Ðại Thừa Xuất bản 1998 thiềN, Ánh bình minh phưƠng tây nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng


- QÚI VỊ ÐANG SỐNG HAY ÐANG CHẾT?



tải về 1.46 Mb.
trang16/30
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.46 Mb.
#39516
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   30

26 - QÚI VỊ ÐANG SỐNG HAY ÐANG CHẾT?


NGƯỜI HỎI: Có nhiều tranh luận trong giới thầy thuốc ngày nay về cách quyết định khi nào được xem là chết. Một số nói rằng đó chính là lúc tim ngừng đập; người khác lại nói rằng đó là lúc sóng não ngừng hoạt động. Quan điểm Phật giáo thì như thế nào?

LÃO SƯ: Phật dạy rằng khi niệm tưởng cuối cùng chấm dứt, đó là chết và khi niệm tưởng đầu tiên xuất hiện, đó là tái sinh. Vậy hãy nói cho tôi biết, ngay bây giờ qúi vị đang sống hay đang chết?

NGƯỜI HỎI: Tôi đang sống-ít nhất tôi cũng hy vọng như vậy.

MỘT GIỌNG NÓI: Nó chết từ cổ lên.

[cười]

LÃO SƯ: Cả hai đều sai! Bây giờ hãy suy gẫm cẩn thận về mẫu chuyện thiền này:



Một thiền sư dẫn người đệ tử đi theo ông đến thămmột gia đình có người thân vừa mới mất. Khi đến nơi người đệ tử gõ nắp chiếc quan tài và hỏi thầy mình " Bạch thầy, người này đang sống hay đang chết?"

Thiền sư đáp," Ta không nói ông ta đang sống, ta không nói ông ta đang chết."

Người đệ tử nài nỉ," Tại sao thầy không nói cho con biết?"

" Ta không nói, ta không nói," người thầy đáp.

Trên đường về chùa, người đệ tử vẫn còn bối rối và thắc mắc mãi về câu hỏi không được trả lời, y đột nhiên quay qua người thầy và hỏi," Con cần phải biết! Nếu thầy không nói cho con biết, con sẽ không chịu trách nhiệm những gì con làm với thầy."

"Hãy làm bất cứ thứ gì mi muốn," người thầy nạt lại," nhưng mi sẽ không có được câu trả lời của ta đâu." Vì vậy gã đệ tử nổi giận đánh ông.

Nhiều năm sau đó, sau khi vị thiền sư mất đi, người đệ tử viếng thăm sư huynh của mình và kể cho ông này về sự việc trên. Rồi người đệ tử hỏi," Ông ta đang sống hay đang chết?"

Người sư huynh trả lời," Ta sẽ không nói ông ta đang sống, ta sẽ không nói ông ta đang chết."

Ðệ tử :" Tại sao huynh không nói cho tôi biết?"

Sư huynh :" Ta sẽ không nói, ta sẽ không nói."

Người đệ tử hốt nhiên ngộ.

Bây giờ nhanh lên, nói cho tôi biết: Tại sao không vị thầy nào trả lời câu hỏi của người đệ tử?

[nhiều câu trả lời được đáp lớn.]

LÃO SƯ: Tất cả qúi vị có lẽ không theo kịp.

Câu chuyện tiếp theo này có thể giúp quí vị hiểu thêm về đề tài trên. Ở một đám ma của một vị tăng, một thiền sư nổi tiếng có mặt trong buổi tiển đưa nhận xét như sau:" Thật là một đám diễu hành dài các thây ma đi theo sau chỉ một người sống."

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Tại sao thầy không giải thích mẫu chuyện trên có ý nghĩa gì?

LÃO SƯ: Nếu tôi giải thích, quí vị sẽ mất đi cơ hội chứng ý nghĩa của nó. Qúi vị không thể hiểu là người thầy thật khó mà trả lời những câu hỏi như vậy hay sao?

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Trước kia ngay lúc đầu người đệ tử ấy cũng không hiểu ý của vị thiền sư muốn nói gì, làm thế nào chúng tôi có thể hiểu được?

LÃO SƯ: Chừng nào mối quan tâm về sống chết của qúi vị trở nên cụ thể và thúc bách như trường hợp của vị tăng kia, qúi vị sẽ tìm thấy câu trả lời về ý nghĩa của sống chết, và đó sẽ là sự tự ngộ của quí vị.

---o0o---


27 - THIỀN NÓI," ÐỪNG ÐÈ NÉN TÌNH CẢM," NHƯNG CÒN DẬN DỮ THÌ SAO?


NGƯỜI HỎI:Tôi đã hỏi câu này trong lúc nghĩ giải lao và được yêu cầu nên nêu ra trong buổi hội thảo để mọi người cùng được nghe. Buổi sáng nay lúc bắt đầu buổi tọa thiền, thầy bảo chúng tôi là, nếu cảm thấy muốn khóc thì cứ khóc, vì trong thiền người ta không đè nén tình cảm. Giả sử tôi nổi điên lên vì ai đó đến nổi tôi muốn quát nạt hay đánh người đó. Tôi có được phép làm như thế không? Có lẽ tôi cảm thấy tốt hơn nếu tôi làm như thế, nhưng còn người kia thì sao?

LÃO SƯ: Không, anh đừng buôn thả. Giận là một tình cảm hũy diệt, vì vậy anh cần phải kiểm soát nó. Không bị ngăn chặn, nó có thể gây nghiêm trọng cho việc tập thiền của bạn; đó là lý do tại sao giới cấm thứ chín khuyên đừng mở lối cho sự giận dữ.

NGƯỜI HỎI: Làm cách nào để kiểm soát nó?

LÃO SƯ: Ðây là kỹ thuật đơn giản, khi bạn cảm thấy cơn giận nổi lên, hãy thở thật sâu chầm chậm từ đáy bụng của bạn. Hãy làm như vậy trước khi cơn giận bùng nổ và thường nó dịu xuống.

NGƯỜI HỎI:Tôi có tính nóng nảy kinh khủng đến nổi tôi cảm thấy không thể kềm chế được. Từ lúc còn bé tôi đã như thế rồi. Nó có lẽ có sẳn trong máu huyết tôi.

LÃO SƯ: Hãy cho tôi biết, tính nóng đó của bạn ngay bây giờ nó đang ở đâu?

NGƯỜI HỎI:Tôi không biết.

LÃO SƯ: Nếu nó ở trong máu của anh thì nó sẽ luôn theo anh, phải không? Thật ra, nó chính là do anh tạo ra và vì vậy tự anh có thể loại bỏ nó.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Giận xuất phát từ đâu?

LÃO SƯ: Từ cái Tôi--" Tôi bị ngược đãi, tôi bị lăng nhục, tôi bị khinh miệt, tôi bị thất bại"--Tôi…Tôi…Tôi…Người sân hận không bao giờ thoát khỏi cảm giác đè nén, vị kỷ," Thế giới chống lại tôi." Vì vậy anh ta sống một kiếp sống như địa ngục giữa những kẻ thù địch: những người áp bức anh ta, những người chống lại anh ta, những người lợi dụng anh ta. Cách chửa trị lâu dài cho bệnh này chỉ cần một lần nhận ra rằng Ta -và-người khác là sản phẩm của tâm nhị nguyên.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Tôi để ý thấy những người phụ tá của thầy--tôi cho là những đệ tử của thầy--dường như không biểu lộ nhiều tình cảm. Họ thân thiện và sẳn lòng giúp đở nhưng dường như họ qúa kín đáo. Tại sao họ không cười nói tự nhiên? Như vậy có tốt cho việc tu thiền không?

LÃO SƯ: Người vô kỹ luật thiếu sự vững vàng và không có phương hướng; họ luôn tản mác năng lượng của họ, phung phí chúng trong những hành động vô ích. Họ di chuyển như con rối trên dây, lắc lư lúc lắc vì họ không có điểm trọng lực, không có hồ chứa, từ đó năng lượng trôi đi một cách trơn tru. Khi họ nhìn thấy một thiền sinh di chuyển cân đối và yên lặng nội tâm, họ đâm ra sợ hãi. Tại sao như thế? Vì điều đó khiến họ nhận ra rằnghọ thiếu những phẩm chất đó.

Trong tâm của một người nằm ở huyệt đan điền, vùng ở ngay dưới rún. Người nào tập trung năng lực ở vị trí này sẽ không bao giờ mệt mỏi, háo hức, trong ứng đối và dự trử được một năng lượng rất lớn .Toạ thiền giúp anh ta thoát khỏi sự ức chế không lành mạnh và trở nên cởi mở, dể dải. Khi vui anh ta cười phá lên khi buồn anh ta khóc công khai, không một chút xấu hổ.

Anh nói rằng những người phụ tá của tôi có vẻ trầm tư, điều đó có gì sai không? Người ta nói Ðức Phật rất ít nói trừ phi có người hỏi Ngài.

Cách đây nhiều năm tôi chúng kiến một cảnh bất thường ở tòa án. Một luật sư với vẻ hùng hổ to giọng thuyết giảng với một chánh án có giọng nói nhỏ nhẹ. Với tính chịu đựng và thái độ đỉnh đạc; vị quan tòa chống lại sự quát tháo của luật sư, rồi ôn tồn nói," Luật sư, Ông không nghe kinh Thánh nói người ngoan ngoãn thừa hưởng quả đất' này sao?"

" Và đó có phải là cách duy nhất" mà họ sẽ có được như vậy không thưa ngài?" vị luật sư phản bác.

Lời nhận xét của vị luật sư là tiêu biểu cho đạo đức đang thịnh hành trong xã hội ta. Sự hung hăng không chỉ được chấp nhận mà lại còn được mong đợi, trước hết vì lợi ích của chính người đó. Và nếu trong khi đang làm như vậy, tay người khác bị bẻ gãy ,chân bị què hay bị sứt đầu vỡ trán, không hề gì, điều quan trọng vẫn là tiến tới.Vì nó là lối duy nhất để có được. Hiền lành được coi là yếu đuối.

Ngoan ngoãn theo ý nghĩa của kinh Thánh là người kham khẩn và khiêm tốn, không phải người không xương hay khúm núm. Họ không tự cao, tự khẳng định mình hay hám lợi. Ở mức độ sâu nhất, ngoan ngoãn có nghĩa là tự đầu hàng. Với người phủ nhận hoàn toàn cái ngã luôn luôn giác tỉnh và nhận thức rằng vũ trụ không khác với chính mình. Thế có gì để mà nắm bắt?

---o0o---



tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương