ĐẠI-ĐẠo tam-kỳ phổ-ĐỘ TÒa-thánh đỊnh-tưỜng hội-thánh chơn-lý thiêN-ĐẠo chơn-truyềN



tải về 2.13 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích2.13 Mb.
#38293
  1   2   3   4   5


HT. CAO ĐÀI CHƠN LÝ THIÊN ĐẠO CHƠN TRUYỀN Q.I


ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ
TÒA-THÁNH ĐỊNH-TƯỜNG
HỘI-THÁNH CHƠN-LÝ

THIÊN-ĐẠO

CHƠN-TRUYỀN

CỦA

ĐỨC NGỌC-HOÀNG ĐẠI-ĐẾ

KIM VIẾT CAO-ĐÀI CHÚA-TỂ KIỀN-KHÔN

VÀ CỦA

ĐỨC CHƯỞNG-GIÁO THIÊN-TÔN

Chư Phật, Tiên, Thần, Thánh hậu-cần

Đức-Chúa-Trời.

Từ năm Bính Dần (1926) tới năm Đinh Hợi (1947)

Trời mở Đại-Đạo Ăn-Xá Kỳ Ba nơi cỏi Á-Đông
QUYỂN THỨ NHỨT

TIỂU DẨN

Than Đời mạt kiếp, người lành ít lắm, kẻ dữ quá đông; nên Trời phải hạ trần mở Đại-Đạo, để hiệu Tam- Kỳ Phổ-Độ hay là Đại Ân-Xá Kỳ Ba, đặng cứu thế, tránh khỏi cái nạn Ngũ- Lôi tiêu diệt Linh-Hồn.

Ai là người biết trọng phần Hồn, biết nhìn Trời là Cha Thiêng-Liêng, xin hãy ráng mà trở về với Đạo, đặng Giúp Trời Hành Đạo lập công-quả cho trọn thỉ-chung thì mới trông mong được Đại Ân-Xá.

Kể từ năm Bính-Dần (1926) Trời khai Đạo tại Tây-Ninh đến năm nay là Đinh-Hợi (1947), tính ra được 22 năm.

Trong thời gian ấy Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ có ẩn ba Tiểu-Thời:

1.- Đệ Nhứt Tiểu-Thời: kể từ Bính-Dần (1926) cho đến tới năm Tân-Vì (1931).

2.- Đệ Nhị Tiểu-Thời: kể từ Canh-Thân (1932) cho đến tới năm Ất-Sửu (1937).

3.- Đệ Tam Tiểu-Thời: kể từ Mậu-Dần (1938) cho đến tới năm Đinh-Hợi (1947).

Hai Tiểu-Thời trước là 6 năm, ấy là đều lậu Thiên-Cơ của Đạo-Cô cho biết năm 1934, rồi Ngài nói rằng: Đệ Nhứt Tiểu-Thời Đức-Chí-Tôn đã thâu-dụng chức-sắc nhiều rồi, nên ngày nay phải gạn bỏ bớt những người phá Đạo với phá Thầy đặng đem qua Đệ Nhị Tiểu-Thời.

Trong thời này, Chức-sắc được chấm đậu rồi hay là gần chấm đậuu còn phải lừa lọc lại một cách vô hình đặng đem qua Đệ Tam Tiểu-Thời, tới đây Ngài lại than hai chữ “thương thay, thương thay” và Ngài rằng: nếu không có ai được chấm đậu thì Đức-Chí-Tôn chuyển Đạo nơi khác. Còn Tiểu-Thời chót thì Trời định 10 năm, lúc đầu năm Mậu-Dần (1938).

Tới đây là Cơ thưởng lành, phạt dữ, tồn-vong kêu là Đại-Thành Đại-Kiếp, cũng kêu là Đại-Đồng Phán-Đoán.

Qua 15 tháng 12 năm Giáp-Thân (1944) trước khi cúng Tứ-Thời thì có lịnh Thầy dạy trước khi đánh chuông phải đọc bài kệ nầy:



CHƯỞNG Quyền thưởng-phạt thay Trời,

GIÁO-Truyền Đại-Đạo độ người trầm luân,

THIÊN-Điều mắc-mỏ muôn phần,

TÔN đường Chơn-Lý gặp Xuân tư mùa.

Nên kể từ đây Đức Chưởng-Giáo Thiên-Tôn cầm Quyền thưởng-phạt cho Đức-Chí-Tôn.

Bởi vậy cho nên Tôi soạn Đại-Khái Chơn-Truyền của Thầy và Đức Chưởng-Giáo Thiên-Tôn chép ra sau nầy cho anh em, chị em trong Hội-Thánh hiểu rõ chung-thỉ của Đại-Đạo.Trong một quyển 600 trương Tôi không thể chép hết Lời Châu Ngọc của Ơn Trên, nên Tôi thâu lại các lời đại khái mà thôi, còn các bài khác thì Tôi biên cái Thánh-Tựa, số và trương trong “Đuốc-Chơn-Lý” đặng chư quí-vị dò theo mà tầm ra.

Số Đuốc-Chơn-Lý Hội-Thánh in tới ngày nay có bốn năm là năm Mậu-Dần cho tới năm Tân-Tỵ.

Còn năm Nhâm-Ngọ tới năm Đinh-Hợi, Hội-Thánh in không kịp, kế Tòa-Thánh bị cháy tiêu hết.

Nhiều người lấy làm lạ hỏi tại sao cuộc của Thầy lập đồ sộ như Tòa-Thánh Định-Tường hãy còn bị hỏa hoạn và phá tán năm bảy phần không còn một phần mười; số là năm Ất-Dậu (1945) Đức Tam-Tôn, Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài, Ngài ngồi Định-Tâm, Thầy có cho ra chữ “Tiêu” nên qua tháng 9 thì Tòa-Thánh bị cháy một lần thứ nhứt, hết phân nửa; qua năm (1946) Hội-Thánh tu-bổ lại tốn hao rất nhiều; rồi qua năm (1947) bị đốt lần thứ nhì, tiêu hết không còn chỗ thờ phượng hương khói nữa.

Đó là Luật Công-Bình của Tạo-Hóa, vậy xin trong Đạo đừng trầm-trồ mà phải mang tội với Trời.

A.- Đức Gia-Tô chịu đổ máu mà chuộc cho loài người mà còn bị đóng đinh trên cây Thập-Ác thay.

B.- Ấy là mấy lời nói đầu vắn-tắt và thấp-thỏi của Tôi, xin chư quí-vị độc giả biết cho Tôi là kẻ ra công soạn và lựa các lời Chơn-Truyền của Trời Phật giáng trần Phổ-Độ chúng-sanh. Xin chư quí-vị biết cho

Trời Đại Ân-Xá.



NGUYỄN VĂN CA

Thánh-danh BỬU-AN-THIÊN.

Chưởng-Quản Cửu-Trùng-Đài.

Mỹ-Tho, ngày 17 tháng 12 Annam 1948

CAO-ĐÀI NHỨT NIÊN

ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ



THIÊN-ĐẠO CHƠN-TRUYỀN

A
ĐỆ NHỨT TIỂU THỜI KỲ

HỌA-ĐỒ CỰU TÒA-THÁNH TÂY-NINH




A. Cửu-Trùng-Đài

B. Hiệp-Thiên-Đài (có từng lầu)

a.- Bàn thờ:

Quả Càn-Khôn

“Thiên-Nhãn”

b.- Bài vị Tam-Giáo

1. Nho


Đức Khổng-Tử

2. Thích


Thích Ca Mâu Ni

3. Đạo


Đức Lão-Tử

c.- Bài vị Tam-Trấn



  • Đức Quan-Âm

  • Đức Lý-Thái-Bạch

  • Đức Quan-Thánh

d.- Bài vị Thánh

Đức Jésus

e.-Bài vị Thần

Khương-Thái-Công

f.- 1 ngai Giáo-Tông

g.- 3 Chưởng-Pháp

h.- 3 Đầu-Sư
—————————d&c—————————

NGHI TIẾT [TĐ.I/ 7]

Ngày 15 tháng 10 năm Bính-Dần (1926) là ngày Thầy khai Đạo tại Tây-Ninh thì Thầy dạy lập bàn thờ như trước đây:

Phía sau Tòa-Thánh thì bong một trái quả Càn-Khôn bề tròn 3m3 phất vải thưa vẽ đủ tinh tú, ở chính giữa có vẽ Thiên Nhãn giống con Mắt người, ở giữa trung tim có thắp một ngọn đèn thiêng-liêng ngày và đêm, đàng trước quả Càn-Khôn thì có cái nghi bốn cấp:

1.- Cấp thứ nhứt thờ Phật Thánh Tiên:

- Phật thì Thích-Ca Mâu-Ni.

- Tiên thì Lão-Tử.

- Thánh thì Khổng-Tử.

2.- Cấp thứ nhì thì thờ Tam Trấn:

- Quan-Âm bồ tát.

- Lý-Thái-Bạch.

- Quan Thánh Đế quân.

3.- Cấp thứ ba thì thờ cốt Đức Chúa Jésus (Thánh Đạo).

4.- Cấp thứ tư thì thờ cốt Đức Khương-Thái-Công (Thần Đạo).

Kế đó có 7 cái ngai sơn son phết vàng:

- 1 cái ngai giữa của ngôi Giáo-Tông,

- 3 cái ngai kế thì của 3 Chưởng-Giáo,

- 3. cái ngai chót thì của 3 Đầu-Sư.

(Coi vẽ hình trước đó).

Chức sắc lớn nhỏ hầu đàn quì ở dưới là Cửu-Trùng-Đài.

Đàng trước có Hiệp-Thiên-Đài, có 1 từng lầu.

Niệm Thầy thì niệm: “Nam mô Cao-Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”. Còn lạy Thầy thì lạy: 12 lạy, tay trái bắt ấn Tý.

Tại gia thờ Thầy thì thờ “Thiên Nhãn”, xung quanh có hào quang và Thầy có dạy như sau nầy:

Nhãn thị chủ Tâm,

Lưỡng quang chủ Tể,

Quan thị Thần,

Thần thị Thiên,

Thiên giả ngã dã.

Và sau Thầy sẽ dạy thêm (qua Tam Tiểu Thầy mới giải nghĩa, coi bài giải nghĩa Nhãn Tâm trương 23 lịch sử).

Còn cúng thì dùng tam-bửu “Tinh Khí Thần”.

Mỗi ngày cúng tứ thời: Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu.

Đọc kinh thì tạm thời dùng kinh Tam Giáo xưa bằng chữ Nho và Thầy có hứa ngày sau sẽ ra kinh quốc-âm. Nên ông Đầu-Sư Thượng-Trung-Nhựt có cậy ông Trang đi Đàn Minh-Lý (Saigon) thỉnh kinh quốc-âm mà Thánh-Ý chưa cho.

Thầy dùng huyền cơ diệu bút viết ra quốc âm đặng dạy Đạo, Thầy dùng 3 cặp cơ:

1.- Cư, Tắc.

2.- Hậu, Đức.

3.- Diêu, Sang.

Cặp phò loan thứ 3 sau nầy viết văn Pháp được.

Thầy nói cơ bút là tối cao tối trọng, vì nếu phò loan không để tâm-không thì phải có tà thần xen lộn (auto suppression), còn nếu Pháp-Sư hộ đàn hớ hinh thì có quỉ nhập cơ.

Chức sắc của Đạo Thầy thì kêu là Thiên phong hoặc Hiệp-Thiên-Đài hoặc Cửu-Trùng-Đài.

Hiệp-Thiên-Đài ra Thánh-Ngôn kêu là lập luật;

Còn Cửu-Trùng-Đài để ban hành Thánh-Huấn.

Hiệp-Thiên-Đài có Hộ-Pháp làm chủ, dưới có thượng-phẩm, thông sanh, như bảo pháp, Bảo thế… vân… vân………..

Hiệp-Thiên-Đài 12 vị,

Bên Cửu-Trùng-Đài thì có Giáo-Tông làm chủ, dưới có Chưởng-pháp Đầu-Sư, Chánh-Phối Sư, Phối-Sư… v… v… tới Lễ-Sanh là hết.

Nữ phái cũng có Đầu-Sư, chức sắc khác như Nam phái là đại phục và tiểu phục; đại phục thì đội mão, tiểu phục thì đội khăn; còn áo thì dùng áo rộng dài, 3 màu Đỏ Vàng Xanh.

Sắc phục Hiệp-Thiên-Đài toàn là đồ trắng, đội mão trắng.

Về Tòa-Thánh thì ăn chay trường luôn luôn.

—————————d&c—————————

I. [TĐCT.1/9]

TRÍCH LỤC TRONG THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN
Thiên địa tuần huờn châu nhi phục thỉ, Đại-Đồng phán đoán.

Nên Trời giáng trần cứu thế, hạ mình làm một vị Bồ-Tát xưng là Thầy, Thầy truyền Đạo như sau nầy:


Tây-Ninh, ngày 13 tháng 6 năm Bính-Dần 1926. [TĐ.I/ 10]

Thầy các con,

“… Bậc chơn tu, tỷ như hột giống tốt, hễ gieo xuống thì cấy lên, cấy lên thì trỗ bông, rồi sanh trái, mà biến biến sanh sanh càng thêm tăng số, vì vậy mà các con phải bỏ xác trần, mà bông trái thiêng liêng các con sanh hóa chơn thần, chơn thần lại biến hóa hàng muôn, thêm số tăng lên hoài. Ấy là Đạo.

Bởi vậy, một chơn thần mà sanh hóa chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và tất cả nhơn loại trong Càn-Khôn Thế-Giới, nên chi các con là Thầy, Thầy là các con.

Như kẻ bên Phật-giáo hay tặng Nhiên-Đăng là Chưởng-giáo; Nhiên Đăng vốn sanh ra đời Hiên-Viên Huỳnh-đế.

Người gọi Quan-Âm vốn là Từ-Hàng Đạo-nhơn biến thân; Từ-Hàng lại sanh ra lúc Phong-Thần, đời nhà Châu.

Người gọi Jésus là Thánh-Đạo Chưởng-giáo, thì Jésus cũng sanh nhằm đời nhà Châu.

Thầy hỏi vậy chớ ai sanh ra các Đấng ấy? Ấy là Đạo, các con nên biết.

Nếu không có Thấy thì không có chi trong Càn-Khôn Thế-Giới nầy, mà nếu không có Hư-Vô chi khí thì không có Thầy”.

—————————d&c—————————


Thánh ngôn ngày 5 tháng 9 năm Bính-Dần [TĐ.I/ 10]

Có dạy rằng:

“Các con coi bậc Chí-Tôn như Thầy mà hạ mình đặng độ rỗi nhơn sanh là thế nào; phải xưng là một vị Tiên Ông và Bồ Tát, hai phẩm chót của Tiên và Phật. Đáng lẽ thế thường phải để mình vào phẩm vị tối cao tối trọng, còn Thầy thì khiêm nhượng là thể nào? Vì vậy mà nhiều kẻ Môn đệ cho Thầy là nhỏ…

Hạnh khiêm nhượng là hạnh của mỗi đứa con, phải noi gương Thầy mới độ rỗi thiên hạ đặng…

—————————d&c—————————
Thánh ngôn dạy tại Vĩnh Nguyên tự,

chùa Minh Đường, Cần Giuộc 7 Avril 1926 [TĐ.I/ 11]

Ngọc-Hoàng Thượng-Đế Viết Cao-Đài Tiên-Ông

Đại Bồ Tát, Ma Ha Tát Giáo Đạo Nam Phương.
“Nhiên-Đăng Cổ-Phật thị Ngã.

Thích-Ca Mâu-Ni Phật thị Ngã.

Thái-Thượng Nguơn-thỉ thị Ngã.

Gia-Tô Giáo-Chủ thị Ngã.

Kim viết Cao-Đài Bồ Tát Ma Ha Tát”.

—————————d&c—————————



Thánh ngôn ngày 25 tháng 2 Langsa năm1926 [TĐ.I/ 11]

- Trọng-Ni ( Khổng Phu-Tử) là Văn-Xương Tiên, hạ trần đặng thừa mạng Thầy đặng làm Chưởng giáo Nhơn-Đạo. lo xong phận sự thì Thầy đến độ hồi cựu vị”

Trong mấy lần giáng thế hóa thân truyền Đạo, Ngọc-Hoàng Thượng-Đế đều có để lời tiên tri rằng: “Ngày kia sẽ có một nước nhỏ nhen trong Vạn-Quốc ngày sau đặng làm chủ nền Chơn-Đạo Ta”.



Thánh ngôn ngày 13 tháng 3 (24 Avril 1926) rằng:

Vốn từ trước, Thầy lập ra Ngũ-Chi Đại-Đạo là:



  • Nhơn-Đạo,

  • Thần-Đạo,

  • Thánh-Đạo,

  • Tiên-Đạo,

  • Phật-Đạo,

Tùy theo phong hóa của mỗi thân nhân loại mà gầy Chánh-Giáo, là vì khi trước Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn loại duy có hành Đạo nội tư phương mình mà thôi.

Còn nay thì nhơn loại đã hiệp đồng, Càn-Khôn dĩ tận thức; thì lại bị phần nhiều Đạo ấy mà nhơn loại nghịch lẫn nhau; nên Thầy mới nhứt định qui nguyên phục nhứt”.

Lại nữa, trước Thầy lại giao Chánh-Giáo cho tay phàm, càng ngày lại càng xa Thánh-Giáo mà làm ra cuộc Phàm-Giáo. Thầy lấy làm đau đớn, hằng thấy gần trót mười ngàn năm, nhơn loại phải bị sa vào nơi tội lỗi, mạt kiếp chốn A-tỳ.

Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh-Giáo cho tay phàm nữa…

… Chẳng đặng ai dưới thế nầy còn đặng phép nói rằng thế quyền cho Thầy mà trị phần Hồn của nhơn loại…

—————————d&c—————————


Thánh ngôn

Ngày mồng 7 tháng 7 năm Bính-Dần (1926) [TĐ.I/ 12] :

Vốn từ ngày Đại-Đạo bế lại, chánh quyền đều vào một tay Chúa-Quỷ khi Ngọc-Hư-Cung và Lôi-Âm-Tự lập pháp Tam-Kỳ Phổ-Độ, Chúa-Quỷ biết cơ mầu nhiệm ấy, và hiểu rõ ràng tà quyền đã dứt, nên trước khi Thầy chưa đến, thì nó đã hiểu rõ rằng: bề nào Thầy cũng sẽ chiếu y Thánh-Ý Tam Giáo qui nhứt, mà dùng danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, nên đã dụng Cao-Đài trước Thầy mà lập Tả Đạo Bàng Môn.

Thầy hỏi các con, vậy chớ tà quái nhận tên ấy là chủ ý gì?

… Lại làm cho ra rẻ rúng danh ấy, để cho các con nghi ngờ mà lánh xa Chánh-Giáo, như đàn Cái-Khế vậy, nhưng nó có một điều là nó không dám ngự nơi ngai Thầy, tiện dùng làm một vị Tiên Ông mà thôi.

Vậy khi các con nghe nói Cao-Đài nơi này, Cao-Đài nơi kia, đừng vội tin mà lầm mưu tà mị.

Cao-Đài: nhớ gọi là Đấng-Chí-Tôn.

Tiên-Ông: là về Tiên-Đạo.

Đại Bồ Tát Ma Ha Tát: là về Thích-Giáo.

—————————d&c—————————


Thầy có giáng cơ tại Biên-Hòa 23-1-1926 [TĐ.I/ 13]

cho bài thơ rằng:

“Chín Trời mười Phật cũng là TA

Truyền Đạo chia ra nhánh-nhóc ba,

Hiệp một chủ quyền tay nắm giữ,

Thánh, Tiên, Phật Đạo vốn như nhà”.
—————————d&c—————————
Thánh ngôn ngày 3 tháng 8 năm 1926

(nhằm ngày 25 tháng 6 năm Bính-Dần):

Ngài đã dạy rõ ràng Tam-Kỳ Phổ Độ tuy khai năm Dần (nhơn sanh ư Dần), chớ kỳ trung thiên-cơ tiền-định đã lâu rồi.

Vốn từ trước, trong Thiên Thơ Tam-Kỳ Phổ-Độ nầy, nền Chánh Giáo phải có:

Nhứt Phật,

Tam Tiên,

Tam thập lục Thánh,

Thất thập nhị Hiền,

Tam thiên Đồ Đệ.

Chưởng-Quản thâu Tam Giáo hiệp nhứt….

Nơi Bạch-Ngọc Kinh hơn sáu chục năm trước chư Thánh, Thánh, Tiên, Phật thấy đại nộ Thầy nên ra tình nguyện hạ thế cứu đời. Thầy coi bọn ấy lại còn làm tội lỗi hơn kẻ phàm xa lắm. Vậy vì cớ chi các con biết chăng?...

Bị hàng phẩm nhơn tước phải phù hạp với hàng phẩm Thiên tước. Đáng lẽ Thầy cũng nên cho các con phải chịu số phận bần hàn, mà không nỡ, nên ngày nay mới có kẻ như vậy. Thầy nói cho các con biết: dầu một vị Đại-La Thiên-Đế xuống phàm mà không tu, cũng khó trở lại địa vị đặng…



Thánh ngôn giáng ngày 27 tháng 6 [TĐ.I/ 14] rằng:

Thầy hằng nói cùng các con rằng: Thầy đến độ rỗi các con là đến lập tại thế nầy một trường công quả. Các con muốn đặng nơi cực lạc thì phải đi lại trường nầy mà đoạt thủ địa vị mình, chớ chẳng đi nơi nào khác mà đặng đắc Đạo bao giờ. Thầy lại khuyên nhủ các con rằng: Thầy đã đến chung cùng với các con, các con duy có tu mà đắc Đạo, phải đoái lại bá, thiên, vạn, ức nhơn sanh mà phải bị trầm luân nơi khổ hải, chưa thoát khỏi luân hồi, để lòng từ-bi mà độ rỗi.

Nay tuy các con chẳng thấy đặng hành-vi mầu-nhiệm, mà chính mình Thầy đã đến nơi, các con cũng nên tin nơi Thầy, mà lời dặn Thầy là chơn thật. Nếu các con đợi đến buổi chung qui, hồn ra khỏi xác, mới thấy cơ mầu nhiệm đặng, thì chừng ấy đã muộn rồi”.

Trường Sanh T (Cần-Giuộc),

Ngày 19 tháng 4 năm Bính-Dần (1926) [TĐ.1/14]

Chư chúng sanh nghe,

Từ trước TA giáng sanh lập Phật-Giáo gần sáu ngàn năm, thì Phật Đạo chánh truyền gần thay đổi. TA hằng nghe chúng sanh nói Phật giả vô ngôn. Nay nhứt định lấy huyền diệu mà giáo Đạo, chớ không giáng sanh nữa, đặng chuyển Phật Giáo lại cho hoàn toàn. Dường nầy, từ đây chư chúng sanh chẳng tu bị đọa A-tỳ, thì hết lời nói rằng “Phật Tông vô giáo” mà chối tội nữa.

TA nói cho chúng sanh rằng: gặp Tam-Kỳ Phổ-Độ nầy mà không tu, thì không còn trông mong siêu rỗi.

—————————d&c—————————
Hội Phước Tự (Cần Giuộc) [TĐ.I/ 15]

Samedi, 5 Juin 1926 mồng 5 tháng 4 năm Bính-Dần.

Thích Ca Như Lai

Kim Viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát

Chư sơn nghe dạy:

Vốn từ Lục Tổ thì Phật Giáo đã bị bế lại, cho nên tu hữu công mà thành thì bất thành. Chánh-pháp bị nơi Thần Tú làm cho ra mất Chánh-giáo, lập riêng pháp luật buộc nối Đạo Thiền.

TA vì luật lịnh Thiên mạng đã ra, cho nên can để vậy, làm cho Phật Tông thất chánh có gần hai ngàn năm nay.

Vì Tam-Kỳ Phổ-Độ Thiên-Địa hoằng khai, nơi “Tây-Phương Cực-Lạc” và “Ngọc-Hư-Cung” mật chiếu đã truyền siêu rỗi chúng sanh. Trong Phật-Tông Nguyên Lý đã cho hiểu trước đến buổi hôm nay rồi, tại Tăng đồ không kiếm Chơn-Lý mà hiểu, làm kẻ đã chịu khổ hạnh hành Đạo… Ôi! Thương thay, công có công, thưởng chưa hề có thưởng, vì vậy mà TA rất đau lòng.

TA đến chẳng phải cứu một mình chư Tăng mà thôi, vì trong thế hiếm bậc Thần, Thánh, Tiên, Phật, phải đọa hồng trần TA đương lo cứu vớt.

Chư Tăng, chư chúng sanh hữu căn, hữu kiếp đặng gặp kỳ Phổ-Độ nầy là lần chót, phải ráng sức tu hành, đừng mơ mộng hoài trong giả luật…

TA đã đến với huyền diệu nầy, thì từ đây TA cho chư Tăng dùng huyền diệu nầy mà học hỏi, ngày sau đừng đổ tội rằng: vì thất học mà thất kỳ truyền. Chư Tăng từ đây chẳng đặng còn nói Phật giả vô ngôn nữa.

—————————d&c—————————

NOEL 1925 [TĐ.I/ 16]

Ngọc-Hoàng Thượng-Đế viết Cao-Đài Tiên Ông,

Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Giáo Đạo Nam Phương.

CHIÊU KỲ TRUNG độ dẫn HOÀI sanh

BẢN Đạo khai SANG QUÍ GIẢNG thành;

HẬU ĐỨC TẮC CƯ Thiên-Địa cảnh,



HƯỜN MINH MẪN đáo thủ đài danh.
(Mười hai chữ lớn trong ba câu trên là tên của mười hai (12) người môn đệ trước hết của Đức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế. Còn ba chữ xiên lớn trong câu chót là tên ba vị hầu Đàn).

—————————d&c—————————



20 Février 1926. [TĐ.I/ 16]

Ngọc-Hoàng Thượng-Đế viết Cao-Đài Tiên Ông,

Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Giáo Đạo Nam Phương.

Bửu tòa thơ thới trổ thêm hoa,

Mấy nhánh rồi sau cũng một nhà,

Chung hiệp ráng vun nền Đạo Đức,

Bền lòng son sắt đến cùng TA.
Nguồn Tiên tầm Đạo dễ gì đâu?

Quyền phép Càn-Khôn một túi thâu,

Thoát xác xưa tầng tu vạn kiếp,

Độ hồn nay gội khắp năm châu.


Tìm hiền lắm lúc gieo nguồn Đạo,

Cải dữ đòi phen cỗi mạch sầu,

Trần khổ dầu ai chơn muốn lánh,

Ngày thành chánh quả có bao lâu?


Cái nhánh các con là nhánh chính mình Thầy làm chủ, sau các con sẽ hiểu.

Thầy vui muốn cho các con thuận hòa cùng nhau hoài, ấy là lễ hiến cho Thầy rất trân trọng. Phải chung lo cho danh Đạo Thầy.

Đạo Thầy tức là các con, các con tức là Thầy: phải làm cho nha đặng thế lực, đừng ganh gổ nghe! Các con giữ phận làm tùy ý Thầy muốn: ngày kia sẽ rõ thấu ý muốn của Thầy.

Vào vòng huynh đệ khá thương nhau

Một đức trổi hơn một phẩm cao,

Quyết chí Thiên-Đường men bước tới,

Phải nhiều máu thịt mới đồng bào.

Các con phải hiểu rằng: Thầy là huyền diệu thế nào! Cách dạy, Thầy buộc phải tùy thông minh mỗi đứa mà dạy. Dầu cho thấy phàm tục cũng phải vậy, nếu đứa dở mà dạy cao kỳ, nó biết đâu mà hiểu đặng.

Thầy cấm không cho dị nghị việc người, nhứt là đạo hữu của các con thì đừng phạm đến kẻo tội nghiệp. Chi chi cũng phải nhớ quyết rằng có Thầy trong đó.

Chẳng quản đồng tông mới một nhà,

Cùng nhau một Đạo tức một Cha,

Nghĩa nhơn đành gởi thân trăm tuổi,

Dạy lẫn cho nhau đặng chữ HÒA.

Thầy dặn các con một điều: nhứt nhứt đều đợi lịnh Thầy, chẳng nên lấy ý tư riêng mà phán đoán chi hết. Phận sự và trách nhậm các con, Thầy đã định trước, song giờ ngày chưa đến, phải tuân theo lời Thầy nghe!

Từ đây Thầy khởi sự dạy Đạo cho…

—————————d&c—————————



Ngọc Đàn (Giồng Ông Tố) [TĐ.I/ 18]

Vendredi 30 Juillet 1926 — 21 tháng 6 Bính-Dần.
Ngọc-Hoàng Thượng-Đế viết Cao-Đài Tiên Ông

Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Giáo Đạo Nam Phương.

TÀ DÂM GIÁI

Vì sao tội Tà dâm là trọng tội?

Phàm xác thân con người, tuy mắt phàm coi thân hình như một, chớ kỳ trung nơi bổn thân vốn một khối chất chứa vàn vàn, muôn muôn sanh vật. Những sanh vật ấy cấu kết nhau mà thành khối (la formation des cellules). Vật chất ấy có tánh linh. Vì chất nuôi nấng nó cũng là sanh vật, tỉ như: rau cỏ, cây, trái, lúa, gạo, mọi lương vật đều cũng có chất sanh.

Nếu nó không có chất sanh thì thế nào tươi tắn và chứa sự sống, như nó khô rũ thì là nó chết. Mà các con nào ăn vật khô héo bao giờ. Còn như nhờ lửa mà nấu, thì là phương pháp khử trược đó mà thôi, chớ sanh vật mà bị nấu chưa hề phải chết.

Các vật thực vào tỳ vị, lại biến ra khí; khí mới biến ra huyết. Nó có thể huờn ra nhơn hình, mới có sanh sanh tử tử của kiếp nhơn loại. Vì vậy mà một giọt máu thì là một khối chơn linh.

Như các con dâm quá độ thì sát mạng chơn linh ấy. Khi các con thoát xác thì nó đến tại Nghiệt Cảnh Đài mà kiện các con. Các con chẳng hề chối tội đặng.

Vậy phải giữ gìn giái-cấm ấy cho lắm.

Sách có dạy rằng: Nhơn sanh là Tiểu Kiền-Khôn, vậy nên Trời có võ trụ vạn vật thì nhơn sanh cũng có vạn vật vậy.

Nhơn sanh lại chia lại làm hai hạng:

1.- Hạng Nguyên-nhơn trên Trời sai xuống đặng lập công bồi quả,

2.- Là hạng Hóa-nhơn bên côn trùng, thảo mộc, thú cầm mới qua làm người ta, nên “Chánh Tà Yếu Lý” Thầy có dạy:

“Thầy nhìn con cả gái trai,

Côn trùng điểu thú căn cai cũng nhìn”.

Vậy nên nhiều khi Thầy nói:

“Được làm người chẳng dễ đó con!”
—————————d&c—————————
Dimanche, 19 Décembre 1926 — Rằm tháng 11 (B.D)

Ngọc-Hoàng Thượng-Đế viết Cao-Đài

Giáo Đạo Nam Phương. [TĐ.I/ 19]

Các con nghe: một sự các con chưa hề biết đến đặng hiểu Đạo là quí trọng dường nào, lo tu tâm dưỡng tánh.

Các con đã sanh tại-thế nầy, chịu khổ não tại-thế nầy, rồi chết cũng tại-thế nầy. Thầy hỏi: các con chết rồi, các con ra thể nào? Các con đi đâu?

Chẳng một đứa hiểu cơ mầu nhiệm ấy đặng. Thầy dạy: cái kiếp Luân-hồi thay đổi từ trong nơi vật chất mà ra thảo mộc, từ thảo mộc đến thú cầm; loài người phải chịu chuyển kiếp ngàn ngàn, muôn muôn lần, mới đến địa vị nhơn phẩm. Nhơn phẩm nơi thế nầy lại còn chia ra phẩm giá mỗi hạng. Đứng bực Đế-Vương nơi trái Địa-Cầu nầy, chưa đặng vào bực chót của địa cầu 67. Trong Địa-Cầu 67, nhơn loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy, cái quí trọng của mỗi Địa-Cầu càng tăng lên hoài, cho tới “Đệ Nhứt Cầu” Tam Thiên Thế Giái; qua khỏi “Tam Thiên Thế Giái” thì mới đến “Tứ Đại Bộ Châu”; vào “Tứ Đại Bộ Châu” mới vào đặng “Tam Thập Lục Thiên”; vào “Tam Thập Lục Thiên” rồi phải chuyển tiếp tu hành Đạo nữa mới đặng lên đến Bạch-Ngọc-Kinh, là nơi Đức Phật gọi là Niết-Bàn đó vậy.

Các con coi đó thì đủ hiểu, các phẩm-trật của các con nó nhiều là dường nào; song ấy là phẩm trậc Thiên-Vị.

Còn phẩm trậc quỉ-vị cũng như thế ấy; nó cũng noi chước Thiên-Cung mà lập thành quỉ-vị, cũng đủ các ngôi, các phẩm đặng đày đọa các con, hành hà các con, xử trị các con. Cái quyền hành lớn lao ấy do Thầy ban cho nó, nên đặng quyền cám dỗ các con, xúi biểu các con, giành giựt các con mà làm tay chơn bộ hạ trong vòng tôi tớ nó.

Thầy đã thường nói: hai đầu cân không song bằng, thì tiếng cân chưa đúng lý. Luật Công-Bình thiêng-liêng buộc phải vậy. Thầy lắm phen phải bị mất, bị giựt con cái của Thầy vì chúng nó.

Thầy đã chỉ rõ hai nẻo tà chánh, sang hèn rồi, vậy Thầy cũng chỉ phương hướng cho các con đi cho khỏi lầm lạc. Các con hiểu rằng: trong “Tam thiên thế giới” còn có quỉ mị chuyển kiếp ở lộn cùng các con thay, huống lựa là “Thất Thập Nhị Địa” nầy, sao không có cho đặng?

Vì vậy Thầy đã nói tiên tri rằng:

Thầy thả một lũ hổ lang ở lộn cùng các con, lại hằng ngày xúi biểu nó cắn xé các con; song Thầy cho các con mặc một bộ thiết giáp, chúng nó chẳng hề thấy đặng, là Đạo Đức các con.

Ấy vậy Đạo Đức các con là phương pháp khử trừ quỉ mị lại cũng là phương dìu dắt các con trở lại cùng Thầy. Các con không Đạo thì là tôi tớ quỉ mị. Thầy đã nói Đạo Đức cũng như một cái thang vô ngằn, bắt cho các con leo đến phẩm vị tối cao, tối trọng, là ngang bực cùng Thầy, hay là Thầy còn hạ mình cho các con cao hơn nữa.

Vậy Thầy lại dặn các con: nếu kẻ không tu, làm đủ phận người công bình, chánh trực, khi hồn xuất ra khỏi xác thì cứ theo đẳng cấp gần trên mà luân hồi lại nữa, thì biết chừng nào đặng hội hiệp cùng Thầy; nên Thầy cho một quyền rộng rãi, cho cả nhơn loại Càn Khôn Thế Giới, nếu biết ngộ kiếp một đời tu, đủ trở về cùng Thầy đặng; mà … hại thay… mắt Thầy chưa đặng hữu hạnh hoan lạc, thấy đặng kẻ ấy.

Vậy Thầy dặn: Đạo là nơi các con nên quí trọng đó vậy.

—————————d&c—————————




26-1-27 = 23-12-B.D. [TĐ.I/ 21]

Ngọc-Hoàng Thượng-Đế viết Cao-Đài

Giáo Đạo Nam Phương.
Hỉ chư Môn đệ, chư chúng sanh; chư chúng sanh nghe:
Thuyền khơi đợi gió lướt dòng ngân,

Dẫn khách Nam qua khỏi bến trần,

Nhuộm áo nâu sồng về Cực-Lạc,

Trau gương trí huệ phủi đai cân,

Cơ Trời nên buổi đời thay đổi,

Đạo Thánh nhằm khi khách gội nhuần.

Khổ hạnh dầu ai thìn một kiếp,

Rừng tòng thoát tục sớm đưa chân.

Đạo Trời khai ba lượt, khách tục lỗi muôn phần, khách trần ai cũng lấy sự vui vẻ vô vị chốn sông mê nầy mà quên trọn các điều Đạo Đức của các đấng Thánh trước Hiền xưa. Chung đỉnh mảng tranh giành, lợi danh thường chác buộc, kiếp phù sanh không mấy lát, đời giả dối chẳng là bao. Sanh đứng làm người, trót đã mang vào mình một vai tuồng đặc biệt, đã chẳng lo bước hành trình cho xong, mà đắp bồi nợ mảnh hình hài, ngọn rau tấc đất, lại chác lắm điều phiền não u sầu, lấy Thánh đức gọi là chơi, mượn hành tàng vô nghĩa mà làm cho vừa lòng ái mộ bất lương. Cái xuân kia chẳng đợi người mà bước đời càng gay trở; lần qua thỏ lặn ác tà, bóng thiều quang nhặc thúc; con đường hi vọng chẳng biết đâu là tột cùng mà bước đời xem đà mòn mỏi; sự thác vô tình sẽ đến mà vẽ cuộc sanh ly, pha màu tử biệt, làm sao sự vui vẻ giàu sang, danh vọng đều thành ra một giấc huỳnh lương, rồi đây vĩnh biệt ngàn năm, tội tình muôn kiếp. Đài Nghiệt Cảnh là nơi rọi sáng các việc lỗi lầm, bước luân hồi sẽ dẫn vào nơi u khổ cùng sâu mà đọa đày đời đời kiếp kiếp. Ấy là buổi chung qui của khách trần đó.

Nguồn Tiên đạo Thánh dìu bước nhơn sanh tránh tội lỗi, lìa nẻo vạy, bước đường ngay mà lần vào nơi cực lạc an nhàn, rừng tòng suối lặng, động thẳm non xanh, để vào bực thanh cao, thoát khỏi chốn luân hồi ràng buộc. Ai mau bước đặng nhờ thân, ai luyến trần cam chịu khốn. Đạo Trời mầu nhiệm, khá biết xét mình sau khỏi điều tự hối!

Chúng sanh khá biết cho!

—————————d&c—————————
THI VĂN DẠY ĐẠO [TĐ.I/23]

1.- Tròi trọi mình không mới thiệt bần,

Một nhành sen trắng náo nương chân,

Ở nhà mượn đám mây xanh kịt

Đỡ gót nhờ con hạt trắng nần,

Bố hóa người đời gây mối Đạo,

Gia ân đồ đệ dựng nền nhân,

Chừng nào đất dậy Trời thay xác,

Chư Phật, Thánh, Tiên xuống ở trần.

TÂN TỎA BẠCH-NGỌC-KINH

2.- Một tòa Thiên Các ngọc làu làu,

Liền bắt cầu qua nhấp nhóa sao.

Vạn trượng then gài ngăn Bắc-Đẩu,

Muôn trùng nhíp khảm hiệp Nam-Tào.

Chư Thần chóa mắt màu thường đổi,

Liệt Thánh kinh tâm phép vẫn cao.

Dời đổi chớp giăng đoanh đỡ nổi,

Vững bền vạn kiếp chẳng hề xao.
3.- Huỳnh lương một giấc cuộc đời in,

Có trí có mưu phải xét mình.

Danh lợi lớn là giành với giựt,

Phú quí cao bởi mượn và xin.

Trăm năm lẩn quẩn đường nhơn nghĩa,

Một kiếp đeo đai mối nợ tình.

Biết số biết căn tua biết phận,

Đường xưa để bước lại Thiên-Đình.


7.- Hữu văn hữu võ hữu phong ba,

Nhựt Nguyệt Âm Dương tứ quí hòa,

Thiên Địa Càn Khôn khiêm vạn loại,

Nhơn quần, thảo mộc cập chư hoa.

Ly kỳ cảnh vật cao nhơn thượng,

Đáo để san hà thưởng khách ca,

Ngả vấn chư nhu hà thủ tạo?

Kỉnh Ngô vi chủ, Đạo như hà?


8.- NGỌC ẩn thạch kỳ, ngọc tự cao,

HOÀNG Thiên bất phục chí anh hào.

GIÁNG ban phúc hạnh nhơn đồng lạc,

THẾ tạo lương phương thế cộng giao.

GIÁO hóa nhơn sanh câu triết lý,

ĐẠO truyền thiên hạ ái đồng bào.

NAM nhơn tỉnh cảm sanh cao khí,

PHƯƠNG tiện tu tâm kế diệt lao.


Thầy có nói rằng: một vị Đại-La Thiên-Đế xuống trần mà không tu thì khó mà trở về ngôi cũ được.

—————————d&c—————————



16-01-1926: Chơn linh Ngài Quí-Cao

(Thế-danh là Huỳnh Thiên Kiều) có cho bài thi giáng cơ rằng:


Tu như cỏ úa gặp mù sương,

Đạo vốn cây che mát-mẻ đường.

Một kiếp muối dưa muôn kiếp hưởng,

Đôi năm mệt-nhọc vạn năm bường.

Có thần nuôi-nấng thần càng mạnh,

Luyện khí thông-thương khí mới tường.

Nhập thế lòng trong gìn tịnh-mẫn,

Nguồn Tiên ngọn Phật mới nhằm phương.

—————————d&c—————————
Mercredi 4 Aout 1926 - 5 tháng 6 (B.D) [TĐ.I/ 25]
Ngọc-Hoàng Thượng-Đế viết Cao-Đài

Giáo Đạo Nam Phương.

Hỉ chư Môn-đệ, chư nhu. Nghe dạy:



Sự chơn thật và sự giả dối mắt phàm các con đâu có thể phân biệt đặn: một trường thử Thánh, Tiên, Phật vì vậy mà phải lập nơi thế gian nầy; nếu buổi sanh tiền dầu cho một kẻ phàm tục tội lỗi biết đặng cơ quan mầu nhiệm của Đấng Chí-Tôn là Trời đã sắp đặt, thì cũng chẳng dám gây ra tội lỗi mà thôi, lại có thể đắc Đạo mà gấm ghé các phẩm Thần, Thánh, Tiên, Phật đặng nữa; huống lựa là các Đấng ấy phải bị đọa trần mà biết mình hằng giữ, thì mầu nhiệm thử Thánh, Tiên, Phật chẳng có nghĩa lý gì hết. Vì vậy mà Thầy hằng nói cùng các con rằng: một trường thi công quả, các con muốn đến nơi cực-lạc thì phải đi tại cửa nầy mà thôi. Thầy lại khuyên nhủ các con rằng: Thầy đã đến chung cùng với các con, các con duy có tu mà đắc Đạo, phải đoái lại bá thiên vạn ức nhân sanh còn phải trầm luân nơi khổ hải, chưa thoát khỏi luân hồi, để lòng từ bi mà độ rỗi.

Nay tuy các con chẳng thấy đặng hành vi mầu nhiệm, mà chính mình Thầy đã đến nói, các con cũng nên tin nơi Thầy mà cho rằng lời dạy của Thầy là chơn thật. Nếu các con đợi đến buổi chung qui, hồn ra khỏi xác mới thấy cơ mầu nhiệm đặng thì chừng ấy đã muộn rồi. Vậy các con ráng tuân lịnh dạy./-

—————————d&c—————————
Cholon, le 10-1-1927. [TĐ.I/ 26]
Ngọc-Hoàng Thượng-Đế viết Cao-Đài

Giáo Đạo Nam Phương.

Chư Môn-đệ và chư nhu nghe: chim về cội, nước tách nguồn, từ xưa kiếp con người giữa thế, chẳng qua là khách đi đường, phận sự muốn cho hoàn toàn, cần phải có bền chí và khổ tâm; có bền chí mới đoạt đặng phẩm vị thanh cao; có khổ tâm mới rõ tuồng đời ấm lạnh. Lăng-xăng xạo-xự, mùi chung đỉnh, vẻ cân đai, rốt cuộc chẳng khác chi giấc huỳnh-lương mộng. Mỗi bậc phẩm đều đặng một vai tuồng của Đấng cầm quyền thế giới ban cho, dầu thanh cao dầu hèn hạ cũng phải gắng làm cho rồi trách nhậm, hầu buổi chung cuộc, hồn lìa cõi trần, đặng đến nơi khởi hành mà phục hồi công cán. Ai giữ trọn bậc phẩm, thì đặng Tòa nghiệt-cảnh tương công chiết tội, để vào địa vị cao hơn chốn Địa-Cầu 68 nầy; ai chẳng vẹn trách nhậm nhơn sanh, phải bị đọa vào u-minh địa, để trả cho xong tội tình căn quả cho đến lúc trở về nẻo chánh đường ngay mà phục hồi ngôi cũ. Bằng chẳng biết sửa mình thì luật Thiên-Điều chồng-chập, khổ A-Tỳ phải vướng muôn muôn đời đời mà đền tội ác, bậc nhơn sanh vì đó mà phải chịu thiên niên chìm đắm vào số luân hồi; vay trả, trả vay, căn quả chẳng bao giờ tiêu đặng. Các bậc Thần Thánh nếu chẳng biết mối Đạo là phương châm tìm nguồn trong rửa bợn tục, thì biển trần khổ nầy cũng khó mong thoát đặng.

Trời Nam may đặng một yến sáng của Đấng Đại-Từ Đại-Bi dẫn khách trần bước lần ra con đường hắc ám, để tránh khỏi bến mê, dụng nâu sồng thế cân đai, mượn khổ tâm thay chung đỉnh; lấy hạnh đức làm nấc thang bước lên tột lưng Trời, vẹt ngút mây xanh, trông vào cảnh thiên nhiên, biết rõ cơ mầu nhiệm mà làm khách u nhàn thanh thản. Núi thẳm rừng xanh, phủi hết muôn sự ở cõi trần vô vị nầy, ấy là một sự khó thi hành của khách phàm tục, mấy ai nong nả đến cảnh thiêng-liêng, mà nhiều kẻ lại tìm vào vực thẳm.

Đạo Trời qua bến tục, đường Thánh dẫn khách trần; nếu chẳng biết thế thời, giọt nước cành dương hết chờ khi rưới khổ đặng.

—————————d&c—————————

Vendredi, 17 Décembre 1926 [13 tháng 11 (B.D)] [TĐ.I/ 27]
THÁI BẠCH

M.D… est prié d’attendre la venue du Divin-Maitre.



NGỌC-HOÀNG THƯỢNG-ĐẾ VIẾT CAO-ĐÀI

GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG.
DIEU TOUT-PUISSANT qui vient sous le nom de CAO-ĐÀI pour enseigner la vérité en Annam.

D…, Debout et lis.

Je tiens à te dire que rien ne se crée est n’existe surce globe sans ma volonté. De pauvre ses prits prétendent qu’ils sont dans se secret de Dieu. Or, je ne donne à nul humain ici-bas d’en faire la révélation. Pour venir à moi, il faut des prières. Je ne néglise pas à me manifester quand ces prières sont sincères. Il suffit, pour vous convaincre que je suis bien Jéhovah des Hebreux, le Dieu des Armées des Israélites, le Dieu inconnu des Juifs et le vrai Père de Jésus-Christ, de me prier par ce prête nom CAO-ĐÀI pour que vos voeux soient éxaucés. Tu viens à moi avec un sentiment sincère pour bien faire aux peuples soumis qui te sont confiés? Je te prie alors de propagend cette doctrine à tous tes protégés. C’est la seule qui maintient l’huma-nité dans l’amour des créatures et vous apporte une paix durable.

—————————d&c—————————




Thứ sáu, đêm 17 tháng 12 năm 1926

(13 tháng 11 năm B.D) [TĐ.I/ 28]


Đức Lý-Thái-Bạch khai đàn.

Mời ông D… (Langsa) chờ đợi giây lát có Thánh-ý giáng đàn.


Thầy xưng “Ngọc-Hoàng Thượng-Đế viết Cao-Đài Giáo Đạo Nam Phương”, tá danh Cao-Đài, hay là Chúa Trời phép tắc vô cùng.

M.D … đứng dậy và đọc.

“TA nói với người rằng chẳng có vật chi tạo thành và đứng vững mà chẳng có TA nhứt định. Nhiều vị Thần thấp hèn xưng rằng chúng nó thạo cơ Trời. Còn TA thì chẳng có trao cơ Tạo cho kẻ phàm nào truyền bá ở thế hạ nầy. Muốn đến hầu TA, thì phải có lòng cầu nguyện. TA không có bỏ qua sự cầu khẩn thành tâm ấy và sẵn lòng giáng dạy. Cho đặng nhà ngươi tin thì phải biết rằng TA là Đức Chúa Trời Jehovah Chúa của bọn Hébreux, Chúa của dân Du-Dêu, Chúa của dân Juifs phản và Cha thiệt của Đức Chúa Jésus Christ, phải cầu nguyện Ta là tá danh CAO-ĐÀI thì được hữu kỳ sở nguyện, nhà ngươi muốn đến hầu TA có lòng thành thật và làm ơn cho dân bổn xứ nầy chịu dưới quyền nước Pháp. TA xin ngươi truyền bá cái tôn chỉ nầy cho dân bổn xứ. Ấy là một cái Đạo làm cho dân sự hòa bình, bền vững và lâu dài”.

Tuy rằng Thầy đã xưng đủ các thứ danh tánh của Thầy:



  • Nhiên-Đăng Cổ-Phật thị Ngã,

  • Kim viết CAO-ĐÀI Ngọc-Hoàng Thượng-Đế,

  • Chúa Trời phép tắc vô cùng,

  • Chúa Jéhovah của dân Hebrenx Du-Dêu, và của dân Juifs phản.

Mà qua năm 1927, chánh-phủ mới cho mở cửa 12 cái Thánh-Thất, ban đầu thì còn luật cúng thong thả dưới 20 người, sau luật ấy bị bãi thì mỗi lần cúng Sóc-Vọng mỗi tháng 2 lần thì phải xin phép quan. Rồi qua năm 1936, quan Phó-Soái Pagès mới cho các Thất cúng thong thả. Đó là nhờ ơn Ngài Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt tâu với Chánh-Phủ Toàn-quyền Robin.

Bởi tại vậy nên Thầy mới ân xá cho Ngài Thượng-Trung-Nhựt và cho Ngài giáng đàn dạy Đạo một đôi phen; dạy Đạo tại Tòa-Thánh Định-Tường (Mỹtho) trong lúc chuyển qua Tiểu Tam thời.

Bởi cớ các sự thiên tân vạn khổ ấy Thầy biết trước nên ra đôi liễn như vầy:


Каталог: images
images -> Hướng dẫn sử dụng Dropbox Để sử dụng được Dropbox
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs

tải về 2.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương