II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên



tải về 0.61 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.61 Mb.
#2035
1   2   3   4   5   6

Tuy nhiên, ở các vùng có điều kiện dạy học còn nhiều khó khăn, các vùng dân tộc có nhiều học sinh không biết hoặc biết rất ít về tiếng Việt, chất lượng học tập về môn Tiếng Việt của học sinh còn hạn chế. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang có những biện pháp chỉ đạo thiết thực để ổn định và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học.

Câu 160: Cử tri tỉnh Thái Nguyên cho rằng chương trình đổi mới giáo dục phổ thông là một công trình khoa học, công phu. Tuy nhiên còn có những nhược điểm, tồn tại là không phù hợp với các địa phương khác nhau vì các địa phương có điều kiện và xuất phát điểm khác nhau.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời:

Có một thực tế ở nước ta (cũng như ở nhiều nước khác), giáo dục phát triển không đều giữa các vùng miền. Trong quá trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý đến đặc điểm này (các chương trình mới đây cũng vậy). Chương trình mới lần này được biên soạn xuất phát từ mục tiêu giáo dục chung và đảm bảo cho mỗi học sinh. với sự cố gắng đúng mức đều có thể tiếp nhận được. Qua kết quả triển khai đại trà sách lớp 1, lớp 6 đã xác nhận điều đó. Đối với các vùng miền khó khăn trong việc thực hiện chương trình, Bộ đã có những giải pháp hỗ trợ thích hợp như các văn bản hướng dẫn cách sử dụng sách giáo khoa, biên soạn tài liệu hỗ trợ giáo viên trong giảng dạy, ưu tiên giúp đỡ bồi dưỡng giáo viên, ưu tiên đầu tư cho việc xây trường lớp, mua thiết bị dạy học. Tất nhiên đảm bảo đầy đủ các điều kiện cho giáo dục phải là một quá trình không thể nóng vội.



Câu 161: Cử tri tỉnh Nam Định đề nghị ngành giáo dục có kế hoạch chủ động hơn trong việc triển khai chương trình đổi mới cải cách giáo dục. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, có sự phối hợp giữa các ngành trong việc đảm bảo các yêu cầu của cải cách, nâng cao chất lượng đồ dùng dạy học, có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy theo sách giáo khoa mới, cân đối số giáo viên của các bộ môn trong từng loại hình nhà trường...

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 40 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, ngành giáo dục đã xây dựng kế hoạch triển khai từ năm 2001 đến 2007 (hoàn thành triển khai đại trà chương trình - sách giáo khoa mới) và 2010 (phổ cập giáo dục THCS). Ở từng lĩnh vực đã có những hoạt động cụ thể.

1. Về tuyên truyền: Đây vẫn là mặt còn yếu, song Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có những cố gắng nhất định trong việc phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, xuất bản ấn phẩm phổ biến mục đích, chủ trương, cách làm, tiến độ đổi mới; đặc biệt là hệ thống báo chí trực thuộc Bộ và vô tuyến truyền hình. Bộ sẽ tăng cường các biện pháp để giúp các giới xã hội nắm bắt thông tin rõ, gọn và phù hợp yêu cầu của các đối tượng (tờ rơi, sách nhỏ, thông báo ...).

2. Về đồ dùng dạy học: Đây là một bước chuyển biến quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên vì là trong năm đầu triển khai nên còn có lúng túng vè các phần duyệt danh mục thiết bị, duyệt mẫu, duyệt giá và tổ chức đấu thầu mua sắm nên có tình trạng cung cấp thiết bị chậm, chất lượng của một số loại chưa bảo đảm. Từ năm học 2003-2004 tình trạng đó đã dần được khắc phục. Bộ đã thành lập Ban Chỉ đạo về thiết bị dạy học phục vụ đổi mới chương trình giáo dục, đã rút kinh nghiệm và điều chỉnh lại quy trình từ lúc xây dựng danh mục cho đến lúc đưa thiết bị về đến trường học theo hướng nhanh hơn, gọn hơn và đảm bảo chất lượng.

3. Về tập huấn bồi dưỡng giáo viên: Bộ cũng đã có kế hoạch dài hạn về việc này. Trước mắt mọi giáo viên dạy sách mới đều được bồi dưỡng tập trung (trong hè) và thường xuyên trong năm. Các địa phương với sự phối hợp của các trường Sư phạm đã xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cốt cán trong công tác bồi dưỡng. Năm học 2003-2004 đã triển khai chủ trương 1 tháng hè bồi dưỡng giáo viên.

4. Về cân đối giáo viên bộ môn cho đủ giáo viên và tránh dạy chéo: Hiện vẫn cò tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, vừa không đồng bộ trong cơ cấu giáo viên, vẫn còn có tình trạng dạy chéo môn. Song khi triển khai dạy sách mới các Sở đã chủ động xử lý tình trạng nói trên một cách sáng tạo qua nhiều biện pháp. Bộ đang trình Chính phủ Đề án "Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục" từ nay đến 2010.



Câu hỏi 162: Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng trong cải cách SGK lớp 1, lớp 6 có nhiều điểm sai, đề nghị sủa ngay. Chữ của ông cha ta rất đẹp đề nghị giữ nguyên mẫu.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Trước hết xin nói rõ sách giáo khoa lớp 1, lớp 6 gồm 16 cuốn, trong đó có một vài cuốn có sơ suất, thực tế triển khai dạy và học theo sách giáo khoa mới ở lớp 1 và lớp 6 trong 1 năm vừa qua đã khẳng định bộ sách đã đáp ứng mục tiêu giáo dục của giai đoạn mới, có nhiều điểm tiến bộ so với sách cũ phù hợp với sự phát triển của học sinh hiện nay. Tuy nhiên, do Bộ giáo dục đào tạo chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích cung cấp thông tin chưa đầy đủ kịp thời tới mọi tầng lớp nhân dân. Các sai sót được phát hiện đã được tiếp thu sửa chữa ngay trong năm học và sủa chữa triệt để trong lần tái bản năm học 2003-2004. Mẫu chữ viết được lựa chọn dạy cho HS từ lớp 1 năm học 2002-2003 là kết quả của việc tiếp thu ý kiến đông đảo các nhà giáo, nhà khoa học và phụ huynh học sinh. Việc làm này đã được các cơ quan có thẩm quyền đồng ý và được dư luận xã hội hoan nghênh.



Câu 163, 164: Cử tri Hà Nội, Hà Tĩnh cho rằng cần sớm ban hành quy chế thi đại học ổn định, khoa học, tránh tình trạng thay đổi liên tục gây lo lắng cho phụ huynh và học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Tháng1/2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Đề án tổng thể cải tiến công tác tuyển sinh ĐH, CĐ" theo giải pháp 3 chung (thi chung đợt, dùng chung đề, sử dụng chung kết quả thi để xét tuyển ). Để phù hợp với Đề án này, tháng 3/2003 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quy chế tuyển sinh mới thay cho Quy chế năm 2000. Quy chế mới này là văn bản pháp quy ổn định nhằm thực hiện tốt Đề án cải tiến tuyển sinh ĐH, CĐ trong giai đoạn 2002-2007.



Câu 164: ý kiến của cử tri tỉnh Bình phước: Về hướng cải cách sách giáo khoa chỉ nên 1 lần và toàn diện, không nên kéo dài một, hai lớp như cách làm hiện nay...

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Nghị quyết 40 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó tại mục II qui định tiến độ thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ghi rõ là: "lần lượt triển khai đại trà việc áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới bắt đầu ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002 - 2003, bắt đầu ở lớp 10 từ năm học 2004 - 2005; đến năm học 2006 - 2007 tất cả các lớp cuối cấp đều thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới. Như vậy Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo không thể tuỳ tiện thay đổi kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây cũng là cách triển khai sách mới nhất mà không riêng gì nước ta, các nước khác trên thế giới đều chọn.

VII. CÁC KIẾN NGHỊ VỀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

Câu 166: Cử tri TP.Hồ Chí Minh đề nghị chấn chỉnh tình trạng nhà trường tự ý thu nhiều khoản đóng góp ngoài qui định. Đề nghị miễn phí hoàn toàn đối với học sinh mẫu giáo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

- Qua báo cáo chung của các địa phương và kiểm tra thực tế, phần lớn các trường đều chấp hành nghiêm chỉnh Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT ngày 31/8/1998 liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính về thu và sử dụng học phí. Trong thực tế ngoài các khoản thu theo qui định trên, còn có một số khoản thu mà nhà trường thu hộ các ngành chuyên môn (thu bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, quỹ hoạt động đoàn, đội v.v.) hoặc thu phong trào (đền ơn đáp nghĩa, lũ lụt...) đã được phép của UBND các địa phương và phù hợp với tinh thần Quyết định số 278/QĐ ngày 24/2/1992 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về điều lệ hoạt động của Hội cha mẹ học sinh.

Tuy nhiên trong thực tế cũng còn một số trường và giáo vien, nhất là các trường ở thành phố lớn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Chính phủ và của địa phương đặt ra các khoản thu trái quy định gây thắc mắc trong nhân dân. Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ghi nhận các ý kiến trên của cử tri để đề nghị các địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo các trường học thực hiện đúng các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của UBND các địa phương về các khoản thu; nghiêm túc xử lý các sai phạm.

Câu hỏi 167: Cử tri tỉnh Quảng Nam cho rằng cách phát âm chữ cái tiếng Việt hiện nay chưa thống nhất, ngay cả trên phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương: a,bờ, cờ hay a, bê, xê. Đề nghị ban hành thống nhất cả nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Về vấn đề tên âm và tên chữ cái của tiếng Việt từ trước tới nay đã được thống nhất và phân biệt rõ ràng trong các tài liệu khoa học về Việt ngữ. Cách gọi a, bờ, cờ, dờ, đờ, ... dùng để chỉ tên âm, còn cách gọi a, bê, xê, dê, đê, ... dùng để chỉ tên chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Trong các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương cũng gọi là a, bờ, cờ, ... khi gọi tên âm và gọi là a, bê, xê, ... khi gọi tên chữ. Sách giáo khoa tiểu học hiện nay cũng thực hiện theo quy định này. Tuy nhiên ở lớp 1, để đỡ gây khó khăn cho việc học vần của trẻ, khi giảng dạy giáo viên được phép dùng tên âm để dạy học sinh đánh vần ghép tiếng. Từ lớp 2, học sinh sẽ được học bảng chữ cái tiếng Việt. Lúc này, các em sẽ biết thêm tên chữ cái: a, bê, xê, dê, đê, ...



Câu hỏi 168: Cử tri tỉnh Sóc Trăng đề nghị Chính phủ, Bộ, ngành ở Trung ương nên cụ thể hóa Chỉ thị 68/CT-TW trong việc dạy chữ Khơme ở cấp 2-3; sách giáo khoa dạy chữ Khơme biên soạn từ năm 1980 cho đến nay cần phải chỉnh lý, cải tiến lại nội dung và chương trình, thi môn diễn ý tiếng Khơme cần có sự hướng dẫn thống nhất cho các địa phương; đầu tư mở rộng học sinh dân tộc quá khó khăn được hưởng các khoản trợ cấp như học sinh dân tộc nội trú.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

a) Từ năm 1980 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức biên soạn sách Tiếng Khơme để dạy học sinh Tiểu học (bao gồm sách dạy Tiếng, Tập tô chữ, Tập viết và sách hướng dẫn giảng dạy, tất cả là 21 cuốn) và sách tham khảo Tiếng Khơme cho học sinh Tiểu học (có 5 cuốn). Ngoài ra, Bộ đã chỉ đạo tổ chức biên soạn Giáo trình dạy Tiếng Khơme ở trường Sư phạm đào tạo giáo viên Tiểu học (gồm 3 tập, do Nhà giáo nhân dân Lâm Es chủ biên).

b) Vừa qua Bộ đã chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức điều tra tình hình dạy và học tiếng dân tộc ở các địa phương và đã thu thập được rất nhiều ý kiến đóng góp của các Sở, các trường và giáo viên về việc cần thiết phải chỉnh lí nội dung các sách hiện hành, trong đó có sách Tiếng Khơme.

c) Riêng về chủ trương việc dạy chữ Khơme cũng như các tiếng dân tộc khác ở cấp 2-3 thì Bộ giao cho Trung tâm nghiên cứu giáo dục dân tộc phối hợp với các cơ quan của Bộ xây dựng Đề án về việc dạy tiếng và chữ dân tộc (Đề án sẽ hoàn thành đầu năm 2004).

d) Trước mắt Bộ giao cho Nhà xuất bản Giáo dục chủ trì, biên soạn lại bộ sách Tiếng Khơme đã có cho phù hợp với yêu cầu hiện nay.

Câu hỏi 169: Cử tri tỉnh Thái Nguyên đề nghị cần có qui định cụ thể về việc thu các loại tiền của các cuộc vận động đối với học sinh vì học sinh chưa làm ra tiền.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Liên Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 21/TTLT-BTC-BGD&ĐT-BNV ngày 24/3/2003 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập có thu, trong đó quy định rõ các nguồn thu sự nghiệp:

- Các loại phí, học phí hiện hành theo qui định

- Các loại thu gắn với hoạt động đơn vị

- Thu tiền đóng góp xây dựng trường phổ thông theo qui định của cấp có thẩm quyền.

- Thu từ đơn vị trực thuộc để hỗ trợ hoạt động chung.

- Các khoản thu khác theo qui định của pháp luật (lãi tiền quỹ ngân hàng...).

Trong thực tế, các địa phương còn thu tiền qua các cuộc vận động (đền ơn đáp nghĩa, lũ lụt, quỹ tình thương...). Việc này phải được phép của UBND các địa phương và là những khoản đóng góp tự nguyện tuỳ theo khả năng kinh tế của gia đình học sinh.



Câu 170: Cử tri Nam Định đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra lại giá bán bộ hồ sơ thi ĐH, như hiện nay là quá cao.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Mặc dù giá giấy Bãi Bằng trong những năm qua luôn luôn biến động từ 5-6 triệu đồng/tấn đến trên 10 triệu đồng/tấn nhưng trong suốt mười năm qua, với mục đích phục vụ là chính, Bộ GD&ĐT vẫn kiên trì giữ ổn định giá hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng là 900 đồng/bộ cho các Sở Giáo dục và Đào tạo để các Sở phát hành đến tận tay thí sinh là 1200 đồng/bộ. Giá này được các địa phương và thí sinh chấp nhận.



Câu 171 : Cử tri tỉnh Đắc Lắc đề nghị Trung ương xem xét nâng tỷ trọng chi khác trong chi thường xuyên của sự nghiệp giáo dục đào tạo lên 20% tổng chi, vì số học sinh năm nay cao hơn năm trước trên 10%, nhưng kinh phí cân đối lại tăng chậm. Hiện nay tỷ trọng chi thường xuyên trong sự nghiệp giáo dục đào tạo chiếm 90%, chi khác hơn 10%, do đó tỉnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Hiện nay tỷ trọng chi lương và các khoản có tính chất lương chiếm phổ biến ở mức 90% trong tổng chi thường xuyên hàng năm đối với giáo dục các địa phương, phần chi khác phục vụ giảng dạy, học tập, hành chính quản lý còn lại 10% là quá ít, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo. Đối với những tỉnh khó khăn, nguồn thu trong các nhà trường thấp như Đăk Lăk lại càng khó khăn hơn. Từ năm 2004, thực hiện Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2004, theo đó ngân sách nhà nước sẽ đảm bảo tỷ lệ chi lương, các khoản có tính chất lương tối đa 85%, chi ngoài lương tối thiểu 15%.



Câu 172 : Cử tri tỉnh Đồng Nai cho rằng Quyết định 243 của Hội đồng Bộ trưởng giờ này vẫn áp dụng cho ngành giáo dục là không còn phù hợp. Đề nghị xem xét điều chỉnh để có quy định hiệu quả hơn, đáp ứng với yêu cầu chung.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu xem xét để điều chỉnh Quyết định 243/CP về định mức biên chế của các trường phổ thông theo tiến độ thực hiện nội dung, chương trình sách giáo khoa mới. Trong Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về Đề án xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và CBQLGD (2003-2010), một trong các giải pháp lớn khi triển khai thực hiện đề án là tiếp tục xây dựng hoàn thiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có nội dung sửa đổi định mức lao động, chế độ làm việc của giáo viên, giảng viên các bậc học, cấp học, cho phù hợp với chương trình giáo dục mới và các quy định về chế độ làm việc 40 giờ/tuần.



Câu 173: Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị về việc cần tổ chức khai giảng năm học mới đồng loạt...

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Hàng năm Bộ trưởng Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có Chỉ thị nhiệm vụ năm học, trong đó qui định cụ thể biên chế năm học từ ngày tựu trường, khai giảng năm học mới, ngày hoàn thành chương trình và các kỳ thi. Ngày 05/9 hàng năm là ngày khai giảng năm học mới thống nhất trên cả nước. Tuy nhiên vì điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền khác nhau như lũ lụt, các địa phương có thể tổ chức khai giảng sớm, song phải đảm bảo biên chế năm học đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo qui định.

Việc khai giảng sớm với lớp 6 ở Đồng Nai năm học vừa qua theo phản ảnh cần được xem xét lại. Có thể đây là sự vận dụng ở một số trường của tỉnh trong năm học đầu tiên triển khai đại trà thay sách giáo khoa mới lớp 1, lớp 6 để rút kinh nghiệm chỉ đạo theo qui định của ngành.

Câu hỏi 174: Cử tri Đồng Nai cho rằng tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý đang là nỗi bức xúc to lớn của toàn xã hội, hiện tượng ma tuý xâm nhập vào trường học hiện nay cũng có sự cộng đồng trách nhiệm giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đề nghị Bộ Giáo dục có biện pháp thật cụ thể để tăng cường trách nhiệm của các trường học, đồng thời khắc phục bệnh thành tích ở một số trường không thông báo trung thực tình hình nghiện hút ở trường mình lấy điểm thi đua.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Theo báo cáo của 57 Sở GD-ĐT, 51 trường đại học, cao đẳng, THCN. Hiện nay toàn ngành vẫn còn 1.187 em sử dụng ma tuý. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực chỉ đạo thực hiện tốt mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ giao cho tại Quyết định 150/TTg ngày 28/12/2000 là phấn đấu năm 2005 cơ bản nhà trường không còn ma tuý. Tuy vậy, việc thực hiện mục tiêu này rất khó khăn vì:

- Ngoài xã hội còn ma tuý thì HSSV các trường rất khó tránh khỏi việc liên quan đến ma tuý. Vấn đề này cần được nhà trường, gia đình và xã hội cùng tham gia giải quyết.

- Riêng đối với ngành đã đặt ra mục tiêu không để tăng thêm số HSSV nghiện mới, kiềm chế HSSV tái nghiện, từng bước có giải pháp làm giảm số HSSV đã sử dụng nêu trên.



Giải pháp:

Ngay đầu năm học lấy tuyên truyền giáo dục phòng ngừa là cơ bản, trong đó phối hợp Nhà trường - Gia đình - Địa phương là trọng yếu, từng HSSV phải cam kết không liên quan tới sử dụng ma tuý. Nhà trường tổ chức kiểm tra sức khoẻ đầu vào, những trường hợp nghi nghiện hoặc có liên quan đến các chất gây nghiện, cho thử test phát hiện ma tuý. Nếu có liên quan đến ma tuý nhà trường phối hợp với gia đình, địa phương xử lý ngay.

- Về chương trình nội khoá:

Bộ chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường thực hiện nghiêm túc nội dung giáo dục phòng, chống ma tuý theo chương trình, tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã qui định, đưa việc giáo dục phòng chống ma tuý vào giảng dạy chính khoá theo hướng tích hợp nội dung giáo dục phòng chống ma tuý vào một số môn cơ bản liên quan như môn Giáo dục đạo đức, Giáo dục công dân, Sinh học, Giáo dục sức khoẻ, môn Văn - Tiếng Việt ở các trường phổ thông. Đối với các trường đại học, cao đẳng, THCN thực hiện giảng dạy 4 tiết chuyên đề giáo dục phòng chống ma tuý cho HS, SV trong "Tuần sinh hoạt công dân học sinh, sinh viên" đầu khoá, đầu năm học. Đối với chương trình giáo dục thường xuyên cũng thực hiện chương trình tài liệu giáo dục phòng chống ma tuý phù hợp với đối tượng như xoá mù chữ, bổ túc văn hoá; xây dựng chương trình giáo dục phòng, chống lạm dụng ma tuý thông qua phương pháp giáo dục kỹ năng sống (15 tiết) cho các trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học, THCS, THPT.

- Về chương trình ngoại khoá:

Tổ chức giao lưu văn hoá, văn nghệ, các hội thi Olympic toán, tin, lý, hoá, Mác-Lênin nhằm thu hút HSSV vào các chương trình học tập nghiên cứu khoa học, chương trình vui chơi lành mạnh.

Tổ chức chương trình giao hữu các hoạt động thể dục thể thao đẩy lùi ma tuý.

Tổ chức các chương trình trại hè phòng chống ma tuý, mít tinh, hội thảo, diễu hành; ra quân hưởng ứng tháng hành động và ngày toàn dân phòng chống ma tuý 26/6 hàng năm.



Tổ chức nhiều hòm thư "giúp bạn" để phát giác HSSV có liên quan đến ma tuý. - Năm nay Bộ GD&ĐT có kế hoạch sản xuất băng hình khoa giáo phục vụ chương trình ngoại khoá vào tuần giáo dục công dân đầu năm học cho HSSV các sở, các trường đại học, cao đẳng, THCN ban hành các quy chế quản lý HSSV nội trú, quy chế rèn luyện, quy chế quản lí HSSV ngoại trú, quy định xử lí HSSV sử dụng ma tuý; phối hợp với Bộ Công an ban hành các kế hoạch liên tịch KH01, KH02, KH03 nhằm tăng cường trách nhiệm cho nhà trường, gia đình HSSV và cả cộng đồng, kiểm tra giám sát quản lí HSSV trong nội trú, ngoại trú phòng, chống và loại trừ ma tuý xâm nhập vào nhà trường; tổ chức các đoàn kiểm tra liên Bộ, các đoàn kiểm tra liên ngành, các đoàn kiểm tra của Bộ chủ quản có trường. Đặc biệt Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban nhân dân địa phương kiểm tra các cụm trường trọng điểm để tổng hợp, đánh giá, nhận xét đúng thực trạng phòng, chống ma tuý tại cơ sở trường khắc phục bệnh thành tích ở một số trường không thông báo trung thực tình hình nghiện hút ở trường mình để lấy điểm thi đua.

Tất cả các việc đã làm nói trên nhằm phấn đấu thực hiện mục tiêu năm 2005: "Nhà trường cơ bản không còn ma tuý".
Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương