Ðại Thừa Xuất bản 1998 thiềN, Ánh bình minh phưƠng tây nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng



tải về 1.46 Mb.
trang9/30
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.46 Mb.
#39516
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   30

12 - CÁI GÌ THẬT SỰ LÀ THẬT?


NGƯỜI HỎI: Nếu tôi hiểu thầy đúng, và tôi nghĩ thầy đang trích dẫn lời của Phật, thầy nói không có gì tồn tại.

LÃO SƯ: Anh không hiểu điều này trực tiếp. Tôi trích dẫn lời Ðức Phật khi nói mọi vật không tồn tại cũng không phải không tồn tại. Ðiều này hoàn toàn khác từ những gì bạn nói.

NGƯỜI HỎI: Ðúng vậy, tôi hiểu đúng. Nhưng nếu mọi vật không tồn tại cũng không phải không tồn tại, cái gì là thật--cái gì thật sự là thật?

LÃO SƯ: Hãy đến gần đây.

[Người hỏi lên bục giảng. Lảo sư nghiên người thì thào vào tai anh ta. Cả hai điều cười và bắt tay.]

Chỉ có điều đó thật sự là thật!

---o0o---

13 - LÀM CÁCH NÀO TÌM ÐƯỢC NGƯỜI THẦY CHO MÌNH ?


NGƯỜI HỎI: Thầy có nói trước đây trong một cuộc hội thảo là không nên có hơn một người thầy. Tôi có đọc được một lời nói của một vị thầy Ấn độ ở Vùng Duyên Hải Phiá Tây," Người ta có thể giao phó cho hơn một người thầy tinh thần cùng một lúc. Một con ong hút mật từ nhiều bông hoa, một người vì thế có thể học thuốc từ một người thầy và học luật từ một người khác. Không có sự xung đột. Tại sao thầy không đồng ý với ý kiến của ông ta?

LÃO SƯ:Thế anh hiện đã giao phó cho một người thầy nào chưa?

NGƯỜI HỎI: Chưa, tôi là con ong đang bay từ bông hoa này sang bông hoa khác.

LÃO SƯ: Thế thì chừng nào anh làm ra mật?

NGƯỜI HỎI: Tôi hy vọng là chẳng bao lâu nữa. Tôi đang thu lượm mật hoa ở bất cứ nơi nào tôi tìm thấy.

LÃO SƯ:Ðừng quên rằng con ong tạo ra mật chỉ sau khi nó ngừng bay từ hoa này sang hoa khác. Và anh cũng thu được mật tốt, chẳng hạn, từ con ong cũng vào hút hoa cây quất hay hoa kiều mạch.

Trở lại câu nói ban đầu: điều mà tôi đã nói, " trước khi yêu cầu sự giúp đở của một vị thầy thì việc 'tranh thủ ' những thầy khác cũng tốt thôi, nhưng một khi anh đã chính thức giao phó bản thân mình như một môn đệ, anh không được ngó ngây dại đến người thầy khác." Tuy nhiên, sau khi đã được huấn luyện với một người thầy và ngộ dưới sự hướng dẫn của ông ta. Anh có thể có lợi khi tiếp xúc với những người thầy đã ngộ khác.

NGƯỜI HỎI: Thầy muốn ám chỉ gì khi nói " ngó ngây dại"?

LÃO SƯ: Ðừng lừa thầy. Sự ngoại tình tinh thần không tốt hơn ngoại tình về thể xác. Nếu anh muốn theo đuổi những vị thầy khác giống như chong chóng thời tiết xoay theo từng hướng gió mới, anh chỉ thành công trong việc làm mình rối lên và không thu được gì.

NGƯỜI HỎI: Có nghĩa là người ta phải phục tùng ngoan ngoãn người thầy hay không?

LÃO SƯ: Không, anh phải học cách suy nghĩ độc lập và tuân theo chính trực giác và kinh nghiệm sống của anh. Ngay trước khi Ðức Phật nhập diệt, Ngài nói với đám đệ tử quay quanh mình, một số đang khóc với ý nghĩ là mất, sắp mất đi người thầy thân yêu:" Hãy đốt đuốc lên mà đi… nương tựa vào Pháp. Ðừng trông chờ vào sự giúp đở của ai ngoài chính mình."

Trong Thiền, mục đích của người thầy, ngoài việc dìu dắt người môn đồ đi đến giác ngộ, là giữ cho họkhông chịu ảnh hưởng của mình. Ông không muốn kiểm soát cuộc sống của môn đồ, mà chỉ làm anh ta đủ sức làm chủ cuộc sống của mình thay vì làm nô lệ cho nó. Trong một số truyền thống tôn giáo, như anh biết đấy, người thầy thật sự điều khiển cuộc sống của môn đồ, đến mức độ nói với họ lấy vợ và có con hay không. Lời của ông ta là luật. Nếu khả năng tâm linh của ông ta sâu thì ít nguy hiểm. Nếu không, chỉ có Trời mới có thể giúp được người học trò đó!

Hãy tránh những người thầy nói," Ta được đắc ngộ." Hãy cảnh giác với những vị thầy tuyên bố là một vị thần, một tái sinh , Thánh hay Phật. Và hơn hết, nên tránh người" thầy" cho phép tín đồ của mình ca tụng với hai tay giơ lên trong một buổi tụ tập quần chúng, và ca ngợi ông ta là thánh thiện nhất trong những bậc thánh thiện. Ô�ng ta là điều đe dọa lớn nhất.

Người thầy chân chính phản ứng như thế nào với sự ca ngợi? Có một lần ngài A nan đà , thị giả của Ðức Phật, nói với Phật," Bạch Ðức Thế Tôn. Con nghĩ là trong qúa khứ chưa hề có vị thầy nào vĩ đại như ngài, và trong tương lai cũng sẽ không có ai vĩ đại như ngài," Phật đáp, " Ngươi biết hết tất cả chư Phật trong qúa khứ sao?"

"Không, bạch Ðức Thế Tôn."

"Này, A nan, ngươi có phép thần thông biết được tất cả chư Phật của vị lai hay sao?

" Không , bạch Ðức Thế Tôn."

" Vậy , này A nan, thế thì chắc ngươi biết trọn vẹn tâm của Như lai phải không ?

" Không, bạch Ðức Thế Tôn."

"Vậy tại sao," Ðức Phật hỏi," ngươi có thể khẳng định một cách mạnh mẽ như vậy?"

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Một thiền sư có giấy chứng nhận, đại loại như là bằng cấp chứng nhận trình độ văn hoá, có chứng nhận vị ấy dạy Thiền hay không?

LÃO SƯ: Có một giấy chứng nhận viết chữ đẹp ghi là thầy cấp cho học viên của mình khi ông ấn chứng sự giác ngộ của anh ta, nhưng nó không thể gọi là giấy chứng nhận để dạy học được, vì sự huấn luyện Thiền thật sự bắt đầu sau khi ngộ. Học viên hoàn tất tất cả các công án mà người thầy qui định, nhận cái được gọi là ấn chứng. Nhưng ấn chứng tự nó không tạo nên một người thầy giỏi hơn là tốt nghiệp từ trường thuốc đào tạo nên một bác sĩ đủ tài. Trong Thiền, theo một số truyền thống Á châu khác, một đồ đệ sẵn sàng dạy khi thầy anh ta bảo anh ta dạy. Ðiều này tự nhiên đặt rất nặng trách nhiệm lên đôi vai người thầy. Nếu ông ta khôn ngoan và có phẩm chất cao, ấn chứng là biện pháp bảo vệ đối với công chúng. Nếu ông ta tầm thường, có ấn chứng hay không, đồ đệ ông ta cũng sẽ rời bỏ vì không thoả mãn.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI:Thật là lộn xộn. Không phải lão sư theo định nghĩa là thầy và hẳn phải khôn ngoan sao?

LÃO SƯ : Nhiều người hiểu lầm về nghĩa của từ "lão sư " và " thiền sư." Lão sư nghĩa đen là người thầy đáng kính-- đó là, người được tôn kính vì lý do tuổi tác hay phẩm chất cao đẹp. Tu viện trưởng, thầy trụ trì chùa hoặc thầy giáo cư sĩ ngoài tuổi năm mươi được gọi là lão sư và tước hiệu này ám chỉ sự kính trọng sâu sắc. Ở Nhật lão sư được sử dụng kính cẩn, phần lớn bởi đồ đệ và môn đồ của chính vị thầy ấy; nó không là tước hiệu tượng trưng cho việc hoàn tất một khóa học quy định hay công nhận sự chứng đắc cao về mặt tâm linh. Tước hiệu chuyển tải một ý niệm hoàn toàn mới. Thiền sư là người có nội kiến và tuệ giác, người cảm nghiệm tánh Không và Vô thường của các pháp, và lối sống của vị ấỵ phản ảnh những nhận thức như vậy. Trong quyển " Những điều cần biết trong huấn luyện Phật tử", mà thiền sư Ðạo Nguyên trước tác vào năm 1235, định nghĩa sư là người đắc ngộ đầy đủ, sống với những gì ngườ�i ấy biết là thật, và được chân truyền của thầy mình. Với những tiêu chuẩn này chỉ một ít lão sư được gọi là sư. Dù vậy, hai từ thường được dùng thay thế nhau.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Dù lão sư có phải là sư hay không, chắc chắn ông ta đủ khôn ngoan để nhận biết một học trò nào có khả năng dạy hay không, phải không?

LÃO SƯ : Anh tin thế à?

NGƯỜI HỎI THỨ BA:Thế tại sao ông ta cho phép học trò của mình dạy sớm?

LÃO SƯ : Lão sư cũng có những sai lầm như con người-- dù ít hơn những người trung bình-- và họ có thể sai lầm trong phán đóan.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Nhưng không phải ngộ xóa đi những sự bất toàn và những thiếu sót cá nhân hay sao?

LÃO SƯ: Không, chúng xuất hiện! Trước khi ngộ, người ta có thể dễ dàng làm ngơ hay thích nghi với tật xấu của mình, nhưng sau ngộ thì không còn có thể như vậy; thiếu sót của ai hiển nhiên cũng gây khó chịu. Tuy nhiên, đồng thời một quyết tâm mạnh mẽ phát triển để loại chúng ra. Ngay khi tâm nhãn đầy đủ cũng không tức thời tỏ ra lạnh lùng thanh lọc rốt ráo những tình cảm. Tiếp tục tu luyện sau khi ngộ là điều cần thiết để tịnh hoá những tình cảm. Vì thế cách cư xử của ta xứng hợp với ngộ. Ðiểm cốt tử này phải được hiểu rõ.

Ở phương Tây một lão sư được xem là giống như Phật, hạnh kiểm của ông tịnh không một vết nhơ.Theo một nghĩa nào đó, nó là sự ca tụng việc tu thiền. Nhưng cái nhìn lý tưởng này có thể che mắt người ta khiến họ không nhìn thấy mật hạnh của người thầy. Ở Nhật, tôi biết có một lão sư uống rượu rất nhiều, mặc dù vậy, hiếm khi say. Môn đệ ông vẫn rất kính trọng ông. Tôi hỏi một người trong họ, một bác sĩ, " Lão sư của anh uống rượu qúa nhiều, không làm phiền lòng anh sao?

Không--tại sao phải như vậy? Ông là người khôn ngoan và từ bi, dù có uống rượu."

" Nhưng không phải ông ta nghiện rượu hay sao?"

" Không, ông ta có thể hoặc uống hoặc bỏ rượu; ông thích uống rượu."

Khi tôi kể chuyện này với những đồ đệ cũa tôi; nhiều người ngạc nhiên hỏi," Làm thế nào những lão sư điều hòa việc uống rượu với giới cấm thứ năm,' không uống rượu vì nó làm tâm mê mờ?' Ta có thể thông cảm việc thỉnh thoảng uống rượu nhưng không uống liên tục như ông ta. Tấm gương gì ông đã nêu đối với môn đệ?"

Người Á châu độ lượng hơn trong những vấn đề như vậy so với người phương Tây; vì vậy họ không dứt khoát từ chối người thầy mà họ khám phá ra là ít giống Phật, vì họ biết một người có thể là người thầy tốt, tuy là chưa tự diệt trừ hết tất cả những ô trược. Một người Nhật có kinh nghiệm lâu dài trong Thiền một lần nói với tôi," Lão sư có những khiếm khuyết về tình cảm, tuy nhiên, trong các người thầy tôi có chỉ có ông dạy tôi thiền thật sự và tôi thật sự biết ơn ông, nhưng nghiệp của ông còn nặng.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Có lần tôi nghe thầy nói," người thầy thật sự là chính tâm bạn"

LÃO SƯ: Chính nó là lời dạy , phải không?

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Tất cả đều như nhau, lão sư dạy người ta cái gì?

LÃO SƯ: Ông ta không cho qúi vị cái gì mà qúi vị chưa có, nhưng ông có thể lấy đi nhiều thứ vốn xa lạ với chân tánh của qúi vị: những đức tin nặng nề, những quan niệm bệnh hoạn, những giải thích tầm ruồng, những ý nghĩ mơ mộng và những tư niệm mê hoặc, tất cả chúng cầm tù qúi vị trong một cái kén. Và khi tâm qúi vị chín muồi lão sư có thể, bằng lời nói hay hành động, đẩy nhẹ cái tâm trở nên ngộ. Lúc này ông giống như con gà mái mổ vào vỏ trứng khi gà con đã sẳn sàng nở ra.

Lão sư trao cho qúi vị chính bản thân ông ta, nó là rất nhiều và cũng là không có gì cả. Một thiền sư nổi tiếng có lần nói," Tay không, tôi đến với thầy và bây giờ trở về tôi lại tay không."

Thầy hỏi một người khác " Anh có mang theo gì không?" người ấy đáp " Ðó là cái chưa bao giờ mất ngay cả trước khi tôi đến với người thầy củ của tôi."

" Nếu là như thế, tại sao anh đến với ông ta ?

"Nếu tôi không đến ông ta, làm sao tôi biết nó chưa bao giờ mất?"


Vậy qúi vị cần người thầy để biết là không có gì để học. Và tại sao không có gì để học? Vì tất cả đã được học từ kiếp này đến kiếp khác. Tuy nhiên, có một lão sư là thiết yếu. Ngay cả Ðức Phật cũng có những người thầy. Một lão sư-phát-triển-toàn-diện là hiện thân của sự cởi mở, từ bi, và tuệ giác. Những phẩm chất mà qúi vị hi vọng thành hiện thực vốn sẳn có nơi qúi vị. Nên nhớ rằng ông ta từng tranh đấu trong đau khổ, thất bại, tuyệt vọng mà qúi vị cảm thấy. Trong lúc qúi vị còn ấp ủ hoài nghi, qúi vị bị bao bởi bóng đen và cảm thấy vô vọng về sự luyện tập của mình, lão sư có thể rót vào qúi vị một sự can đảm và một lần nữa xoay bạn theo hướng mặt trời chân lý.

Vai trò cốt tử khác của ông là kiểm tra khi qúi vị nghĩ là mình đã đắc ngộ. Thiền sư chế ra một phương pháp kiểm tra hoàn hảo, vì không có gì hại hơn là nghĩ mình đã ngộ khi qúi vị chỉ trải qua sự đê mê, mộng tưởng, hôn trầm hay ảo giác, trong thiền gọi là ma cảnh, còn xa lắm mới đến chân ngộ. Và ngay cả khi ngộ thật sự , người thầy cần thiết để đẩy lui sự tự kiêu phản phất nảy sinh cái cảm giác," Tôi đã chứng ngộ." Việc kiểm tra của lão sư cũng có nghĩa đo độ sâu của ngộ, vì nông là kiến tánh và sâu là ngộ.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Làm cách nào người ta tìm kiếm nghiêm túc phân biệt người thầy thật sự với kẻ bất tài?

LÃO SƯ: Trong thời gian tôi sống ở những nơi ẩn dật và những trung tâm thiền ở Ðông Nam Á tôi nghe người ta nói dù người thầy có phẩm chất cao đến đâu đi nữa nếu rõ là chạy theo đồng tiền hoặc dan díu với một học trò nữ của mình, những ô uế này sẽ làm hỏng việc dạy dổ của ông ta. Vì vậy một học viên triển vọng tốt nhất nên tránh ông ta.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Giả sử có một lão sư không có tật xấu đó. Nếu thầy là người mới vào học, làm thế nào thầy chắc là ông ta đắc ngộ và có tâm linh phát triển?

LÃO SƯ: Trừ phi qúi vị tu luyện tâm linh từ lâu, nếu không qúi vị không thể biết chắc. Ðiều duy nhất có thể biết chắc là qúi vị có mối quan hệ tốt với người thầy hay không. Nó quan trọng, nhưng bản thân nó không đủ để tiếp tục, vì tuỳ thuộc vào việc qúi vị cảm thấy dể chịu với ai đóng vai người thầy, người ấy có thể ít hay không được huấn luyện. Qúi vị có thể dựa vào lời khuyên của những người bạn thông thạo.

Hóm hỉnh làm sao một khi quan sát việc tiến hành lễ cưới áp dụng như trong mối quan hệ thầy-trò là: Trước khi đi vào mở cả hai mắt --sau đó chỉ một mắt. Nhưng ngay cả khi mở hai mắt, qúi vị không thể mong thấy sự hoàn hảo nơi người thầy. NGƯỜI HỎI THỨ BA: " Mở hai mắt" chính xác có ý nghĩa gì trong nội dung này? LÃO SƯ: Qúi vị đừng do dự hỏi thầy, ông ta là ai và ông được thầy mình huấn luyện bao lâu. Ðọc sách của ông ta nếu ông ấy có viết. Nếu qúi vị thích những gì ông đã viết và qúi vị cảm thấy gì về nội dung, sắp xếp gặp mặt ông ta. Ðặt câu hỏi, trực nhận tinh thần của ông ta, thưởng thức sự yên lặng của ông.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Hãy cho là tôi quan tâm đến một lão sư đắc ngộ. Làm cách nào tôi chắc ông ta là thầy của tôi ?

LÃO SƯ: Một lão sư có thể ngộ sâu , có nhiều môn đồ, tuy vậy là người thầy xấu của bạn. Tại sao như thế? Vì ông ta không khơi dậy cảm giác tự tin và sùng mộ trong qúi vị để qúi vị có thể bằng lòng cúi mình trước ông như một đứa trẻ nhận lời dạy của ông. Qúi vị có thể nói với một niềm xác tín," Ông ta là thầy của tôi--là người mà tôi tìm kiếm!" Và lúc đó bạn thét lên" Ô, hãy giúp tôi! Tôi cần giúp đở!" qúi vị sẳn sàng nhận người thầy đích thực cho qúi vị.

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Trở lại câu nói của vị thầy Ấn độ "người ta có thể học thuốc từ một thầy và học luật từ một thầy khác"--không đúng hay sao?

LÃO SƯ: Anh đang nói về nghề luật và nghề y, không phải tu luyện tinh thần. Mối quan hệ giữa thầy-trò trong bất cứ truyền thống tôn giáo nào đều khác với những quan hệ thầy- trò ở trường học.

NGƯỜI HỎI THỨ THỨ NHẤT: Khác nhau gì?

LÃO SƯ: Trong buổi đàm luận này, tôi đã dùng từ " học viên" "đồ đệ" " thầy" "sư" một cách không chính xác. Ðúng ra, học viên liên quan đến thầy, đồ đệ với sư phụ. Mối quan hệ thầy trò lý tưởng là trong đó học viên kính trọng thầy như chủ sở hữu một bộ phận kiến thức nào đó hay về kỷ năng mà người học trò muốn có, trong khi người thầy đánh giá cao học viên vì lòng háo hức và khả năng thu thập kiến thức mà ông ta cố truyền đạt lại. Mối liên hệ của họ phần lớn là vô tư và giới hạn; điều để duy trì nó là sự cùng chung mối quan tâm đến việc học này. Quan hệ sư phụ-đồ đệ, trái lại, là cá nhân và sâu thẳm và bắt nguồn từ sự giống nhau về nghiệp. Ðiều đẩy đệ tử theo hướng sư phụ không phải vì kiến thức của sư phụ và ngay cả không vì tuệ giác của ông ta, mà là cá tính và nhân cách của ông, vì đệ tử cảm thấy là qua phẩm chất đó anh ta sẽ có thể tự bổ xung mình. Ở Trung tâm của tôi, có ba loại kết nạp: hội viên, học trò riêng và đồ đệ. Mỗi mối quan hệ có quyền lợi và trách nhiệm khác nhau.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Người học trò riêng có trách nhiệm gì?

LÃO SƯ:Trách nhiệm chính là trung thành với người thầy dạy, không gì hơn là thành thật với những cảm xúc sâu kín nhất của mình và không quan hệ ngầm với lão sư khác hay thầy Ấn hay Lama. Trong việc làm cam kết chính thức, bạn hứa với mình cũng như với thầy là thực hiện hết sức mình và chân thật dưới sự hướng dẫn của người.

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Sao học viên lại không được phong phú gấp đội, khi có hai người thầy?

LÃO SƯ: Thật ra, anh ta nghèo nàn hơn. Sớm muộn gì, chắc chắn anh trở nên bối rối. Kết quả, anh ta sẽ hoặc hờ hững với cả hai người thầy, hoặc rời bỏ họ. Học viên nào cố gắng đáp ứng hai người thầy, sẽ làm thất vọng cả hai. Và anh ta là người chịu thiệt thòi, vì không ai đối đãi với anh như con người có khát vọng nghiêm túc. Học viên hờ hững sẽ mời gọi sự đáp ứng hờ hững của người thầy.

Ngay cả trong cùng một truyền thống, các thầy có những phương pháp khác nhau, lệ thuộc vào sự huấn luyện mà họ đã nhận được, cá tính và độ sâu ngộ của họ người thầy đầu tiên có thể bảo bạn một điều và người khác bảo điều gì dường như ngược lại. Họ không mâu thuẫn với nhau, nếu cả hai có tâm linh phát triển, mỗi hướng dẫn họ đều có giá trị. Nhưng đối với học viên mới, sự mâu thuẩn nhỏ này có thể đặt ra những khó khăn như tự nhiên hùng vĩ làm nản chí anh ta và làm hao mòn năng lực anh ta.

Sự khác nhau giữa các truyền thống dường như mâu thuẫn hơn. Giả sử anh là học viên của một thiền sư đồng thời có một thầy Hồi giáo. Thầy có thể bảo bạn, chẳng hạn, " Ðừng trao chính mình cho thế giới hiện tượng: nó là ảo ảnh không thật. Chỉ phạm hạnh là thật." Nhưng thiền sư có lẽ nói," Tự dấn thân vào các sắc giới qúa hoàn toàn đến nổi bạn siêu việt chúng." Người đắc ngộ sẽ không khó khăn hiểu hai câu trên và điều hoà chúng. Do vậy, đối với người mới bắt đầu, sự lộn xộn có thể đáng sợ-- giống như con tắc kè đổi màu cho hợp với cái khăn choàng vuông

---o0o---




tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương