Ðại Thừa Xuất bản 1998 thiềN, Ánh bình minh phưƠng tây nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng



tải về 1.46 Mb.
trang12/30
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.46 Mb.
#39516
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   30

19 - NGỘ LÀ GÌ?


NGƯỜI HỎI : Ngộ là gì?

LÃO SƯ: Khi một thiền sư được hỏi " Phật giáo là gì?" ông đáp, " Tôi không hiểu Phật giáo."

Phần tôi, tôi không hiểu về ngộ.

NGƯỜI HỎI : Nếu thầy không hiểu thì ai hiểu?

LÃO SƯ: Tại sao anh không hỏi người nào nói " Tôi đã đắc ngộ"?  
 

---o0o---


20 - THẦY ÐẮC NGỘ CHƯA?


NGƯỜI HỎI : Thầy đắc ngộ chưa?

LÃO SƯ: Nếu tôi nói "rồi, tôi đã đắc ngộ," nhiều người trong qúi vị biết sẽ bước ra khỏi đây khinh bỉ. Nếu tôi nói " chưa, tôi chưa đắc ngộ," những người trong qúi vị hiểu lầm sẽ bước ra thất vọng.

Vậy…

---o0o---


21 - CÓ THỂ ÐẮC NGỘ MÀ KHÔNG CẦN TU LUYỆN HAY KHÔNG?


NGƯỜI HỎI : Lão sư, không phải có trường hợp ngộ đến thình lình tự phát sao? Cái gì thúc đẩy nó và nó khác với ngộ thiền như thế nào?

LÃO SƯ: Nói đúng ra, mỗi loại ngộ thình lình theo nghĩa nó xảy ra đột ngột như nước sôi; cái "dần dần" là được huấn luyện lâu dài thường đi trước nó. Từ " tự phát" anh muốn nói có nghĩa là ngộ mà không cần tu tập, phải không?

NGƯỜI HỎI : Ðúng.

LÃO SƯ: Những cái gọi là ngộ thì thật sự như thế nào? Trong mười hai năm qua tôi đã thử hàng chục người tuyên bố là đắc ngộ và nhận ra chỉ một người tôi cảm thấy thật ngộ không được huấn luyện trước. Tuy nhiên, do không huấn luyện, cuộc sống của người đó sẽ không biến đổi đáng kể, vì người ấy không thể vận dụng sự ngộ đó và đến một lúc nào đó nó sẽ trở nên chỉ là ký ức được ấp ủ.

Nếu nghiên cứu những trường hợp của các người đã ngộ thật sự và sâu, qúi vị sẽ thấy hầu như mỗi trường hợp ngộ đến sau khi lắm sự xem xét nội tâm, thúc dục bởi những sự không thỏa mãn dày vò cuộc sống hay bởi những ray rức cá nhân lớn lên từ một kinh nghiệm tình cảm đau thương.

NGƯỜI HỎI : Tại sao một số người ngộ nhanh còn số khác phải mất nhiều năm?

LÃO SƯ: Ai có thể nói, trừ phi là nghiệp lực giải thoát nơi người này mạnh hơn một số khác; những thiền sư đã nói," Cách nhanh nhất để đắc ngộ là đấu tranh với một' khối nghi ngờ'." Khối hoài nghi là vấn đề căn bản gây bối rối không cho phép ta nghỉ ngơi, chẳng hạn, "Nếu, như Ðức Phật và các thiền sư đã nói, thế giới vốn thiện và không ô uế, thì tại sao ta thấy qúa nhiều điều xấu xa đau khổ quanh ta?" Rõ ràng nếu qúi vị có đức tin tuyệt đối, các bậc thầy nói đúng, qúi vị sẽ bị lái đến chổ giải quyết mâu thuẫn giữa cái gì qúi vị tin, như một vấn đề đức tin và sự hiển nhiên của các giác quan. Tuỳ thuộc vào độ sâu và mức kiên trì, sự bối rối này tóm lấy qúi vị và qúi vị tìm được câu trả lời một cách thoải mái như thế nào mới có thể phán đoán ngộ chiếm thời gian ngắn hay dài hơn.

Sự chất vấn như vậy là tọa thiền. Và qúi vị kiên trì tưởng như cuộc đời qúi vị lệ thuộc vào việc tìm câu trả lời, quí vị sẽ không cần làm điều gì khác. "Ðể đắc ngộ viên mãn," như một thiền sư nói," Anh phải hành động như một người rơi xuống một cái hố sâu-trăm-thước. Hàng ngàn, hàng chục ngàn tư niệm của anh ta rút lại còn một suy nghĩ duy nhất' làm cách nào để ra khỏi cái hố này?' anh ta giữ nó từ sáng đến tối và từ tối đến sáng hôm sau mà không có tư niệm nào khác." Nhưng có bao nhiêu người bị dồn ép như thế này? Rất ít.

Huấn luyện thiền chính thức cơ bản không gì hơn cố gắng của người thầy kích thích điều chất vấn căng thẳng, kích thích khối nghi ngờ này, khi nó không nảy sinh tự phát. Tiên đề thiết yếu của những tra vấn như vậy, tuy nhiên, là sự xác tín không lay động, là người ta có thể xóa tan khối nghi ngờ và quyết tâm làm một cách nghiêm túc. Một học viên thật sự khát khao tự ngộ, thường được giao một công án. Nếu anh ta vật lộn với nó một cách nghiêm túc--và sự lội cuốn của anh ta tùy thuộc vào cường độ mà anh ta cảm nhận nổi đau của cuộc sống và sự thúc dục, sự khao khát thoát ra khỏi nó.--rồi anh ta sẽ ngộ. Hơn nữa, sự ngộ của anh ta sẽ rất nhanh với một công án, nhanh hơn bất cứ kiểu thực hành khác, gợi nhớ và xoáy vào khối nghi ngờ.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Ở trường đại học tôi có nghiên cứu khoa tâm lý để tìm ra những cái đầu vĩ đại nhất có suy nghĩ gì về sự hiện hữu của loài người và vì tôi muốn biết ý nghĩa cuộc đời của chính tôi. Sự nghiên cứu này không những không dẫn tới ngộ, nó cũng không thỏa mãn tôi về mặt lý trí.

LÃO SƯ: Loài người tồn tại như thế nào ư? Anh hỏi điều đó với sự tò mò, hay với những trăn trở của tất cả con tim và khối óc? Câu hỏi lý trí nhận được một câu trả lời lý trí; chúng không thể biến đổi đời bạn. Chỉ khi bạn bị thúc ép bằng quyết tâm " Tôi phải, tôi sẽ tìm ra!" câu hỏi của bạn sẽ được trã lời. Vì nó sẽ là ngộ, vì theo nghĩa sâu sắc nhất, hỏi và trả lời không phải là hai; chúng chỉ có vẻ như vậy, vì trí phân biệt của bạn, phân chia các thiết yếu không thể phân chia được.

Ðể tôi kể cho qúi vị nghe một trường hợp ngộ tự phát của một người thợ ống nước ở Brooklyn, Nữu-ước. Anh ta không được học hành đầy đủ mà chỉ học hết bậc tiểu học, không có khuynh hướng tâm linh hay tín ngưỡng. Trong thế chiến thứ hai, anh đóng quân ở Thái bình dương, nơi anh ta chứng kiến rất nhiều trận đánh, đến cuối trận chiến thì hoàn toàn kiệt sức và mệt mỏi.

Khi trở lại Brooklyn anh ta không thể, theo chính cách nói của anh ta," làm việc, giải trí hay làm tình. Mọi thứ có vẻ vô ích. Một câu hỏi đeo đuổi làm tôi khó chịu: Thực tại là gì? Tôi chưa bao giờ học triết và không có đạo. Tôi không biết câu hỏi đến từ đâu nhưng nó không rời tôi. Nếu tôi đang đi trên đường và điều duy nhất trong đầu tôi là,'Thực tại là gì?' thỉnh thoảng tôi đụng phải người hay tòa nhà, tôi qúa ngạc nhiên bởi câu hỏi. Ngay cả buổi tối câu hỏi cũng không rời tôi. Tôi nhớ thỉnh thoảng thức dậy lúc hai, ba giờ sáng, không thể ngủ lại và điều trước tiên hiện ra trong đầu là ,'Thực tại là gì?'

" Ðiều này xảy ra suốt sáu tháng. Rồi một hôm sự bùng nổ xảy ra trong tôi làm tôi tràn ngập niềm vui mà tôi chưa từng có trong đời, câu hỏi vừa tan biến vào hư không và tôi có thể làm việc trở lại một cách bình thường như mọi người khác.

" Sự phấn chấn này--đôi khi tôi nghĩ như tôi có thể nhảy qua tường cao mười mét--kéo dài bốn tháng. Một câu hỏi mới dai dẳng làm tiêu tan trạng thái đó:'Ðiều gì xảy đến với mày? Tất cả niềm vui và khoan khoái này không bình thường đối với mày!' tôi bắt đầu cảm thấy xấu chỉ vì tôi cảm thấy qúa tốt.

"Gia đình tôi và bạn tôi nói,'Anh phải khám bác sĩ tâm thần. Anh trải qua kinh nghiệm của cuộc chiến tranh khá tàn bạo và cảm giác đó có lẽ là triệu chứng đầu tiên của điều tồi tệ hơn.'

" Bác sĩ tâm thần ở bệnh viện cựu chiến binh rất quan tâm đến trường hợp của tôi. Họ đặt tôi vào những kiểm tra thường lệ, cho tôi dùng một ít thuốc, và bắt đầu hỏi tôi mỗi ngày, hỏi chi tiết về kinh nghiệm chiến tranh của tôi và về cuộc sống tôi sau khi trở lại Mỹ. Tôi có một phòng riêng, và không giống nhiều bệnh nhân khác, được tự do rời bệnh viện. Cách điều trị này tốt trong khoảng một tháng. Nhưng rồi tôi trở nên bồn chồn, mệt mỏi về mọi thủ tục rườm rà, nên đã nói với một bác sĩ thần kinh của tôi,' Xem này, tôi phải ở đây bao lâu nữa? Chừng nào ông sẽ quyết định tôi bệnh gì?'

" Ngày mai chúng tôi có một cuộc hội chẩn về trường hợp của anh và tôi sẻ báo tin sau khi tôi có đủ tất cả dữ liệu,' ông ta nói. Vài ngày sau tôi nhận được tin,' Anh đã trải qua sự biến đổi' Tôi không biết tôi đã biến đổi từ đâu và trở thành cái gì, nhưng tôi qúa lo âu, bèn rời bệnh viện nên tôi không hỏi sự chuẩn đoán của họ và để nó trôi đi ở đó.

" Phải mười năm sau, sau khi một người bạn cho tôi mượn cuốn Ba trụ thiền, cuối cùng tôi hiểu những gì đã xảy ra trong tôi, tôi đã có kinh nghiệm kiến tánh hay ngộ."

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Lão sư, thầy có cho là anh ta ngộ thật sự không?

LÃO SƯ: Trước khi anh ta đến Rochester, anh ta đã viết cho tôi một bức thư dài trong đó kể lại tất cả những điều qúi vị vừa nghe. Ðáp lại chúng tôi khuyên anh ta đến dự một buổi họ�i thảo, lúc đó anh ta có thể nói tất cả về trường hợp mình, nếu muốn kiểm tra về sự chính xác kinh nghiệm của anh ta. Sau buổi hội thảo chúng tôi ôn lại tất cả sự việc, đặc biệt sự việc gần, dẫn đến "sự bùng nổ" và điều anh ta đã chứng kiến, cảm nhận trong biến đổi đột ngột của mình.

Khi anh ta làm sống lại những sự kiện của kinh nghiệm đó, mắt anh ta ngời sáng, điều nổi bật mà trước đó đã thiếu vắng trong suốt buổi hội thảo, vì tôi quan sát vẻ mặt và cử chỉ của anh ta một cách cẩn thận.

" Nói cho tôi biết, thực tại là gì? "Tôi hỏi anh ta.

Anh do dự, mĩm cười và đáp," cả cuộc đời tôi."

Anh nói "lúc sự bùng nổ xảy ra câu hỏi biến mất. Cái gì thay thế nó?"

" Tôi không nhớ. Không gì cả, tôi đoán thế. Tất cả tôi có thể kể cho thầy là tôi chưa bao giờ cảm thấy tốt hơn trong đời tôi. Nó giống như được tái sinh--tôi cảm thấy như một đứa bé. Mọi câu hỏi và vấn đề rơi mất, và lần đầu tiên từ khi tôi vào quân đội tôi có nhiều năng lượng và động cơ."

" Sau đó cái gì xảy ra?"

" Chậm chậm cảm giác thoải mái và an lạc phai đi và năng lượng phi thường đó cạn dần. Bây giờ tôi đọc được sách của thầy và đến buổi hội thảo này, tôi biết sự quan trọng của tọa thiền. Nhưng liệu tọa thiền có mang lại niềm vui kỳ diệu đó không?

" Hãy quên niềm vui," tôi bảo với anh ta," tọa thiền thường xuyên, lưu tâm và dấn thân đầy đủ vào công việc hàng ngày, anh sẽ có được cảm giác trong sáng đầy sinh khí và lòng biết ơn sâu sắc. Ðiều đó sẽ ảnh hưởng đời bạn một cách tích cực hơn sự lâng lâng khoái cảm bạn đã trải qua."

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Lão sư, thầy có thỏa mãn với những câu trả lời của anh ta không?

LÃO SƯ: Không, tôi thấy là những gì xảy ra với anh ta đủ thật, nhưng nó xảy ra nhiều năm về trước và bây giờ nó không còn hoạt động trong cuộc sống anh anh ta nữa; nó bây giờ chỉ là một nổi nhớ về hạnh phúc, một kỷ niệm đã tàn phai. Nếu lúc đó anh ta thực hành để duy trì và đào sâu nó hơn, anh ta đã trả lời câu hỏi tôi một cách khác.

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Niềm vui của ngộ kéo dài không?

LÃO SƯ: Không. Nếu anh muốn duy trì nó ở mãi mãi trên chín tầng mây, thì đâu có gì sai. Với ngộ thật, nhận thức không hề phai đi. Anh cần tọa thiền--định lực phát ra từ đó--nếu anh có thể sống theo thị kiến của anh, vì nghiệp lực qúa khứ luôn luôn kéo bạn trở lại kiểu cũ.

Qúi vị, ai đã đọc Ba trụ thiền hẵn còn nhớ bài thuyết pháp dẫn nhập câu chuyện phúng dụ về Vajradatta, một người nữa điên nữa tỉnh. Ông ta không thích gì hơn ngoài việc ngắm nhìn trong gương. Một hôm ông ta không thấy đầu của mình trong gương nên hốt hoảng chạy quanh, thét lên ầm ĩ," Tôi bị mất đầu rồi! Tôi mất đầu rồi! Nó có thể ở đâu?" và thật là vui sướng, sau khi bị đập vào đầu khóc lên vì đau, ông ta nói," Ðầu ta đây," và hiểu ra ông ta luôn có nó. Cái đầu trong chuyện phúng dụ này là chân tánh và sự khám phá của nó là ngộ. Không có gì kỳ lạ là vì qúa vui khi khám phá cái mà ta chưa có.Vấn đề là sau khi ngộ ta không thể sống cuộc sống tự nhiên chừng nào ta còn bám víu vào sự phấn chấn cực kỳ này.

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Giả sử có người giống như anh chàng thợ ống nước này đã có kinh nghiệm chiến tranh đau thương một cách sâu sắc và sau đó tọa thiền, liệu những kinh nghiệm đó có thật sự giúp anh ta đến ngộ, sâu và nhanh hơn người khác không?

LÃO SƯ: Sự kết hợp giữa kinh nghiệm đau thương và hành thiền đầy đủ có lẽ rất tốt cho sự ngộ sâu và kéo dài. Tôi biết có một bác sĩ người Nhật, thành viên của một nhóm tọa thiền ở Nhật. Một lần tôi hỏi ông ta," Cái gì đưa ông đến thiền?" Và đây là câu chuyện mà ông ta kể.

" Vào thời kỳ cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai, tôi cũng vừa học xong y khoa và được tuyển vào quân đội. Người Nhật chúng tôi đang đánh nhau một trận khủng khiếp , người chúng tôi chết như rạ và không đủ bác sĩ để cứu họ. Cùng với những bác sĩ khác, tôi làm việc suốt ngày đêm với những người bị thương và hấp hối. Có lần tôi làm việc suốt tuần không ngủ một chút nào để chăm sóc những người bị thương.

" Sau chiến tranh tôi không thể trở lại ngành y. Tôi thường tự hỏi' Tại sao ta phải hành nghề y và cố gắng cứu mạng người khác? Dù sao họ cũng phải chết .' Lúc đó một người bạn thúc tôi thử thiền và tôi trở thành đồ đệ của lão sư Bạch vân. Ông hứa với tôi, nếu tôi tập luyện chăm chỉ và kiến tánh, cuộc sống tôi sẽ quay ngược 180 độ và tôi không chỉ muốn giúp người như một bác sĩ thuần tuý mà còn có lòng từ và yêu thương mọi người.

" Vì thế ba năm sau đấy tôi tọa thiền rất nhiệt thành và sùng mộ, thúc đẩy bởi những lời khuyến khích của lão sư và chính sự rối loạn không chịu được của mình. Tôi dự nhiều khóa nhiếp tâm. Rồi nó xảy đến: Bùng nổ nội tâm hủy diệt tất cả mọi suy nghĩ về sống chết--và mọi thứ khác. Tôi nhận ra bề ngoài không có gì sống chết nhưng cùng lúc trong chân tâm không có sanh và tử.

" Câu hỏi day rứt,' Tại sao tôi phải hành nghề thuốc?' được trả lời rồi phải không?" tôi hỏi.

" Vâng. Câu trả lời đơn giản, với ngộ,' vì tôi là bác sĩ!'"

---o0o---




tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương