I. phạm VI áp dụNG



tải về 20.22 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích20.22 Kb.
#27670
THÔNG TƯ SỐ 07/BKH-VPXT NGÀY 29/4/97 CỦA BỘ KH&ĐT HƯỚNG DẪN BỔ SUNG 1 SỐ NỘI DUNG THỰC HIỆN QUY CHẾ ĐẤU THẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Trên cơ sở Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 43/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ và Thông tư liên Bộ hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu số 02/TTLB ngày 25/02/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Xây dựng - Bộ Thương mại, đồng thời để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Quy chế đấu thầu đối với các doanh nghiệp liên doanh và các biên hợp doanh thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn bổ sung một số nội dung thực hiện Quy chế đấu thầu đối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

I. PHẠM VI ÁP DỤNG:

1. Đối với các dự án của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có mức góp vốn pháp định của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam từ 30% trở lên được quy định trong Quy chế đấu thầu.

2. Dự án do cấp nào cấp giấy phép đầu tư thì cấp đó sẽ ra văn bản thoả thuận Kế hoạch đấu thầu và Kết quả đấu thầu;

- Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư sẽ do Bộ KH-ĐT ra văn bản thoả thuận Kế hoạch đấu thầu và Kết quả đấu thầu.

- Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do UBND cấp tỉnh hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp cấp Giấy phép đầu tư sẽ do các cơ quan này ra văn bản thoả thuận Kế hoạch đấu thầu và Kết quả đấu thầu.

II. CÁC NỘI DUNG CẦN THOẢ THUẬN CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ:

1. Kế hoạch đấu thầu:

Sau khi được cấp Giấy phép đầu tư, để triển khai thực hiện dự án, trước khi tiến hành tổ chức đấu thầu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải xây dựng kế hoạch đấu thầu cho toàn bộ dự án.

Trong kế hoạch đấu thầu cần nêu rõ tất cả các công việc về tư vấn, xây lắp và mua sắm vật tư thiết bị cần đấu thầu và không phải đấu thầu.
Nội dung của Kế hoạch đấu thầu đã được quy định tại Điều 5 của Quy chế đấu thầu và mục I (1) phần thứ hai của Thông tư liên Bộ số 02/TTLB ngày 25/2/1997, trong đó có 4 nội dung chính cần làm rõ:

- Phân chia dự án thành các gói thầu.


- Ước tính giá trị của từng gói thầu.
- Hình thức đấu thầu.
- Phương thức thực hiện hợp đồng.

Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải hợp lý, trước hết căn cứ vào tính chất công nghệ hoặc thời gian thực hiện dự án. Không nên chia các gói thầu quá lớn để tạo điều kiện cho các nhà thầu tham gia (đặc biệt là các nhà thầu Việt Nam).


Tổng giá trị dự kiến của các gói thầu cộng với những hạng mục còn lại không đấu thầu không được vượt tổng vốn đầu tư đã được quy định tại giấy phép đầu tư.
Chỉ áp dụng hình thức đấu thầu quốc tế khi đấu thầu tư vấn, xây dựng hoặc mua sắm vật tư thiết bị cho những công trình có kỹ thuật đặc thù mà các nhà thầu Việt Nam không đủ năng lực, kinh nghiệm đáp ứng.

Giấy phép đầu tư là cơ sở pháp lý cho việc thoả thuận kế hoạch đấu thầu. Trường hợp kế hoạch đấu thầu không phù hợp với giấy phép đầu tư như vượt vốn đầu tư, thay đổi hình thức đấu thầu... Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải tiến hành trước thủ tục điều chỉnh, bổ sung giấy phép đầu tư theo quy định tại Thông tư hướng dẫn thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam số 03/BKH-QLDA ngày 15/3/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Kết quả đấu thầu:

Sau khi có kế hoạch đấu thầu đã được thoả thuận các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới tiến hành đấu thầu. Việc tổ chức đấu thầu phải theo đúng nội dung của kế hoạch đấu thầu đã được thoả thuận. Sự thoả thuận kết quả đấu thầu được thực hiện trên cơ sở từng gói thầu.

Một số công việc trong quá trình tổ chức đấu thầu như chỉ định tổ chuyên gia hoặc thuê tư vấn giúp việc, nội dung hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá... đều do Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh (hoặc Đại diện được uỷ quyền của các bên hợp doanh) quyết định.

Sau khi xem xét, đánh giá và xếp hạng các hồ sơ dự thầu, Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh (hoặc đại diện được uỷ quyền của các bên hợp doanh) thông qua kết quả đấu thầu.

Báo cáo quá trình tổ chức đấu thầu cần tập trung vào một số nội dung chính như kết quả làm việc của tổ chuyên gia hoặc tư vấn giúp việc, nội dung hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá (thang điểm), kết quả đánh giá các nhà thầu tham gia (năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật, giá chào thầu, số điểm...), nhà thầu trúng thầu và giá đề nghị trúng thầu.

III. CÁC VĂN BẢN CẦN THIẾT KHI ĐỀ NGHỊ THOẢ THUẬN:

1. Đối với kế hoạch đấu thầu:

- Văn bản đề nghị thoả thuận kế hoạch đấu thầu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Báo cáo giải trình cơ sở lập kế hoạch đấu thầu: Bao gồm việc phân chia dự án thành các gói thầu, dự kiến giá trị gói thầu, hình thức đấu thầu, phương thức thực hiện hợp đồng...

- Bản sao giấy phép đầu tư, giấy phép điều chỉnh (nếu có).

- Báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S) và các văn bản sửa đổi bổ sung (nếu có).
Thời gian thoả thuận kế hoạch đấu thầu không quá 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ (bao gồm cả thời gian tham khảo ý kiến của các Bộ chuyên ngành đối với những dự án phức tạp).

2. Đối với kết quả đấu thầu:

- Văn bản đề nghị thoả thuận kết quả đấu thầu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong đó nêu rõ nhà thầu và giá trị đề nghị trúng thầu.
- Báo cáo quá trình tổ chức đấu thầu, đánh giá, xếp hạng các nhà thầu.
- Kiến nghị của Hội đồng Quản trị doanh nghiệp liên doanh (hoặc đại diện được uỷ quyền của các bên tham gia hợp doanh) về kết quả đấu thầu.
- Bản sao hồ sơ dự thầu của nhà thầu đề nghị trúng thầu.

Thời gian thoả thuận kết quả đấu thầu không quá 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ (bao gồm cả thời gian tham khảo ý kiến của các Bộ chuyên ngành đối với những dự án phức tạp).

Tất cả các văn bản trên (trừ bản sao các hồ sơ dự thầu) đều viết bằng tiếng Việt Nam.

IV. CHI PHÍ THẨM ĐỊNH ĐỂ THOẢ THUẬN KẾT QUẢ ĐẤU THẦU:

Chi phí thẩm định để thoả thuận kết quả đấu thầu của các gói thầu do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị được thực hiện trên cơ sở của Thông tư liên Bộ số 02/TTLB (điểm 3 Phần thứ ba) ngày 25/02/1997 và được hướng dẫn cụ thể như sau:

- Chỉ áp dụng đối với các gói thầu tư vấn có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên và các gói thầu mua sắm vật tư thiết bị hoặc xây lắp có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên.


- Mức thu bằng 50% so với mức quy định trong Thông tư liên Bộ số 02/TTLB ngày 25/02/1997.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài biết và thực hiện, nhằm tạo thuận lợi cho việc xem xét và ra văn bản thoả thuận được nhanh chóng.







Каталог: resources -> upload -> File -> vanban
vanban -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
vanban -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
vanban -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 33/2003/NĐ-cp ngàY 02 tháng 4 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu củA nghị ĐỊnh số 41/cp ngàY 06 tháng 7 NĂM 1995 CỦa chính phủ
vanban -> CHÍnh phủ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005
vanban -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 16/2005/NĐ-cp ngàY 07 tháng 02 NĂM 2005 VỀ quản lý DỰ ÁN ĐẦu tư XÂy dựng công trìNH
vanban -> Quy chế Áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nưỚc ngoài trong hoạT ĐỘng xây dựng ở việt nam
vanban -> CỦa bộ khoa họC, CÔng nghệ và MÔi trưỜng số 55/2002/tt-bkhcnmt ngàY 23 tháng 7 NĂM 2002
vanban -> Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
vanban -> CỦa chính phủ SỐ 27/2003/NĐ-cp ngàY 19 tháng 3 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu của nghị ĐỊnh số 24/2000/NĐ-cp ngàY 31 tháng 7 NĂM 2000 quy đỊnh chi tiết thi hành luậT ĐẦu tư NƯỚc ngoài tại việt nam
vanban -> 1. Nghị định này quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nhà đầu tư tại Việt Nam

tải về 20.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương