Đối với súc vật còn sống



tải về 0.95 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.95 Mb.
#19059
  1   2   3   4   5   6


Thành ống dẫn mật bị sơ hoá, dày và xù xì. Tế bào biểu mô của ống mật bị đứt nát do tác động của sán Fasciola (hình 55).

Do ống dẫn mật bị tắc, dịch mật ứ lại ở quãng cửa, quan sát thấy rõ màu vàng của dịch mật (hình 56).

Tác động cơ học và độc tố của sán Fasciola kích thích, làm tăng sinh các tế bào viêm và các tế bào xơ xung quanh ống mật, đặc biệt là tăng sinh nhiều bạch cầu ái toan (hình 57).

Thành ống mật cũng có những biến đổi rõ rệt. Đó là sự tăng sinh các tế bào xơ và tế bào viêm ở thành ống mật. Sự có mặt của rất nhiều bạch cầu ái toan ở thành ống mật rất đặc trưng cho phản ứng của cơ thể đối với tác động của giun sán (hình 58).
23

4. CHẨN ĐOÁN BỆNH DO FASCIOLA GÂY RA Ở SÚC VẬT NHAI LẠI

Việc chẩn đoán có thể tiến hành trên súc vật còn sống hoặc đã chết. Tuỳ điều kiện thực tế mà áp dụng biện pháp phù hợp.

- Đối với súc vật còn sống:

Để chẩn đoán bệnh do Fasciola gây ra, thường áp dụng các biện pháp như: chẩn đoán lâm sàng, kết hợp đặc điểm dịch tễ học, xét nghiệm phân con vật nghi bệnh và chẩn đoán miễn dịch học.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh sán lá gan thường thấy nhất là: kiệt sức, suy
nhược, rụng lông, phù thũng ở ngực, ức... . Tuy nhiên, các biểu hiện trên không chỉ

thấy ở bệnh do Fasciola gây nên. Vì vậy, triệu chứng lâm sàng không phải là căn cứ duy nhất để kết luận bệnh.

Những dẫn liệu dịch.

tễ học của bệnh cần xem xét là: yếu tố mùa vụ, vùng và tuổi súc vật bệnh. Song, những dẫn liệu này chỉ là những thông tin cần xem xét trong chẩn đoán chứ không phải là sở cứ quan trọng nhất trong chẩn đoán.

Việc xét nghiệm phân tìm trứng Fasciola là biện pháp có tính quyết định trong
chẩn đoán. Thường dùng phương pháp gạn rửa nhiều lần. Theo Phạm Văn Khuê và cs
(1996), phương pháp này phổ biến nhưng chưa phát hiện được tất cả mọi gia súc
nhiễm sán Fasciola, nhất là ở những súc vật nhiễm ít hoặc ở giai đoạn sán còn non.
Khi xét nghiệm phân, cần phân biệt trứng Fasciola với trứng Paramphistomum ký sinh
ở dạ cỏ (phân biệt về màu sắc, hình dạng, tế bào noãn hoàng và kích thước).

Phương pháp miễn dịch học để phát hiện súc vật nhiễm Fasciola đã được sử


dụng là: dùng kháng nguyên tiêm nội bì, căn cứ vào phản ứng ở nơi tiêm để kết luận.
Các phương pháp khác như: phương pháp miễn dịch men ELISA, phương pháp miễn
dịch huỳnh quang... . Tuy nhiên, do khó khăn về phương tiện và việc chế kháng nguyên

chuẩn nên các phương pháp này còn ít được dùng trong bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh sán lá gan nói riêng.

- Đối với súc vật chết:

Khi súc vật chết, mổ khám tìm sán Fasciola ở giai đoạn ấu trùng và trưởng thành


24

trong ống dẫn mật, gan, xoang bụng.... Phương pháp này chính xác hơn cả, vì tìm thấy

cả sán non ở giai đoạn di hành.

5. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH SÁN LÁ GAN

5.1. Điều trị bệnh

Hiện nay, có thể tẩy sán lá gan cho súc vật nhai lại bằng một trong các loại thuốc
- Thuốc Dertil: Dertil là thuốc có tác dụng đặc hiệu với sán lá gan Fasciola. Tên
khác: Menichlofolan, Bayer ME 3625, Bayer 9015A, Bilevon M.

Dertil được bào chế thành viên to, màu xanh lá cây đậm.. Viên Dertil "O" có chứa 100 mg hoạt chất, viên Dertil "B" chứa 300 mg hoạt chất.

Dertil có tác dụng diệt sán lá gan trưởng thành ở gia súc nhai lại, với liều cao còn diệt được cả sán non đang di hành trong nhu mô gan. Thuốc chỉ cần dùng một lần, không cần điều trị lặp lại. Được chỉ định điều trị bệnh sán lá gan cấp tính và mãn tính cho gia súc nhai lại.

Liều lượng:

Bò: 5 - 6 mg/kgTT.
Trâu: 8 - 9 mg/kgTT

Dê, cừu: 5 - 8 mg/kgTT (thể mãn tính: 5 - 6 mg/kgTT, thể cấp tính: 7 - 8 mg/kgTT).

Cho từng cá thể uống thuốc, hoặc gói thuốc vào lá chuối non, đưa sâu vào miệng cho con vật nuốt.

- Thuốc Fasciolid (tên khác: Fasciolidum)

Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch màu vàng nâu, chứa 25% hoạt chất là Nitroxynil.

Fasciolid có tác dụng tẩy sán lá gan Fasciola dạng trưởng thành và các giun tròn đường tiêu hoá loài nhai lại, được chỉ định tẩy sán lá gan cho gia súc nhai lại.

Liều lượng: 0,04 ml/kgTT (l ml/25 kgTT, tương đương 1 mg hoạt chất/kgTT). Tiêm dưới da.

Để tẩy sán lá gan, nên dùng thuốc 2 - 3 lần, cách nhau 25 - 30 ngày.

- Thuốc Tolzan - F (chế phẩm của Oxyclozanid), được bào chế dưới dạng dung dịch hoặc viên nén, dùng với liều 10 - 11 mg/kgTT. Thuốc có tác dụng đặc hiệu với sán Fasciola trưởng thành và sán non ở trâu, bò, dê, cừu.

Hiện nay, trên thị trường thuốc thú y thấy phổ biến thuốc Tolzan - F dạng viên nén, cho uống tẩy sán Fasciola với liều 1 viên (1000 mg)/90 - 100 kgTT.

Tolzan - F đã được sử dụng cho trâu, bò ở nước ta, song chưa có kết quả nghiên
25


cứu thử nghiệm tẩy sán lá gan cho dê, vì vậy cần thử nghiệm trước khi dùng đại trà.

- Thuốc Fasinex (chế phẩm của Triclabendazole): thuốc có tác dụng diệt cả sán


non và sán trưởng thành ký sinh ở ống dẫn mật hoặc đang di hành trong các nhu mô
gan.

Fasinex được chỉ định dùng điều trị bệnh sán lá gan cho súc vật nhai lại. Liều lượng: 10 - 12 mg/kgTT. Cho uống một lần duy nhất.


Thuốc có hiệu lực cao và an toàn cho gia súc dùng thuốc.

Ngoài các thuốc trên, Albendazole, Bithionol, Closantel.... cũng có tác dụng tẩy

sán lá Fasciola ở súc vật nhai lại.

Lương Tố Thu và cs (1997) đã nhận định về các thuốc trị sán lá gan và kết quả thử nghiệm ở trâu, bò Việt Nam. Các tác giả khuyến cáo rằng, trên thị trường Việt Nam hiện nay nên sử dụng Fasinex - 900 dạng viên (l viên/75 - 100 kim) hoặc Fasinex - 900 dạng sữa (l0 ml/100 kgTT), cho hiệu lực cao.

Sử dụng Fasinex liều 12 mg/kgTT tẩy sán lá gan cho trâu, Phan Lục và Trần
Ngọc Thắng (1999) cho biết, thuốc có hiệu lực và hiệu lực tẩy sạch sán đều đạt 100%.

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2000) đã thử nghiệm một số thuốc tẩy sán lá gan cho


dê địa phương ở tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kim, kết quả thấy: thuốc Dertil (liều 5 - 8
mg/kgTT) có tác dụng tẩy sạch 100% và an toàn đối với dê; thuốc Fasciolid (liều 0,04
ml/kgTT) có hiệu lực tẩy sạch là 95% và tương đối an toàn cho dê; thuốc Vermitan
(chứa 20% Albendazole, liều 35 mg/kgTT) đạt hiệu lực tẩy sạch và an toàn đều là
100%, ngoài ra Vermitan còn có tác dụng tẩy cả sán dây và giun tròn ở dê.

5.2. Phòng bệnh sán lá gan Fasciola

Cơ sở khoa học đề ra quy trình phòng ngừa tổng hợp bệnh sán lá gan cho súc vật nhai lại là: phải nắm được cụ thể chu kỳ sinh học của sán Fasciola, sinh học của ốc -
vật chủ trung gian và tình hình dịch tễ của bệnh.

Biện pháp phòng ngừa tổng hợp gồm:

- Định kỳ tẩy sán lá gan cho súc vật nhai lại để ngăn chặn mầm bệnh phát tán rộng rãi, đồng thời phòng ngừa cho súc vật không bị tái nhiễm.

Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996), hàng năm nên tẩy sán cho toàn đàn ít nhất 2


lần, lần đầu vào mùa xuân (trước mùa vật chủ trung gian phát triển), lần thứ hai vào
cuối mùa thu nhằm diệt những sán đã nhiễm trong vụ Xuân - Hè, ngăn ngừa bệnh phát
ra ở mùa đông. Trên những đồng cỏ có căn bệnh tiềm tàng, có thể tiến hành chăn dắt
luân phiên giữa súc vật mẫn cảm (trâu, bò, dê, cừu) với những súc vật ít khả năng cảm
nhiễm (ngựa).

- Ủ phân theo phương pháp sinh học, lợi dụng quá trình lên men sinh nhiệt các


chất hữu cơ trong phân của hệ vi sinh vật để tiêu diệt trứng sán lá gan trong phân súc

26



vật nhai lại Biện pháp này có hiệu quả và đơn giản nhất để phòng bệnh do sán Fasciola gây ra.

- Xử lý các cơ quan có sán ký sinh: nếu gan nhiễm nhiều sán phải huỷ bỏ (chôn rắc vôi bột, đến hoặc không huỷ bỏ mà để lại chế biến chín làm thức ăn gia súc.

- Diệt vật chủ trung gian của sán lá Fasciola: tháo cạn nước, làm khô những
đồng cỏ bãi chăn lầy lội, ẩm ướt. Dùng một số chất hoá học có khả năng diệt ốc (vôi
bột, sulfat đồng... .), đẩy mạnh chăn nuôi thuỷ cầm (vịt, ngan, ngỗng) và cá trắm đen.

Tăng cường vệ sinh thức ăn, nước uống. Không chăn thả súc vật nhai lại ở những bãi chăn lầy lội, ẩm thấp. Nếu khó khăn về bãi chăn thả thì chỉ chăn ở bãi chăn lầy lội, ẩm ướt 1,5 - 2 tháng, rồi phải chuyển sang chăn ở bãi khác. Nếu lấy cỏ ở những chỗ ẩm ướt thì phải cắt cao hơn mặt nước để tránh Adolescaria, sau đó phơi khô, bảo quản trong 6 tháng rồi cho gia súc ăn. Nguồn nước uống phải sạch, không có vật chủ trung gian và Adolescaria.

- Không nhập súc vật nhai lại từ vùng có bệnh, khi chưa kiểm tra và điều trị triệt

để.


27

TÀI LIỆU THAM KHẢO (BỆNH SÁN LÁ GAN)
* Tiếng Việt

1. Nguyễn Đức Dương (1995), "Điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh đường


tiêu hoá của hươu sao và kỹ thuật phòng trị", Luận văn Thạc sỹ khoa học nông
nghiệp, Hà Nội, Tr. 10.

2. Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nhà xuất bản nông


nghiệp, Hà Nội, Tr. 53 - 62.

3. Nguyễn Trọng Kim (1997), Nghiên cứu sự liên quan giữa tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán


lá gan ở ốc (KCrG) với tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu bò (KCCC) để đánh giá tình
hình dịch tễ của bệnh một số vùng ở miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sỹ nông
nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Kim Lan, Phan Địch Lân, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Văn Quang


(1998), "Nhận xét về bệnh tích đại thể và một số chỉ tiêu huyết học của dê nhiễm
giun sán tiêu hoá ", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập V, số 3, Tr. 94 - 98.

5. Nguyễn Thị Kim Lan, Phan Địch Lân, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Văn Quang


(1998), "Biến động nhiễm giun sán đường tiêu hoá ở đàn dê Bắc Thái theo tuổi,
mùa vụ và tính biệt ", Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập V, số 1, Tr. 73 - 80.

6. Nguyễn Thị Kim Lan, Phan Địch Lân, Nguyễn Khánh Quắc (1999), "Phát hiện


bệnh giun sán đường tiêu hoá ở dê và dùng thuốc điều trị ", Tạp chí khoa học &
công nghệ, Đại học Thái Nguyên, 1 (9), Tr. 42 - 48.

7. Nguyễn Thị Kim Lan (2000), Bệnh giun, sán đường tiêu hoá của dê địa phương ở


một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và biện pháp phòng trị - Luận án Tiến
sỹ nông nghiệp, Hà Nội.

8 . Nguyễn Thị Kim Lan, Phan Địch Lân (2000), kết quả thử nghiệm một sôi loại


thuốc điều trị bệnh giun sáu ở đường tiêu hoá dê”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú
y, tập VII, số 4, Tr. 48- 52.

9. Phan Địch Lân (1994, 2004), Bệnh ngã nước trâu, bò. Nhà xuất bản nông nghiệp,


Hà Nội, Tr. 5 - 55.

10. Phan Địch Lân, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang (2002), Bệnh ký sinh


trùng ở đàn dê Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 31 - 42.

11. Đoàn Văn Phúc (1980) , “Dùng Dertil B tẩy sán lá gan cho bò ", Kết quả nghiên


cứu khoa học và kỹ thuật thú y (1968 - 1978), Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

12. Đoàn Văn Phúc, Nguyễn Thị Hiền Thảo, Vũ Thị Thận (1980), “Dùng Dertil B


cho uống tẩy sán lá gan trâu Việt Nam ", Kết quả nghiên cứu khoa học và kỹ
thuật thú y ( 1968 - 1978), Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

28



13. Đoàn Văn Phúc, Vương Đức Chất, Dương Thanh Hà (1995), kết quả điều tra
nhiễm sát lá gan trâu, bò khu vực Hà Nội và ứng dụng điều trị ", Công nghiệp &
nông nghiệp thực phẩm, Tạp chí khoa học công nghệ và QLKT, Hà Nội, 1/1995,
tr. 36 - 37.

14. Skrjabin K. I. và Petrov A. M (1977), Nguyên lý môn giun tròn thú y (Bùi Lập và


Đoàn Thị Băng Tâm dịch từ nguyên bản tiếng Nga), Tập 1, Nhà xuất bản khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội, Tr. 56 - 57.

15. Nguyễn Quang Sức, Nguyễn Thế Hùng (1995), "Tình hình sức khoẻ và khả năng


chống chịu bệnh của đàn dê Bách Thảo sau hơn 3 năm nuôi ở miền Bắc Việt
Nam", Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập II, số 3, Tr. 77 - 78.

16. Nguyễn Thị Kim Thành, Phan Địch Lân, Trương Xuân Dung, Trần Thị Lợi


(1996), "Một số chỉ tiêu sinh lý máu của trâu mắc bệnh sán lá gan ", Tạp chí
khoa học kỹ thuật thú y, Tập III, số 1 , Tr. 82 - 86.

17. Trịnh Văn Thịnh (1963), Ký sinh trùng thú y, Nhà xuất bản nông thôn, Hà Nội,


Tr. 281 - 18. Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978), Công trình nghiên cứu ký
sinh trùng ở Việt Nam, Tập 2: Giun sán ở động vật nuôi, Nhà xuất bản khoa học
và kỹ thuật, Hà Nội.

19. Lương Tố Thu, Bùi Khánh Linh (1996), “Tình hình nhiễm sán lá gan (Fasciola)


và kết quả thử nghiệm Fasinex tẩy sán lá gan cho trâu bò ", Tạp chí khoa học kỹ
thuật thú y, Tập III, số 1 Tr. 74 - 81.

20. Lương Tố Thu, Đoàn Văn Phúc, Norman Anderson (1997), "Nhận định về các


loại thuốc trị sán lá gan và kết quả thử nghiệm trên trâu bò ở Việt Nam ", Tạp
chí khoa học kỹ thuật thú y, tập IV, số 3, Tr. 6 - 15.

21. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), Giun sán ký sinh ở động


vật Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học & kỹ thuật, Hà Nội, Tr. 153 - 168.

* Tiếng Anh

22. Das P. M., Dewan M. L. (1987). Pathology of goat 1iver, Bangladesh veterinary
Joumal 21, P. 3 - 4, 19 - 26.

23. Holmes P. H., Dargie J. D., Maclean J. M., Muligan W. (1968), The anaemia of


Fascioliasis: Studies with 51 Cr labelled reo cells, J. com, Path, 78, P. 415 - 420.

24. Jorgen Han sen and Brijan Pery (1994), The epidemiology, diagnosis and control


of Helminth parasites of Ruminants. Hang book, P. 32 - 33.

25. Kaufmann J., (1996), Parasitic infections of domestic allimal. Birkhauser

Verlag, Basel, Boston, Berlin. P. 90 - 94.

26. Reid J. F. S. (1973), Fascioliasis: Clinical aspect and diagnosis in helminth


diseases of cattle, sheep and horses in Europe, ed, Urquhart G. M. & Armour J.,

29



Glasgow, Maclehose, P. 81 - 114.

27. Rushton B., Mu nay M. (1977), Hepatic pathology of a primany experimental


infection of F. hepatica in sheep and goats. J, Comp, Path, 87, P. 459 - 470.

28. Soulsby E. J. L. (1982), Helminth, Arthropods alld Protozoa of domestic animal,


Leo, Febiger - Philadelphia, P. 40 - 71 .

30







tải về 0.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương