Ðại Thừa Xuất bản 1998 thiềN, Ánh bình minh phưƠng tây nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng


- CÓ KHÔN NGOAN HAY KHÔNG KHI KẾT HỢP YOGA HOẶC KHÍ CÔNG HOẶC KARATE VỚI THIỀN?



tải về 1.46 Mb.
trang7/30
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.46 Mb.
#39516
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   30

7 - CÓ KHÔN NGOAN HAY KHÔNG KHI KẾT HỢP YOGA HOẶC KHÍ CÔNG HOẶC KARATE VỚI THIỀN?


NGƯỜI HỎI: Có khôn ngoan hay không khi kết hợp yoga hoặc khí công hoặc karate với thiền?

LÃO SƯ: Cả yoga và khí công đi rất hợp với tọa thiền và thực tế chúng tăng cường cho Thiền, miễn là bạn tách chúng ra khỏi phương diện triết lý của nó và đừng dành nó nhiều thời gian hơn Thiền.

NGƯỜI HỎI: Lão sư, ngài có tập những thứ đó không?

LÃO SƯ : Có, tôi có tập yoga một giờ mỗi ngày.

NGƯỜI HỎI: Giờ nào trong ngày, thầy thực hành yoga?

LÃO SƯ: Vào buổi sáng. Trước hết tôi tọa thiền, tụng kinh rồi mới tập yoga. Ðó là cách rất hay để khởi đầu một ngày. Hai vị sư phụ của tôi, Bạch vân và Ðại vân, cả hai tập thể dục thẩm mỹ một giờ mỗi ngày đến tuổi tám-lăm.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI:Tôi là một trong những người không thích bất cứ bài tập thể dục nào ngoài việc thỉnh thoảng đi bộ. Nhưng tôi đến chuyên viên xoa bóp cột sống mỗi tuần một lần để nắn bóp và thỉnh thoảng mát xa toàn thân. Tôi cảm thấy những cách trị liệu này cũng tốt giống như tập thể dục vậy. Thầy có thấy sự đối kháng giữa cách trị liệu này với tọa thiền hay không?

LÃO SƯ: Không, nếu chúng làm bạn cảm thấy tốt hơn, chúng sẽ trợ giúp hơn là cản trở tọa thiền. Dầu vậy, bạn phải tự giúp mình hơn nữa, nếu bạn tự khép mình vào yoga hay khí công hay chạy bộ hay bơi lội hoặc chơi bất kỳ một môn thể thao, vì như thế bạn cũng sẽ tập cho tính chủ quan, tính tự do cá nhân của bạn như một con người tự do hành động. Trong liệu pháp nắn bóp hay mát xa bạn là người bị tác động. Bạn trở nên đối tượng thụ động thay vì một chủ thể tích cực. Có một thế giới khác nhau giữa hai cái.

---o0o---

8 - CÁI GÌ LÀ TƯ NIỆM BẤT THIỆN ?


NGƯỜI HỎI:Trước đây trong buổi hội thảo thầy nói về tư niệm bất thiện. Thầy vui lòng đưa ra một vài ví dụ về tư niệm bất thiện?

LÃO SƯ: Khái niệm tốt xấu, mộng mơ, "Tôi yêu nó, tôi ghét nó," tư niệm giận hoặc căm thù, những ý nghĩ cố chấp, những phán đoán không cần thiết, những đánh giá và kết luận không cần thiết, sự phân biệt không hợp lý, suy nghĩ ghen tị và thèm muốn.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Có cách nào để tránh làm những phán xét hoặc có những ý kiến?

LÃO SƯ: Chú ý từ" không cần thiết." Thầy giáo, cha mẹ, người phê bình, quan tòa phải làm những phán xét --đó là công việc của họ. Nhưng chúng ta đang nói về sự đánh giá vu vơ mà người bình thường làm hàng chục lần trong ngày và cha mẹ vô tình thúc con họ làm. Chẳng hạn hỏi con," Con thích cái nào hơn, hoa hồng hay hoa cúc?" để� có câu trả lời đại loại như," Con thích hoa hồng hơn hoa cúc." Hỏi ai qua đối thoại," anh nghĩ gì về cái này, cái nọ?", nài nỉ một câu xét đoán . Ðiều này tách rời cá nhân ra khỏi người hay vật mà người đó xét đoán. Hại như nhau là tự xét đoán, gán cho hành động của ai là "tốt" hay " xấu". Thái độ đánh giá này được tìm thấy chính trong kinh Thánh (the Bible), rằng sau khi Chúa tạo ra thế giới, Người nhìn vào đó và phán "tốt."

NGƯỜI HỎI THỨ HAI:Tôi vẫn chưa hiểu căn bản cái gì sai về những phán xét hay ý kiến.

LÃO SƯ: Một khi anh hình thành một ý kiến anh sẽ bám vào nó. Rồi anh cảm thấy bị thúc dục phải bảo vệ nó, trở nên ưa tranh cải và hay gây sự. "Ý� kiến" Voltaire nói," gây ra nhiều phiền toái trên đời này hơn tất cả những bệnh dịch và động đất."

---o0o---

9 - CÓ CHẾ ÐỘ ĂN ÐẶC BIỆT CHO THIỀN KHÔNG?


NGƯỜI HỎI: Có chế độ ăn đặc biệt cho thiền không?

LÃO SƯ: Không, nó có vẻ mâu thuẫn. Ngay khi bạn công nhận một chế độ ăn của thiền, bạn sẽ trở nên lệ thuộc vào nó. Thiền dạy sự tự do chấp nhận hoặc từ chối không có sự bắt buộc hay hối tiếc. Thế thì làm sao có một" học thuyết ăn kiên của Thiền để kéo dài cuộc sống" hoặc các loại ăn kiên Thiền khác? Có một điều đáng nói là dễ khép mình vào Thiền và được đắc ngộ, khi sinh khí nền tảng của bạn mạnh, và chế độ ăn điều hoà các thức ăn dinh dưỡng chưa bị tinh chế sẽ giúp bạn tới đích. Nó hoàn toàn khác với khăng khăng một chế độ ăn kiên của Thiền.

Thật là đáng ngạc nhiên vì qúa ít người biết rằng ngay cả những thức ăn tốt cũng gây hại khi nó được nấu và phục vụ bởi một người lo âu hay sợ sệt, hay người có đầu óc luôn giận dữ hay bực tức. Những phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể bởi những rung động bất tịnh đó có sức làm "độc " thức ăn bị xúc chạm bởi những cá nhân như vậy, gây cho người nhạy cảm ăn nó có những phản ứng như nhức đầu, đau bụng hay các bịnh tương tự. Ðó là lý do tại sao ở các thiền viện, duy chỉ những người tinh tấn trong tu tập với cái tâm trong sáng nhất, công bằng nhất, mới được phép làm công việc nấu nướng. Không cần phải nói tâm của chính người ăn cũng có ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá.

NGƯỜI HỎI: Nhưng nếu ăn trong nhà hàng làm sao thầy có thể biết trạng thái tinh thần của người đầu bếp?

LÃO SƯ: Bạn không thể. Ðó là lý do tại sao người tu luyện nghiêm túc thường né tránh việc dùng bửa ở nhà hàng bất cứ khi nào có thể được.

NGƯỜI HỎI: Thế những nhà hàng của những nhóm tôn giáo điều hành thì sao?

LÃO SƯ: Khi thức ăn được xem như đồ cúng, lý tưởng khi nó ở trong những nơi như thế , nó được chuẩn bị và phục vụ với tình yêu và dâng hiến; vì vậy nó trở nên pha trộn với những rung động trong sạch hơn đó.

NGƯỜI HỎI: Tôi chú ý là bửa ăn trưa hôm nay có những thức ăn tự nhiên cho người ăn chay. Tôi mong đợi điều này ở Trung tâm thiền, nhưng dường như điều thích thú là ngày nay có rất nhiều người dùng những thực phẩm tự nhiên. Ngay cả quán ăn trường tôi có mở cửa hàng bán thức ăn bổ dưỡng. Ý nghĩa của phong trào này là gì?

LẢO SƯ: Ước muốn làm trong sạch thân xác thật sự phản ánh một ước mong trong tiềm thức hoàn thành ước nguyện của chính mình. Nhưng nhiều người đã sa lầy vào vấn đề sức khoẻ thể chất và chính nó trở thành quan trọng. Họ qúa say mê với những biểu đồ thức ăn, với những tính toán tánh Âm-Dương của thức ăn, về tập thể dục đến nổi không bao giờ rời khỏi sự quan tâm về cơ thể, để đạt được sự giải thoát thật sự về mặt tâm linh. Ở những người này, vẫn không có hiểu biết và ý thức về sự trở nên xa lạ của họ với cái tôi, không có cảm giác đau khổ của ngã để thúc đẩy họ tìm kiếm câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống và cái chết. Ngộ nói lên sự cởi bỏ thân tâm.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Phải tránh ăn thịt để trở nên một phật tử tốt phải không?

LÃO SƯ: Có qúa nhiều yêu cầu căn bản hơn là ăn hay không ăn thịt. Song nó không phải là vấn đề đơn giản nên hay không nên. Khi tu luyện thâm sâu, nỗi sợ tiềm thức và thói quen bắt buộc dần phai đi và thân-tâm thu được một sự nhạy cảm tinh tế sắc bén ngày hơn nhiều, vì thế người ta phát triển một cách tự nhiên cái ý thích thức ăn chay hơn những thức ăn thô như thịt.

Có nhiều thứ để nói về một cách ăn đơn giản. Hầu hết mọi người ăn quá mức và theo sự quan sát của Seneca, con người không chết tự nhiên mà tự giết mình bằng dao và nĩa. Thực trạng này có từ xưa đến nay. Không ai tỏ ra khó chịu vì chứng khó tiêu, táo bón kinh niên, và những bệnh có chung một gốc do ăn uống quá độ gây ra. Kết qủa của việc ăn qúa nhiều hay ăn thức ăn qúa nhiều dinh dưỡng là chướng ngại cho việc hành Thiền có hiệu qủa. Ðặc biệt là người thường ngồi một chổ để làm việc, ít tập thể dục, thiền nhiều giờ thì ăn ít lại tốt hơn ăn nhiều. Nói cách khác, một bửa ăn thanh đạm có ích cho việc tọa thiền ,làm tắt khao khát xác thịt và những ảo tưởng. Thực ra, trong trạng thái định sâu ,cơ thể ít đòi hỏi năng lượng, do đó hành giả có thể ăn ít hay không cần ăn, mà dường như nó được nuôi từ việc rút ra một loại dinh dưỡng khác từ không khí.

Cho đến khi bạn đạt đến trình độ này, tuy nhiên, thật là thiếu khôn ngoan khi từ bỏ thịt cá cùng một lúc, vì sự từ bỏ đột ngột những món ăn đã quen thuộc với cơ thể có thể gây phản ứng và tạo ra bệnh , làm chấm dứt việc tọa thiền. Ðưa những thay đổi vào cách ăn một cách từ từ, để cho các chất hóa học của cơ thể có thời gian điều chỉnh.

Sự thật là chúng ta bị yếu đi nhiều vì tư niệm tham, sân, si hơn là không đủ lượng chất đạm hay các sinh tố (vitamin). Tọa thiền bằng cách tập trung và điều khiển tâm làm tăng cường sự chú ý và thanh lọc tình cảm, giúp người ta cuối cùng xóa tan những tư niệm có hại từ bên ngoài. Một người khỏe mạnh về tinh thần là người đã phát triển khả năng này, đã nhìn vào chân tánh của sự vật, và có thể thích nghi một cách sáng tạo với môi trường- đó là, đáp lại một cách tự do đầy đủ những hoàn cảnh thay đổi không có sự lo âu. Cuối cùng, đàng sau những chứng bịnh kinh niên là sự bất an về tinh thần. Cảm giác không thỏa mãn đang gặm nhấm làm cơ thể bịnh, và cơ thể bịnh tạo nên tâm bịnh.

---o0o---



tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương