I. SỰ CẦn thiết phảI ĐIỀu chỉnh quy hoạCH



tải về 3.51 Mb.
trang1/23
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích3.51 Mb.
#32820
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  


THUYẾT MINH TỔNG HỢP

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ

CỬA KHẨU QUỐC TẾ BỜ Y

***

ĐỊA ĐIỂM QUY HOẠCH : HUYỆN NGỌC HỒI TỈNH KONTUM.

QUY MÔ NGHIÊN CỨU : 68.570 HA

CƠ QUAN CHỦ QUẢN ĐẦU TƯ : BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QT BỜ Y

CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ : BAN QL CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CƠ QUAN TƯ VẤN : CÔNG TY TƯ VẤN & THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VIỆT NAM


CHỦ NHIỆM ĐỒ ÁN : KTS. LÊ TUẤN.

QUẢN LÝ DỰ ÁN : KS. NGUYỄN TUẤN.

CHỦ TRÌ CÁC BỘ MÔN CHUYÊN NGÀNH QUY HOẠCH:


  • KIẾN TRÚC: KTS. ĐỖ TRÍ PHƯƠNG.

  • KINH TẾ : KS. NGUYỄN VIỆT HÙNG.

  • GIAO THÔNG: KS. NGUYỄN NGỌC HÀ.

  • THUỶ LỢI : TS. NGUYỄN VĂN TÀI.

  • THUỶ CÔNG: KS. TÔN THẤT VĨNH.

  • CẤP THOÁT NƯỚC & MÔI TRƯỜNG: KS. ĐỖ DUY THÔNG.

  • ĐIỆN: KS. TRẦN GIA TIẾN.

  • CHUẨN BỊ KT: KS. NGUYỄN VIỆT HƯNG.

  • TRẮC ĐỊA ĐỊA HÌNH: KS. VŨ HÔNG LÂM.

QUẢN LÝ KỸ THUẬT: TRẦN TOÀN THẮNG, NGUYỄN LÊ QUANG, NGUYỄN TUẤN,

PHẠM TUYẾN, NGUYỄN VÂN LONG, NGUYỄN HỒNG THỤC.


CƠ QUAN TRÌNH DUYỆT

BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QT BỜ Y

TRƯỞNG BAN


PHẦN MỞ ĐẦU.


SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH, CƠ SỞ, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ &

QUAN ĐIỂM LẬP QUY HOẠCH.

****

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH:


- Khu kinh tế của khẩu quốc tế Bờ Y (gọi tắt là khu kinh tế) được thành lập theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 05/01/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là Khu kinh tế trọng điểm trong hệ thống các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam, khu có 01 cửa khẩu Quốc tế với Lào và 01 cửa khẩu phụ với Campuchia ; Là một trong ba trung tâm kinh tế trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây của Việt Nam; Được Thủ tướng 3 nước Việt nam- Lào-Campuchia Tuyên bố tại Viêng Chăn ngày 28/11/2004 Về việc Thiết lập Tam giác phát triển 3 nước Việt Nam- Lào-Campuchia ; Là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Kon Tum và cả nước. Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là điểm nhấn trong chiến lược liên kết nhằm tạo cơ hội hợp tác, phát triển đồng đều giữa các nước ASEAN và tiểu vùng sông MêKông, là giao điểm quan trọng trên hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Đông - Nam bộ Việt Nam với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Mianma.

Hiện tại các quốc gia Việt Nam, Lào, Thái Lan đang tiến hành xây dựng nhiều tuyến đường nối các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, Lào, Thái Lan qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y như: Đường Hồ Chí Minh Việt Nam; Quốc lộ 16A từ Pak Sế đến thị xã Attapư(Lào); Cầu Pak Sế qua sông Mê Kông (Lào, Thái Lan); Đường 18B thị xã Attapư (Lào) đến cửa khẩu Phu Cưa nối với đường QL40 của Việt Nam, tạo cho khu kinh tế những cơ hội phát triển mới trong xu thế hội nhập cao với khu vực.

- Quy hoạch chung khu Bờ Y đã được lập và duyệt theo Quyết định số 1369/QĐ-TTg ngày 19/04/2001 Thủ tướng Chính phủ có quy mô 400 ha đã được thực hiện từ năm 2000 đến nay. Nhưng hiện nay do xuất hiện những nhân tố mới tác động tích cực đến khu vực như: Nền kinh tế của đất nước và khu vực miền Trung đang tăng trưởng mạnh với tốc độ trên 7,5% với cơ cấu kinh tế phấn đấu đến 2020 là nước công nghiệp chiếm tỷ trọng trên 40%. Việc tham gia vào khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập với tổ chức thương mại Quốc tế WTO và xu hướng toàn cầu hoá kinh tế làm tăng dòng vốn đầu tư FDI vào khu vực nội địa; Mặt khác chương trình hợp tác quốc tế giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia và hợp tác liên kết tiểu vùng sông Mê kông cũng tác động mạnh đến khu vực và tạo cho khu vực 1 cơ hội mới.

Qua các buổi làm việc tại khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đều có chung quan điểm chỉ đạo là: Để phát huy được vị trí địa lí, chính trị đặc biệt quan trọng của khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh - quốc phòng, đồng thời khai thác có hiệu quả các điều kiện về vị trí địa lí, chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội trong quá trình giao lưu kinh tế quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế, phát huy tác dụng lan toả của khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đối với tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia trong quá trình hội nhập cần phải ban hành một chính sách đặc thù đặc biệt ưu đãi về tổ chưc và hoạt động cho khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y để đủ điều kiện phát triển xây dựng khu kinh tế đạt được mục tiêu đã đề ra như: Có môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất bao gồm hạ tầng kinh tế, xã hội và chính sách ưu đãi đặc biệt nổi trội, cơ chế quản lí linh hoạt thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh; Dịch vụ; Du lịch, đi lại, cư trú phù hợp với cơ chế thị trường để thu hút tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cũng như tạo ra điểm hội nhập, giao lưu rộng lớn, toàn diện trên tinh thần hữu nghị, hợp tác và phát triển và ngày 05/9/2005 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 217/2005/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y với quy mô: Gồm 6 xã (Saloong, Đắk Kan, Bờ Y, Đắk Xú, Đắk Nông, Đắk Dục), 01 thị trấn (PlâyKần) và 01 khu trung tâm có tổng diện tích tự nhiên khoảng 68.570 ha.

Với những nhân tố ảnh hưởng đã nêu ở trên; Đồ án cũ không còn đáp ứng nhu cầu phát triển về nhiều mặt như: Quy mô dân số, các yêu cầu phát triển và mở rộng đô thị đặc biệt là về đầu tư công nghiệp, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, Vệ sinh môi trường ..v.v.

Vì vậy việc điều chỉnh quy hoạch chung để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ mới của khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là hết sức cần thiết.



II. CÁC CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH:


- Nghị định số 140/2004/NĐ-CP, ngày 25/6/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia.

- Quyết định 53/2001/QĐ-TTg, ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới.

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kì họp thứ 4 (từ ngày 21/10 – 26/11 năm 2003) thông qua.

- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của Chính Phủ về Quy hoạch xây dựng.

- Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 05/01/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án phát triển KTXH khu vực cửa khẩu Bờ Y- Ngọc Hồi - tỉnh Kon Tum.

- Quyết định số 1369/QĐ-TTg ngày 19/04/2001 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y- Ngọc Hồi - Tỉnh Kon Tum đến năm 2010.

- Quyết định số 217/2005/QĐ-TTg v/v Ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y.

- Quyết định số 603/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 v/v Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y.

- Báo cáo 69/BC-BQLCK ngày 5/10/2006 của ban QL khu kinh tế của Khẩu QT Bờ Y về Tình hình thực hiện đầu tư phát triển năm 2006 và kế hoạch vốn đầu tư năm 2007 của khu kinh tế cửa khẩu QT Bờ Y.

- Quy hoạch phát triển KTXH của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.

- Tuyên bố chung Việt Nam - Lào về chiến lược hợp tác phát triển kinh tế xã hội.

- Thoả thuận của 3 nước Việt nam - Lào - Campuchia về phát triển vùng tam giác phát triển 3 nước tại khu vực ngã 3 biên giới.

- Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển các vùng KT trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Báo cáo rà soát điều chỉnh quy hoạch Tổng thể kinh tế xã hội Tỉnh Kon Tum giai đoạn 2006-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Các tài liệu điều tra cơ bản có liên quan.

- Các sơ đồ và đồ án quy hoạch có liên quan.

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/ 500.000, 1/250.000, 1/100.000, 1/50.000 và 1/10.000.

- Bản đồ không ảnh vùng nghiên cứu quy hoạch và vùng liên quan trực tiếp.

- Báo cáo thăm dò nước ngầm do liên đoàn địa chất thuỷ văn thực hiện tháng 7/2006.




tải về 3.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương