I-ĐẶt vấN ĐỀ



tải về 92.59 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích92.59 Kb.
#28309
TÌNH HÌNH U VÚ TRONG PHỤ NỮ TỈNH KHÁNH HÒA

(QUA ĐIỀU TRA BẰNG SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN)



BS. Nguyễn Ngọc Hiền

Bệnh Viện Khánh Hòa

I-ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú chiếm tỷ lệ từ 2/10.000 - 10/10.000 phụ nữ đứng sau ung thư tử cung (2). Những công trình nghiên cứu gần đây cho thấy đối với ung thư vú dự hậu của bệnh nhân không tùy thuộc vào loại ung thư hay phương pháp điều trị, mà chỉ tùy thuộc vào giai đoạn mà u được phát hiện và điều trị, nghĩa là bệnh nhân được điều trị càng sớm thì dự hậu càng tốt (3). Những công bố mới đây của Hiệp Hội Chống Ung Thư Quốc Tế cho thấy các chương trình tầm soát Ung Thư Vú 2 năm một lần đã thật sự mang lại hiệu quả tốt và đã làm hạ thấp tỷ lệ tử vong 30% nhờ đã giúp phát hiện sớm các phụ nữ mắc bệnh này (2).

U vú đã được Edwin Smith mô tả từ 3000 năm trước công nguyên. Hippocrate (470-360 trước CN) đã đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán phân biệt Ung thư vú và áp xe vú (1). Năm 1952 Wild và Reid kết hợp với nhóm nghiên cứu ở Mineapolis công bố công trình nghiên cứu dùng Siêu Âm để sàng lọc Ung Thư Vú, kết quả chẩn đoán đúng 90%(5). Sau đó nhiều công trình nghiên cứu áp dụng SA trong sàng lọc u vú có giá trị với số liệu lớn đã được công bố, trong số đó, công trình của các Bs người Nhật (10), người Úc và người Mỹ( 6)..., rất có giá trị vì đã tổng kết và đưa ra được một số tiêu chuẩn chẩn đoán phân biệt U Vú lành tính và ác tính.

Có nhiều phương pháp để phát hiện u vú: tự khám, chụp X-quang vú, Nhỉệt đò vú, Siêu Am, CT, MRI...trong đó có 2 phương pháp được đề cao vì tiện lợi và dễ thực hiện là tự khám và Siêu Am. Những tài liệu mới đây cho thấy SA vú ngày càng được sử dụng phổ biến và có hiệu quả trong các chương trình truy tầm u vú trong cộng đồng vì rẻ tiền, dễ thực hiện, không đau, không độc hại và độ tin cậy ngày càng cao do các thiết bị ngày càng được hiện đại hóa, đến mức chuyên dùng(4). Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Siêu Am là phương tiện nhanh, nhạy, và rẽ tiền nhất để phát hiện sớm u vú, và Siêu Am đã được công nhận là một phương tiện chẩn đoán sàng lọc (screening test) có giá trị để phát hiện u vú.

Tại tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi cũng đã có 2 công trình nghiên cứu áp dụng SA để sàng lọc U Vú và xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán phân biệt U Vú lành và ác tính (7).



II. Mục tiêu nghiên cứu :

Trong công trình này chúng tôi muốn tìm hiểu tỷ lệ phụ nữ tỉnh Khánh Hòa mắc bệnh u vú là bao nhiêu hầu cung cấp số liệu cho cơ quan y tế xây dụng kế hoạch điều trị và chăm sóc sức khỏe ban đầu.



III. Phương pháp : dịch tể học cắt ngang

3.1: Chọn mẫu :

Chọn mẫu ngẫu nhiên

Với số dân xấp xỉ 1 triệu người , trong đó phụ nữ trong diện tuổi sinh dẻ chiếm tổng số khoảng 300.000. Công thức chọn mẫu cho quần thể hữu hạn .

N= Z ( p*(1-p) /d với p=3,7 % (theo báo cáo của Nguyễn chấn Hùng), độ tin cậy 95% .



N= 782

3.2: Địa phương :

Tỉnh Khánh Hòa có thể chia làm 3 vùng dân cư: Miền núi (kinh vàdân tộc ít người), đồng bằng và ven biển. Do đó chúng tôi chọn 3 cụm dân cư tương ứng: Ninh Hòa, Cam Ranh và TP. Nha Trang.



3. 3: Thời gian nghiên cứu : từ 1/1999 – 6/1999

3.4. Tiêu chuẩn chọn bệnh :

Về nhóm bệnh: Tất cả phụ nữ đến khám SA trong thời gian điều tra tại BV Khánh Hòa, BV Ninh Hòa và BV Cam Ranh và các nhóm phụ nữ do các cụm điều tra gởi đến (thông qua hội phụ nữ địa phương).



3.5: Tiêu chuẩn đánh giá kết qủa SA (7, 10, 11)

Cấu trúc vú bình thường: Lớp da, lớp mỡ dưới da, lớp tuyến vú, và lớp tổ chức sau tuyến vú.

Tổn thương lành tính: như u xơ tuyến, u xơ bọc, nang. Các tổn thương lành tính có các dấu hiệu SA chung như sau:

Đường viền: đều, rõ nét, hình tròn hay bầu dục.

Phản âm bên trong u: đều.

Bóng lưng: không có, hoặc có bóng lưng 2 bên, kèm theo tăng phản âm bên dưới khối u.

Xâm lấn: không có.

Tổn thương ác tính: như ung thư, di căng ung thư. Các tổn thương ác tính có các dấu hiệu SA chung như sau:

Đường viền: không rõ, không đều, nhiều thùy.

Phản âm bên trong: không đều, hổn hợp.

Bóng lưng: có, bóng lưng giữa hoặc từ trong lòng khối u.

Xâm lấn: thường có, nhất là vào vùng echo trống dưới da. Khi có xâm lấn vào vùng thành sau tuyến vú thì u đã tiến triển nặng.



3.6: Giải phẩu bệnh :

Có 29 BN do chương trình nghiên cứu sàng lọc giới thiệu nhập viện để mổ. Tất cả đều được làm GPB trước và sau mổ. Nếu kết quả không phù hợp giữa 2 lần GPB, bệnh phẩm được gởi lên tuyến trên kiểm tra lại.



3.6: Xử lý kết qủa : theo chương trình EPI 6
IV- KẾT QUẢ
Chúng tôi đã khám cho 1064 phụ nữ chia ra như sau:

KẾT QUẢ / LÝ DO KHÁM SA : (bảng 1)




SỐ CA

TỔNG QUÁT : 858 ca

BỆNH LÝ VU : 206 ca




Bình thường

U LÀNH

U ÁC

Bình thường

U LÀNH

U ÁC

1064 ca

826

28=3,26%

4=0,47%

184

19

3

DÂN TỘC: (bảng 2)







KINH

DÂN TỘC

SỐ CA

807

51

U LÀNH

25 (3,10%)

3 (5,88%)

U ÁC

4 (0,50%)

0

p > 0,05
TUỔI: (bảng 3)





 30 TUỔI

31-50 TUỔI

> 50 TUỔI

p

SỐ CA

305

490

63




U LÀNH

8 (2,62%)

17 (3,47%)

3 (4,76%)

< 0,05

U ÁC

0

2 (0,41%)

2 (3,17%)

< 0,001

* Nhỏ nhất: 15 tuổi. Lớn nhất: 90 tuổi.

THEOTÌNH TRẠNG GIA ĐÌNH (Bảng 4)






TÌNH TRẠNG GIA ĐÌNH

T S




O CHỒNG

CÓ CHỒNG










KH. CON

1 CON

2 CON

> 2 CON




SỐ KHÁM

142

105

265

318

234

1064

CÓ U

7

4

12

18

13

54

U LÀNH

6

3

11

16

11

47

U ÁC

1

1

1

2

2

7


SỐ BN NHẬP VIỆN ĐỂ MỔ: 43 ca.

Trong năm qua số bệnh nhân có u vú nhập viện để mổ là 43 ca, có kết quả GPB như sau: U lành 30 ca, U ác: 13 ca. Trong số đó, số BN do chương trình giới thiệu đến là 29 ca, với chẩn đoán SA:

- U lành: 24 ca.

- U ác: 5 ca.

Tỷ lệ BN nhập viện để mổ so với số BN phát hiện có u qua SA:

-U lành 24/47 = 51,06%

-U ác 5/7 = 71,42%

Tỷ lệ chẩn đoán có u phù hợp giữa SA và GPB là: 35/35=100% , trong đó:

SO SÁNH KẾT QỦA SIÊU ÂM VƠÍ GIẢI PHẨU BỆNH (Bảng 5)






SIÊU ÂM

GPB





LÀNH

ÁC

LÀNH

21

1

ÁC

3

4

TC

29*

* Số BN do SA phát hiện gởi đến BV
Độ nhậy: 87,5%, Độ tin cậy : 80%

Giá trị dự báo (+) : 95,5%, Giá trị dự báo (-) : 57,5%.



V. BÀN LUẬN

5.1- Tỷ lệ chẩn đoán GPB/SA phù hợp là:

-Tỷ lệ phát hiện: 100%.

-Tỷ lệ chẩn đoán xác định đúng: u lành: 87,5%, u ác: 60%, (Độ nhậy: 87,5%, Độ tin cậy : 80%, Giá trị dự báo (+) : 95,5%, Giá trị dự báo (-) : 57,5%). Theo Kobayashi SA có thể phát hiện các K vú có đường kính 0,5 cm. Trong nghiên cứu (1977)(10) của ông SA chẩn đoán K vú có độ nhạy 89%, độ tin cậy 79%). Bary Goldberg (1988) (11) nhận xét rằng SA là phương tiện nhanh, nhạy, cơ động ít tốn kém và không độc hại giúp tầm soát u vú hửu hiệu ở các nước nghèo. Trong hoàn cảnh nước ta, khi các phương tiện chụp nhủ ảnh còn rất hiếm hoi và giá thành quá cao, SA có thể được sử dụng như một phương tiện tầm soát u vú trong cộng đồng. Việc chẩn đoán xác định và kế hoạch điều trị sẽ thực hiện tiếp theo tại bệnh viện.

5.2- Tỷ lệ phụ nữ Khánh Hòa có u vú3,72% (32/858), trong đó u lành3,26% (28/858) , u ác0,47% (4/858) (bảng 1). Tỷ lệ này hơi cao hơn so với một số nghiên cứu khác tại Việt Nam (8,9). Lý do có thể là do công tác chuẩn bị kỹ từ cơ sở bao gồm nhiều đối tượng phụ nữ , trong số đó một số phụ nữ đã có vấn đề ở vú từ trước đến khám nhiều hơn. Như vậy trong tỉnh Khánh Hòa (với 294700 phụ nử trên 20 tuỏi) ước tính có 1164 người có thể bị K vú.

5.3- Tỷ lệ mắc bệnh ở người kinh là: u lành: 3,10%, u ác: 0,50%, trong khi ở người dân tộc ít người là: u lành: 5,88%, u ác: 0. nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

5.4- Tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi : Dưới 30 tuổi: U lành: 2,62%, u ác =0; từ 31-50 tuổi: u lành: 3,47%, u ác=0,41%; trên 50 tuổi: u lành: 4,76%, u ác: 3,17%. Như vậy, tỷ lệ phụ nữ có u vú lành và ác đều tăng theo tuổi (p<0,05 và p<0,001). Cần có biện pháp phát hiện sớm và có hướng giải quyết triệt để hơn đối với phụ nữ lớn tuổi có u vú.

5.5- Sự phân bố theo vùng dân cư rải rác, không có ý nghĩa thống kê.

5.6- Chương trình truy tầm đã phát hiện 47 ca u lành và 7 ca u ác trong số 1064 phụ nữ đến khám SA và đã làm thủ tục giới thiệu đến bệnh viện, nhưng chỉ có 24/47=51,1% ca u lành và 5/7=71,4% ca u ác vào viện điều trị. Điều này cho thấy phụ nữ còn ít quan tâm đến vấn đề bệnh tật của mình, họ chỉ đến bệnh viện khi tình trạng bệnh đã quá nặng hoặc sau khi đã điều trị bằng các phương pháp linh tinh không khỏi.

6.7- Sự tương quan giữa tỷ lệ mắc bệnh (có u vú) với tình trạng gia đình và số con không rõ rệt (bảng 4).



VI. KẾT LUẬN

Sau 1 năm triển khai thực hiện công trình nghiên cứu chúng tôi đã khám cho 1.064 phụ nữ, trong đó 858 ca được khám vú không chọn lựa (trong số các bn đến khám SA tổng quát) phát hiện 32 ca có u vú (tỷ lệ # 3,72%), trong đó u lành: 28 ca (tỷ lệ:3,26%), u ác:4 (tỷ lệ: 0,47%). Như vậy với số khoảng 294.700 phụ nữ trên 20 tuổi hiện nay, tỉnh Khánh Hòa có thể có vào khoảng 10.963 phụ nữ có u vú trong đó khoảng 1164 phụ nữ có khả năng có u ác tính. Trong khi đó hằng năm BV tỉnh Khánh Hòa chỉ nhận vào điều trị khoảng 40-45 ca, như vậy con số phụ nữ có u vú chưa được phát hiện, hoặc chưa được điều trị còn rất cao.

Chúng tôi mong rằng điều tra này sẽ góp phần thông báo đến các cơ quan có trách nhiệm một tình trạng bệnh tật còn chưa được lưu ý đầy đủ, mà nếu có sự tổ chức tốt và sự quan tâm của các ngành có trách nhiệm, nhất là ngành y tế, chúng ta có thể giải quyết được mối bận tâm đe dọa sức khỏe của hơn 1/2 dân số tỉnh nhà, mang lại sức khỏe cho họ và hạnh phúc cho gia đình họ.

********************************

VI- TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- IGLEHART J. D: The Breast. Textbook of Surgery, Sabiston, 14th edition, 1991 : 510-511.

2- NHIỀU TÁC GIẢ: Ung thư vú. Cẩm nang Ung Bướu học lâm sàng-Hiệp Hội Quốc Tế Chống Ung Thư,XB lần thứ 6, Tập I:164-168,Tập II:504-509.

3- SARIEGO J.: Breast Cancer in Young Patients. The American Journal of Surgery,Vol.170,No 3:243-245,Sept.1995.

4- TOHNO E. , COSGROVE D. ,SLOANE J. : Ultrasound Diagnosis of Breast Diseases. 1993.

5- PHAN TƯỜNG DUYỆT: Lịch sử Siêu Am. Siêu Âm Ngày Nay. Hội Siêu Âm Quảng Nam Đà Nẳng,số 2,1995:24.

6- LEUCHT W. : Historical development of Breast Ultrasound. Teaching Atlas of Breast Ultrasound.1992:2.

7- NGUYỄN NGỌC HIỀN: Siêu Âm Chẩn Đoán U Vú. Công trình Nghiên Cứu Khoa Học Viện Trường Tây Nguyên-Khánh Hòa.

8- NGUYỄN SÀO TRUNG: Góp phần khảo sát đặc tính GPB các bệnh lành tính và ác tính của vú ở phụ nử miền nam VN. Công trình NCKH khoa Y 1990-1991: 47-55.

9- NGUYỄN CHẤN HÙNG: Ung thư vú. Ung thư học lâm sàng. Quyển 2,chương I-1986.

10- KOBAYASHI: Gray scale echography for breast cancer. J. Radio. 1977: 121-207.

11- GOLDBERG B. . Ultrasound mamography. J. Radio. Clinic of North America. Vol. 18,n 21. April 1980: 133-134.

12- SMALLWOOD A. , GUYER P.et all.: The accuracy of ultrasound in diagnosis of breast diseases. Year book of Surg. : 198-199, 1987.






Каталог: UploadDocs
UploadDocs -> Ubnd huyện yên châu phòng giáo dục và ĐÀo tạO
UploadDocs -> Số: 68/2000/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UploadDocs -> NĂm tân mãO, chuyện phiếm về MÈo nhà Vy Kính I/Năm Tân Mão và họ nhà Mèo
UploadDocs -> Phân suất dự trữ lưu lượng động mạch vành
UploadDocs -> Ubnd tỉnh lạng sơn sở giáo dục và ĐÀo tạO
UploadDocs -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 2015 thủ TƯỚng chính phủ
UploadDocs -> Ubnd huyện mai sơn phòng giáo dục và ĐÀo tạO
UploadDocs -> Ubnd tỉnh hà TĨnh sở giáo dục và ĐÀo tạO
UploadDocs -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam phòng giáo dục và ĐÀo tạO
UploadDocs -> Ubnd huyện yên châu phòng gd&Đt số: 119

tải về 92.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương