I. Quản lý sâu bệnh ở khu vực dự án Ô Môn – Xà No 4 II. Quản lý thuốc bảo vệ thực vật 12 Chủ sở hữu có trách nhiệm liên hệ với một đại diện phê duyệt của tỉnh để truyền đạt các hướng dẫn và yêu cầu xử lý


C. Giám sát và kếKế hoạch giám sát, trách nhiệm thực hiện, yêu cầu giám định và chi phí bao quátgiám sát



tải về 0.55 Mb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.55 Mb.
#76
1   2   3   4

C. Giám sát và kếKế hoạch giám sát, trách nhiệm thực hiện, yêu cầu giám định và chi phí bao quátgiám sát.


Việc quan trắc và giám sát môi trường nhằm đảm bảo các biện pháp phòng chống và giảm thiểu những ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ra. Giám sát môi trường cung cấp các thông tin phản hồi về các tác động môi trường do việc sử dụng Thuốc bảo vệ thực vật mang lại. Quan trắc môi trường cũng góp phần đánh giá hiểu quả các biện pháp giảm thiểu đã sử dụng, kịp thời phát hiện các vấn đề nảy sinh và tìm biện pháp khắc phục. Các điểm quan trắc môi trường sẽ được quan trắc ở những nơi đã bị tác động trực tiếp bởi các nguồn thải, dẫn đến biến động của chất lượng môi trường. Do đó, vị trí quan trắc tác động sẽ luôn biến động theo thời gian và không gian tùy theo diễn biến của môi trường tại khu vực Ô Môn – Xà No.

Chương trình giám sát môi trường định kỳ của dự án Ô Môn – Xà No như sau:





Vấn đề

giám sát

Vị trí giám sát

Thông số

giám sát

Tần suất

giám sát

Trách nhiệm giám sát

Chi phí (VNĐ)

Giám sát chất lượng đất

Vị trí giám sát tại 06 điểm, thuộc 3 tỉnh. Dọc theo tuyến kênh

pHkclpHKCL, ppHH2O, NPK dễ tiêu, As, Cl-, SO42-, Al, Fe, Hg, Pb, Zn, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

01 lần/năm

Sở TN&MT các tỉnh

10.000.000

Kiểm chứng chất lượng nước

Giám sát 12 điểm tại khu vực kênh lớn và các nhánh chính dọc theo tuyến kênh Ô Môn Xà No đi qua 3 tỉnh.

Quan trắc một số chỉ tiêu chính chất lượng nước mặt như: DO, BOD, COD, pH, TSS, độ mặn, Total colifom; Hàm lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng dầu mỡ, Fe, Cu, Zn…

02 lần/năm

Sở TN&MT các tỉnh

30.000.000


Annexes.

Phụ lục 1.

Một vài hình ảnh khu vực dự án và khảo sát














Phụ lục 2
Danh sách các quy định liên quan đến BVTV



  • Thông tư số 02/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/1/2010 về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.

  • Công văn số 2388/BNN-BVTV ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - PTNT về việc Tăng cường công tác quản lý thuốc BVTV trên rau.

  • Quyết định số 356/2009/QĐ-BVTV ngày 23/3/2009  công nhận "biện pháp mạ mùng kết hợp né rầy trông sản xuất lúa giống các cấp" là tiến bộ khoa học  kỹ thuật.

  • Quyết định số 325/2009/QĐ-BVTV ngày 17/3/2009  công nhận "giải pháp gieo sạ đồng loạt và né rầy trên diện rộng để phòng trừ bệnh VL, LXL ở đồng bằng sông Cửu Long" là tiến bộ khoa học  kỹ thuật.

  • Quyết định 63/2007/QĐ-BNN ngày 02/7/2007 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý thuốc BVTV ban hành kèm theo Quyết định 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT.

  • Quyết định số 108/QĐ-BNN ngày 8 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc  đăng ký đặc cách một số loại thuốc bảo vệ thực vật vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

  • -Chỉ thị 2982/CT-BNN-BVTV ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phát động tháng hành động phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa ở các tỉnh phía Nam.

  • Quyết định số 1459/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ Tướng Chính Phủ về chính sách hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoăn lá trên lúa đối với các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào).

  • Quyết định số 3361/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chế độ làm việc và nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở các tỉnh phía Nam.

  • Công văn số 2923/BNN-VP ngày 07 tháng 11 năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Huy động lực lượng tham gia phòng chống dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa.

  • Quyết định  số 3284/QĐ-BNN-TCCB ngày 01 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thành lập Ban Chỉ Đạo phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ở các tỉnh phía nam.

  • Quyết định  số 3080/QĐ-BNN-BVTV ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố dịch vàng lùn và lùn xoắn lá hại lúa tại các vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ. 

  • Công văn số 2599/BNN-BVTV ngày 09 tháng 10 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về điều kiện công bố dịch bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá hại lúa.

  • Quyết định  số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

  • Chỉ thị số 24/2006/CT-BNN ngày 07 tháng 04 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v tăng cường triển khai chương trình 3 giảm 3 tăng.

  • Quyết định số 183/QĐ-BVTV ngày 15 tháng 03 năm 2004 của Cục trưởng Cục Bảo Vệ thực Vật, về việc ban hành qui định khảo nghiệm xác định thời gian cách ly của thuốc bảo vệ thực vật  đối với cây trồng.

  • Nghị định số  26/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2003  của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính ttrong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

  • Thông tư số 110/2003/TT-BTC ngày 17/11/2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật

  • Quyết định số 145/2002/QĐ-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Về việc Ban hành Quy định về thủ tục đăng ký; sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói; xuất khẩu, nhập khẩu; buôn bán; bảo quản, vận chuyển; sử dụng; tiêu hủy; nhãn thuốc; bao bì, đóng gói;hội thảo, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật

  • Quyết định số 91/2002/QĐ-BNN ngày11 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy định về cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.


Phụ lục 2.

Tóm tắt các ý kiến của lãnh đạo địa phương

TP Cần Thơ

Thời gian: ngày 17/1/2011

Địa điểm họp: Sở NN và PTTT thành phố Cần Thơ

Thành phân tham gia: Ông Quỳnh ( sở Nông nghiêp); ĐT: 07103823491-0913974873

Bà Kiều ( Chi cục BVTV), ĐT: 0918707297

Bà Lập: ( Chi cục Thủy lợi), ĐT 0913126010

Nội dung trao đổi:


  • Cần Thơ có 110.000 ha đất trồng trọt, trong đó diện tích trồng lcú là 90.000 ha, diện tích trồng cây ăn quả và hoa màu là 17.000 ha.

  • Vấn đề bảo vệ cây trông, sức khỏe con người, chương trình IPM ở Cần Thơ:

+ 1992 triển khai chương trình canh tác BVMT, chương trình IPM

+ 1999: chương trình do Đan Mạch tài trợ với khóa huấn luyện 3 tháng

+ Từ năm 1999 đến 2005 đã huấn luyện 30% nông dân tham gia trực tiếp. Kinh nghiệm cho thấy nông dân đã tiết kiệm được 500 nghìn- 1 triệu VND/vụ

Theo “ Báo cáo tổng kết chương trình IPM “ của Danida, chương trình tại Cần Thơ đã giúp người dân nâng cao nhận thức, mang lại những hiệu quả trong việc bảo vệ cây trồng và sức khỏe con người.

+ Sau chương trình này có chương trình mở rộng 3 giảm, 3 tăng. Năm 2002, Cần Thơ chính thức thực hiện với mục tiêu không lạm dụng hóa chất cho đồng ruộng.

+ 2003-2004: nhân rộng chương trình 3 giảm,3 tăng trong cả nước. Đây là tiến bộ khoa học kỹ thuật với quan điểm 3 giảm là giảm giá, giảm phân bón và giảm thuốc trừ sâu; 3 tăng là tăng năng suất, tăng chất lượng thành phẩm và tăng thu nhập.

+ Năm 2005, cả nước đối phó với rầy nâu truyền bệnh xoắn lá, quan điểm IPM bị coi là phá sản. Chính phủ phải hỗ trợ hàng trăm tấn thuốc trừ sâu. Sau đó, kỹ thuật và biện pháp sinh thái chòng chống nước rầy, ôm nước được đưa ra, dùng nước để lúa lên .phòng chống rầy.

+ Năm 2006, năng suất gia tăng. Chương trình IPM được đánh giá mang lại hiệu quả cao.



  • Hiện trạng thuốc trừ sâu

+ Việc mua bán TTS tư nhân phải đáp ứng điều kiện về kho tàng, sắp xếp, bố trí nơi mua bán...

+ Hiện tại đã có quy định, pháp lệnh về BVTV, đang được chỉnh sửa thành luật.

+ Dự kiến sẽ đưa các cửa hàng TTS ra ven đô, có hướng dẫn cho nống dân biết cách sử dụng thuốc BVTV một cách an toàn.


  • Xây dựng các chương trình thông tin, cảnh báo cho nông dân

  • Nâng cao năng lực cán bộ địa phương.


Tỉnh Hậu Giang

Thời gian: ngày 19/1/2011

Địa điểm họp: Sở NN và PTTT tỉnh Hậu Giang

Thành phân tham gia: Ông Khanh ( PGĐ Sở TNMT); ĐT: 0913974716

Ông Ngữ (Trung tâm quan trắc), ĐT: 0918421964

Ông Sử (Trung tâm quan trắc), ĐT: 0989229595

Bà Hiền: (Chi cục Thủy lợi), ĐT 0932806522

Ông Phúc (Chi cục BVTV), 0903818131

Nội dung trao đổi:



  • Năm 2010, tại tỉnh Hậu Giang có 19 mô hình IPM’ 570 nông dân tham dự. Ngoài ra có một chương trình công nghệ sinh thái.tại xã Vinh Trung, huyện Vị Thủy.

Mô hình cánh đồng IPM theo Ba giảm, ba tăng sử dụng nguồn kinh phí của huyện với diện tích 40ha/1 mô hình. Hàng tuần có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, giải quyết khó khăn cho người dân, mục đích giảm dư lượng hóa chất BVTV trong nông sản.

  • Khó khăn gặp phải: Lưc lượng cán bộ mỏng. Áp dụng Thông tư liên tịch 61/2008/TTLT-BNN-BNV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ đưa cán bộ ủy sự cấp xã về nông thôn.. Hậu Giang được áp dụng đầu tiên

  • Năm 2006: có chương trình đào tạo nông dân do Danida tài trợ., với 449 người là giảng viên nông dân.

  • Chi cục BVTV quản lý các hộ kinh doanh thuốc BVTV( 411 hộ), kiểm soát bằng cách mở lớp triển khai văn bản pháp luật. và giúp đại lý kinh doanh theo pháp luật.

  • Thanh tra sở thường xuyên kiểm tra các hộ kinh doanh.

  • Tại địa phương, nhu cầu sử dụng phân bón:

+ Đạm nguyên chất: 90kg/ha

+ Lân nguyên chất: 40kg/ha

+ Kali nguyên chất: 30kg/ha.

Dự báo sử dụng thuốc BVTV không giảm do nông dân tăng vụ 3. Xu hướng tăng do diện tích quay vòng tăng. Số lượng hóa chất sử dụng năm 2010: 213.000ha đất sản xuất quanh năm. Lượng thuốc BVTV cho lúa là 1.263.783 kg.



  • Tỉnh Hậu Giang chỉ đạo phát triển mạnh chưong trình IPM 3 giảm, 3 tăng.

+ Giảm giống: 100kg/ha

+ Giảm đạm( giảm 50kg ure/ha)

+ Giảm lượng thuốc BVTV( sử dụng TTS giảm 4 lần/vụ)

+ Tăng năng suất

+ Tăng hiệu quả môi trường

+ Tăng chất lượng



  • Năm 2010 đã áp dụng chương trình 1 phải, 5 giảm, phát huy trong năm 2011:

+ 1 phải là phải sử dụng giống lúa giống xác nhân, giống siêu nguyên chủng là giống sản xuất đúng tiêu chuẩn

+ 5 giảm là giảm lượng nước vừa đủ, giảm thất thoát sau thu hoạch, giảm lượng giống gieo sạ, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm phân bón.



Tỉnh Kiên Giang

Thời gian: ngày 20/1/2011

Địa điểm họp: Sở NN và PTTT tỉnh Kiên Giang

Thành phân tham gia: Ông Lê Văn Đá ( chi cục BVTV); ĐT: 0918312695



Nội dung trao đổi:

  • Năm 1993-2003, tại tỉnh Kiên Giang đã thực hiện nhiều chương trình IPM do FAO, Danida, WB tài trợ.

  • Áp dụng mô hình 3 giảm, 3 tăng. Hiệu quả chương trình IPM tốt, thiết thực với nông dân, người nông dân được trang bị thêm nhiều kiến thức . Tại địa phương đã hình thành chương trình cộng đồng IPM.

  • Kinh phí hoạt động đào tạo hiện nay không có tuy lực lượng có năng lực không thiếu.

  • Về hiện trạng thuốc BVTV: công ty thuốc quảng cáo nhiều, gây ảnh hưởng đến suy nghĩ của nông dân, làm ảnh hưởng đến chương trình IPM, gây mất cân bằng sinh thái.

  • Đã có buổi huấn luyện về sử dụngt huốc an toàn hiệu quả trên rau lúa.

  • Số người được đào tạo từ năm 1993-2001 đã lên tới 12.255 người.



Phụ lục 3.

Danh sách các loại thuốc BVTV bị cấm sử dụng tại Việt Nam năm 2010 (theo Thông tư 24/2010/TT-BNNPTNT ban hành ngày 08 tháng 04 năm 2010).

TT

TÊN THÔNG DUNG

TÊN THƯƠNG PHẨM

Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản

1

Aldrin

Aldrex, Aldrite ...

2

BHC, Lindane

Beta - BHC, Gamma - HCH, Gamatox 15 EC, 20 EC, Lindafor , Carbadan 4/4 G; Sevidol 4/4 G...

3

Cadmium compound

 

4

Chlordane

Chlorotox, Octachlor, Pentichlor…

5

DDT

Neocid, Pentachlorin , Chlorophenothane...

6

Dieldrin

Dieldrex, Dieldrite, Octalox ...

7

Endosulfan

Cyclodan 35EC, Endosol 35EC, Tigiodan 35ND, Thasodant 35EC, Thiodol 35ND…

8

Endrin

Hexadrin...

9

Heptachlor

Drimex, Heptamul, Heptox...

10

Isobenzen

 

11

Isodrin

 

12

Lead compound

 

13

Methamidophos

Dynamite 50 SC, Filitox 70 SC, Master 50 EC, 70 SC, Monitor 50EC, 60SC, Isometha 50 DD, 60 DD, Isosuper 70 DD, Tamaron 50 EC...

14

Methyl Parathion

Danacap M 25, M 40; Folidol - M 50 EC; Isomethyl 50 ND; Metaphos 40 EC, 50EC; (Methyl Parathion) 20 EC, 40 EC, 50 EC; Milion 50 EC; Proteon 50 EC; Romethyl 50ND; Wofatox 50 EC…

15

Monocrotophos

Apadrin 50SL, Magic 50SL, Nuvacron 40 SCW/DD, 50 SCW/DD, Thunder 515DD...

16

Parathion Ethyl

Alkexon, Orthophos, Thiopphos ...

17

Sodium Pentachlorophenate monohydrate

Copas NAP 90 G, PMD 4 90 bột, PBB 100 bột

18

Pentachlorophenol

CMM 7 dầu lỏng

19

Phosphamidon

Dimecron 50 SCW/DD...

20

Polychlorocamphene

Toxaphene, Camphechlor, Strobane...

21

Chlordimeform

 

Thuốc trừ bệnh

1

Arsenic compound (As)

 

2

Captan

Captane 75 WP, Merpan 75 WP...

3

Captafol

Difolatal 80 WP, Folcid 80 WP...

4

Hexachlorobenzene

Anticaric, HCB...

5

Mercury compound (Hg)

 

6

Selenium compound (Se)

 

Thuốc trừ chuột

1

Talium compound (Tl)

 

Thuốc diệt cỏ

1

2.4.5 T

Brochtox , Decamine , Veon...





Каталог: upload -> Doc
Doc -> THỦ TƯỚng chính phủ
Doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
Doc -> CỦa chính phủ SỐ 128/2008/NĐ-cp ngàY 16 tháng 12 NĂM 2008 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2002 VÀ pháp lệnh sửA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2008
Doc -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴNG
Doc -> THỦ TƯỚng chính phủ –––– Số: 56
Doc -> BỘ CÂu hỏi tình huống phục vụ Hội thi tìm hiểu về Luật bhxh, bhyt
Doc -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
Doc -> BỘ ĐỀ thi đoàn Thanh niên với công tác cải cách hành chính Nhà nước năm 2014

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương