I. thủ TỤc hồ SƠ Quy trình giải quyết hồ sơ mới đăng ký tham gia bhxh, bhyt bắt buộc Mã số 101



tải về 368.59 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích368.59 Kb.
#5535
  1   2   3   4
PHẦN I
TIẾP NHẬN HỒ SƠ VỀ CÔNG TÁC THU BHXH, BHYT, BHTN
I. THỦ TỤC HỒ SƠ

1. Quy trình giải quyết hồ sơ mới đăng ký tham gia BHXH, BHYT bắt buộc - Mã số 101

- Thành phần hồ sơ:

+ Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động.

+ 02 Bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (D02-TS), Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (A01-TS).

+ Giấy xác nhận thời gian đóng BHTN chưa hưởng BHTN do cơ quan BHXH nơi giải quyết BHXH một lần cấp (C15-TS) đối với người đã hưởng BHXH một lần nhưng chưa hưởng BHTN (nếu có).

+ Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: thêm bản sao giấy tờ liên quan (kèm theo bản chính) để chứng minh.

+ Đối với đơn vị đăng ký đóng hàng quý hoặc 6 tháng một lần: Văn bản đăng ký phương thức đóng của đơn vị (D01b-TS); Phương án sản xuất, kinh doanh của đơn vị; Phương thức trả lương cho người lao động.

+ Đối với trường hợp chuyển đến (nội tỉnh) còn số dư thừa hoặc thiếu thì bổ sung thêm:

• Biên bản điều chỉnh tăng (giảm) số dư.

• Biên bản điều chỉnh tăng (giảm) lãi (nếu có).

• Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT (C12-TS).

• Danh sách và quá trình tham gia BHXH, BHTN đối với các trường hợp chưa được cấp sổ BHXH.



2. Quy trình giải quyết hồ sơ báo tăng lao động tham gia BHXH, BHYT và BHTN - Mã số 102

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (A01-TS).

+ 02 bản danh sách LĐ tham gia BHXH, BHYT (D02-TS).

+ Giấy xác nhận thời gian đóng BHTN chưa hưởng BHTN do cơ quan BHXH nơi giải quyết BHXH một lần cấp (C15-TS) đối với người đã hưởng BHXH một lần nhưng chưa hưởng BHTN (nếu có).

+ Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao: thêm bản sao giấy tờ liên quan (kèm theo bản chính) để chứng minh.

3. Quy trình giải quyết hồ sơ báo giảm lao động và xác nhận sổ BHXH để giải quyết chế độ hưu trí - Mã số 103

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (D01b-TS).

+ 02 bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT D02-TS.

+ QĐ nghỉ hưởng chế độ.

+ Sổ BHXH.



4. Quy trình giải quyết hồ sơ báo giảm lao động và xác nhận sổ BHXH đối tượng ngừng việc- Mã số 104

- Thành phần hồ sơ gồm:

+ Văn bản đề nghị (D01b-TS).

+ 02 bản danh sách LĐ tham gia BHXH, BHYT (D02-TS).

+ Thẻ BHYT còn giá trị sử dụng (trừ trường hợp chết).

+ Sổ BHXH.

+Quyết định chấm dứt HĐLĐ, thuyên chuyển, nghỉ việc, HĐLĐ hết thời hạn,...

*Lưu ý:

- Chốt sổ để giải quyết trợ cấp thất nghiệp, đơn vị SDLĐ lập riêng danh sách để cơ quan BHXH có cơ sở chốt trước sổ BHXH, tạo điều kiện cho người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được kịp thời.

5. Quy trình giải quyết hồ sơ đơn vị ngừng đóng do giải thể, phá sản, di chuyển khỏi địa bàn - Mã số 105

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (Mẫu D01b-TS);

+ Bản sao Quyết định hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc ngừng đóng do phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động.

+ 02 bản danh dách LĐ tham gia BHXH, BHYT (D02-TS).

+ Thẻ BHYT còn giá trị sử dụng (trừ trường hợp chết).

+ Sổ BHXH.

6. Điều chỉnh lao động, mức đóng và xác nhận sổ BHXH đối với đơn vị thay đổi pháp nhân, chuyển quyền sở hữu hoặc sáp nhập - Mã số 106

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (mẫu D01b-TS).

+ Bản sao QĐ hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi pháp nhân, chuyển quyền sở hữu, sáp nhập.

+ 02 bản danh dách LĐ tham gia BHXH, BHYT (D02-TS).

+ Sổ BHXH.


7. Quy trình giải quyết hồ sơ thay đổi điều kiện đóng, căn cứ đóng và mức đóng BHXH, BHYT, BHTN - Mã số 109


- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (mẫu D01b-TS).

+ 02 bản danh sách tham gia BHXH, BHYT (D02- TS).

+ Bản sao Quyết định về tiền lương, HĐLĐ, Phụ lục HĐLĐ tương ứng với thời gian điều chỉnh.



8. Quy trình giải quyết hồ sơ đơn vị tạm dừng đóng vào quỹ Hưu trí và quỹ Tử tuất- Mã số 108

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (D01b-TS).

+ 02 bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (D02-TS).

+ Quyết định cho phép đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

9. Quy trình giải quyết hồ sơ truy thu BHXH, BHYT, BHTN do đơn vị vi phạm quy định của pháp luật - Mã số 109

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị của đơn vị (mẫu D01b-TS).

+ Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (mẫu A01-TS) (nếu có).

+ 02 bản danh sách LĐ tham gia BHXH, BHYT (D02-TS).

+ Bảng thanh toán tiền lương, tiền công tương ứng với thời gian truy thu.

+ Bản sao QĐ về tiền lương hoặc HĐLĐ, HĐLV tương ứng với thời gian đề nghị truy thu.

+ Biên bản kiểm tra của BHXH huyện nơi quản lý đơn vị đối với thời gian truy thu nguyên lương từ 12 tháng đến dưới 36 tháng.

+ Biên bản thanh tra liên ngành hoặc Quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Sở LĐTB&XH hoặc UBND) đối với thời gian truy thu nguyên lương từ 36 tháng trở lên.

10. Quy trình giải quyết hồ sơ truy thu hết thời hạn tạm dừng đóng vào quỹ Hưu trí, tử tuất và lao động ở nước ngoài sau khi về nước - Mã số 111

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị của đơn vị (mẫu D01b-TS).

+ 02 bản danh sách LĐ tham gia BHXH, BHYT (D02-TS).

+ Bảng thanh toán tiền lương, tiền công tương ứng với thời gian truy thu.

+ Bản sao QĐ về tiền lương hoặc HĐLĐ, HĐLV tương ứng với thời gian đề nghị truy thu.



11. Quy trình giải quyết hồ sơ hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN tại BHXH Thành phố - Mã số 112 - 113

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (mẫu D01b-TS).

+ Bản sao quyết định hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giải thể chấm dứt hoạt động, di chuyển nơi đăng ký tham gia (trường hợp chuyển tỉnh) đã đóng thừa tiền BHXH, BHYT.



* Chú ý: Thủ tục này để giải quyết hoàn trả bằng tiền đối với những đơn vị giải thể, chấm dứt hoạt động mà có Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc những đơn vị chuyển đi tỉnh khác.

12. Quy trình giải quyết hồ sơ điều chỉnh giảm trong hồ sơ thu do báo giảm chậm hoặc đóng trùng BHXH, BHYT, BHTN - Mã số 114

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (mẫu D01b-TS).

+ 02 bản danh sách LĐ tham gia BHXH, BHYT (D02-TS).

+ Sổ BHXH.

+ Bản sao Quyết định chấm dứt hợp đồng; Quyết định chuyển công tác; HĐLĐ hết thời hạn.

+ Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (trừ trường hợp chết).

* Đối với trường hợp đóng trùng:

- Đơn của người lao động (mẫu D01-TS) đề nghị chốt sổ tại đơn vị hiện tại và cam kết không khiếu kiện gì với cơ quan BHXH về đơn vị mình xin thoái giảm.

13. Quy trình giải quyết hồ sơ chỉ tham gia BHXH bắt buộc- Mã số 115

- Thành phần hồ sơ:

a) Trường hợp đơn vị đóng cho người lao động

+ Văn bản đề nghị (mẫu D01b-TS).

+ 02 bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (D02-TS).

+ Sổ BHXH.

b) Trường hợp thân nhân của người lao động tự đóng cho cơ quan BHXH nơi cư trú (người lao động chết).

+ Đơn đề nghị của thân nhân người lao động (mẫu D01-TS).

+ Sổ BHXH.

c) Người lao động có thời hạn ở nước ngoài tự đăng ký đóng BHXH

+ Đơn đề nghị của thân nhân người lao động (mẫu D01-TS).

+ Bản sao HĐLĐ đi làm việc ở nước ngoài hoặc hợp đồng được gia hạn hoặc hợp đồng được ký mới ngay tại nước tiếp nhận lao động.

+ Sổ BHXH.

14. Quy trình giải quyết hồ sơ báo tăng, giảm, điều chỉnh đối tượng chỉ tham gia BHYT - Mã số 116

- Thành phần hồ sơ:



* Trường hợp đối tượng được NSNN đóng BHYT (Riêng đối tượng do quỹ BHXH đóng BHYT phòng (bộ phận) thu thực hiện hạch toán số phải thu căn cứ số liệu do phòng chế độ BHXH cung cấp):

+ Danh sách người tham gia BHYT (D03-TS).

+ Bản sao giấy tờ liên quan (để hưởng quyền lợi BHYT cao hơn kèm thêm bản sao giấy tờ liên quan (kèm theo bản chính) để chứng minh.

+ Giấy xác nhận hiến bộ phận cơ thể (nếu có).



* Trường hợp đối tượng được NSNN hỗ trợ đóng BHYT:

+ Tờ khai tham gia BHYT (mẫu A03-TS) trừ đối tượng HSSV có hướng dẫn riêng.

+ Danh sách người tham gia BHYT (D03-TS).

+ Bản sao giấy tờ liên quan (để hưởng quyền lợi BHYT cao hơn kèm có thêm bản sao giấy tờ liên quan (kèm theo bản chính) để chứng minh.



15. Quy trình giải quyết hồ sơ hoàn trả tiền đóng của đối tượng chỉ tham gia BHYT - Mã số 117

- Thành phần hồ sơ:

* Trường hợp người tham gia BHYT đã đóng tiền nhưng bị chết trước khi in thẻ BHYT; trước khi thẻ có giá trị sử dụng; hoặc thẻ chưa trả cho người sử dụng:

+ Đơn của thân nhân người tham gia (mẫu D01-TS).

+ Bản sao Giấy chứng tử.

+ Thẻ BHYT (nếu đã cấp).

* Trường hợp người tham gia BHYT đã đóng tiền nhưng sau đó chuyển sang tham gia BHYT theo đối tượng tham gia BHYT bắt buộc:

+ Đơn của người tham gia (mẫu D01-TS).

+ Thẻ BHYT còn giá trị sử dụng (nếu đã cấp).

+ Giấy tờ chứng minh đã tham gia BHYT đối tượng khác.



16. Cấp thẻ BHYT hàng năm

- Thành phần hồ sơ:

+ 02 văn bản đề nghị (mẫu D01b-TS) đề nghị cấp thẻ BHYT.

+ 02 danh sách đề nghị không cấp thẻ BHYT (phụ lục kèm theo mẫu D01b-TS).

+ 01 Danh sách đề nghị thay đổi thông tin không thay đổi mức đóng (mẫu D07-TS).

+ Các hồ sơ khác theo quy định.



QUY TRÌNH TIẾP NHẬN HỒ SƠ, GIẢI QUYẾT VÀ TRẢ KẾT QUẢ

THUỘC LĨNH VỰC THU BHXH, BHYT TỰ NGUYỆN

(Thủ tục thực hiện tại BHXH huyện)
1. Quy trình giải quyết hồ sơ đăng ký lần đầu hoặc đăng ký lại sau thời gian dừng đóng BHXH tự nguyện - Mã số 201

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai tham gia BHXH tự nguyện (mẫu A02-TS).

+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc CMND.

+ Sổ BHXH đối với người đã tham gia BHXH trước đó.

+ Đơn đề nghị (mẫu D01-TS).



2. Quy trình giải quyết hồ sơ đăng ký thay đổi mức đóng, phương thức đóng khi tham gia BHXH tự nguyện - Mã số 202

- Thành phần hồ sơ:

+ Sổ BHXH.

+ Đơn đề nghị (mẫu D01-TS).



3. Quy trình giải quyết hồ sơ hoàn trả tiền đóng khi tham gia BHXH tự nguyện - Mã số 203

- Thành phần hồ sơ:



+ Đơn đề nghị của người tham gia (có xác nhận về việc đã tham gia BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH) hoặc HĐLĐ đóng BHXH bắt buộc,...hoặc đơn của thân nhân người tham gia trong trường hợp người tham gia chết (mẫu D01-TS).

+ Sổ BHXH.



4. Quy trình giải quyết hồ sơ đăng ký mới tham gia BHYT tự nguyện (đối tượng tham gia BHYT tự nguyện thông qua Đại lý có hướng dẫn riêng) - Mã số 204

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai tham gia BHYT tự nguyện (mẫu A03-TS)

+ Danh sách tham gia BHYT tự nguyện (mẫu D03-TS).

+ Trường hợp tham gia theo hộ gia đình thuộc đối tượng giảm trừ: Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú; bản sao thẻ của các đối tượng đã có thẻ.

5. Quy trình giải quyết hồ sơ hoàn trả tiền đóng BHYT tự nguyện - Mã số 205

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Thẻ BHYT có giá trị sử dụng (nếu đã được cấp).

+ Người tham gia BHYT đã đóng tiền nhưng bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng: Đơn của thân nhân người tham gia (mẫu D01-TS), Bản sao giấy chứng tử.

+ Người tham gia BHYT đã đóng tiền nhưng sau đó chuyển sang tham gia BHYT theo nhóm đối tượng được Ngân sách nhà nước đóng toàn bộ: Đơn của người tham gia (mẫu D01-TS), Bản sao thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.
II. MỘT SỐ LƯU Ý

1. Thu hồi thẻ BHYT

1.1- Trường hợp đơn vị có lập danh sách kèm theo thẻ BHYT:

Cán bộ tiếp nhận cắt góc thẻ, kiểm tra đối chiếu số thẻ thu hồi với danh sách kèm theo nếu khớp đúng thực hiện ghi rõ ngày nhận, số lượng thẻ thu hồi, đồng thời ký và ghi rõ họ tên cán bộ tiếp nhận. Trường hợp không khớp đúng, cán bộ tiếp nhận gạch tên những trường hợp có tên trong danh sách nhưng không có thẻ BHYT kèm theo, ghi bổ sung những trường hợp có thẻ nhưng không có tên trong danh sách và ký xác nhận vào danh sách trước khi trả đơn vị (1).

1.2- Trường hợp đơn vị nhận thẻ và trả ngay:

a) Nếu đơn vị có lập danh sách kèm theo thẻ BHYT, cán bộ tiếp nhận thực hiện như mục (1) nêu trên, đồng thời phải ghi rõ trong danh sách là đơn vị nhận thẻ trả ngay.

b) Nếu đơn vị chưa lập danh sách, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm lập danh sách, cắt góc thẻ, ghi rõ đơn vị nhận thẻ trả ngay, số lượng thẻ trả ngay, ngày nhận và ký ghi rõ họ tên cán bộ tiếp nhận. (danh sách trả thẻ BHYT thực hiện theo “Danh sách kèm theo” mẫu D01b-TS ban hành tại Quyết định 1111/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam). Đồng thời, hướng dẫn đơn vị trong lần kê khai báo giảm cho những lao động này thì thực hiện lập mẫu D01b-TS, kèm theo danh sách và thẻ BHYT đã được cơ quan BHXH cắt góc thẻ.



Lưu ý: Khi đơn vị nhận thẻ trả ngay, cán bộ TNHS giao nhận thẻ thực hiện như điểm a hoặc b nêu trên, đồng thời phải loại trừ những trường hợp trả thẻ trong danh sách cấp thẻ của đơn vị (Mẫu D10a-TS) và ghi rõ số lượng thẻ đã thu hồi ngay trong Biên bản giao nhận thẻ với đơn vị.
2. Truy thu, thoái thu

- Hình thức của văn bản: phải theo quy định của BHXH Việt Nam ( mẫu D01b-TS) và Danh sách kèm theo mẫu D01b-TS.

- Nội dung của văn bản phải cụ thể các yêu cầu mà đơn vị đề nghị.

- Danh sách kèm theo phải kê chi tiết những lao động xin truy thu, thoái thu (đặc biệt là phải kê số sổ BHXH của từng lao động và thời gian truy thu, thoái thu từ tháng, đến tháng).

- Bảng lương của đơn vị phải theo đúng quy định, cụ thể:

+ Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 áp dụng đối với doanh nghiệp lớn.

+ Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 áp dụng đối với hành chính, sự nghiệp.



3. Chốt sổ BHXH để giải quyết chế độ BHXH của đơn vị nợ.

- Đơn vị đóng đủ tiền BHXH cho những lao động cần chốt sổ.

- Nội dung công văn của đơn vị gửi cơ quan BHXH phải đảm bảo:

+ Xác nhận đã nộp số tiền cho những lao động cần chốt sổ.

+ Cam kết lộ trình trả nợ của đơn vị.

- Đối với những lao động nghỉ Hưu trước tuổi cần bổ sung hồ sơ:

+ Có Biên bản giám định khả năng lao động mất 61% sức khỏe trở lên.

+ Sổ BHXH (để kiểm tra tổng thời gian đóng).

+ Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ BHXH của đơn vị.

4. Chốt sổ BHXH đối với đơn vị chủ bỏ trốn, mất tích,...

- Đơn đề nghị của người lao động (mẫu D01-TS), nội dung của đơn phải ghi rõ đề nghị chốt sổ BHXH đến thời điểm đơn vị đóng đủ tiền và không có khiếu kiện gì với cơ quan BHXH.

- Sổ BHXH.

- Biên bản xác minh của BHXH quận, huyện hoặc Thành phố (đối với đơn vị do thành phố trực tiếp quản lý) về đơn vị mất tích, bỏ trốn có xác nhận của chính quyền địa phương.



5. Chốt sổ BHXH để giải quyết chế độ BHTN

- Khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận kiểm tra sổ BHXH có đủ điều kiện chốt hưởng BHTN không, nếu đủ mới chọn chốt thất nghiệp vì chốt thất nghiệp đơn vị được phép nợ 01 tháng.



6. Đối với trường hợp đóng trùng:

- Đơn của người lao động (mẫu D01-TS) đề nghị chốt sổ tại đơn vị hiện tại và cam kết không khiếu kiện gì với cơ quan BHXH về đơn vị mình xin thoái giảm.

VD: Ông A tham gia BHXH tại 2 đơn vị, cụ thể như sau:

- Đơn vị X từ 01/2005 đến 12/2013 và đã được chốt sổ BHXH.

- Đơn vị Y từ 01/2013 đến 09/2014, tháng 10/2014 CDHĐ, chốt sổ.

=> Như vậy ông A sẽ bị trùng thời gian từ 01/2013 đến 12/2013.

Theo quy định, ông A phải về đơn vị cũ (đơn vị X) để làm thủ tục thoái thu, tuy nhiên để tạo điều kiện cho người lao động, nếu người lao động có đơn xin thoái thu tại đơn vị Y thì cơ quan BHXH vẫn xem xét giải quyết.
7. Các trường hợp khác

-Bộ phận TNHS phải vào phần mềm SMS để kiểm tra tiền nộp của đơn vị trước khi tiếp nhận chốt sổ BHXH.

- Lựa chọn đúng nghiệp vụ trên phần mềm TNHS để đảm bảo hồ sơ đi đúng luồng hồ sơ và thời gian giải quyết hồ sơ.

- Cấp thẻ BHYT hàng năm đối với đơn vị nợ: theo quy định đơn vị phải nộp tiền BHYT, làm công văn đề nghị in thẻ và cam kết trả nợ. Đối với đơn vị không nộp tiền nhưng vẫn làm công văn cam kết thì vẫn phải TNHS và cấp thẻ có giá trị 03 tháng theo quy định. Hiện nay, có trường hợp BHXH quận, huyện từ chối tiếp nhận những trường hợp đơn vị chưa nộp tiền là sai quy định.

- Chốt sổ BHXH để giải quyết chế độ BHXH( Hưu trí, Tuất,...) đơn vị làm đúng quy trình, thủ tục nhưng có tình trạng cán bộ TNHS không tiếp nhận và yêu cầu đơn vị thanh toán hết nợ của đơn vị mới tiếp nhận, như vậy là sai quy định.

- Sổ BHXH đơn vị nộp chốt sổ, có những trường hợp sổ đã bị đục lỗ nhưng khi tiếp nhận sổ chốt, bộ phận TNHS vẫn tiếp nhận. Đối với những sổ BHXH này, bộ phận TNHS hướng dẫn đơn vị đề nghị cấp lại tờ bìa sổ BHXH sau đó mới đề nghị chốt sổ.

- Các nghiệp vụ phải tách giấy hẹn riêng, có trường hợp ghép cả hồ sơ thu và đề nghị chốt sổ BHXH vào một giấy hẹn, dẫn đến các bộ phận chuyên môn không thực hiện được./.

Trên đây là tài liệu tập huấn nghiệp vụ về tiếp nhận hồ sơ trong lĩnh vực thu BHXH, BHYT, BHTN.











PHẦN II

TIẾP NHẬN HỒ SƠ VỀ CÔNG TÁC CẤP SỔ BHXH, THẺ BHYT

A. CẤP SỔ BHXH

I. CẤP MỚI:

1. Cấp sổ BHXH cho NLĐ mới tham gia:

Hồ sơ: Theo quy định tại Quyết định 1258/QĐ-BHXH ngày 20/11/2013



Lưu ý khi tiếp nhận:

- Tờ khai tham gia BHXH, BHYT, BHTN được lập và nộp theo quy định cùng hồ sơ báo tăng thu BHXH. Tất cả các trường hợp báo tăng đều phải kê khai Tờ khai. Trường hợp đã cấp sổ BHXH thì khai số sổ BHXH vào Tờ khai, Trước mắt khi chưa có CNTT và thiết bị Scan ảnh để thực hiện quản lý và lưu trữ thì không thu 02 ảnh của người tham gia

Đối với một số trường hợp chuyển đơn vị (chuyển đơn vị tham gia BHXH từ quận này về quận kia): trước khi chuyển BHXH huyện nơi chuyên đi phải cấp sổ BHXH cho người lao động. Trường hợp đặc biệt nếu trước khi chuyển chưa cấp sổ BHXH thì Bảo hiểm xã hội huyện nơi tiếp nhận thực hiện cấp sổ BHXH cho người lao động. Bảo hiểm xã hội nơi đi có trách nhiệm xác nhận quá trình tham gia BHXH chưa cấp sổ BHXH cho NLĐ chuyển BHXH huyện nơi thiếp nhận thực hiện.

- Trường hợp NLĐ đã được cấp sổ BHXH ở đơn vị trước nhưng đơn vị không chốt trả cho người lao động vì nợ tiền BHXH...Nếu đơn vị có văn bản đề nghị cấp mới sổ BHXH thì thực hiện cấp sổ BHXH mới. Khi NLĐ nhận sổ ở đơn vị cũ, căn cứ vào các sổ BHXH đã cấp và đề nghị của đơn vị, Bảo hiểm xã hội thành phố thực hiện gộp sổ.



2. Cấp sổ BHXH cho NLĐ có thời gian công tác trước năm 1995: do Tổ thẩm định Thực hiện tại BHXH TP.

Khi tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu tiếp nhận đầy đủ theo quy định tại phục lục hồ sơ. Ngoài ra đối với các nghiệp vụ này, cần kiểm tra, phân loại đối tượng để tiếp nhận hồ sơ đảm bảo chất lượng. Cụ thể:

2.1 Cấp sổ BHXH cho NLĐ có thời gian công tác trước 01/01/1995, từ 01/01/1995 vẫn tiếp tục đóng BHXH.

Đối với những loại hồ sơ này khi thực hiện tiếp nhận phải kiểm tra kỹ về mặt hồ sơ như: Hồ sơ lý lịch gốc, các quyết định lương, QĐ điều động thuyên chuyển…, quá trình tham gia BHXH người lao động khai tại Phụ lục. Nếu có quá trình đóng BHXH tại tỉnh khác thì hướng dẫn người lao động về BHXH tỉnh nơi đơn vị cũ đóng BHXH để xin cấp Giấy xác nhận đóng BHXH. Trường hợp đóng BHXH qua các đơn vị tại Hà Nội, nếu trong hồ sơ chưa có Xác nhận đóng BHXH vẫn tiếp nhận và không yêu cầu người lao động về đơn vị cũ xin xác nhận đóng.



2.2 Cấp sổ BHXH cho người lao động nghỉ chờ việc trước tháng 01/1995.

Nếu hồ sơ không chứng minh được NLĐ thuộc đối tượng giải quyết thì không thực hiện tiếp nhận



* Lưu ý về mặt hồ sơ:

Trường hợp cấp sổ BHXH cho người lao động nghỉ chờ việc trước ngày 01/01/1995 khi tiếp nhận hồ sơ phải lưu ý đủ 2 điều kiện sau:

- Về mặt đối tượng: Căn cứ hồ sơ và văn bản xác nhận của đơn vị sử dụng lao động trước khi người lao động nghỉ chờ việc để xác định đúng đối tượng. Chỉ tiếp nhận đối với người lao động nghỉ chờ việc từ ngày 01 tháng 11 năm 1987 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 do cơ quan đơn vị không bố trí sắp xếp được việc làm, đến 31/12/1994 còn có tên trong danh sách quản lý của đơn vị, chưa nhận chế độ thôi việc, trợ cấp một lần

Nếu hồ sơ không chứng minh được NLĐ thuộc đối tượng được giải quyết thì không thực hiện tiếp nhận

- Về mặt Hồ sơ có quy định tại phụ lục, tuy nhiên nhất thiết đơn vị phải cung cấp được danh sách quản lý lao động của đơn vị đến 31/12/1994 có tên người lao động đó hoặc các giấy tờ gốc khác chứng minh người lao động vẫn thuộc quản lý của đơn vị đến 31/12/1994 (không yêu cầu xác nhận bằng văn bản)

Trường hợp không đủ hồ sơ, không tiếp nhận mà có hướng dẫn yêu cầu bổ sung luôn.



2.3. Cấp sổ BHXH cho người lao động theo QĐ 107/2007/QĐ-TTg (Thông tư 24/2007/TT-BLĐTBXH ngày 09/11/2007)

* Đối tượng được cấp sổ BHXH hoặc tính bổ sung thời gian công tác theo Thông tư 24/2007/TT-BLĐTBXH ngày 09/11/2007 đã có tại phụ lục, tuy nhiên cần nhấn mạnh về đối tượng như sau:

Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân (sau đây gọi chung là người lao động) thuộc biên chế của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang được cơ quan, đơn vị cử đi công tác, học tập, làm việc có thời hạn đã xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài, đã về nước trước ngày 01/01/2007 nhưng không đúng hạn, thuộc các trường hợp sau:

- Được đơn vị cử đi công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài tiếp nhận trở lại làm việc.

- Sau khi về nước được đơn vị khác tiếp nhận vào làm việc.

- Sau khi về nước không được đơn vị cũ tiếp nhận trở lại làm việc, hiện vẫn nghỉ chờ việc.

Mục VI quy định bổ sung cho trường hợp về nước đúng hạn hoặc về nước trước thời hạn do biến động chính trị…nhưng không được cơ quan tiếp nhận trở lại



* Trách nhiệm của người lao động và đơn vị sử dụng lao động

- Người lao động nộp hồ sơ theo quy định cho đơn vị quản lý cuối cùng nơi người lao động làm việc. Trường hợp đơn vị đã giải thể thì người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

- Đơn vị quản lý cuối cùng của người lao động có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ của người lao động kèm theo công văn đề nghị cấp sổ BHXH cho người lao động đến Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội.

* Lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ cán bộ tiếp nhận phải xác định đúng đối tượng quy định tại mục I và hồ sơ quy định tại Mục II Thông tư 24/2007 ngày 9/11/2007

Việc xác định thời điểm về nước căn cứ vào Thông báo chuyển trả hoặc xác nhận của Cục quản lý lao động ngoài nước để xác định. Trường hợp không rõ ràng, đơn vị phải xác nhận rõ thời điểm về nước kèm theo giấy tờ khác chứng minh như Giấy thu hồi hộ chiếu, Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu, xác nhận của địa phương nơi cư trú về việc người lao động đã về nước trước ngày 01/01/2007. Nếu hồ sơ không có giấy tờ chứng minh người lao động về nước trước ngày 01/01/2007 thì không tiếp nhận

Tất cả các trường hợp cấp sổ BHXH hoặc tính bổ sung thời gian công tác theo Thông tư 24/2007 đều phải có văn bản xác nhận của cơ quan đơn vị trước khi cử đi về việc sau khi về nước đơn vị chưa giải quyết chế độ thôi việc, trợ cấp một lần theo Thông tư Liên bộ số 12/TTLB ngày 3/8/1992 và Thông tư Liên bộ số 24/TTLB ngày 19/9/1994 của Liên Bộ LĐTBXH- Bộ Tài chính.

Trường hợp về nước nếu đơn vị có Quyết định tiếp nhận trở lại và bố trí sắp xếp việc làm nhưng người lao động không đi làm được xem như tự ý bỏ việc.

(có Phụ lục về đối tượng và hồ sơ cấp sổ cho các đối tượng đính kèm)


Каталог: UploadFile -> Portals
Portals -> TỈnh ủy hòa bìNH
Portals -> Ban tổ chức cuộc thi số: 01
Portals -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam bảo hiểm xã HỘi thành phố HÀ NỘI Độc lập Tự do Hạnh phúc
Portals -> TỈnh ủy hòa bình số 29 kh/tu đẢng cộng sản việt nam
Portals -> Quyết định số 466/QĐ-bhxh ngày 19 tháng 04 năm 2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quy trình giám định bảo hiểm y tế
Portals -> TỈnh ủy hòa bình số 13-kh/tu đẢng cộng sản việt nam
Portals -> Triển khai thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Portals -> BẢo hiểm xã HỘi thành phố HÀ NỘi số: 986 /kh-bhxh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 368.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương