II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên



tải về 0.61 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.61 Mb.
#2035
1   2   3   4   5   6
Câu 86: Cử tri tỉnh Đồng Nai cho rằng đa số cử tri đồng tình bỏ thi bằng tốt nghiệp tiểu học và nên áp dụng chung việc này cho cả nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Điều 27 của Luật Giáo dục quy định rõ: "Học sinh học hết chương trình tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được cấp Bằng tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông". Như vậy việc để hoặc bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Thực hiện Luật Giáo dục, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các tỉnh, thành phố tổ chức kỳ thi tốt nghiệp tiểu học, đảm bảo mọi học sinh tiểu học sau khi học hết chương trình của bậc tiểu học nếu có đủ điều kiện theo quy định của Bộ thì đều được dự thi tốt nghiệp như một kỳ thi quốc gia.

Trong thẩm quyền của mình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo thí điểm một số cải tiến kỳ thi tiểu học nhằm giảm bớt căng thẳng, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, đỡ tốn kém cho các gia đình và tiết kiệm từ nguồn ngân sách nhà nước, đồng thời vẫn bảo đảm đánh giá đúng chất lượng dạy học. Việc cải tiến kỳ thi tốt nghiệp tiểu học như năm học 2001-2002 và năm học 2002-2003 ở 6 tỉnh thành phố đã được các đồng chí lãnh đạo địa phương cùng phụ huynh học sinh đánh giá là hợp lý.

Hiện nay Bộ GD&ĐT đang tổ chức lấy ý kiến về một số nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, trong đó có vấn đề về tổ chức thi và cấp bằng tiểu học, sẽ trình Quốc hội xem xét quyết định vào năm 2004.



Câu hỏi 87, 91: Cử tri các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp có ý kiến cho rằng sắp tới thi đại học và cao đẳng mà đến nay Bộ Giáo dục còn lúng túng chưa có văn bản hướng dẫn nguyện vọng 1 và 2 cho rõ, Việc tuyển sinh vào các trường đại học (nhất là Đại học Sư phạm) nên cân đối chỉ tiêu theo nhu cầu, tránh lãng phí và tình trạng không tìm được việc làm sau khi ra trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Toàn bộ các quy định liên quan đến kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, trong đó có việc xét tuyển nguyện vọng 1, nguyện vọng 2, 3 và việc giao chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó có chỉ tiêu tuyển sinh vào ngành sư phạm, những năm vừa qua đều được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố công khai vào quý 1 hàng năm để tạo điều kiện cho thí sinh nắm được thông tin cần thiết. Trong năm 2002 và 2003, sau khi các trường kết thúc đợt chấm thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố công khai trên mạng, trên các phương tiện thông tin đại chúng và gửi văn bản cho các Sở Giáo dục và Đào tạo để thông báo cho các trường phổ thông có thí sinh dự thi biết về kết quả xét tuyển nguyện vọng 1, 2; chỉ tiêu, điều kiện và thời hạn nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 3.



Câu hỏi 89: Cử tri tỉnh Hưng Yên đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phải chỉ đạo giám sát chặt chẽ, tạo ra sự công bằng thực sự trong các kỳ thi vào các trường đại học và cao đẳng, để thực sự chọn được người tài cho đất nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Việc giám sát chặt chẽ các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ nhằm giữ vững kỷ cương và tạo sự công bằng trong thi cử luôn luôn được Bộ Giáo dục và Đào tạo chú trọng. Hàng năm Bộ thành lập các đoàn công tác để thanh tra, kiểm tra các hoạt động của Hội đồng tuyển sinh các trường trước, trong và sau kỳ thi. Đặc biệt là năm 2003, Bộ GD&ĐT cùng các ngành hữu quan đã áp dụng nhiều biện pháp chống gian lận trong thi cử, đảm bảo kỷ cương và công bằng. Hàng nghìn trường hợp vi phạm qui chế đã bị xử lý và trong thời gian tới, các cơ quan pháp luật sẽ đưa ra xem xét xử lý một số đối tượng vi phạm pháp luật trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2003.



Câu hỏi 92: Cử tri Tp Hồ Chí Minh kiến nghị Nhà nước cần tăng cường đầu tư đào tạo đội ngũ trí thức, có chế độ ưu đãi thoả đáng đối với cán bộ nghiên cứu; xác định biên chế cán bộ nghiên cứu tại Trường Đại học như là Viện nghiên cứu.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo ủng hộ đề nghị của các cử tri thành phố Hồ Chí Minh về việc cần có chế độ biên chế nghiên cứu khoa học tại các cơ sở nghiên cứu khoa học như Trung tâm, Viện Nghiên cứu trong các trường đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận ý kiến của cử tri để đề nghị Bộ Nội vụ xem xét vấn đề này.

IV. CÁC KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC
Ở VÙNG NÔNG THÔN, VÙNG SÂU, VÙNG XA


Câu hỏi 93 : Cử tri Tỉnh Lào Cai đề nghị các Bộ, Ngành chức năng nghiên cứu, trình Chính phủ quyết định cho số học sinh là người dân tộc thiểu số sinh sống tại các thôn, xã vùng cao, vùng sâu khi học hết bậc tiểu học học tiếp trung học được hưởng học bổng bán trú bằng 1/2 học bổng của học sinh học tại các trường dân tộc nội trú tỉnh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Về đề nghị cấp học bổng cho học sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu bằng 50% học bổng của học sinh trường dân tộc nội trú:

Tại điểm c, khoản 5, Điều 4, Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ "V/v định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế ? xã hội vùng Tây Nguyên" và tại điểm g, khoản 2, Điều 6, Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg ngày 07/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ "Về phát triển kinh tế ? xã hội 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc thời kỳ 2001-2005" đã ghi rõ: "Đối với con em thuộc diện học ở trường nội trú nhưng không ở nội trú mà tham dự học ở các trường công lập, bán công thì được cấp học bổng bằng 50% số học bổng nội trú".

Qua kiểm tra, nắm tình hình ở các địa phương, cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy chế độ, chính sách nêu trên chưa được thực hiện và đã có Công văn số 302/KHTC ngày 13/01/2003 phản ánh, kiến nghị với Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc và báo cáo với Văn phòng Chính phủ.

Ngày 04/7/2003, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 3292/VPCP-ĐP "giao cho Uỷ ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách của Nhà nước đối với các dân tộc, các vùng dân tộc và miền núi báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào cuối tháng 10 năm 2003".

Qua việc nghiên cứu vấn đề hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt động giáo dục của loại hình trường bán trú dân nuôi ở vùng dân tộc thiểu số" đã nêu kiến nghị với Nhà nước là có chế độ chính sách cho giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý, bảo mẫu... và các quy định cụ thể giúp cho học sinh ở loại hình trường này có điều kiện học hết bậc tiểu học, cấp THCS. Đặc biệt đề nghị cho học sinh được hưởng học bổng bằng 1/2 học bổng của học sinh các trường Phổ thông dân tộc nội trú.



Câu hỏi 94: Cử tri tỉnh Lào Cai cho rằng đối với số học sinh người dân tộc thiểu số đang học tại các Trường THPT đề nghị nghiên cứu cho các em được hưởng học bổng như đối với học sinh tại trường dân tộc nội trú tỉnh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Trong các Quyết định 168, 186 của Thủ tướng Chính phủ dành cho các tỉnh đặc biệt khó khăn của 6 tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh Tây Nguyên đã có quy định học sinh dân tộc thiểu số đủ điều kiện vào học trường Phổ thông dân tộc nội trú mà học tại các trường PTCS, THPT thì được hưởng mức học bổng bằng 1/2 học bổng của học sinh theo học tại trường Phổ thông dân tộc nội trú.

Đối với học sinh dân tộc thiểu số học tại các trường THPT, nhiều tỉnh đã xây dựng khu ký túc xá, hỗ trợ cho một số em khó khăn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các tỉnh xem xét quy hoạch nguồn đào tạo nhân lực, cán bộ nhằm cân đối ngân sách, giải quyết việc hỗ trợ cho các học sinh này. Quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cần phải chỉ rõ đối tượng được thụ hưởng hỗ trợ này, bao gồm:

Học sinh là người dân tộc thiểu số nhưng thuộc diện quy hoạch đào tạo nguồn cho các xã đặc biệt khó khăn mà không được theo học trường Phổ thông dân tộc nội trú.

Học sinh dân tộc thiểu số thuộc một số dân tộc cần phát triển được Uỷ ban Dân tộc chấp thuận.

Học sinh dân tộc thiểu số có thành tích học tập, có năng khiếu đặc biệt, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (khuyết tật, mồ côi).



Câu hỏi 95: Cử tri tỉnh Lâm Đồng đề nghị Nhà nước cần tiếp tục đầu tư về giáo dục cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, có chính sách ưu đãi thoả đáng nhằm thu hút đội ngũ giáo viên đảm nhận nhiệm vụ ở các vùng này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và có chính sách ưu tiên đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Chính vì vậy Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định 173/2001/QĐ-TTg ngày 6/11/2001 về phát triển KT-XH vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 về phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên; Quyết định 186/2001/QĐ-TTg ngày 7/12/2001 về phát triển KT-XH 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc... Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 9/7/2001 về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tại Nghị định này đã qui định các chế độ ưu đãi đối với nhà giáo như: Phụ cấp ưu đãi, Phụ cấp thu hút, trợ cấp lần đầu, trợ cấp tham quan, học tập... nhằm thu hút, động viên đội ngũ giáo viên đảm nhận nhiệm vụ tại những khu vực này; Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục đề nghị Chính phủ tăng cường đầu tư hơn nữa cho giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, đồng thời bổ sung thêm các chính sách ưu đãi thoả đáng nhằm thu hút đội ngũ giáo viên đảm nhận nhiệm vụ ở các vùng này.



Câu hỏi 96: Cử tri tỉnh Sơ La đề nghị cho phép triển khai dự án nâng cấp Trường Trung học Y tế Sơn La thành Phân hiệu Đại học Y Tây Bắc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Trả lời cụ thể vấn đề này thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế, Tuy nhiên Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng xin được trả lời rằng vấn đề này đã được đề cập trong Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010.



Câu hỏi 97: Cử tri tỉnh Nghệ An đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu cho các trường THPT nội trú mở hình thức đào tạo dự bị đại học vì đây là hình thức góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho vùng dân tộc miền núi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Mục tiêu đào tạo ở các trường Trung học phổ thông nội trú khác với mục tiêu đào tạo dự bị đại học. Hiện nay Bộ GD&ĐT đã có 4 trường đào tạo dự bị đại học trải đều trên các địa bàn của cả nước : Khu vực phía Bắc có trường Dự bị ĐH Dân tộc Trung ương- Việt Trì); Khu vực Bắc miền Trung có trường Dự bị ĐH dân tộc Sầm Sơn; Khu vực Nam Trung bộ có trường Dự bị ĐH dân tộc Nha Trang và Khu vực TP Hồ Chí Minh và đong Nam bộ có trường Dự bị ĐH TPHCM. Ngoài ra, còn có một số trường đại học được phép đào tạo dự bị như trường ĐH Tây Bắc (cho khu vực Tây Bắc), trường ĐH Tây Nguyên (cho khu vực Tây Nguyên), trường ĐH Cần Thơ (cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long) và trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc (khu vực Đông Bắc). Năng lực đào tạo của các trường này khá lớn. Vì vậy, nếu địa phương nào có nhu cầu đào tạo dự bị đại học thì đề nghị có văn bản báo cáo với Bộ GD&ĐT, Bộ sẽ cân đối chỉ tiêu dự bị được Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm và phân bổ về cho các trường dự bị nói trên. Bộ GD&ĐT cũng xin lưu ý các địa phương hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu quy chế tuyển sinh dự bị đại học, cao đẳng mà Bộ đã ban hành, đồng thời các địa phương cũng phải có kế hoạch để tiếp nhận và sử dụng số học sinh này sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng.



Câu hỏi 98: Cử tri tỉnh Lai Châu cho rằng trẻ em các dân tộc ở vùng sâu, vùng xã hầu hết chưa được học chương trình mầm non (chưa biết tiếng phổ thông). Nên chương trình lớp 1 hiện nay là không phù hợp với vùng này. Tỉnh Lai Châu đang tổ chức gần 500 giáo viên hệ mầm non, nhưng cơ sở vật chất cho các trường mầm non ở bản vùng sâu hầu như chưa có. Đề nghị Chính phủ Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm, có chính sách cụ thể để phát triển giáo dục mầm non ở miền núi nhất là cơ sở vật chất (mở lớp mầm non ở các bản, trường mầm non ở các xã).

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Làm tốt giáo dục mầm non, đặc biệt là huy động trẻ 5 tuổi ra lớp là tạo điều kiện thuận lợi lớn cho việc học lớp 1 của các cháu ở vùng dân tộc thiểu số. Theo báo cáo của các tỉnh hiện cả nước còn 222 xã chưa có trường MN, 323 xã chỉ có 1 lớp MG gắn với tiểu học chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, Tây nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chính sách đãi ngộ đối với GVMN còn bất cập, đời sống của đội ngũ GV (Nhất là GV đang công tác ở cơ sở GDMN nông thôn) còn thấp, quyền lợi đóng bảo hiểm xã hội chưa được thực hiện. Để từng bước giải quyết các khó khăn trên Thủ tướng Chính phủ đã có:

- Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Quyết định 161/2002/QĐ-TTg về một số chính sách PTGDMN: Điểm a của mục 2 điều 2 nói rõ : Cơ sở GDMN công lập được xây dựng chủ yếu ở các xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn ở miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ quy định. Điểm a của mục 1 điều 4 : Biên chế GVMN được tập trung phân bổ cho các xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, các xã vùng núi cao, hải đảo .. .

- Từ cuối năm 2002 Chính phủ giao cho Bộ GD-ĐT cùng với UBND 3 tỉnh Lai Châu, Kon Tum, Sóc Trăng chỉ đạo phát triển GDMN 3 tỉnh Lai Châu, Kon Tum, Sóc Trăng. Kết quả triển khai bước đầu ở 3 tỉnh như sau:

. Đề án xây dựng GDMN ở cả 3 tỉnh đã được phê duyệt.

. Các tỉnh đang triển khai kinh phí hỗ trợ ( 5.000 tr đồng trong chương trình mục tiêu quốc gia về GD-ĐT ) để tăng cường cơ sở vật chất và đào tạo GV.

Tỉnh Kon Tum, Sóc Trăng xoá hết xã trắng, tỉnh Lai Châu xoá 12 xã trắng năm học 02 ? 03 và đào tạo được > 400 GVMN hệ trung học.



Câu hỏi 99 (a): Cử tri các tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long cho rằng chủ trương xã hội hoá giáo dục là đúng nhưng cần có chính sách đối với khu vực nông thôn, nhất là các vùng sâu, vùng xa, nếu không tình trạng học sinh nghèo (không thuộc diện miễn giảm) bỏ học sẽ không tránh khỏi vì thực tế hiện nay mức thu nhập ở khu vực này rất thấp so với tình trạng giá nông sản không tăng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

- Thực hiện Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ, các Bộ ngành, tỉnh thành phố trực thuộc đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện xã hội hoá giáo dục - đào tạo.

- Về chế độ chính sách đối với khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa:

+ Đối với học sinh công lập ngoài việc thực hiện miễn giảm học phí theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998, còn đối với học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn cũng được xem xét miễn giảm học phí.

+ Đối với học sinh ngoài công lập: Liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có Thông tư số 23/2001/TTLT ngày 6/4/2001 hướng dẫn thực hiện chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh diện chính sách đang theo học các cơ sở giáo dục - đào tạo ngoài công lập.

Ngoài những diện được hưởng chính sách miễn giảm nêu trên đối với học sinh còn gặp khó khăn thì thực hiện chính sách học bổng, quỹ tín dụng đào tạo và chính sách hỗ trợ học phẩm tối thiểu cho học sinh nghèo và khó khăn theo Quyết định số 26/2003/QĐ-TTg ngày 17/2/2003 của Thủ tướng Chính phủ.



Câu hỏi 99 (b): Cử tri các tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long cho rằng để phổ cập THCS, Nhà nước cần có chính sách miễn học phí cho học sinh đồng thời tăng đầu tư kinh phí cho các trường dân tộc nội trú để mở rộng diện thu nhận đối với con em đồng bào dân tộc có nhu cầu đi học .

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Thực hiện Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 3/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ, Liên Bộ Giáo dục đào tạo và Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT ngày 31/8/1998; Trong đó chỉ miễn học phí đối với học sinh tiểu học vì đây là bậc học phổ cập. Các bậc học khác vẫn phải nộp học phí, tuy nhiên mức thu học phí hiện nay là chấp nhận được và do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tự quyết định cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của mỗi vùng trong tỉnh;

Học phí là một trong những nguồn thu quan trọng để bổ sung kinh phí đầu tư cho giáo dục đào tạo. Theo Bộ GD-ĐT thì mức thu học phí THCS hiện nay đang là mức thu tối thiểu, và mức thu học phí đối với THPT là mức chấp nhận được, Nhà nước chưa có điều kiện để miễn hoàn toàn học phí cho giáo dục phổ thông do khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước trước sức ép rất lớn về nhu cầu học tập của xã hội.

Trong những năm vừa qua Nhà nước đã quan tâm tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo, đến năm 2004 tỷ lệ chi NSNN cho giáo dục và đào tạo sẽ là trên 17% so với Tổng chi NSNN. Tuy nhiên so với nhu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn mới thì còn có nhiều khó khăn, bất cập. Dự án Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn là một trong dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT được chính phủ phê duyệt. Dự án này đã được triển khai từ năm 1991 và sẽ tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2001-2005. Thông qua Dự án này các địa phương đã xây dựng được khá nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), các trường bán trú cụm xã...tạo điều kiện cho con em người dân tộc thiểu số có chỗ học tập. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tích cực đề nghị Chính phủ tăng đầu tư kinh phí để thực hiện Dự án Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn trong những năm tới



Câu hỏi 99 (c): "Cử tri các tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long đề nghị cần đầu tư kinh phí cho các trường dân tộc nội trú để mở rộng diện thu nhận đối với con em đồng bào dân tộc có nhu cầu đi học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

- Thực hiện Quyết định số 26/2003/QĐ-TTg ngày 17/2/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo đến năm 2005, trong đó dự án 5 (trong 7 dự án) "Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng còn nhiều khó khăn", nội dung chính là:

+ Củng cố và xây dựng, hoàn thiện CSVC cho hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học.

+ Xây dựng, củng cố hệ thống trường bán trú cụm xã, và các lớp học ghép ở bản, làng, phun, sóc để thực hiện vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ.

+ Tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp dạy nghề đặc biệt là cho trường phổ thông dân tộc nội trú, tạo nguồn cho các địa phương miền núi.

+ Hỗ trợ học phẩm cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

- Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm việc cụ thể với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo trong đó có hỗ trợ giáo dục miền núi.

Năm 2004 kinh phí cho dự án hỗ trợ giáo dục miền núi sẽ được tăng cường hơn để đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu và nội dung trên nhằm mở rộng diện thu nhận con em đồng bào dân tộc có nhu cầu đi học.



Câu hỏi 100: Cử tri tỉnh Kon Tum đề nghị Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ một phần kinh phí cho các em học sinh ở bán trú, ở vùng sâu nếu không mở loại hình trường, lớp bán trú, học sinh không có điều kiện tiếp tục . Nếu học sinh nghỉ học, bỏ học là gánh nặng đè lên mục tiêu phổ cập trung học cơ sở (Kon Tum).

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Mô hình trường bán trú cụm xã (bán trú dân nuôi) đã hình thành từ những năm 1960. đến nay đã có gần 500 trường ở trên 30 tỉnh trong cả nước (từ Tây nguyên trở ra miền núi phía Bắc). Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổng kết rút kinh nghiệm và hỗ trợ điển hình cho 15 trường thuộc 15 tỉnh bằng nguồn vốn tài trợ của UNICEF (trang cấp hiện vật như: chăn màn, bát đũa, đồ dùng học tập, lương cấp dưỡng...)Mô hình trường bán trú cụm xã hiện nay đang phát triển tốt tại một số địa phương như: KonTum, Hà Giang, Gia Lai...bằng các chính sách đãi ngộ của địa phương.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu ban hành Qui chế trường bán trú cụm xã và sẽ đề xuất với Chính phủ có những chính sách hỗ trợ phù hợp. Ưu tiên trước hết là lo chỗ ở tập thể cho học sinh, chế độ cho giáo viên, trợ cấp cho học sinh những lúc giáp hạt...

Câu hỏi 101 : Cử tri các tỉnh Quảng Nam, Đắc Lắc đề nghị Đảng, Nhà nước và các ngành chức năng quan tâm đầu tư mở rộng hệ thống trường dân tộc nội trú đến các cụm xã và tăng suất chế độ nội trú. Đồng thời đảm bảo đúng chủ trương về chế độ phụ cấp, trợ cấp cho học sinh dân tộc nội trú bằng với mức lương tối thiểu.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và có chính sách ưu tiên đối với vùng nông thôn, miền núi, vùng khó khăn và đặc biệt quan tâm tới học sinh dân tộc. Chính vì vậy Dự án: " Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn " là một trong dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT đã được Chính phủ phê duyệt. Dự án này đã được triển khai từ năm 1991 và đang tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2001-2005. Thông qua Dự án này các địa phương đã xây dựng được khá nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), các trường bán trú cụm xã...tạo điều kiện cho con em người dân tộc thiểu số có chỗ học tập.

Bộ sẽ yêu cầu Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Quảng Nam, Sở GD-ĐT tỉnh Đắc Lắc phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh xem xét qui mô thực tế của các trường PTDTNT và nhu cầu học tập của học sinh dân tộc, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh kết hợp nguồn vốn XDCB tập trung được Bộ Kế hoạch Đầu tư giao hàng năm cùng với kinh phí Dự án "" Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn " và các nguồn vốn của địa phương để đầu tư mở rộng hệ thống trường dân tộc nội trú đến các cụm xã ở các huyện miền núi tạo điều kiện mở rộng khả năng thu nhận học sinh dân tộc có nhu cầu được đi học.

Việc nâng suất học bổng cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú hiện nay là cấp bách. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lập tờ trình và dự thảo Quyết định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt sớm.



Câu hỏi 102: Cử tri tỉnh An Giang đề nghị cho thành lập trường nội trú dân tộc Chăm và hỗ trợ các hộ nghèo để họ cho con đi học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng đề án" Xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú" trình Thủ tướng Chính phủ (đề án do Vụ Giáo dục Trung học chủ trì xây dựng) Riêng việc thành lập trường nội trú dân tộc Chăm, Bộ sẽ lưu ý Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang về đề nghị đó.



Câu hỏi 103: Cử tri tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Bộ GD&ĐT có kế hoạch hỗ trợ cho trường PTTH dân tộc nội trú tỉnh Quảng Ngãi để trường có thể tăng thêm chỉ tiêu tuyển sinh từ 100 em vào lớp 10 như nhiều năm qua lên 200 đến 250 học sinh để đáp ứng yêu cầu học tập của con em các dân tộc thiểu số. Cả 5 huyện miền núi trong tỉnh hàng năm có khoảng 220 học sinh học hết lớp 9, trong đó hơn một nửa phải nghỉ học vì chỉ tiêu tuyển sinh của trường DTNT tỉnh hạn chế. Đồng thời nghiên cứu tăng thêm mức học bổng cho học sinh nội trú từ 160.000đ/tháng lên 210.000đ/tháng; tăng định mức trên đầu học sinh từ 4,7 triệu đồng/năm lên 5,7 triệu đồng/năm cho phù hợp với điều kiện hiện nay.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Ngoài kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, Dự án: " Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn " là một trong dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT được chính phủ phê duyệt. Dự án này đã được triển khai từ năm 1991 và đang tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2001-2005. Thông qua Dự án này các địa phương đã xây dựng được khá nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), các trường bán trú cụm xã...tạo điều kiện cho con em người dân tộc thiểu số có chỗ học tập. Bộ sẽ đề nghị Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi xem xét qui mô thực tế của các trường PTDTNT và nhu cầu học tập của học sinh dân tộc, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để được quan tâm đầu tư thêm kinh phí, tăng cường CSVC để có thể mở rộng diện thu nhận học sinh dân tộc có nhu cầu được đi học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương dự thảo Quyết định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt nâng mức học bổng cho học sinh các trường dân tộc nội trú.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương