I. TÌNh hình thực hiệN ĐỀ TÀI/DỰ ÁN/nhiệm vụ kh&cn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước



tải về 55.44 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2016
Kích55.44 Kb.
#32390
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI/DỰ ÁN/NHIỆM VỤ KH&CN

1. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước:

Theo kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2014, Đại học Huế đã và đang thực hiện:



a. Đề tài độc lập cấp Nhà nước: 05 đề tài

    1. Nghiên cứu tạo kháng nguyên bám dính tái tổ hợp để sản xuất KIT chẩn đoán và vắc-xin phòng bệnh do E.coli gây ra ở lợn.

    2. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong sàng lọc bệnh lý tiền sản giật – sản giật và xây dựng phác đồ điều trị dự phòng.

    3. Nghiên cứu sử dụng công nghệ sinh học chọn tạo cây keo lá liềm cho vùng đất cát ven biển miền Trung.

    4. Luận cứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở miền Trung và đề xuất nhân rộng.

    5. Khai thác và phát triển nguồn gen cá Dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787), cá Vẫu (Caranx ignobilis Forsskål, 1775), cá Căng (Terapon jarbua Forsskål, 1775).

b. Nhiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư: 02 nhiệm vụ

  1. Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng của thuốc tiền liệt thanh giải dùng điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

  2. Khảo sát trên cơ sở ứng dụng công nghệ địa chất, sinh học và công nghệ thông tin để phục vụ việc qui hoạch, phục dựng và phát triển cảnh quan Thành Cổ Quảng Trị.

c. Đề tài nghiên cứu cơ bản (do Quỹ Nafosted tài trợ):

  1. Hình học của đường và mặt trong các không gian với mật độ .

  2. Lý thuyết lượng tử về phản ứng phi tuyến của khí điện tử trong các bán dẫn thấp chiều và ứng dụng.

  3. Thiết kế một số sensor huỳnh quang có độ nhạy và chọn lọc cao để xác định ion kim loại nặng.

  4. Chỉ số chính quy Castelnuovo-Mumford và cấu trúc của một số lớp vành và môđun đặc biệt.

  5. Vật liệu nano vàng lai hóa phủ oxit silic kết gắn DNA dùng cho chẩn đoán và điều trị ung thư.

  6. Về vành QF và các vành mở rộng của nó (tiếp tục).

  7. Nghiên cứu sự kích kháng salicylic acid và điều hòa biểu hiện gen trong quá trình sỉnh tổng hợp centellosdie ở tế bào rau má (Centella asiatica (L.) Urban).

  8. Tối ưu hóa môi trường cho sản xuất chế phẩm trợ sinh từ Streptomyces sp. A1 và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm trong ao nuôi tôm tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

  9. Xác định, phân tích Aspergillus flavus và aflatoxin từ đất trồng lạc và lạc và phòng trừ bằng tác nhân sinh học tại Nghệ An.

  10. Phân lập hoạt chất và thử nghiệm hiệu lực phòng trừ sâu hại cây trồng của cây đậu dầu Pongamia pinnata (L.)

  11. Nghiệm VISCOSITY của phương trình HAMILTON-JACOBY và sự liên kết với một số bài toán tối ưu.

  12. Đa dạng và tác động đối kháng của vi khuẩn đối kháng trên cây lạc với nấm Sclrotium rolfsii gây bệnh thối gốc mốc trắng.

  13. Phát triển các chỉ thị di truyền phân tử liên kết với các gen kháng bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) ở cà chua và ứng dụng trong chọn tạo giống cà chua kháng bệnh ở Việt Nam.

  14. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản, dinh dưỡng và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá Nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766).

  15. Nghiên cứu đa dạng di truyền và đặc điểm sinh thái học của các loài thằn bóng giống Etropis Fitzinger, 1843 (Reptilia: Squamata: Scincidae) ở Việt Nam.

  16. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến động thái oxalate trong cây khoai môn (dọc, lá, củ) và ảnh hưởng của việc bổ sung canxi tới sức sản xuất ở lợn được nuôi bằng khẩu phần chủ yếu là dọc, lá môn.

  17. Ảnh hưởng của các biện pháp quản lý phân bón và nước tưới đến phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong sản xuất lúa và rau xà lách.

    b. Đánh giá chung:

    Tiến độ thực hiện: Các đề tài đều được triển khai đúng tiến độ đã đăng ký.

    Tình hình thực hiện kinh phí: Theo đúng quy định tài chính và nội dung đã phê duyệt. Các chủ nhiệm đề tài đang xúc tiến thanh toán kinh phí cho năm 2014.


Nội dung chi tiết được trình bày trong danh mục kèm theo (Mẫu 1).

2. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ:

Năm 2014, Đại học Huế có các đề tài KH&CN cấp Bộ sau đây:



a. Nhiệm vụ bảo tồn quỹ gen:

Khai thác và phát triển nguồn gen các giống lúa đặc sản địa phương Ra zư, Căn ngườn, A ri, Cu giơ cho các tỉnh miền Trung.

b. Đề tài KH&CN cấp Bộ:

Các đề tài cấp Bộ chuyển tiếp năm 2013: 09 đề tài

  1. Phật giáo Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc giai đoạn 1945 – 1975.

  2. Định chế giáo dục dưới triều Nguyễn (1802-1884).

  3. Nghiên cứu chọn lọc các giống lúa kháng rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) thích ứng với điều kiện các tỉnh miền Trung.

  4. Nghiên cứu kết hợp Trichoderma Pseudomonas phòng trừ bệnh thối trắng (S. Rolfssi) và thối đen cổ rễ (As. Niger) hại lạc ở khu vực miền Trung.

  5. Nghiên cứu dự báo lũ bùn đá và dịch chuyển trọng lực đất đá trên đường Hồ Chí Minh đoạn từ cổng trời đến đèo lò xo.

  6. Nghiên cứu sản xuất, sử dụng chế phẩm sinh học từ xạ khuẩn Streptomyces, nấm Trichoderma để phòng chống bệnh thán thư, héo xanh trên cây ớt (Capsium frutescens) tại khu vực Nam Trung Bộ.

  7. Chỉ số chính qui và hàm Hilbert của tập điểm béo.

  8. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ khuyết tật trí tuệ khu vực miền Trung.

  9. Tuyển chọn một số giống lúa chịu mặn cho vùng Duyên Hải – Miền Trung.


Các đề tài cấp Bộ mới năm 2014: 10 đề tài

  1. Nghiên cứu sản xuất saponin từ nuôi cấy tế bào cây bảy lá một hoa (Paris polyphilla Sm).

  2. Nghiên cứu phát triển chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống mướp thơm tại Việt Nam.

  3. Nghiên cứu năng suất sinh sản của lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) được phối tinh đực giống dòng PIC280, PIC399 và khả năng sản xuất của đời con trong điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Trung.

  4. Nghiên cứu tách chiết hoạt chất làm nguyên liệu phát triển sản phẩm chống oxy hóa - bảo vệ gan từ 5 cây: Chanh ốc (Microdesmis casearifolia - Pandaceae), chùm gởi (Helixanthera parasitica Lour. - Loranthaceae), Dây rạng đông (Pyrostegia venusta (Ker. Gawl.) Miers - Bignoniaceae), Cúc nút áo (Spilanthes oleracea L. – Asteraceae) và Cây gối hạc (Leea rubra Blume ex Spreng – Leeaceae).

  5. Nghiên cứu trồng cây Xáo tam phân Khánh Hòa tại các tỉnh phía Bắc miền Trung làm dược liệu.

  6. Nghiên cứu nhân giống và trồng Bời lời đỏ (Lisea glutinosa L.) ở tỉnh Gia Lai.

  7. Nghiên cứu phát triển cây Đảng sâm {Codonopsis javanica (Blume) Hook. f} tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc tại vùng núi thuộc hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam.

  8. Nghiên cứu sử dụng mô hình B-learning vào dạy học Vật lý ở trường phổ thông.

  9. Các giải pháp bồi dưỡng giảng viên đại học sư phạm trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

  10. Chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của các quốc gia Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX và kinh nghiệm cho Việt Nam.


c) Chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu khoa học phục vụ nhu cầu phát triển nông nghiệp và nông thôn một số địa phương khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 2011-2020”, bao gồm các đề tài sau:

  1. Lựa chọn các giải pháp kinh tế - kỹ thuật để phát triển chăn nuôi bò đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới ở vùng gò đồi Bắc Trung Bộ.

  2. Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật mới để chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị các bệnh lý ống tiêu hoá và ung thư cổ tử cung cho các tuyến y tế cơ sở.

  3. Nghiên cứu xác định tiềm năng, xu hướng phát triển nông sản hàng hóa chủ lực vùng gò đồi Bắc Trung Bộ.

  4. Lựa chọn giải pháp kinh tế - kỹ thuật để phát triển cây hồ tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới ở vùng gò đồi Bắc Trung Bộ.

  5. Lựa chọn các giải pháp kinh tế kỹ thuật để phát triển cây cam đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn ở vùng gò đồi Bắc Trung Bộ.

  6. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phục vụ xây dựng mô hình nông thôn mới tại một số địa phương vùng gò đồi Bắc Trung Bộ.

  7. Lựa chọn các giải pháp kinh tế - kỹ thuật để phát triển chăn nuôi lợn đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới vùng gò đồi Bắc Trung Bộ.

  8. Lựa chọn các giải pháp kinh tế - kỹ thuật để phát triển chăn nuôi dê đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới vùng gò đồi Bắc Trung Bộ.

  9. Lựa chọn các giải pháp kinh tế kỹ thuật để phát triển cây cao su đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn ở vùng gò đồi Bắc Trung Bộ.

d) Đánh giá chung

Kết quả đạt được cho thấy:



    Tiến độ thực hiện: Các đề tài đều được triển khai đúng tiến độ đã đăng ký.

    Tình hình thực hiện kinh phí: Theo đúng quy định tài chính và nội dung đã phê duyệt. Các chủ nhiệm đề tài đang xúc tiến thanh toán kinh phí cho năm 2013.



Nội dung chi tiết được trình bày trong danh mục kèm theo (Mẫu 1).

3. Dự án tăng cường năng lực nghiên cứu:

Dự án: “Tăng cường năng lực nghiên cứu cho phòng thí nghiệm Động vật học Trường Đạ học Sư phạm, Đại học Huế”:

Nguồn kinh phí thực hiện năm 2014: 1.200.000.000 đồng (trong đó NSNN: 1.000.000.000 đồng, vốn đối ứng: 200.000.000 đồng).

Kinh phí thực hiện năm 2015: 3.800.000.000 đồng (trong đó NSNN: 3.200.000.000 đồng, vốn đối ứng: 600.000.000 đồng).



4. Dự án nâng cao chất lượng tạp chí khoa học:

a) Nguồn kinh phí thực hiện năm 2014: 200.000.000 đồng.

Trong đó:

- Xuất bản và quảng bá Chuyên san bằng tiếng Anh: 100.000.000 đồng.

- Hỗ trợ xuất bản chuyên san tiếng Việt: 30.000.000 đồng.

- Tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác xuất bản Tạp chí: 50.000.000 đồng.

- Công tác quản lý: 20.000.000 đồng.

b) Nội dung triển khai trong năm 2015:

- Triển khai hướng dẫn quy trình biên tập, cập nhật cơ sở dữ liệu.

- Xuất bản 03 chuyên san bằng ngôn ngữ tiếng Anh.

- Nâng cao năng lực nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách.

- Tổ chức hội nghị chuyên đề về nâng cao chất lượng tạp chí.



5. Đề tài cấp cơ sở Đại học Huế và Hội nghị, hội thảo:

5.1. Năm 2014, Đại học Huế triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu cấp Đại học Huế như sau:



- Đề tài cấp cơ sở Đại học Huế năm 2013 chuyển tiếp: 73 đề tài.

- Đề tài cấp cơ sở Đại học Huế năm 2014: 80 đề tài.

5.2. Năm 2014, Đại học Huế và các trường đại học thành viên, các đơn vị trực thuộc triển khai nhiều hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc tế, quốc gia và cấp Đại học Huế, cấp trường, khoa. Trong đó có các hội nghị khoa học tiêu biểu, như: Hội nghị Khoa học quốc tế về nội soi tiêu hóa (4/2014), Hội nghị Hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội (5/2014)…

Ngoài ra còn có hàng chục Hội nghị, hội thảo khoa học cấp trường, khoa.



c. Đánh giá chung:

Kết quả đạt được cho thấy, về đề tài khoa học và công nghệ:



    Tiến độ thực hiện: Các đề tài đều được triển khai đúng tiến độ đã đăng ký.

    Tình hình thực hiện kinh phí: Theo đúng quy định tài chính và nội dung đã phê duyệt. Các chủ nhiệm đề tài đang xúc tiến thanh toán kinh phí cho năm 2014.

    Các hội nghị, hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp, mang lại hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng hoạt động KH&CN nhằm phục vụ đào tạo, đời sống và sản xuất.


Nội dung chi tiết được trình bày trong danh mục kèm theo (Mẫu 2).

6. Bài báo khoa học:

Giai đoạn 2012 - 2014, cán bộ Đại học Huế đăng 2658 bài báo khoa học, trong đó có 460 bài đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo, hội nghị khoa học quốc tế và 2198 bài đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo, hội nghị khoa học trong nước.

Riêng năm 2014, Đại học Huế đăng 658 bài báo khoa học, trong đó có 132 bài đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo, hội nghị khoa học quốc tế và 526 bài đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo, hội nghị khoa học trong nước.

7. Triển lãm sản phẩm KH&CN:

Năm 2014, Đại học Huế tổ chức và tham gia các hoạt động triển lãm sản phẩm KH&CN sau đây:



7.1. Triển lãm sản phẩm KH&CN tại Đại học Huế:

Đại học Huế đã tổ chức Triển lãm sản phẩm KH&CN của cán bộ và sinh viên Đại học Huế vào ngày 08 – 09/5/2014 tại Đại học Huế.

- Đơn vị tham gia: Tất cả các đơn vị thành viên trực thuộc Đại học Huế.

- Số sản phẩm tham gia: 121 sản phẩm thuộc các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, Khoa học kỹ thuật, Khoa học Y Dược, Khoa học xã hội nhân văn, khoa học Nông – Lâm – Ngư nghiệp.



7.2. Triển lãm sản phẩm KH&CN tại tỉnh Thừa Thiên Huế:

Đại học Huế tham gia triển lãm sản phẩm KH&CN do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức vào ngày 14 - 15/8/2014 tại thành phố Huế (trong khuôn khổ Hội nghị giao ban KH&CN vùng Bắc Trung Bộ lần thứ XI năm 2014).

Số lượng sản phẩm: 29 sản phẩm thuộc các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, Khoa học kỹ thuật, Khoa học Y Dược, Khoa học xã hội nhân văn, khoa học Nông – Lâm – Ngư nghiệp.

7.3. Chợ Công nghệ và Thiết bị chuyên ngành Sinh học 2014 (BIOTECHMART 2014):

Đại học Huế tham gia triển lãm sản phẩm tại BIOTECHMART 2014 tổ chức từ ngày 21 – 24/10/2014 tại Sàn Giao dịch công nghệ, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, Hà Nội.

Số lượng sản phẩm: 11 nhóm sản phẩm.

8. Đánh giá chung


  • Nhìn chung các đề tài, dự án đều triển khai theo hợp đồng, đúng tiến độ. Các nội dung nghiên cứu đảm bảo, tuân thủ quy định về thực hiện và quản lý đề tài, dự án.

  • Các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên có thái độ làm việc nghiêm túc, có năng lực và trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu. Đội ngũ quản lý khoa học công nghệ hoạt động hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo.

  • Kinh phí được phân bổ đúng theo phê duyệt, công tác giải ngân theo kế hoạch và sử dụng kinh phí đúng mục đích.

  • Các đề tài/dự án/nhiệm vụ và chương trình KH&CN đã thực sự đóng vai trò rất quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng NCKH và giảng dạy của cán bộ và sinh viên. Nhiều cán bộ giảng dạy trẻ đã trưởng thành từ việc tham gia các nhiệm vụ. Nhiều đề tài đã trực tiếp tham gia đào tạo các tiến sĩ, thạc sĩ… là các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu có năng lực của Đại học Huế và cơ quan, trường học trên cả nước.

  • Một số nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương như: Đề xuất các qui trình công nghệ để phục vụ sản xuất và đời sống; Làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các chính sách kinh tế xã hội, giúp cho việc xây dựng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đề xuất những mô hình phù hợp với điều kiện và đặc điểm của các địa phương….

  • Kết quả nghiên cứu của cán bộ, giảng viên được đăng tải bởi nhiều bài báo có chất lượng trong nước và quốc tế.

  • Ngoài việc thực hiện các đề tài, nhiệm vụ KH&CN, Đại học Huế tổ chức và tham gia các hoạt động KH&CN khác như tổ chức các đạt hiệu quả cao như tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, tổ chức và tham gia nhiều cuộc triển lãm sản phẩm KH&CN cấp Bộ, cấp Tỉnh.

Tóm lại, hoạt động khoa học và công nghệ năm 2014 của Đại học Huế thành công, hoàn thành tốt so với kế hoạch đề ra và kính phí đã được cấp.

II. BÁO CÁO SỐ LIỆU

Đại học Huế kính gửi Bộ các biểu mẫu về các nội dung sau:



  • Nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nước, cấp Bộ 2014 (mẫu 1)

  • Nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở 2014 (mẫu 2)

  • Danh sách giảng viên, nghiên cứu viên tính đến 30/11/2014 (Biểu 1)

  • Danh sách NCS đang đào tạo tại Đại học Huế tính đến 30/11/2014 (Biểu 2)

  • Số lượng tài sản trí tuệ đã được đăng ký (Biểu 3)

  • Bảng đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giai đoạn 2012 - 2014 (Biểu 4)

  • Thống kê bài báo khoa học giai đoạn 2012-2014 (Biểu 5)







Каталог: portal -> data -> doc -> tintuc
tintuc -> Nghiên cứu một số đặc điểm
tintuc -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
tintuc -> XẾp hạng các trưỜng đẠi học châU Á CỦa tổ chức qs năM 2014 VÀ tin vui của giáo dục việt nam
tintuc -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐẠi học huế danh mụC ĐỀ xuấT ĐỀ TÀi kh&cn cấp bộ NĂM 2017
tintuc -> ĐẠi học huế Độc lập – Tự do – Hạnh phúc biên bảN ĐÁnh giá SẢn phẩm tham dự “Triển lãm sản phẩm sáng tạo của sinh viên và cán bộ trẻ năm 2013”
tintuc -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam đẠi học huế Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
tintuc -> Về việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân làm chủ nhiệm đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở Đại học Huế năm 2015
tintuc -> TÌnh hìNH, KẾt quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và CÔng nghệ CẤp cơ SỞ NĂM 2014

tải về 55.44 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương