lớn. Những nghiên cứu về sinh trưởng và sản lượng rừng mỡ cho thấy điều đó.


Bảng 4: Sinh trưởng và sản lượng rừng mỡ ở các cấp đất (Vũ Tiến Hinh, 2001)

Tuổi (năm)

N/ha

Cấp đất

hg (m)

dg (cm)

M (m3) phần Nd

ZM (m3)

M (m3) tổng hợp

5

2500

I

5,1

6,8

32,8

15,8

32,8

6

1510

I

6,7

9,0

43,3

23,2

56

5

2500

II

4,1

5,8

20,4

9,7

20,4

7

1500

II

6,7

9,1

43,9

22,3

57,1

5

2500

III

3,3

4,7

11,3




11,3

8

1550

III

6,4

8,9

42,1

19,5

53,9

5

2500

IV

2,3

3,9

3,0







9

1650

IV

5,6

8,7

38,4

16,2

47,6

10

1510

I

12,3

14,5

171,2

38,4

184,4

11

1050

I

13,8

16,8

175,3

39,9

223,9

10

1500

II

10,3

12,6

112,6

26,1

125,8

13

1060

II

11,4

13,5

140,2

27,6

153,4

10

1550

IV

8,5

10,9

74,9

17,7

86,6

15

1050

I

17,1

20,3

295,8

27,8

344,5

17

1050

I

18,2

21,4

343,6

22,6

392,3

15

1060

II

15,2

17,6

205,1

20,7

250,1

17

1060

II

16,3

18,5

241,4

17,3

286,4

15

1550

III

12,6

14,1

169,6

17,9

181,4

17

1550

III

13,7

14,9

201,7

15,3

213,4

15

1650

IV

10,6

12,4

122,0

14,3

122,0

17

1650

IV

11,8

13,1

148,4

12,8

157,5

* Chú thích: Trong bảng có 4 cấp đất. Cấp đất rừng mỡ trồng phân chia theo chiều cao tầng ưu thế của lâm phần h0, hg chiều cao cây có tiết diện bình quân. dg đường kính bình quân theo tiết diện. ZM Tăng trưởng thường xuyên hàng năm về trữ lượng (m3/ha). Trong bảng hàng chữ nghiêng là tuổi tỉa thưa của từng cấp đất.

Đối chiếu với biểu sinh trưởng và sản lượng rừng mỡ trồng ở các tỉnh phía Bắc, cho thấy ở cấp đất thấp nhất (có thể tương ứng với hạng đất thấp nhất trong hạng đất trồng mỡ), tiềm năng lập địa và sinh trưởng của cây mỡ, rừng mỡ ở tuổi 17 cũng đạt được 157,5 m3/ha.

Tài liệu kiểm kê rừng 1999 cho thấy trữ lượng bình quân rừng mỡ trồng ở tuổi 20 của các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai đều rất thấp so với tiềm năng sinh trưởng và sản lượng ở cấp đất thấp nhất (Cấp IV). Điều đó cho thấy trong việc trồng rừng mỡ có nhiều khâu kỹ thuật chưa đảm bảo, nên chỉ đạt được 70 - 80% năng suất tiềm năng. Năng suất rừng mỡ trồng (bảng 4) là số liệu trên các ô tiêu chuẩn lấy ở rừng mỡ trồng trong vùng với các lâm phần có điều kiện đất đai và kỹ thuật bình thường (các lâm phần mỡ trồng thuần loài, đều tuổi, trồng bằng cây con có bầu, nằm trong khu vực rừng nguyên liệu nhà máy giấy Bãi Bằng. Mật độ trồng ban đầu là: 2200-2500 cây/ha. Trong quá trình nuôi dưỡng rừng, thường không qua tỉa thưa hoặc tỉa thưa một lần và kỹ thuật chặt nuôi dưỡng chưa được thống nhất. Mật độ lâm phần bị suy giảm so với mật độ ban đầu (Vũ Tiến Hinh, 2001).

5. Khuyến nghị

Cây mỡ có tiềm năng sinh trưởng và cho năng suất cao, đáp ứng việc gây trồng rừng để cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, gỗ mỏ và các nhu cầu gỗ gia dụng. Gỗ mỡ được nhân dân trong vùng trồng ưa thích sử dụng. Nhưng thực tiễn trồng rừng mỡ chưa mang lại kết quả mong muốn (năng suất thấp). Cần quan tâm đến việc trồng mỡ cung cấp gỗ mỏ, gỗ giấy, ván nhân tạo đảm bảo năng suất và duy trì bảo vệ đất. Trồng rừng mỡ trên các cấp đất với mật độ 2500 cây/ha. Trồng bằng cây con có bầu. Cần sử dụng các tiến bộ kỹ thuật đã có như: giống mỡ đã được chọn lọc, kỹ thuật tỉa thưa nuôi dưỡng, kinh doanh rừng chồi. Tuân thủ các khâu gieo tạo cây con, làm đất, trồng, số năm chăm sóc, số lần chăm sóc như quy trình kỹ thuật (QTN - 86) đã ban hành. Tỉa thưa 2 lần với cấp đất I, II. Lần 1 ở tuổi 6 cho cấp đất I, ở tuổi 7 cho cấp đất II. Tỉa thưa lần 2 ở tuổi tuổi 11 cho cấp đất I và tuổi 13 cho cấp đất II. Tỉa thưa 1 lần cho cấp đất III, IV ở tuổi 8 và 9. Điều rất quan trọng là duy trì được mật độ quy định và không hao hụt diện tích trồng rừng. Tuy nhiên cần áp dụng những tiến bộ kỹ thuật như: sử dụng nguồn giống đã chọn lọc và áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo quy trình và thâm canh, trồng đúng lập địa, chắc chắn rừng mỡ trồng sẽ có năng suất cao hơn.



Каталог: wp-content -> uploads -> sites
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 2.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương