ĐẠI ĐẠo tam kỳ phổ ĐỘ Năm thứ: 32 tiểu sử ĐỨc giáo tông nguyễn ngọc tưƠNG



tải về 1.68 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu10.02.2018
Kích1.68 Mb.
#36292
  1   2   3   4   5   6
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Năm thứ: 32

TIỂU SỬ

ĐỨC GIÁO TÔNG



NGUYỄN NGỌC TƯƠNG

Ảnh: Đức Giáo Tông ngự trên ngai Bửu Điện Thánh địa Bến Tre


HỘI THÁNH ẤN HÀNH

PHẦN THỨ NHẤT
Đoạn đời nhập thế (1881 – 1930)


I. THÂN THẾ

A. GIA ĐÌNH

Người sinh ngày 26 tháng 5 nămTân Tỵ, nhằm ngày 22 tháng 6 năm1881 dương lịch, tại làng An Hội, tổng Bảo hựu, tỉnh Bến Tre, Nam phần Việt Nam.

Thân phụ Người là cụ Nguyễn Ngọc Đẩu, thân Mẫu Người là Bà cụ Võ Thị Sót.

Tổ ba đời của Người là cụ Nguyễn Đức Loan, một nhà Nho học, người tỉnh Bình thuận Trung phần Việt Nam.

Người ra đời được 13 tháng, thì Cụ thân sinh tạ thế; từ đó Người sống với ông bà nội.

Người được định đôi bạn vào năm 1902 cùng bà Trương Thị Tài. Đến năm 1906, bà Thất lộc, để lại 2 con: Cô Nguyễn Thị Tú và cậu Nguyễn Ngọc Hớn.

Người tái thú cùng Bà Bùi Thị Giàu, hạ sanh được 3 người trai: Cậu Nguyễn Ngọc Kỷ, cậu Nguyễn Ngọc Bích, cậu Nguyễn Ngọc Nhựt; và 2 người gái: Cô Nguyễn Thị Yến, cô Nguyễn Thị Nguyệt.

B. HỌC VẤN

Từ 6 tuổi Người theo học chữ Nho, và chút ít chữ Quốc ngữ với Ông nội, học tại nhà.

Lên 14 tuổi (1895) Người vào học lớp 3 trường tỉnh; năm 17 tuổi, Người thi đậu vào trường Trung học Mỹ tho.

Năm 19 tuổi, Người lên học trường Chasseloup Laubat (Sàigòn).

Đến 21 tuổi (1902) Người thi đỗ rồi nghỉ học.

C. LỊCH TRÌNH QUAN TRƯỜNG

Cũng trong năm 1902 Người thi đỗ vào ngạch Thơ ký Thượng thơ và làm việc nơi phòng Thượng thơ Sài gòn một năm, kế được đổi về Bến Tre tùng sự luôn suốt 17 năm.

Đến cuối năm 1919, Người thi đậu Huyện, rồi được bổ đi làm Quận trưởng Châu thành tỉnh Cần thơ. Ba tháng sau, lại bị đổi đi Hòn chông (Hà Tiên) làm Quận trưởng tại đây 4 năm (1920 – 1924).

Từ năm 1924 – 1927, Người làm Quận trưởng Cần giuộc (Chợ lớn) và được thăng Tri phủ Thượng Thơ.

Từ năm 1927–1930 Người làm Quận trưởng Xuyên Mộc (Bà Rịa). Cuối năm 1930, vâng lịnh Đại Từ Phụ, Người vào đơn xin từ Quan. Được chấp đơn cho nghỉ vào hạng hưu trí, Người về ở Toà Thánh Tây Ninh hành Đạo.

II. VỀ NHƠN ĐẠO

Bổn phận Người đối với gia đình, thân tộc, chòm xóm thật là vẹn toàn gương mẫu.

Đối với ông Nội, Người hết lòng hiếu thảo. Khi còn đi học, Người thường dành dụm tiền quà bánh, để mua trà về kỉnh ông. Người phải sớm nghỉ học để làm việc tự sống, và phụng dưỡng ông trong lúc tuổi già.

Người có một bà Cô, và kính Cô như cha mẹ. Có lần Cô đau, mặc dầu tuổi đã quá lục tuần, nhưng hằng đêm sau khi giảng dạy Hạnh Đường (từ 8 đến 10 giờ), Người vẫn đi đến tận chỗ thăm cô, đường xa ngoài một cây số. Sau bà Cô đau nặng, về nhà lớn cách Hội Thánh gần mười cây số, nhưng hằng đêm, sau khi dạy Đạo xong, Người đều đi thăm. Sự thăm viếng thường ngày như vậy, trong khoản gần hai tháng. Thật là phải có đầy đủ một lòng chí hiếu, chí thảo, mới có thể làm được liên tục bổn phận khó khăn, Thiêng liêng ấy!

Đối với bà con thân tộc xa gần, Người thường giúp đỡ chu đáo mọi mặt. Đặc biệt, mỗi lần lãnh lương, Người gởi tiền ủng hộ những quyến thuộc túng thiếu. Người còn chia vườn đất cho một số thân nhân nghèo mà đông con.

Ngoài ra, những người lân cận trong xóm ấp cũng thường được người trợ giúp mỗi khi hữu sự.

Đối với vợ, Người vẹn giữ được niềm hoà ái của tình nghĩa phu thê.

Đối với con, Người là Ông cha gương mẫu về việc giáo dục trí đức. Nhiều khi, Người cũng lo lắng đến sự ăn mặc cho nữa.

Đối với các thân nhân đã quá vãng, Người lo chu đáo, chăm sóc, sửa sang các phần mộ.

Đoạn đời Nhơn Đạo của Người đã nêu sáng những gương: Hiếu, Nghĩa, Nhơn, Từ.

Người đã tỏ ra chí hiếu với Ông, bà – Cô, vẹn Nghĩa với vợ, rộng Nhơn với bà con chòm xóm, trọn Từ với các con.

Người sống trong một hoàn cảnh xã hội mà nền văn hoá Á Đông bị lu mờ trước sự xâm nhập của nền văn hoá Âu Tây. Nhưng Người vẫn vững lòng tuân hành theo các Giáo lý cao quí của Đạo Nho. Người sùng tín Khổng giáo là cương kỷ về nhơn Đạo vậy.

III. CÔNG NGHIỆP TRONG QUAN TRƯỜNG (Thần đạo)



A. ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI

Người sanh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử của nước nhà mất quyền tự chủ. Bao nhiêu cuộc cách mạng Quốc gia, Xã hội phát sanh, khi âm thầm, khi bộc khởi, nhưng liên tiếp cam chịu thất bại.

Từ đây, về mặt vật chất, dân Việt Nam phải chịu muôn vàn tủi nhục, khốn cùng trong kiếp sống bị trị, kém mở mang. Về mặt tinh thần, nền cựu học (Văn hoá Đông phương) tỏ ra bất lực và mất tín nhiệm với đa số. Nhưng nền tân học (Văn hoá Tây phương) mặc dầu có nhiều thế lực, vẫn không trọn chinh phục được nhân tâm, vì đã tiêm nhiễm quá sâu sắc theo các Đạo lý cổ truyền của Tam Giáo (Nho, Thích, Đạo). Xã hội Việt Nam thuở ấy sống trên sự mâu thuẩn gay gắt giữa hai nền văn hoá cũ mới. Lòng người hoang mang bất định.

Riêng về hoàn cảnh cá nhân mình, Người đã được hấp thụ cả hai nền văn hoá Á Âu. Thuở nhỏ, Người nối chí ông, cha học chữ Nho (đến trình độ nghe sách Tứ thơ, Ngũ kinh). Người noi theo nề nếp Khổng Giáo và sùng tín cả Phật Giáo. Rồi vừa lớn lên, Người tiếp đường Âu học và sống trong quan trường.

Với bản chất hiền lương sẵn có, Người bảo thủ tinh thần thấm nhuần Đạo Đức Đông phương làm căn gốc. Nhưng đồng thời, với óc quan sát suy xét sáng suốt, Người sẵn sàng thâu nhận những cái hay của nền văn hoá Tây phương.

Vậy, cũng như những sĩ phu tâm chí đương thời, Người rất đau xót, tiếc thương và ít nhiều hoang mang trước cảnh sống tủi khổ của dân tộc, và sự sa sút của nền Đạo Đức phong hoá. Nhưng riêng Người được may mắn thấm nhuần và biết dung hoà cả hai nền Văn hóa Á Âu. Ấy là đặc điểm quý báu trong tinh thần Người. Nhờ đó mà khi làm quan, Người hăng hái hoạt động cải thiện dân sinh, để thoả mãn một phần nào lý tưởng giải thoát dân tộc. Và cũng nhờ đó, người sớm hữu phước hữu căn ngộ Đạo, và xả thân hành Đạo cứu khổ nhơn sanh.



B. CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

(Hội buôn An Nam và Hội Khuyến Văn). Năm 1905, Nhựt Bổn đại thắng Nga hoàng. Chiến công nầy thức tỉnh mạnh mẽ các dân tộc nhược tiểu Á châu. Từ đó chí đến sau thế giới chiến tranh 1914 - 1918, ở các nước Đông Nam Á, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc phát khởi sôi nổi. Các nhà chí sĩ Việt Nam cũng bôn ba xuất dương để tìm lối cứu dân cứu nước.

Thuở ấy đang tuổi thành niên, Người cũng thấy những hoài bão vì nước vì dân của mình, được dâng cao trong bầu tâm chí nhiệt thành. Nhưng quan điểm của Người về sự giải thoát có khác. Với tinh thần Đạo Đức làm căn bản, Người chú trọng ở các điểm: cải thiện dân sanh, dân trí và dân tâm. Do đó, Người chủ trương trước tiên phải làm cho dân được: no ấm, khôn ngoan, hiền lương Đạo Đức.

Năm 1919, tại Bến Tre, với uy tín và hạnh đức trong sạch của 17 năm làm việc quan, Người cùng một số bạn đồng tâm đồng chí đứng ra tổ chức “Hội buôn An Nam và Hội Khuyến Văn”.

Hội Buôn nhằm mục đích giác ngộ đồng bào về các quyền lợi kinh tế và thương mãi, hiện nằm trong tay người ngoại quốc. Hội kêu gọi người Việt hợp tác cổ phần, để thành lập các cơ sở giao thương mua bán với nhau, hầu tránh nạn trung gian bóc lột.

Đi đôi với Hội Buôn, Hội Khuyến Văn được tổ chức nhằm khuyến khích dân chúng ham học cầu tiến và bảo vệ phong hoá Đạo Đức. Hội tổ chức những buổi diễn thuyết, cổ động học quốc ngữ, đọc báo, viết văn, làm thơ…Việc học chẳng những để trau giồi tri thức; mà còn để am hiểu luân lý Đạo Đức (hiếu thảo với cha mẹ, hoà thuận anh em, tiết nghĩa vợ chồng, trung tín bậu bạn…) để bài trừ các mê tín dị đoan tệ tục, các tật xấu; để phát huy tinh thần thương nòi giống mến quê hương.

Hội có phát hành một tờ Nội san. Những bài hay được giải thưởng khuyến khích.

Hai Hội đều được sự hưởng ứng rộng rãi của dân chúng trong tỉnh. Cao vọng của Người là lấy tỉnh Bến Tre làm cơ sở kinh nghiệm, để rồi gây thành phong trào toàn quốc.

Nhưng tiếc thay, Người bị Thất bại. Sau một thời gian hoạt động, hai Hội phải tự giải tán vì lý do kinh tế và chánh trị đương thời. Các công việc hoạt động trên đây, tuy không thâu được kết quả thực tế, nhưng đã chứng minh được tinh thần vị nhơn sanh của Người. Vả lại, lúc bấy giờ là thời kỳ bị trị. Cho nên, biết đề xướng lên một phong trào giải phóng kinh tế và văn hoá lệ thuộc, là biết gieo một một giống cách mạng tốt. Đó là một sáng kiến tiền phong, rất đáng nêu gương vậy.

C. CÁC SỰ MỞ MANG KHAI KHẨN

Vốn sẵn lòng thương dân mến nước, tinh thần thấm nhuần Đạo lý (Khổng, Phật Giáo), Người cai trị dân hoàn toàn với đức độ bao dung. Người đặc biệt chú ý việc mở mang khai hoá giáo dục và hết sức tránh việc phải răn phạt.



1. Ở HÒN CHÔNG

Năm 1920, từ Bến Tre, Người được bổ đi làm Quận trưởng Châu Thành Cần thơ. Cách ba tháng sau, lại bị đổi ra Quận Hòn chông (Hà tiên) đến năm 1924.

Thuở ấy, dân sự vùng nầy phần đông là người Miên và Huê kiều. Người Việt chiếm thiểu số. Mọi sanh hoạt: xã hội, công nghệ, thương mãi, lễ giáo, học vấn chưa được khai hoá. Đa số dân chúng còn chịu dốt nát, nghèo nàn, sanh sống cơ cực.

Trấn nhậm xong, Người liền len lỏi sống gần gũi nhơn dân, để thông cảm mọi nỗi đau khổ khó khăn, hầu tìm phương mở mang cho thích hợp. Quan sát xong, Người lần lượt dạy dân cách làm nhà, trồng trọt, làm ruộng, phép cưới hỏi theo lễ giáo. Người chỉ cách lấy đá nung vôi; đây là một nguồn lợi đáng kể của địa phương.

Ngoài ra, Người lo cất chợ, nhà thương, trường học, cho đào nhiều con kinh xuyên qua các đồng ruộng, và con kinh từ Hòn chông đi Rạch Giá. Về làm ruộng, Người giúp vốn và chỉ dẫn cách khai khẩn đất hoang, đất rừng thành đồng ruộng tốt. Nhờ đó dân chúng ngày được thêm khá giả. Trong việc khẩn hoang, Người chẳng hề dành riêng cho mình một sở đất nào cả. Thấy sự công cán và liêm chánh ấy, Nhà nước có truất ra một sở đất để tên Người đứng bộ. Song Người từ bằng cách tỏ ra không hay biết và không thâu huê lợi.

Dân chúng trong vùng rất cảm mến và ghi ơn Người. Về sau, khi Người đã về Bến Tre hành Đạo, thỉnh thoảng có người đến thăm viếng, với lòng yêu kính thân mật y như là tình bà con ruột thịt.



2. Ở CẦN GIUỘC

Trong khoản những năm 1924 đến 1927, Người ngồi Quận trưởng Cần giuộc (Chợ lớn). Quận nầy dân đông, toàn người Việt. Mọi sự sinh hoạt rất phồn thịnh và đã được mở mang nhiều rồi. Người chỉ tiếp tục bổ túc hay cải thiện thêm, và cho làm nhiều con lộ giao thông giữa các làng.

Nơi đây, Người gặp Đạo Cao Đài vào cuối năm 1925. Hằng ngày, ngoài việc nơi công đường, Người còn chú trọng khai đàn phổ độ người vào Đạo, sự phổ độ được kết quả mỹ mãn.

Nhưng cũng vì tu và làm cho dân theo tu nhiều quá, mà Người bị đổi ra Quận Xuyên mộc (Bà Rịa).



3. Ở XUYÊN MỘC (1927 – 1930)

Quận nầy là một vùng hẻo lánh, nhiều rừng núi, nằm ven bờ biển. Dân chúng ít, chỉ có phân nửa người Việt, còn phân nửa là dân tộc thiểu số.

Ở Xuyên mộc, sanh hoạt của dân chúng đều như chưa mở mang. Thế là Người lại được gặp đất để khai hoá. Sau một thời gian thăm viếng, quan sát, nghiên cứu tận chỗ. Người liền bắt tay vào việc xây đắp các đường giao thông, cho các vùng được thuận tiện liên lạc cùng nhau để mua bán đổi chác. Con đường quan trọng nhứt là lộ đi từ Long hải đến Nước Ngọt. Kế đó, Người lo mở trường học, nhà thương và chợ.

Đặc biệt hơn hết, là người xin Chánh phủ cho dân khẩn rừng. Người thân đứng ra chỉ dẫn cách khai phá và mọi cách trồng tỉa làm ăn.

Một vùng Nước Ngọt trù phú vui vẻ tấp nập ngày nay, là kết quả công lao khai mở chí công vô tư của Người. Người chỉ lo làm cho dân chúng hưởng, và tuyệt nhiên không chiếm giữ riêng một miếng đất nào cả.

Nơi đây, ngoài công vụ, Người cũng vẫn lo khai Đàn, phổ độ nhơn sanh vào Đạo, kết quả thật là sâu rộng.

Tóm lại, đoạn đời làm quan của Người đã nêu gương những đức tánh: thương dân mến nước, chuyên cần, liêm chánh.

Vì hết lòng thương dân mến nước, nên Người rất hăng say với mọi công việc mở mang khai khẩn, để cải thiện dân sanh, dân trí, dân tâm. Ngoài ra, Người chủ trương “Dĩ đức phục nhân”, hơn là áp dụng pháp trị.

Nêu gương chuyên cần, Người làm việc gần gũi với dân, không nài lao tâm mệt xác. Người không hề chán nản, mà vẫn tích cực hoạt động, để khắc phục mọi hoàn cảnh khó khăn khổ cực.  

Nêu gương liêm chánh, Người chẳng những không cậy quyền mà áp chế bóc lột dân, hay chiếm khẩn riêng đất đai; mà trái lại, Người còn từ chối lợi quyền đặc biệt do Chánh phủ ban thưởng cho.

Vậy từ Nhơn Đạo vẹn toàn, Người đã tận tâm ra lo cho dân, cho nước với trọn lòng yêu sinh, mẫn cán, chí công vô tư. Người đã thật hành phần Thần Đạo với cả tài đức kinh luân của bậc Quân tử (Nho gia).

IV. GẶP ĐẠO CAO ĐÀI



A. LÝ TƯỞNG GIẢI THOÁT

Như đã trình bày, hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng sâu sắc vào tâm não Ngài 2 điểm chánh:

Sự bất lực, mất tín nhiệm của nền văn hoá Đạo đức Á Đông trước thế lực bành trướng của nền văn minh khoa học Âu Tây.

Sự khổ nhục của dân tộc dưới chế độ thuộc địa.

Những nỗi đau đớn nầy canh cánh mãi nơi lòng Người. Người cố tìm phương để giải thoát dân sinh, và gầy dựng lại gía trị cho nền Đạo Đức cổ truyền. Những hoạt động xã hội (Hội buôn, Hội Khuyến Văn), những công nghiệp mở mang khai phá ở các nơi, chỉ thoả mãn được một phần nhỏ các hoài bão cao xa của Người. Người thấy đó chỉ là những hành động miễn cưỡng nhỏ hẹp, trong khi chưa biết phải làm chi khác. Nên Người không ngớt tìm kiếm những đường lối hữu hiệu hơn, khả dĩ giải thoát chung cho cả đồng bào, tạo lại uy tín và vị trí xứng đáng cho nền Đạo đức Á Đông. Vì theo Người, nền Văn hoá Đông phương là phần chơn lý về tâm linh, Chơn lý nầy phải vĩnh cữu tồn tại, để hướng nền văn minh khoa học vật chất Tây phương, đến ngay mục đích phục vụ hạnh phúc nhơn sanh.

Khi ngồi ở Quận Hòn Chông, Người có cầu học Đạo theo phái Minh Sư, ăn chay tịnh luyện. Nhờ đó, Người cảm thấy đường giải thoát hé mở. Song người cũng không toại chí. Vì phép tu như thế chỉ giải thoát được một thiểu số mà thôi, chớ không cứu thoát chung cho cả đồng loại đặng. Rồi lúc nào, Người cũng muốn tìm phương vượt lên khỏi bầu không khí của cuộc đời hiện tại. Cũng như xưa kia, Thái tử Sĩ Đạt Ta đã khổ sở giữa cảnh lâu đài vàng ngọc, vì thấy thần dân lầm than trong giai cấp, trong sanh, lão, bịnh, tử. Người đã trải qua những thời gian khủng hoảng tinh thần, với lý tưởng giải thoát, chưa tìm được lối ra thích hợp.



B. NHẬP ĐẠO VÀ SƠ LƯỢC VỀ ĐẠI ĐẠO

Vào cuối năm 1925, tại Quận Cần Giuộc, Người gặp Đạo Cao Đài trong buổi phôi thai. Qua một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, Người xin lập nguyện nhập môn. Người được phong làm THƯỢNG CHÁNH PHỐI SƯ vào khoản giữa tháng tư năm Bính Dần (1926), trong một Đàn cơ tại Hội Phước tự, xã Long Trạch (Chợ lớn). Rồi đến ngày 22 tháng 11 năm 1930, Nghị Định của Đức Lý Đại Tiên và Đức Hộ Pháp thăng Người lên phẩm ĐẦU SƯ. Đang có một trạng thái tinh thần nan vui mầng vì là ngày của Ta xuống trần dạy Đạo bên Thái Tây…..”

Nội dung các Tôn giáo đều một mục đích duy nhứt, là khuyến thiện và cứu khổ nhơn sanh. Nhưng phần hình thức sở dĩ có khác nhau, là vì mỗi Tôn Giáo phải mang nặng những màu sắc riêng biệt của tư phương và thời kỳ khai sáng.

Tôn chỉ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ: ngày nay các ranh giới thiên nhiên (núi rừng sông biển) đã mất lần trước khoa học máy móc. Loài người được dễ dàng thông đồng liên lạc từ xứ này qua xứ khác. Cảnh năm châu một chợ đã đưa các sắc dân Âu Á, và các Tôn giáo Đông Tây. Mọi thành kiến bất đồng chia rẽ về vật chất cũng như về tín ngưỡng không thể tồn tại được nữa.

Cho nên, Đấng Cha Lành khai sáng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với Tôn chỉ là:

a. Tam Giáo qui nguyên, Ngũ chi phục nhứt – Qui nguyên Tam giáo hiệp nhứt Ngũ chi

Cốt là để xoá hết những thành kiến rẽ chia về tín ngưỡng. Với tinh thần Qui Nguyên Hiệp Nhứt, toàn thể các Tôn Giáo xưa đều có sứ mạng mới là vùa giúp vào sự mở đường dung hoà giáo lý. Vã lại, khoa học cơ giới ngày nay đã phát triển tới cao độ. Các Tôn giáo càng phải liên kết, hoá hợp cùng nhau thành một ngọn đuốc Chơn Lý duy nhứt. Được vậy Đạo Đức mới khỏi bị lu mờ trước khoa học, mới có uy tín và vị trí xứng đáng, mới đủ huyền năng kiềm chế và hướng dẫn nhơn sanh thẳng tiến trên đường háo sanh ố sát.



b. Thực hành chủ nghĩa thương yêu tràn trề từ người đến vật

Cốt là để kêu gọi nhơn sanh xoá bỏ mọi chia rẽ, xung đột về màu da sắc tóc, danh vọng lợi quyền. Đức Thượng Đế, nhơn danh là Cha chung, cả kêu các sắc dân, mọi chủng tộc nên nhìn nhận mình là anh em ruột với nhau. Phải sống dung hoà, thương yêu, tương trợ lẫn nhau trong tình máu thịt.

Về sự thương yêu, Đức Chúa Trời dạy rằng: “…Sự thương yêu là giềng bảo sanh của càn khôn thế giới. Bởi thương yêu mà vạn loại hoà bình, càn khôn an tịnh, đặng an tịnh mới không thù nghịch lẫn nhau, không thù nghịch lẫn nhau mới không tàn hại nhau, không tàn hại nhau mới giữ bền cơ sanh hóa…”. Và Đức Cha Lành cũng vạch rõ mọi tai hại tàn khốc của sự ghét như vầy: “…Kẻ nghịch của cơ sanh hoá là Quỷ Vương, là tay diệt hoá. Cũng như có sống của Thầy ắt có chết của Quỉ Vương.

 Quỷ Vương giục sự ghét mà tàn hại các con. Vì ghét nhau mà vạn loại mới khi nhau, vì ghét nhau vạn loại mới nghịch nhau, vì ghét nhau vạn loại mới tàn hại lẫn nhau, mà tàn hại lẫn nhau thì là cơ diệt thế. . .”

Sau cùng Đức Chúa Trời nghiêm phán rằng: “…Vậy Thầy cấm các con, từ đây ví không đủ sức thương nhau thì chẳng đặng phép ghét nhau, nghe à”. Trên đây là đại cương tôn chỉ của Đạo Cao Đài. Khai Đạo trong buổi Hạ nguơn nầy, Đức Thượng Đế quyết cứu độ nhơn sanh khỏi họa diệt vong, để hưởng cảnh thế giới Đại Đồng tuyệt khổ. Cuộc đời của loài người sẽ hoàn toàn hạnh phúc. Các Tôn Giáo sẽ dung hợp về một đường kỉnh thờ Trời là Cha chung. Những hình thức quốc gia chỉ còn là những ranh giới địa dư, chớ không phải là những lằn ranh quyền lợi vẽ bằng xương máu. Các sắc dân trong năm châu đều thương yêu nhau như anh em một nhà, cùng một lý tưởng là mưu đồ nền hạnh phúc chung cho nhau.

Kết lại, Người hoàn toàn thoả mãn và tin tưởng theo tôn chỉ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Người nhận đây là con đường giải khổ thần diệu cho mình, cho dân tộc, cho nhơn loại. Và Người cũng thấy đây là bửu pháp thiêng liêng chấn hưng Đạo Đức, hầu kịp thời hướng thiện về Văn Minh khoa học phát triển theo đường Vĩnh Sanh Tuyệt Khổ cho nhơn loại.



C. THỜI KỲ HÀNH ĐẠO TẠI  QUAN CHỨC (1926 – 1930)

Khi Người gặp Đạo Cao Đài, chính là lúc đường công danh đang thạnh tiến.

Ở Cần Giuộc, ban ngày lo việc quan. Đêm đêm Người đi khai Đàn giảng Đạo. Khuyên dân chúng làm lành lánh dữ thương yêu hoà thuận, kỉnh thờ Trời Phật Thánh Thần. Nhiều đêm Người đi đến sáng, trong gió mưa lạnh lẽo, trên những đường xa xăm lầy lội.

Người rất bận tâm với việc phổ độ. Số người nhập môn rất đông, gồm trong Quận Cần giuộc và cả đến các Quận lân cận, vì Người cũng nhơn các thì giờ rảnh để đi xa mở Đạo. Có thể nói rằng: trong buổi đầu mở Đạo, phong trào phổ độ và nhập môn ở vùng nầy là sôi nổi mạnh mẽ hơn hết. Nhiều Thánh Thất Đạo Cao Đài được gầy dựng trước tiên, và vẫn còn đến ngày nay (như Tân Kim, Tân Quí Tây, Mỹ Lộc, Tân Chánh…)

Ra Xuyên Mộc, Người tiếp tục mở Đạo. Số người nhập môn cũng đông đảo, Người lập được các Thánh Thất: Hội Mỹ, Long Tân, Xuyên Mộc.

Vào cuối năm 1930, Người được lịnh Đức Chí Tôn dạy phải từ Quan, để về hiến thân hành Đạo nơi Toà Thánh Tây Ninh. Không chút do dự, Người đưa đơn xin từ chức, và được chấp thuận cho hưu trí thiệt thọ.

Thời kỳ hành Đạo tại Quan chức là phần công quả bổ túc vào khoản Thần Đạo của Người. Cũng như công cuộc trị dân, đoạn hành Đạo nầy được kết quả với việc hoá dân vi thiện, khuyến khích chánh nghiệp chánh mạng, bảo vệ thuần phong mỹ tục và trật tự cho xã hội.  

V. TIỂU KẾT VỀ ĐOẠN ĐỜI NHẬP THẾ

Đoạn đời nhập thế của Người gồm có 3 phần chánh:

· Phần Nhơn Đạo.

· Phần Thần Đạo.

· Nhập Đạo Cao Đài.

Phần Nhơn Đạo của Người được vẹn toàn trong cơ tùng khổ. Người làm tròn các bổn phận đối với: Ông, bà – Cô, vợ con, thân tộc, chòm xóm. Hành đúng theo Nho Giáo, Người đã nêu gương các đức tánh: Hiếu Thảo, Nhơn Nghĩa, Thiện Từ.

Phần Thần Đạo của Người được sáng tỏ trong cơ Thắng khổ. Đứng trước mọi cảnh cơ hàn khổ nhục của dân tộc, Người tích cực cải thiện mọi mặt sinh hoạt. Kết quả: Người trấn nhậm nơi nào, thì Nhơn sanh nơi đó được thêm ấm no an cư lạc nghiệp. Về phương diện tinh thần, Người cố công mở mang, giáo hoá để thắng các khổ: dốt chữ, Thất học, mê tín dị đoan, tồi phong bại tục. Về phương diện Đạo đức, Người dạy dân thương yêu hoà thuận, làm phải làm lành, tương thân tương ái, để tránh các khổ do nghiệp ác tánh hung gây nên.

Người thành công trong Đạo trị dân nhờ có những khuôn hạnh quý báu: thương dân mến nước, chuyên cần mẫn cán, chí công vô tư.

Mặc dầu đã đem hết tâm lực phụng sự nhơn sanh với địa vị Quan chức, Người vẫn chưa có được lối thoát như ý cho lý tưởng yêu sinh và giải khổ đồng loại. Mãi đến khi gặp Đạo Cao Đài, Người mới thấy nơi Tôn chỉ của Đạo Trời một sự giải đáp đầy đủ và nhiệm mầu cho các hoài bão của mình. Người hoàn toàn thoả mãn, tin tưởng, nên liền xin nhập môn, và đem trọn tấc lòng thành vào việc hành Đạo.

Vậy đoạn đời nhập thế của Người thể hiện đầy đủ Nhơn Đạo và Thần Đạo. Người đã vẹn toàn hai phần: Tùng khổ và Thắng khổ trong cơ Tuyệt khổ của Tam Kỳ Phổ Độ.

PHẦN THỨ HAI

Đoạn đời hành đạo nơi Toà Thánh Tây Ninh

I. Tây Ninh năm 1930 Toà Thánh

Tòa Thánh ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ thành lập từ ngày mười hai tháng năm Đinh Mẹo (1927) tại làng Long thành tỉnh Tây Ninh. Công sơ tạo do Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư thủ xướng. Nhưng đến năm 1928, vì bất bình nội bộ, Ngài lui về ngã ba Mít một (cách Toà Thánh độ 3 cây số), lập Thảo xá Hiền cung để thờ Đức Mẹ, và tu riêng.

Tòa Thánh do Ngài Thượng Đầu sư Lê Văn Trung, là Chức sắc lớn hiện có mặt tại đó, thay mặt cho Đạo làm chủ. Về hành chánh do ba vị Chánh Phối sư điều đình:

Ngọc Chánh Phối sư: Ngài Lê Bá Trang. Thái Chánh Phối sư: Ngài Nguyễn Ngọc Thơ. Thượng Chánh Phối sư: do Ngài Phối sư Thái Ca Thanh thay mặt cho Người đảm nhận (vì Người còn tại chức Quan ở Xuyên mộc).

Công việc Đạo từ trước vẫn thuận tiến. Nhưng đến năm 1930, nội bộ xảy ra mấy sự rối rắm như sau:

1) Ngài Phối sư Thái Ca Thanh, đương quyền Thượng Chánh Phối sư, vì bất bình với một vài Chức sắc lớn, bỏ phận sự về Thánh Thất Cầu Vĩ (Mỹ Tho). Ngài tách ra lập phái Minh Chơn Lý, lập Toà thánh Trung ương, chống lại giải, Người đột nhiên vào Đạo Cao Đài với tất cả nhiệt tâm thành tín, với cả trí lực để phụng sự mở mang.

Hỏi tại lý do nào. Xin đáp rằng: ấy nhờ Đạo Cao Đài đã vén cho Người thấy một chân trời mới, chân trời Tự Do, Đạo Đức, Hạnh Phúc, Đại Đồng cho cả nhơn loại.

Người đã gặp trong Đạo Cao Đài những giáo lý thoả mãn hoàn toàn những lý tưởng đang bị bế tắc nơi mình.

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, nay tá danh là CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT, tức là ĐỨC CHÚA TRỜI đã dùng huyền diệu cơ bút lập ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ. Đại lược nền Giáo Lý Đạo Cao Đài như dưới đây:

1. Trời là Cha chung của nhơn loại và muôn loài vạn vật: Nhơn loại vốn là anh em ruột thịt với nhau, cùng một gốc mà sanh ra. Nguyên văn một đoạn Thánh Giáo dạy: “THẦY LÀ CHA CỦA SỰ THƯƠNG YÊU. DO BỞI SỰ THƯƠNG YÊU MỚI TẠO THÀNH THẾ GIỚI VÀ SINH SẢN CÁC CON. VẬY CÁC CON SẢN XUẤT NƠI SỰ THƯƠNG YÊU LÀ CƠ THỂ CỦA SỰ THƯƠNG YÊU ĐÓ....”

Sở dĩ nhơn loại không còn nhìn nhận mình là ruột thịt với nhau bởi hai lý do chánh:

a. Một là: Từ xưa, nhơn loại sống thưa thớt từng địa phương, bị bao bọc bởi núi rừng sông biển, khu biệt thành ranh giới thiên nhiên. Đông Tây không thông nhau, Nam Bắc không gặp nhau. Vì ảnh hưởng của phong thổ, thời tiết từng tư phương, nên màu da sắc tóc khác nhau, ngôn ngữ bất đồng. Do đó mà loài người lầm tưởng là khác giống.

b. Hai là: đất đai, các nguồn lợi thiên nhiên được biến thành của riêng từng vùng; rồi theo đà cạnh tranh, trở nên của riêng từng giai cấp, từng gia tộc, từng cá nhơn. Vì đó, ranh giới quốc gia mới có, rồi sanh ra lần lần quyền tư hữu tài sản, ra nhiều giai cấp người; phẩm chất sản vật mới định giá. Sự đấu tranh quyền lợi ngày thêm gay gắt, sâu sắc. Chẳng những nó chia rẽ, gây nghịch lẫn, mà còn đưa nhơn loại đến chỗ tàn hại tiêu diệt lẫn nhau.

2. Các Tôn giáo Đông Tây đều do Đấng Chúa Trời phân thân lập nên. Các vì Giáo Chủ của các Tôn Giáo đã có trên Thế giới đều là những sứ thần tư phương của Đại Từ Phụ. Thánh Giáo Đức Thượng Đế đã dạy: “Nhiên Đăng Cổ Phật thị Ngã, Thích Ca Mâu Ni thị Ngã, Thái Thượng Nguơn Thỉ thị Ngã. Kim viết Cao Đài…”. Và đêm NOEL 1925, Đức NGỌC HOÀNG cũng có giáng dạy rằng: “Đêm nay, 24 tháng 12, phải Toà Thánh Tây Ninh (Do cơ bút dẫn dắt).

2) Các họ Đạo mấy tỉnh Hậu Giang lại theo với Ngài Chưởng Pháp Trần Đạo Quang, thành lập phái Minh Chơn Đạo, lấy Thánh Thất Giồng Bốm (Bạc liêu) làm Toà Thánh Hậu Giang (cũng do cơ bút dẫn dắt).

3) Tại Sài gòn, Họ Đạo Cầu Kho và đa số chức sắc Hiệp Thiên Đài, không chịu tùng về Toà Thánh Tây Ninh.

4) Tại Toà Thánh, Đức Hộ Pháp lập nhiều cơ sở lấy tên là Phạm Môn, Phạm từ, Phạm nghiệp...Ban đầu, Ngài nói là để cho gia quyến Ngài ở và thờ phượng ông bà kiến họ Phạm. Sau Ngài cắt nghĩa chữ Phạm có nghĩa là Phật. Nên các cơ sở ấy là nơi để cho chu Đạo Hữu theo lập công nghệ làm ăn cho đặng an cư lạc nghiệp. Song các tổ chức nầy và những người lập nguyện hiến thân vào đó, đều chỉ thuộc quyền Đức Hộ Pháp mà thôi, chớ không tùng quyền Hội Thánh.

5) Cũng tại Toà Thánh, Ngài Chánh Phối sư Thái Thơ Thanh tự xuất tiền nhà đất nhà, ra lập các cảnh cực lạc thế giới để cho bổn đạo ở tu. Mọi việc tạo tác, vận dụng nhơn công, thâu người, nuôi ăn nuôi mặc, đều thuộc quyền Ngài Thái Chánh Phối sư, chớ không do lịnh Hội Thánh.

Cơ Đạo nói chung, mặc dù đang thạnh hành về việc phổ độ, nhưng tình hình nội bộ đã có nhiều chinh nghiêng sứt mẻ. Vì đó, ngoại giao bị mất tín nhiệm với chánh quyền Pháp. Sự kiểm soát thêm gắt gao, Toà Thánh bị khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt, đúng như tinh thần một Thánh Giáo ngày 16 tháng tư năm 1928, như vầy: “Đạo đương hồi vướn nơi vòng hắc ám, chẳng khác chi người bị bịnh tà. Các môn đệ Thầy đã lầm lỗi rất trọng hệ, thế thì nền Đạo phải vì đó mà sắp phân vân, điêu tàn trong một lúc, chẳng phải mau đặng.”



tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương