I. Quản lý sâu bệnh ở khu vực dự án Ô Môn – Xà No 4 II. Quản lý thuốc bảo vệ thực vật 12 Chủ sở hữu có trách nhiệm liên hệ với một đại diện phê duyệt của tỉnh để truyền đạt các hướng dẫn và yêu cầu xử lý


Chủ sở hữu có trách nhiệm liên hệ với một đại diện phê duyệt của tỉnh để truyền đạt các hướng dẫn và yêu cầu xử lý



tải về 0.55 Mb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.55 Mb.
#76
1   2   3   4

Chủ sở hữu có trách nhiệm liên hệ với một đại diện phê duyệt của tỉnh để truyền đạt các hướng dẫn và yêu cầu xử lý;

- Khi nhiều hơn một kg sản phẩm thuốc trừ sâu bị đổ, hoặc một lượng bất kỳ lan tràn ra nguồn nước, chủ sở hữu sẽ ngay lập tức gọi thông báo đến số điện thoại khẩn cấp 115 của tỉnh hoặc ở những nơi không thực hiện được, baó cho cảnh sát địa phương;, cán bộ chi cục BVTV và Sở TNMT

.

- một đại diện phê duyệt của Chi cục Bảo vệ thực vật sẽ được thông báo về các chi tiết liên quan đến sự cố tràn ngay khi chủ sở hữu có thể.

3III. Chính sách, khung pháp lý và năng lực thể chế

A.Các chính sách về bảo vệ thực vật và IPM:


Năm 1990, Việt Nam chính thức phê duyệt và thông qua Bộ luật ứng xử quốc tế về phân phối và sử dụng thuốc trừ sâu của Tổ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ (FAO) và các hệ thống điều tiết đã được phát triển phù hợp với hướng dẫn của FAO vào giữa năm 1990. Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật được ban hành vào tháng Hai năm 1993, theo sau vào tháng 11 theolà Nghị định 92/CP quy định về quản lý thuốc trừ sâu. Các quy định; cập nhật trên một cơ sở đã có một tác động rộng rãi về bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Danh sách các quy định, chính sách về bảo vệ thực vật và IPM được liệt kê trong phụ lục 1.

B.Mô tả và đánh giá khung pháp lý của Việt Nam và năng lực thể chế để kiểm soát việc phân phối và sử dụng thuốc trừ sâu


  • Đối với chất lượng thuốc trừ sâu nhập khẩu chính phủ Việt Nam đã ban hành những quyết định nêu rõ những quy định về thủ tục, đăng ký, xuất khẩu, nhập khẩu….. về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Bộ Nông nghiệp đã có quyết định số 145/2002/QĐ-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định về thủ tục đăng ký, sản xuất, gia công, xuất khẩu, nhập khẩu; về buôn bán, lưu chứa, tiêu huỷ, nhãn thuốc, bao bì đóng gói, hội thảo, quảng cáo và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

  • Tại Việt Nam đã có những phòng thí nghiệm với tiêu chuẩn VILAB và các cán bộ giàu kinh nghiệm trong việc nghiên cứu phân tích chất lượng thuốc bảo vệ thực vật như Phòng Thí nghiệm môi trường, Tổng cục Môi trường đạt Chứng chỉ ISO/IEC 17025:2005. Hoặc như Chi cục BVTV Kiên Giang đã xây dựng và trang bị phòng Phân tích nhanh dư lượng thuốc BVTV trên rau theo công nghệ Đài Loan

  • Qua các thông tư và quyết định từ năm 2002 đến nay có thế thấy rằng chính phủ đã chủ động trong công việc giám sát sử dụng và lưu trữ thuốc trừ sâu nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến con người cũng như môi trường xung quanh.

  • Tuy nhiên vẫn còn bất cập trong vấn đề quản lý chất lượng cũng như những bất cập trong mua bán đối với mặt hàng phân bón, thuốc BVTV. Hàng do đầu mối nhập thì có thể an tâm về chất lượng nhưng đến khi phân phát, bán cho các đại lý, tổng đại lý, cơ sở bán buôn bán lẻ mới có vấn đề. Một bao phân bón 20kg chất lượng đảm bảo, về đại lý cấp 1 bị rút xuống còn 18 kg, thay vào đó là 2 kg thành phần tạp nham. Đến đại lý cấp 2, tỷ lệ phân bón “xịn” lại càng ít nữa, thành phần thay thế nhiều hơn. Chất lượng cứ thế giảm dần, không quản lý được. Cần phải có những chế tài, biện pháp răn đe đối với cơ sở kinh doanh cấp 1, thậm chí với doanh nghiệp nhập. Nếu cơ sở cấp 1, đại lý cấp 2 của doanh nghiệp nhập nào vi phạm thì phạt nặng từ đại lý lớn đến đại lý nhỏ. Chỉ khi thống nhất được trách nhiệm, chế tài đủ mạnh thì mới mong cải thiện được tình hình chất lượng.

  • Bên cạnh đó việc thiếu thốn nhân lực, thiếu phương tiên và thiết bị chuyên môn, kinh phí hạn hẹp, cùng với thói quen tập quán sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ trước nên một số chính sách của chính phủ ban hành về việc phân phối và sử dụng thuốc trừ sâu vẫn chưa thật sự đạt được kết quả tốt nhất. Nhiều chính sách không được triển khai thực hiện.



IV. Giám sát và đánh giá

  1. Mô tả các hoạt động đòi hỏi giám sát địa phương trong quá trình thực hiện


Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh cần tích cực chỉ đạo và phối hợp với các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình sâu bệnh trên cây trồng, xử lý kịp thời khi dịch bệnh xuất hiện và phát sinh.

    • Tăng cường kiểm soát việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương, xử lý kiên quyết trường hợp kinh doanh thuốc ngoài danh mục, thuốc giả, kém chất lượng và lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá thuốc;

    • Phòng môi trường huyện cần cử cán bộ có kinh nghiệm đến hỗ trợ bà con các vùng trọng điểm về dịch bệnh hại;

    • Kiểm tra, đôn đốc các huyện thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh dịch hại.

    • Theo dõi diễn biến thời tiết, sự sinh trưởng phát triển của cây trồng để phối hợp với Cục bảo vệ thực vật có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh và các bệnh dịch hại.

    • Thông tin thường xuyên và cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng tình hình dịch bệnh hại lúa và các biện pháp phòng trừ
  1. Mô tả các hoạt động khảo sát.


Đất là một môi trường sống, nơi cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của nhiều động vật, thực vật và vi sinh vật. Tất cả các biện pháp để khai thác đất đều dẫn đến sự thay đổi trong chất lượng đất và ảnh hưởng đến môi trường nước gián tiếp.

1. Giám sát

  • Vị trí quan trắc ( Bảng 4.1, 4.2).

Để đánh giá hiện trạng môi trường đất hiện tại và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nước và môi trường đất, Tháng 1 năm 2011 nhóm tư vấn của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường đã tổ chức chuyến khảo sát thực địa 3 tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và TP Cần Thơ.

Nhóm tư vấn đã kiểm tra 3 mẫu đất tại các địa phương, các kênh thuộc tỉnh Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang TP.Cần Thơ. Mẫu đất Đ1 được lấy tại kênh Ô Môn huyện Ô Môn tỉnh Cần Thơ, mẫu đất Đ2 được lấy tại kênh Xà No Tp Vị Thanh tỉnh Hậu Giang, mẫu Đ3 đươc lấy tại huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang.



Nhóm tư vấn cũng lấy 6 mẫu nước mặt tại các kênh, rạch thuộc hệ thống kênh Ô Môn Xà No nằm tại 3 tỉnh. Các vị trí lấy mẫu nước mặt: tại Cần Thơ mẫu nước mặt M1 được lấy tại kênh Ô Môn huyện Ô Môn, mẫu M2 lấy tại Kênh Ô Môn, huyện Cờ Đỏ, tại Hậu Giang mẫu nước mặt M3 lấy tại kênh Xà No Tp Vị Thanh, mẫu M4 lấy tại huyện Châu Thành A, tại Kiên Giang mẫu M5 đươc lấy tại huyện Gò Quao, mẫu M6 lấy tại huyện Giồng Riềng.
Bảng 4.1: Các điểm quan trắc môi trường đất

TT

Vị trí quan trắc

Thời gian lấy mẫu

Tọa độ

Kýhiệu mẫu

Kinh độ

Vĩ độ

1

Ngã ba Ô Môn huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ

16h00

105o55’83”

10o06’56”

Đ1

2

Kênh Xà No, TP. Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang

14h00

105o.39’20”

9o43’21”

Đ2

3

Xã Vĩnh Hoà Hưng Nam, Huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang

8h30

105o42’44”

9o75’90”

Đ3


Bảng 4.2: Các điểm quan trắc môi trường nước


TT

Vị trí quan trắc

Thời gian lấy mẫu

Tọa độ

Ký hiệu mẫu

Kinh độ

Vĩ độ

1

Ngã ba Ô Môn huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ

16h00

105o55’83”

10o06’56”

M1

2

Kênh Ô Môn, TT. Thới Lai, Huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ

9h45

105o32’13”

10o4’28”

M2

3

Kênh Xà No, TP. Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang

14h00

105o.39’20”

9o43’21”

M3

4

Điểm giao kênh Tân Hiệp và Xà No, huyện Châu Thành A, tình Hậu Giang

9h30

105O34’34”

9O55’36”

M4

5

Xã Vĩnh Hoà Hưng Nam, Huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang

8h30

105o42’44”

9o75’90”

M5

6

Kênh Ô Môn, Xã Hoà Lợi, Huyện Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang

15h30

105O33’15”

9O52’40”

M6




  • Các yếu tố quan trắc

Các chỉ tiêu phân tích để đánh giá hiện trạng môi trường đất là: Dư lượng thuốc BVTV nhóm clo hữu cơ, As, pHKCl, pHH2O, Al di động, hàm lượng Nitơ tổng.

Các chỉ tiêu phân tích để đánh giá hiện trạng môi trường nước là: pH, Cặn lơ lửng (TSS), DO, COD, BOD5, Cl-, Hàm lượng thuốc trừ sâu Clo hữu cơ, Hàm lượng thuốc trừ sâu Lân hữu cơ, Hg, Coliform, Dầu mỡ.



  • Phương pháp quan trắc

Đối với mẫu đất: Phương pháp lấy mẫu và phân tích theo quy chuẩn Việt Nam.

Đối với mẫu nước: Thời gian lấy mẫu

- Thiết bị sử dụng để lấy mẫu là máy Ba tô mét. Mẫu nước được đựng trong bình nhựa, mẫu vi sinh được đựng trong lọ thủy tinh đã được vô trùng ở nhiệt độ cao Mẫu nước sau khi lấy được bảo quản trong đá lạnh để không bị phân giải.

- Các yếu tố như TO, pH, DO, độ đục, độ dẫn điện, được đo nhanh ngay tại hiện trường. Mẫu nước được lấy với dung tích 01 lít và được bảo quản theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam.

Kết quả phân tích được trình bày trong Bảng 4.3, Bảng 4.4




Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng đất

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Tên mẫu

QCVN (mg/kg)

Đ1

Đ2

Đ3

1

Dư lượng thuốc BVTV nhóm clo hữu cơ




KPH (<0,002)

KPH (<0,002)

KPH (<0,002)




2

pHKCl




3,94

4,67

4,43

-

3

pHH2O




5.19

4.89

5.10




4

Al di động

mg/100g

469

513

601

-

5

As

mg/100g

1,78

2,03

3,90

12

6

Hàm lượng Nitơ tổngTổng N

mg/100g

114

135

165

-

7

Tổng P

mg/kg

503,5

498,7

500,1

-

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Môi trường, tháng 1 năm 2011
Bảng 4.4: Kết quá đo đạc và phân tích chất lượng nước mặt


STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Tên mẫu

QCVN 08:2008

( cột A2)

M1

M2

M3

M4

M5

M6




Các chỉ tiêu đo đạc ở hiện trường




1

T0 nước

0C

29,1

28,9

29,0

28,4

28,7

28,5

-

2

DO

mg/l

3,5

3,6

3,8

3,9

4,72

3,9

≥5

3

pH




6,78

7,28

6,6

7,6

7,4

7,1

6-8,5

4

Độ dẫn điện

ms/m

16,6

15,9

16,7

18,1

19,4

18,8

-

5

Độ muối



0,08

0,09

0,07

0,09

0,08

0,08

-

6

Độ đục

NTU

65

109

96

103

89

98

-

Các chi tiêu phân tích




1

pH




6,78

7,28

6,6

7,6

7,4

7,1

6-8,5

2

DO

mg/l

3,5

3,6

3,8

3,9

4,72

3,9

≥5

3

BOD5

mg/l

13

10

3,0

3,8

5,5

5,9

6

4

COD

mg/l

12,8

13,9

9,28

7,25

8,63

8,57

15

5

TSS

mg/l

65

53

58

67

132

96

30

6

Cl-

mg/l

70

85

67

94

55

68

400

7

Hàm lượng thuốc trừ sâu Clo hữu cơ

mg/l

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

5

8

Hàm lượng thuốc trừ sâu Lân hữu cơ

mg/l

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

0,2

9

Hg

mg/l

Vết

Vết

0,61

0,25

Vết

Vết

1

10

Tổng Coliform

MNP/

100 ml



1180

4815

5600

790

1760

1120

5000

11

Hàm luợng dầu mỡ

mg/l

0,01

0,03

0,02

0,01

0,04

0,02

0,02
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Môi trường, tháng 1 năm 2011

2. Đánh giá:

Đánh gía chất lượng đất:

Qua kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực dự án có thể thấy khu vực dự án phần lớn là diện tích đất phù sa nên có giá trị pH­­KCl­­ thấp, dao động từ 3,94 – 4,67. Giá trị pHH2O cũng thấp dao động từ 4,89 đến 5,19. So sánh kết quả khảo sát đất với QCVN 03:2008 cho đất nông nghiệp, hàm lượng kim loại nặng Asen đảm bảo yêu cầu quy chuẩn, dao động từ 1,78 – 3,90 ( trong khi theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 03:2008/BTNMT, chỉ số As là 12). Không phát hiện thấy hàm lượng thuốc BVTV nhóm clo hữu cơ trong tất cả các mẫu. Có thế kết luận rằng chất lượng đất của khu vực dự án Ô Môn – Xà No vẫn chưa bị ô nhiễm bởi kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ.



  • Đánh giá chất lượng nước :

So sánh với QCVN 08:2008 (cột A2), một số thông số nằm trong tiêu chuẩn cho phép..

  • Chỉ số pH vẫn trong giới hạn cho phép, dao động 6,6-7,6 (trong khi theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 08: 2008/BTNMT, giá trị pH từ 6-8,5);

  • Các giá trị COD trung bình trong nước mặt từ 7,25mg / l đến 13,9mg/ l, vẫn nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn quốc gia hiện hành (QCVN 08: 2008/BTNMT);

  • Hàm lượng Cl- thấp hơn giới hạn cho phép của quy chuẩn quốc gia hiện hành từ 4-8 lần(QCVN 08: 2008/BTNMT- cột A2);

  • Hàm lượng Hg chỉ ở dạng vết, đảm bảo giới hạn cho phép theo QCVN 08: 2008/BTNMT- cột A2.

  • Không phát hiện thấy hàm lượng thuốc trừ sâu clo và lân hữu cơ trong tất cả các mẫu.

Một số thông số không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép:

    • Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) có giá trị từ 53mg / l đến 132 mg/l, cao hơn giới hạn cho phép theo quy định của quy chuẩn quốc gia từ 2 đến 5 lần (QCVN 08: 2008/BTNMT - Cột A2, TSS là 30mg/l);

    • Giá trị DO thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 08: 2008/BTNMT ;

    • Giá trị BOD5 của các điểm khảo sát thuộc tỉnh Cần Thơ vượt quá giới hạn cho phép theo quy định của quy chuẩn quốc gia (QCVN 08: 2008/BTNMT- cột A2) ;

    • Hàm lượng dầu mỡ của một số điểm vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 08: 2008/BTNMT ;

    • Nồng độ Coliform tại các điểm khảo sát thuộc các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ đa số đạt quy chuẩn quốc gia (QCVN 08: 2008/BTNMT - Cột A2) từ 5000 MPN/100ml.

Độ mặn khu vực dự án đồng đều và không cao, vì vậy, nước mặt khu vực dự án đã ngọt hoá, đạt tiêu chuẩn cho cấp nước cho nông nghiệp đối với khu vực đã xây dựng trong giai đoạn 1.

Theo các kết quả nghiên cứu, ĐBSCL chưa bị ô nhiễm tích lũy thuốc trừ sâu ở mức báo động, song cục bộ đã một số nơi có những ảnh hưởng nhất định đến nuôi trồng một vài loài thủy sản.

Các hoạt động và tiêu chuẩn cần được theo dõi trong quá trình giám sát bao gồm:

- Chất lượng môi trường đất và nước phải tuân thủ theo quy chuẩn Việt Nam;

- Lưu trữ thuốc trừ sâu trong các cửa hàng phải tuân thủ các biện pháp đề xuất trong Kế hoạch quản lý dịch hại này.


  1. Каталог: upload -> Doc
    Doc -> THỦ TƯỚng chính phủ
    Doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
    Doc -> CỦa chính phủ SỐ 128/2008/NĐ-cp ngàY 16 tháng 12 NĂM 2008 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2002 VÀ pháp lệnh sửA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2008
    Doc -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴNG
    Doc -> THỦ TƯỚng chính phủ –––– Số: 56
    Doc -> BỘ CÂu hỏi tình huống phục vụ Hội thi tìm hiểu về Luật bhxh, bhyt
    Doc -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
    Doc -> BỘ ĐỀ thi đoàn Thanh niên với công tác cải cách hành chính Nhà nước năm 2014

    tải về 0.55 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương