ĐỘi t. N. T. P hồ chí minh liên đội trường th yên Thạch



tải về 38.97 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích38.97 Kb.
#21853

ĐỘI T.N.T.P HỒ CHÍ MINH

Liên đội trường TH Yên Thạch

***



Yên Thạch, ngày 10 tháng 1 năm 2015







HƯỚNG DẪN

Tổ chức Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” năm 2015

Thực hiện Chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2014 - 2015; Căn cứ kế hoạch số 148 KH/HĐĐTW ngày 3/11/2014 của Hội đồng Đội Trung ương về việc tổ chức Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” toàn quốc; nhằm khơi dậy trong thiếu niên, nhi đồng tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu, thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy hướng tới kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Ban chỉ huy liên đội trường TH Yên Thạch triển khai Hướng dẫn tổ chức Cuộc thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” năm 2015, cụ thể như sau:


I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Giáo dục cho các em đội viên, thiếu niên, nhi đồng thực hiện tốt Cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”.

- Thông qua hội thi tạo môi trường cho đội viên, thiếu niên nhi đồng học tập, rèn luyện về đạo đức, lối sống, giúp các em phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.

- Hội thi được tổ chức trên 100% các chi đội, thu hút đông đảo đội viên tham gia và giúp các em đội viên gặp mặt, giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết thân ái với nhau.



II. ĐỐI TƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN THAM GIA

1. Đối tượng: Là đội viên hoặc nhi đồng hiện đang học tập tại trường Tiểu học Yên Thạch.

2. Địa điểm:

- Tại sân trường Tiểu học Yên Thạch khu Trung tâm.



3. Thời gian : 10/2/2015

III. NỘI DUNG - HÌNH THỨC

1. Nội dung

- Thí sinh tham dự Hội thi tìm hiểu và kể những câu chuyện về Bác Hồ đã được duyệt đăng trên sách, báo, tạp chí ((khuyến khích có các tiết mục phụ họa phù hợp với nội dung câu chuyện).

- Trả lời câu hỏi phụ do Ban tổ chức Hội thi đưa ra. (Có câu hỏi phụ tham khảo gửi kèm)

2. Hình thức

- Hội thi được thể hiện dưới hình thức Sân khấu hóa.

- Các thí sinh tham dự thi theo thứ tự đã bắt thăm trước đó. Sau khi kết thúc phần thi kể chuyện, thí sinh sẽ bắt thăm và trả lời câu hỏi phụ do Ban giám khảo đưa ra.

IV. TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM:

Ban Giám khảo cuộc thi chấm điểm theo các nội dung cụ thể như sau:

1. Phần nội dung kể chuyện: 80 điểm

2. Trả lời câu hỏi phụ: 20 điểm

Ban Giám khảo sẽ đưa ra câu hỏi phụ xoay quanh cuộc vận động “Thiếu nhi Vĩnh Phúc thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”.

- Tổng số điểm cho cả 02 nội dung là: 100 điểm

* Lưu ý:

+ Thí sinh kể chuyện không được nhái giọng Bác Hồ.

+ Thời gian tối đa cho mỗi câu chuyện kể là 15 phút. Thời gian suy nghĩ để trả lời câu hỏi phụ tối đa là 30 giây, thời gian thí sinh trả lời câu hỏi phụ không quá 02 phút. Thí sinh vượt quá thời gian quy định, nếu quá 30 giây trừ 0,5 điểm, quá 01 phút trở lên mỗi phút trừ 01 điểm.

Trên đây là Hướng dẫn tổ chức Hội thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ” năm 2015. Ban chỉ huy Lên đội đề nghị các lớp triển khai tập luyện để liên đội tổ chức thành công Hội thi và chọn được giải nhất, tham gia hội thi cấp huyên .







TM. Ban chỉ huy liên đội


TPTĐ
Vũ Doãn Bình










ĐỘI T.N.T.P HỒ CHÍ MINH

LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TH YÊN THẠCH

***




Yên Thạch, ngày 10 tháng 1 năm 2015


BỘ CÂU HỎI PHỤ THAM KHẢO
1. UNESCO công nhận Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hóa thế giới vào dịp nào?

Trả lời: Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh năm 1890, mất năm 1969. Năm 1990, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức UNESCO tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới.

2. Người thân của Bác Hồ gồm những ai?

Trả lời: Cha của Bác là cụ ông Nguyễn Sinh Sắc (1862 – 1929), mẹ của Bác là cụ bà Hoàng Thị Loan (1868 – 1901). Bác có một người chị (bà Nguyễn Thị Thanh), một người anh (ông Nguyễn Sinh Khiêm) và một người em trai (Nguyễn Sinh Xin).

3. Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? Tại đâu? Tên khai sinh của Bác?

Trả lời: Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890 tại làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Chùa), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tên khai sinh của Bác là Nguyễn Sinh Cung.

4. Bác Hồ mang tên Nguyễn Tất Thành từ lúc nào?

Trả lời: Năm 1901, cụ Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng (Khoa thi Hội năm Tân Sửu). Theo phong tục, nhân dân làng Sen (quê nội của Bác) đã xây dựng căn nhà cho tân Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Nhân dịp này, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã làm lễ “vào làng” cho hai con trai, Nguyễn Sinh Khiêm được đổi tên là Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Sinh Cung được đổi tên là Nguyễn Tất Thành với ước nguyện sự thành đạt sau này của con mình.

5. Bác Hồ đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? Tại đâu?

Trả lời: Ngày 5/6/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng. Người lấy tên là Văn Ba, làm phụ bếp cho tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin.

6. Bác Hồ lấy tên là Nguyễn Ái Quốc từ bao giờ?

Trả lời: Ngày 18/6/1919, lần đầu tiên Bác Hồ sử dụng tên gọi Nguyễn Ái Quốc khi kí tên thay mặt “Hội những người Việt Nam yêu nước” tại Pháp gửi đến hội nghị Véc-xai bản “Yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam” đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

7. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ từng làm những nghề nào?

Trả lời: Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ từng làm các công việc như: dạy còn biết thêm các ngoại ngữ khác như Tây Ban Nha, Đức, Ý, Thái Lan,…

8. Bác Hồ lấy tên là Hồ Chí Minh từ lúc nào?

Trả lời: Ngày 13/8/1942, Bác Hồ lấy tên mới là Hồ Chí Minh khi lên đường đi Trung Quốc để bắt liên lạc với các lực lượng cách mạng của người Việt Nam và lực lượng đồng minh chống phát xít.

9. Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập ở đâu?

Trả lời: Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập tại số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.

10. Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở lại thăm quê mấy lần?

Trả lời: Hai lần. Lần thứ nhất là ngày 14/6/1957 và lần thứ hai từ ngày 8 đến ngày 10/12/1961.

11. Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở lại thăm miền Nam mấy lần?

Trả lời: Chưa lần nào.

12. Bác Hồ đến thăm Đền Hùng mấy lần? Xuất xứ của câu nói “Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy

nước…”?

Trả lời: Bác Hồ đã từng đến thăm Đền Hùng 2 lần vào các năm 1954 và 1962. Trong buổi nói chuyện với chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trên đường về tiếp quản Thủ đô tại Đền Hùng, Phú Thọ ngày 19/9/1954, Bác hồ đã nói câu nói trên.



13. Bác Hồ viết Di chúc trong khoảng thời gian nào?

Trả lời: Bác Hồ viết di chúc trong khoảng thời gian từ ngày 10/5/1965 đến ngày 10/5/1969.

14.Bác Hồ có bao nhiêu tên gọi, bút danh, bí danh?

Trả lời: Bác Hồ có 152 tên gọi, bút danh, bí danh. Một số tên của Bác như: Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Vương, Lý Thụy, Lin, Thầu Chín, Tống Văn Sơ, Hồ Quang, Già Thu, Nguyễn Ái Quốc, XYZ, Nguyễn, T.L., Trần Lực, Wang, N.A.Q., Lincôpxki,…

15. Bác Hồ là người khởi xướng 2 tục lệ trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt.

Đó là những tục lệ nào?

Trả lời: Đó là tục “Đọc thư chúc Tết” và tục “Tết trồng cây”

16. Bác Hồ biết những ngoại ngữ nào?

Trả lời: Bác Hồ thông thạo 4 ngoại ngữ: Trung Quốc, Pháp, Anh, Nga. Ngoài ra, Người

17. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Tuyên ngôn độc lập vào thời gian nào? Ở đâu?

Trả lời: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập vào cuối tháng 8/1945 tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội. Sáng ngày 26/8/1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng. Trong cuộc họp này, Thường vụ quyết định một số chủ trương đối nội và đối ngoại trong tình hình mới, về việc sớm công bố danh sách thành viên Chính phủ lâm thời. Theo đề nghị của Hồ Chủ tịch, Thường vụ nhất trí mở rộng hơn nữa thành phần Chính phủ lâm thời, chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hòa. Ngày 30/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý kiến cho bản Tuyên ngôn độc lập do Người soạn

thảo. Ngày 31/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ sung một số điểm vào dự thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, tại vườn hoa Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


TPTĐỘI
Vũ Doãn Bình






Каталог: UserFiles
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin

tải về 38.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương