Ðại Thừa Xuất bản 1998 thiềN, Ánh bình minh phưƠng tây nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng


- THIỀN VÀ THẦN KINH TRỊ LIỆU CÓ TƯƠNG HỢP VỚI NHAU HAY KHÔNG?



tải về 1.46 Mb.
trang6/30
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.46 Mb.
#39516
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

5 - THIỀN VÀ THẦN KINH TRỊ LIỆU CÓ TƯƠNG HỢP VỚI NHAU HAY KHÔNG?


NGƯỜI HỎI: Có nên tập Thiền khi đang trị liệu thần kinh hay không?

LÃO SƯ: Hiện anh đang trị bệnh phải không?

NGƯỜI HỎI: Vâng.

LÃO SƯ: Anh có đang tọa thiền hay không?

NGƯỜI HỎI: Rất ít. Tôi do dự không dám tập nhiều vì tôi không chắc có ảnh hưởng gì đến việc trị liệu hay không.

LÃO SƯ: Tại sao anh không đưa vấn đề này với người trị liệu và được hướng dẫn ?

NGƯỜI HỎI: Ông ta nói ông ta không đánh giá cao về thiền định hay tọa thiền. Tôi biết ông ta không luyện thiền.

LÃO SƯ: Thật là đáng tiếc. Có một số nhà Tâm lý học và các Bác sĩ Tâm lý ở Trung tâm chúng tôi đã luyện thiền từ nhiều năm, và ngay cả giới thiệu nó với các bệnh nhân của họ. Tuy nhiên, nếu tin tưởng vào bác sĩ trị liệu và muốn tiếp tục chữa trị, anh phải tuân theo sự chỉ dẫn điều trị của ông ta. Nếu anh mất niềm tin vào ông ta nhưng cần chữa trị, hãy tìm một bác sĩ trị liệu khác có tri kiến về Thiền, nếu người này không tu, thì ít ra cũng nhận được giá trị của Thiền.

NGƯỜI HỎI THỨ NHÌ: Một người mắc bệnh tâm thần có thể toạ thiền được không ?

LÃO SƯ: Một người bị bệnh tâm thần quá nặng hay rối loạn thần kinh nghiêm trọng không thể toạ thiền. Anh có lẽ không thuộc nhóm này.

NGƯỜI HỎI THỨ NHÌ: Tôi không đang nghĩ về chính mình.

LÃO SƯ: Người bị rối loạn tinh thần tự chửa trị có lợi lớn trong việc tọa thiền, nhưng hơn ai hết, anh ta cần phải làm việc với một người thầy.

NGƯỜI HỎI THỨ NHÌ: Thầy có biết gì về liệu pháp Morita không? Tôi biết nó kết hợp các phương pháp trị liệu tâm lý với những nhân tố của Thiền. Có liệu pháp nào như thế ở nước ta hay không ?

LÃO SƯ: Morita, một bác sĩ thần kinh Nhật nói với tôi, đã học ngành tâm thần truyền thống phương Tây và đã luyện tập thiền-- vấn đề là bao lâu--tự nhiên là ông sử dụng cả hai thứ trong trị liệu cho bệnh nhân. Liệu pháp của ông nặng về hệ thống gia đình Nhật vững chắc và văn hóa định hướng nhóm.

Khi ở Nhật tôi biết có hai bác sĩ thần kinh được huấn luyện cả liệu pháp Morita và Thiền. Một người toạ thiền dưới sự hướng dẫn của lão sư Bạch Vân, nằm cạnh chùa, trong một ngôi làng nhỏ ông có một bệnh viện. Mỗi bệnh nhân của ông sống với một gia đình, đảm nhận công việc và các hoạt động xã hội của gia đình. Ðó là một phần của cách chửa trị. Những bệnh nhân chỉ rối loạn tinh thần nhẹ thì toạ thiền ở trong chùa của lão sư và ngay cả dự một đến hai khóa nhiếp tâm.

Trong nước này có nhiều bác sĩ tâm thần, các nhà phân tích, các nhà tâm lý thực hành Thiền. Những người này hành nghề lâu năm thường dùng nguyên tắc và phương pháp Thiền trong việc chửa trị cho bệnh nhân. Có lẽ điều gần gũi nhất với hệ thống liệu pháp tâm lý có yếu tố của thiền là phương pháp của Erich Fromm. Rõ ràng Fromm đánh giá cao Thiền. Hội viên Trung tâm kể với tôi là năm 1965 trong hội nghị Pacem in Terris ở Thuỵ sĩ, được sự bảo trợ của Trung Tâm Nghiên Cứu Các Tổ Chức Dân Chủ, nói chuyện với Fromm, ông có hỏi liệu sức khoẻ tinh thần có thể đạt được qua Thiền hay không. Fromm trả lời " Nó là cách duy nhất để có tinh thần lành mạnh."

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Nơi nào thiền bắt đầu và ngưng liệu pháp tâm thần, hay liệu pháp tâm thần bắt đầu và ngưng thiền?

LÃO SƯ :Khi tôi hỏi một bác sĩ thần kinh lâu năm kinh nghiệm với thiền với cùng một câu hỏi như vậy, ông ta đáp," tôi cảm thấy công việc của tôi là xoá tan những bối rối và bất ổn về tinh thần của bệnh nhân, vì vậy một ngày có thể đủ cho họ đến với Thiền."

Ðó có phải câu trả lời cho ông không?

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Tôi cho là có.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Lão sư, ông sẽ làm gì khi có người đến Trung tâm, rõ ràng người đó bị rối loạn thần kinh hoặc bị thần kinh phân liệt tuy vậy lại muốn tọa thiền?

LÃO SƯ: Những người lo âu hoặc u sầu nhẹ có ước muốn thật sự việc tu thiền thì được phép ở lại. Dẫu sao, từ ý nghĩa sâu thẳm nhất, ai là người không loạn thần kinh? Chưa đạt ngộ ai mà không nhìn thế giới một cách thiển cận từ quan điểm nhị nguyên, tôi và kẻ khác? Tuy nhiên, người bị rối loạn thần kinh nghiêm trọng có thể trở nên tồi tệ hơn qua luyện thiền và quấy rối người khác đang tọa thiền. Vì lý do đó, tốt nhất là đến khám ở bác sĩ liệu pháp thần kinh mà qúi vị tin tưởng.

---o0o---

6 - LIỆU PHÁP TÂM LÝ THỂ CHẤT VÀ THIỀN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?


NGƯỜI HỎI: Ngày nay có quá nhiều con đường tâm linh, cách tu, và liệu pháp --thật là rắc rối. Làm cách nào để quyết định hoặc đi theo thiền Phật giáo Tây Tạng hay Phật giáo Trung hoa hay khổ hạnh Hồi giáo hay do Thái giáo hay Ấn độ giáo…hay tham thiền nhập định hay xốc điện hay phương pháp luận khoa học hay các liệu pháp tâm lý thể chất như của Gestalt, năng lượng sinh học, hồi tiếp sinh học, phân tâm học, liệu pháp thần kinh diễn lại, kiểm soát thần kinh Silva, liệu pháp tâm lý hỗn hợp…

LÃO SƯ: Ngưng, thôi đủ rồi[cười]!

Trước hết anh phải quyết định anh muốn cái gì và anh chuẩn bị làm hết sức vì cái gì. Rồi tự hỏi," Liệu ta có thoả mãn với những gì mà thiếu sự giác ngộ đầy đủ cho dù nó chiếm mất nhiều thời gian của đời ta hay không? Ta có thật sự khao khát muốn biết ta là ai, tại sao ta được sinh ra, tại sao ta phải chết, ý nghĩa của cuộc đời ta là gì hay không? Hoặc có phải mục tiêu ta chỉ là làm cho thân thể khoẻ mạnh hơn, cải thiện sự tập trung hoặc học cách thư giãn hay không?

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Tôi nghe thầy nói với một người trong lúc nghỉ giải lao--tôi hy vọng thầy vui lòng lập lại nó--là thầy không đánh giá cao những cách rèn luyện tâm- thân mới đang phát triển khắp mọi nơi. Tuy nhiên trong nhiều cách trị liệu đó bây giờ đã có sự kết hợp với thiền định, dẫu sao, là nền tảng của thiền. Có thể có sự khác nhau giữa các kiểu thiền hay không?

LÃO SƯ: Anh hiểu lầm tôi rồi. Tôi không muốn giới thiệu những liệu pháp đó hoặc bầu không khí thịnh hành ở nhiều nhóm tham vấn như con đường đi đến giác ngộ. Gát sự giác ngộ sang một bên, những nhóm này có những chức năng xứng đáng khi được thực hiện không phải đơn giản bởi những người " tốt nghiệp" từ một khóa học ngắn, mà là người được huấn luyện chuyên môn trong nhiều năm, có lẽ đúng ra gọi là người thầy thật sự. Tuy nhiên, có thể có nhiều lý do, để luyện tập thiền. Trong thiền, liệu pháp tâm lý thể chất chính yếu là cách đạt được cách thư giãn và làm dịu những tư niệm ngẫu nhiên để hoạt động hiệu hơn ở mức độ vật lý thần kinh. Nhưng khi thiền không được tiếp nhiên liệu bởi sự giác ngộ tôn giáo và bị tách rời khỏi lời dạy là con người không có mãnh đất cho chính mình, nó có thể dễ dàng thoái hoá thành lạnh lùng tự mãn đối với nổi đau của người khác.

Trong bài báo có tựa đề" Lòng tự tôn mới"[Harpers, tháng10,1975] Peter Marin đổ thừa và công kích kịch liệt vào khuynh hướng trong liệu pháp tiến tới cái mà ông gọi là" thần thánh hóa cái ngã cô lập" và nói về " cách trong đó sự ích kỷ và sự mù quáng đạo đức hiện tại tự khẳng định trong một phạm vi văn hoá lớn hơn như giác ngộ và sức khoẻ tâm linh…"

Kinh nghiệm của tôi khi chủ trì các buổi hội thảo theo lời mời của các nhóm liệu pháp và nhóm tham vấn có khuynh hướng ủng hộ những luận điểm của Marin. Sau một buổi cuối tuần đặc biệt bối rối không thể làm những người tham gia yên lặng để tọa thiền, tôi đột nhiên nhận ra rằng thay vì đấm ngã cái tôi, tôi lại thay đổi cách cho hợp với chúng bằng cách ưng thuận bầu không khí vui tươi và thoải mái đang có trong các người tham dự. Thật là dễ hiểu đó chính là thái độ mà người tài trợ muốn có, vào đầu một buổi hội thảo một viên chức của đơn vị tài trợ, một nhà tâm lý học tự dẫn đầu một nhóm tham vấn, hỏi," lão sư, trước khi thầy bắt đầu , tôi muốn làm nóng mọi người bằng vài kỹ thuật đơn giản? Nó chỉ mất vài phút thôi."

Tôi đáp" Cứ tiến hành đi".

Trước hết anh ta yêu cầu mọi người chia cặp đứng tựa lưng vào nhau. Người nam thường cố gắng nhanh chóng tìm một phụ nữ xinh nhất, và ngược lại. Rồi anh ta tuyên bố," giả sử mỗi bạn được giới thiệu với người mà bạn đang đứng theo cặp và vì lý do nào đó bạn không thích họ. Hãy biểu lộ sự không thích bằng lưng và mặt." Bắt buộc, tất cả đều uốn éo vai và khuôn mặt biểu lộ sự cau mày thái quá.

Rồi người lãnh đạo nói," Lần này bạn được giới thiệu với người bạn ưa gặp. Bây giờ đóng giả biểu lộ tình cảm hài lòng." Tất cả lúc đó cạ lưng vào lưng người đối tác của mình và nhoẻn nụ cười tươi. Sau năm phút người trưởng nhóm kêu ngưng, rồi quay sang tôi, " Cám ơn lão sư-- tôi hy vọng thầy không để ý về sự nhập đề nhỏ này của tôi.

Lúc này các thành viên tham gia cười đùa, người trưởng nhóm đã tạo ra chính xác bầu không khí mà tôi muốn tránh như là hậu cảnh của một buổi hội thảo.

Rõ ràng, những người đàn ông, đàn bà này không đến buổi hội thảo vì lòng khát khao mong muốn biết họ là ai hoặc mối quan hệ của họ với những người bạn của họ là gì. Họ không tìm sự thức tỉnh tâm linh, mà vì sự tự tô điểm trong một bầu không khí toả hương tâm linh, mặc dầu dĩ nhiên họ không tự thừa nhận. Khi đến đây, họ có thể tự nhủ thầm,với một sự thỏa mãn nào đó, là họ đã sánh đôi vì ý thức cao hơn của thời đại mới.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Socrates nói," Hãy biết chính bạn." Thế, mọi người không phải đang tập trung vào chính mình hay sao?

LÃO SƯ: Ở giai đoạn đầu trong rèn luyện tinh thần, sự quan tâm đến cái ngã là có giá trị. Nhưng sự quan tâm này không gì hơn là trú một đêm trên đường đến chân tự ngộ và là một nơi trú không lâu, như nó dường như trở thành nơi ở của họ. Tuy phía sau những hoạt động ồn ào của họ là sự mong ước, cái căn bản của mỗi con người, về sự chia sẽ và thân thiện, về việc thiện và sự tự thức tỉnh. Hầu hết đều bộc lộ một thế giới tự do vẫn nằm ngoài tầm tay của họ. Vì vậy, họ muốn có một sự cảm hứng thanh khiết hơn và một sự bằng lòng chấp nhận kỷ luật. Chính sự quyến luyến với vật chất và bám vào lạc thú của các giác quan đã ngăn cản họ chấp nhận những kỹ luật cần thiết này. Sự bất lực trong việc giải quyết cái xung đột căn bản này giữa ước mong sâu kín tự do và ham muốn khoái lạc, tạo nên sự thất vọng và nổi đau trong họ. Dĩ nhiên, họ cảm thấy khó chịu, nhưng nguồn gốc tạo ra nó vẫn không được thừa nhận. Thật dễ dàng đổ thừa cho cái ngã, là kẻ ma mị xấu xa. Nhưng ngã là cái trườu tượng, trong khi thân xác, sự biểu lộ dể nhận ra nhất của nó, thì cụ thể. Vì vậy giống như những nhà hoạt động xã hội qúa khích trong thập niên sáu mươi đập phá những đối tượng thể chất, thực ra là muốn tàn phá cái cảm giác đè nén của tôi-và-người khác, nhưng chưa được định hướng về tinh thần để biết cách, nên những con người tìm kiếm này vật lộn với thân xác.

Vì thế một tuần là luyện yoga, tuần kế có lẽ là võ thuật hoặc năng lượng sinh học hoặc xốc điện hoặc bất cứ cái gì khác. Thân phải căng ra, vặn vẹo, co giật , đâm vào, đập mạnh . Song vẫn thiếu sự tin tưởng là cái ngã có thể vượt qua bằng cách ấy. Và cũng không có niềm tin, vì không có sự khao khát thật sự để xóa tan sự coi thường rõ ràng này, nhưng lại ấp ủ một cách bí mật một vị thần hộ mạng. Cũng không có khao khát muốn nghe, " chân ngộ và sự giải thoát khỏi mối ràng buộc với cái tự ngã đòi hỏi tự hi sinh và một cuộc sống kỹ luật." Bất cứ lúc nào tôi chỉ ra là sự cần thiết nghiêm túc, trong thiền Phật giáo đòi hỏi loại cống hiến đó, và hơn nữa thiền là một truyền thống tôn giáo với nghi thức trang nghiêm và sự quan tâm từ bi đến những đồng loại, thì luôn luôn theo sau là một sự im lặng bối rối.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi một số người đến các buổi hội thảo của tôi tuyên bố là đã đắc ngộ ở một trong các buổi độc tham mà họ vừa mới tham dự. Tôi thử những người đó , không ai thật sự ngộ cả. Rõ là họ lầm lẫn sự mở rộng nhận thức với kiến tánh.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ : Nhưng thưa lão sư, sự mở rộng nhận thức không có giá trị hay sao?

LÃO SƯ: Có, nhưng sự mở rộng nhận thức là một mục tiêu giới hạn, vì chưa ngộ, những sự mở rộng như vậy vẫn trong vòng giới hạn của ngã; nhị nguyên luận hay chứng loạn thần kinh căn bản về" tôi và người khác" vẫn không bị ảnh hưởng. Chỉ có ngộ thật sự mới có thể giải quyết đượv vấn đề một cách rốt ráo.

NGƯỜI HỎI THỨ NĂM: Xin thầy nói sơ lược sự khác nhau giữa mở rộng nhận thức với ngộ.

LÃO SƯ: Ngộ hay nhìn vào chân tánh của ai, thì cao hơn sự mở rộng nhận thức hoặc sự nhận thức cao. Chân ngộ xảy ra khi cả tâm thức và vô thức --hoặc tám mực độ nhận thức, dùng theo từ Phật giáo--đã bị" bẻ gẩy" và tâm làm trống rỗng tất cả những mộng tưởng, hình ảnh, sắc tướng và những cảm giác hạnh phúc.

Sự khác nhau giữa tâm mở rộng và ngộ có thể minh hoạ như chiếc đồng hồ đeo tay. Mặt đồng hồ với những số, kim, chuyển động ,tương ứng với nghiệp, cuộc sống của ta về thời gian, không gian, sống chết, nhân qủa. Mặt sau đồng hồ thì trống không tương ứng phương diện không thay đổi, không khác nhau của đời ta. Trong lĩnh vực tuyệt đối này, không có gì có thể được ấn định.

Người có cái hiểu ở mức độ tri thức biện biệt thì giống như người nhìn thấy mặt đồng hồ mà không biết mặt sau của nó. Sự mở rộng nhận thức có thể giống như làm lớn mặt đồng hồ; nhưng cho dù qúi vị làm nó lớn bao nhiêu đi nữa, qúi vị cũng chỉ giải quyết bề mặt mà thôi. Ngộ thì giống như thế này[ đột nhiên lật đồng hồ ra sau]. Bây giờ lần đầu tiên bạn hiểu ra đồng hồ thật sự gồm có mặt cộng với lưng. Cũng như vậy, ngộ dẫn đến sự hiểu biết là tâm tương đối và tâm tuyệt đối là hai mặt của chân tánh.

NGƯỜI HỎI THỨ SAU: Tại sao thiền khó hiểu đến như vậy? Tại sao có quá nhiều cách giải thích?

LÃO SƯ: Thật sự thiền đơn giản và thực tế : khi đói chỉ việc ăn, khi mệt chỉ việc ngủ, khi làm việc chỉ việc làm. Nhưng không được huấn luyện, qúi vị không thể làm bởi vì tâm bạn giống như một cái mô tơ không được tắt, " cái chỉ " chế nhạo bạn. Hầu hết mọi người viết hoặc nói về Thiền mà thiếu con mắt Thiền được khai mở, vì thế những từ ngữ của họ làm vẩn đục những gì giống như cái hồ nước trong như pha lê. Từ ngữ và quan niệm giống như chiếc đủa thần : trừ khi bạn nhìn thấy cái gì nằm sau nó, nếu không thì nó có thể làm bạn bối rối. Thực tế, trên bình diện ngôn ngữ, lời nói dể gây lầm lẫn giữa ngộ và hoang tưởng tự đại hoặc lòng tự tôn.

Hãy xem xét hai câu trích sau đây như một minh họa :

1 " Hắn ta tự xem mình như trung tâm cảm thụ độc nhất của vũ trụ, một ý chí hiện thân thật sự duy nhất mà nó sẽ chứa hoặc đã từng chứa đựng… 'Tôi, không ai khác ngoài tôi.' "

2 " Trên trời dưới đất chỉ có ta là bậc tối thượng!"

Một trong hai câu trên là của Ðức Phật, câu kia liên quan đến Hitler. Các bạn có thể phân biệt được không?

[một số câu trả lời được nói lớn.]

Câu đầu từ đoạn văn của Richard Hughes Con cáo trên căn gác ám chỉ Hitler. Câu thứ hai trích lời nói của Phật. Thật là lời giống nhau một cách lạnh lùng, song thật là hoàn toàn trái nghiã nhau!

Hoặc xem xét một định nghĩa về lòng tự tôn , tìm thấy trên tạp chí Time [20 tháng 9, 1976]: " sự tự tôn tự đại thường mang cái nghĩa không có khả năng phân biệt cái tôi với thế giới bên ngoài, như một đứa trẻ không phân biệt chính nó với mẹ và một bình sữa."

Nếu từ" lòng tự tôn" được thay thế bởi từ " giác ngộ," phát biểu đó có thể gần như là sự mô tả một tâm giác ngộ. Tôi nói "gần như" vì người giác ngộ, trong khi phân biệt, không thực hiện nó từ quan điểm nhị nguyên tôi-và-người khác. Một con chim là một con Chim là một con CHIM. Có bao nhiêu vị hiểu được điều này?

MỘT DỌNG NÓI: Thật mù mờ!

LÃO SƯ [cười]: Chơi chữ há! Hảy lắng nghe lời của Trang Tử " Lời tồn tại vì nghĩa, nhưng một khi hiểu nghĩa, bạn có thể bỏ đi lời. Nhưng tôi có thể tìm ở đâu một người mà tôi có thể bàn luận mà không dùng lời?"

---o0o---



tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương