I. Định nghĩa: Pannca skandhah (S), Panca khandha (P) : ngũ uẩn



tải về 33.81 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích33.81 Kb.
#23635
Ngũ Uẩn
I. Định nghĩa: Pannca skandhah (S), Panca khandha (P) : ngũ uẩn

- Kumarajiva: Ngũ ấm: năm thứ ngăn che khiến hành giả không liếu đạt được thực tánh bình đẳng của các pháp.

- Huyền Trang: ngũ uẩn: sự tích tập, tụ tập theo từng loại, theo từng nhóm. Thủ Uẩn: (a) Do thủ sinh cố (vì do ái chấp thủ gọi là thủ uẩn); (b) Thuộc ư thủ cố (ngũ uẩn luôn gắn liền với chấp thủ, với ái thủ) ; (c) Năng sinh thử cố (chính tự nơi uẩn có thể sinh ra ái thủ).

- Nikaya: phàm sắc gì quá khứ, hiện tại, vị lai, thô tế, thắng liệt, xa gần, gọi là sắc uẩn. Được chấp thủ gọi là sắc thủ uẩn. Chấp thủ ấy không phải là năm thủ uẩn, cũng không ngoài năm thủ uẩn, nhưng chỗ nào có tham dục, chỗ ấy có chấp thủ.

- Nikaya còn gọi ngũ uẩn là trọng đởm (gánh nặng); cũng gọi ngũ uẩn là sinh y: là căn cứ cho một đời sống khác, là chỗ y cứ cho một đời, cho mọt sự sống nên gọi là sinh y.
II .Định nghĩa các uẩn:

1. Sắc (rupaskandhah): Tàu dịch biến ngại vi nghĩa, nghĩa là lấy biến ngại làm nghĩa. Biến nghĩa là biến dịch, thay đổi, chuyển biến vô thường. Ngại là đối ngại, ngăn ngại giữa cái này và cái khác, giữa căn và trần, giữa trần này với trần kia.

2. Thọ (vedanaskandhah): nghĩa là lãnh nạp- do căn lãnh nạp trần, năm căn lãnh nặp năm trần… nên gọi là thọ.

3. Tưởng (samjnaskandhah): Tàu dịch thủ tượng vi nghĩa, lấy cái ảnh tượng bên ngoài đưa vào trong tâm gọi là tưởng (có nghĩa là nhận lấy, thủ lấy, chấp thủ cái tướng, hình tượng, ảnh tượng lên trên tâm). Sam+ na (căn)= hiểu biết, nhận thức (Vi diệu pháp)

4. Hành (samskaraskandhah): có hai nghĩa: (a) Thiên lưu: các pháp luôn biến dịch, trôi chảy mãi như một dòng nước nên gọi là hành; (b) tạo tác: mọi hành động của thân, khẩu, ý đều là sự tạo tác nên gọi là hành

5. Thức (Vijnanaskandhah): liễu biệt vi thức, nghĩa là biện biệt một cách rõ ràng.

(Sắc thọ tưởng hành thức được hiểu như là thể chất, cảm giác, tri giác (so sánh), nhận thức (chọn lựa, quyết định), và nhận thức.- hay thể chất, tình cảm, lý trí, ý chí, nhận thức)
III. Nội dung của các uẩn:


  1. Sắc uẩn: bao gồm bốn đại cổ truyền (quan niệm này có trước khi đạo Phật xuất hiện nên gọi là cổ truyền) hay tứ đại năng tạo –cattàrimahàbhutàni- là đất nước lửa gió. , và vật chất do bốn đại tạo (sở tạo sắc: uapàdàya-rùpa- năm căn: mắt tai mũi lưỡi thân và năm cảnh: sắc thanh hương vị xúc) và ý nghĩ hay tư tưởng thuộc đối tượng của tâm (pháp xứ: dharmàyatana?)

  2. Thọ uẩn: cảm thọ hay cảm giác, bao gồm khổ, lạc, bất khổ bất lạc được cảm nhận do sự tiếp xúc của căn và trần. Những cảm thọ hay cảm giác này có sáu loại: Thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh….. thọ do ý xúc sanh (tất cả cảm giác vật lý và tâm lý đều bao hàm trong thọ uẩn). Theo kinh Phân biệt sáu giới: thọ uẩn gồm có nội thọ (lạc thiền định) và ngoại thọ (cảm giác về sắc, thanh, hương, vị, xúc). Lưu ý: những cảm nhận về hỷ, lạc, xả, khổ, ưu, khổ thuộc về thọ uẩn.

  3. Tưởng uẩn: hay nhận thức, tri giác; có sáu loại tưởng: sắc tưởng… pháp tưởng. Chính tưởng nhận biết sự vật là vật lý hay tâm linh. Chức năng của tưởng là chia chẻ, sắp đặt, so sánh, phân biệt và đặt tên cho từng pháp. Tác dụng của tưởng tuỳ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và tuổi tác của hành giả. VD: khi đụng tay vào lửa, con nút khóc và rút tay ra, nhưng lần sau nó vẫn tiếp tục lấy tay sờ lửa, vì bé mới có họ chưa có tưởng. Nhưng người lớn khi bị bỏng tay vì lửa, laau thấy lửa liền tránh, vì người lứn đã có tưởng…

  4. Hành uẩn: những tạo tác của tâm, bao gồm tất cả hoạt động của ý chí (thiệc ác, tốt xấu…). Nó chính là tư tâm sở (cetana), nhân tố quyết định nghiệp, vì tưởng mới chỉ là ý nghĩ, còn khi quyết định làm, hành động thuộc về hành (tư-ý chí): “Này các TK,, chính tư tâm sở hay ý muốn ta gọi là nghiệp”

  5. Thức uẩn: nhãn thức, nhĩ…. Ý thức. Thức là một phản ứng có căn bản: nhãn thức (cakkavin-nàna) có con mắt làm căn bản và hình sắc làm đối tượng… Thức (manavinana) có ý (manas) làm căn bản và một sự vật thuộc tâm giới (ý niệm bay tư tưởng (pháp) làm đối tượng.

IV. Sự vận hành của năm uẩn:

1. Sắc uẩn: Do sự sinh khởi của thức ăn (4 loại) mà có sự sinh khởi của sắc thân. Đoạn diệt thức ăn là đoạn diệt của sắc uẩn.

2. Thọ uẩn: Hạnh phúc hay khổ đau là cảm thọ, thuộc thọ uẩn. Do vậy, sự vận hành bất cứ uẩn nào đề có nghĩa là sự vận hành của dẫn đến sự sanh khởi của thọ uẩn (và ngược lại, sự vận hành đưa đến chấm dứt….)

3. Tưởng Uẩn: sự vận hành của tưởng uẩn là sự vận hành của thức, hay hành uẩn hay 12 chi phần nhân duyên. Tương tự Thức, tưởng uẩn không thể sinh khởi nếu không có xúc.

4. Hành uẩn: là sự tập hợp của tâm (ý hành) của lời (khẩu hành) và của thân (thân hành). Nó được xem như ý chí sống của con người… -Tất cả hoạt động thuộc tâm lý con người: mong ước, ước nguyện, tư tưởng thiện, ác, ghét thương, ganh tị, các phản ứng của tâm thức đối với đời sống…- tạo nên đời sống hiện tại và tương lai là thuộc hành uẩn…

5. Thức uẩn: Theo nguyên lý duyên khởi, sự vận hành của năm uẩn chính là sự vận hành của danh và sắc của duyên khởi= sự vận hành của chính duyên khởi. Sự có mặt mặt một uẩn, nghĩa là sự có mặt của bốn uẩn còn lại: “Này các TK, nếu có người tuyên bố rằng: ngoài sắc, thọ, tưởng, hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sinh của thức. Sự việc đó là không thể xảy ra. Này các TK, nếu vị TK từ bỏ hẳn tham ái đối với sắc, do từ bỏ tham ái đó, chân đứng của thức bị cắt đứt. Do đó, thức không có nền tảng để hiện hữu. (Tương tự đối với thọ, tưởng, hành).

Lòng khát ái đối với sắc thọ tưởng hành và thức uẩn là hoạt động của tâm thức, do tham ái này thức khởi lên phát triển và trưởng thành

Cần lưu ý: Phật giáo không hề chủ trương một linh hồn trường cửu bất biến có thể xem là ngã, linh hồn, hay cái tôi đối lập với sự vật và thức (vinnàna). Sở dĩ nhấn mạnh điểm này vì có một quan niệm sai lầm cho rằng ý thức là một thứ ngã hay linh hồn như là một bản thể trường tồn.

Theo lời Phật dạy, ‘do các duyên thức sinh khởi, không có các duyên thì thức không thể sanh khởi. Bởi vì, thức được gọi tên tuỳ thuộc điều kiện mà nó phát sinh; VD: do duyên con mắt và sắc thức sinh thì gọi là nhãn thức; do duyên tai và tiếng thức sinh gọi là nhĩ thức (tương tự mũi hương, lưỡi vị, thân xúcm ý và pháp). Nó tương tự một ngọn lửa được gọi tên tuỳ theo nhiên liệu. Lửa được đốt bằng củi gọi là lửa củi, lửa được đốt bằng rơm gọi là lửa rơm…

Thực ra, cái ta gọi là “linh hồn”, “cá thể”, “tôi”… chỉ là cái tên gọi hay nhãn hiệu để đặt cho sự nhóm họp của năm uẩn, vốn là vô thường, hằng biến. Một sự vật biến mất, làm nhân duyên cho sự xuất hiện của vật kế tiếp trong chuỗi dài nhân quả. Không hề có gì là bản thể bất biến ở đằng sau chúng mà chúng ta có thể họi là cái ngã trường cửu (àtma), cá thể, hay cái “tôi” thật sự.

Không có yếu tố sắc, thọ, tưởng, hay hoạt động tâm linh nào thuộc hành uẩn hay thức uẩn có thể gọi là “cái tôi” Vì sao? Vì nếu cái tôi ấy là sắc hay thọ, hay tưởng, hay hành, hay thức, thì chúng ta có thể điều khiển nó như thế này hay thế khác! Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể điều khiển được chúng bởi luật vô thường, biến hoại.

Tuy nhiên, khi năm uẩn (vật lý và tâm lý) này tương quan với nhau, cùng hoạt động phối hợp như một bộ máy tâm lý-vật lý, thì khi ấy chúng ta có một ý tưởng về “tôi”. Đây chỉ là một ý tưởng sai lầm, một tạo tác của tâm thức thuộc hành uẩn: hoaajt động này là một tưởng về thân, gọi là thân kiến (sakkàyaditthi).

Vì vậy đức Phật định nghĩa: Thế nào là thân kiến? Vô văn…. Quán sắc như là tự ngã, hay quán tự ngã như là có sắc; hay quán sắc trong tự ngã, hay quán tự ngã ở trong sắc (tương tự đối với thọ, tưởng, hành thức); như vậy gọi là có thân kiến.


  • Phàm sắc gì thuộc quá khứ….vị lai… , tất cả sắc (tương tự với thọ, tưởng, hành, thức), hành giả như thật thấy với chánh trí tuệ: “đây không phải là của tôi! Đây không phải là tôi! Đây không phải là tự ngã của tôi. Do biết như vậy, thấy như vậy, đối với thân có thức này và đối với các tướng bên ngoài, không có quan điểm

  • thân kiến, ngã kiến, ngã sở kiến, mạn tuỳ miên (Tương Ưng III)…

V. Vị trí của năm uẩn trong giáo lý Phật giáo:

“Này các TK, khi nào Ta chưa thật liễu tri năm uẩn theo bốn chuyển, cho đến khi ấy, đối với thế giới chư Thiên, Ma, Phậm Thiên, cùng với quần chúng Sa Môn, Ba La Môn, chư Thiên và loài người, Ta không xác chứng Ta đã chứng Vô thượng chánh đẳng chánh giác… Khi nào Ta liễu tri Năm thủ uẩn này theo bốn chuyển…. Ta xác chứng Ta đã chứng Vô thượng….” (Kinh Tương Ưng)

Do vậy, Liễu tri năm uẩn theo bốn chuyển: là liễu tri sắc (thọ, tưởng, hành, thức), liễu tri sắc (thọ, tưởng, hành, thức) tập khởi, liễu tri sắc (thọ, tưởng, hành, thức) đoạn diệt, liễu tri con đường đưa đến đoạn diệt sắc (thọ, tưởng, hành, thức), gọi là thắng tri năm uẩn theo bốn chuyển.


VI. Sự tu tập 5 uẩn:

Như đã phân tích; Nghiệp là hành động có tác ý= hành uẩn. Sự vận hành của hành uẩn là sự vận hành của năm uẩn. Như thế, nghiệp là sự vận hành của năm uẩn.

Con đường (magga) của đạo Phật là giải thoát sự trói buộc của nghiệp, có nghĩa là sự giải thoát khỏi sự trói buộc của năm uẩn. Vì vậy đức Phật dạy: “Này các TK, ai thấy và biết như thật về mắt, tai, mũi, lưỡi thân và ý…, người ấy quát sát sự nguy hiểm, không có ái trước, không bị trói buộc, và không có tham đắm nên năm uẩn đi đến tàn diệt trong tương lai. Người ấy cảm nghiệm hạnh phúc của thân và hạnh phúc của tâm

- Pháp Cú: Biết thân như bọt nước,



Ngộ thân là như huyễn,

Bẻ tên hoa của ma,

Vượt tầm mắt thần chết (46)

- Tạp A Hàm và Hoa Nghiêm :



Quán sắc như bọt nước,

Thọ như bong bóng nước,

Tưởng y như sóng nắng,

Các hành như cây chuối,

Các thức là vô ngã.

Nội dung: Sắc vô ngã. Nếu sắc là ngã, thời sắc không dẫn đến khổ não, và có thể mong sắc của tôi là như thế này, sắc của tôi là không như thế này. .. Vì sắc là vô ngã, nên sắc dẫn đến khổ não… và không thể mông rằng sắc tôi là như thế này, mong rằng sắc tôi là không như thế này (Tương tự thọ tưởng hành thức…)

- Sắc là vô thường

- Cái gì vô thường là khổ.

- cái gì vô thường, khổ chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy: cái này là tôi, cái này là của tôi, cái này là tự ngã của tôi (tương tự thọ, tưởng, hành, thức)



Do vậy, phàm sắc gì (thọ, tưởng, hành, thức) quá khứ, hiện tại, vị lai, trong hay ngoài, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, cần phải được như thật quán với chánh trí tuệ như sau: “cái này không phải là tôi, cái này không phải của tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

- Bát Nhã Ba la Mật đa: Chiếu kiến ngũ uẩn giai không…


VII. Giáo dục con người toàn diện:

Ba yêu cầu căn bản của một nền triết lý giáo dục:

(a) Bản chất con người là gì?

(b) Nền giáo dục ấy muốn con người trở thành cái gì?

(c) Phải làm gì để có con người chúng ta mong muốn

Giáo dục Phật giáo:

(a) Phật giáo cho rằng bản chất con người là sự kết hợp của 5 uẩn: Phật giáo nhấn mạnh đến sự giáo dục con người toàn diện: con người năm uẩn, mà không chú trọng đến từng phần. Năm uẩn này lại không thể tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào nhau để tồn tại, chúng tồn tại trên nguyên lý duyên sinh., vô ngã.



(b) Giáo dục Phật giáo muốn con người trở thành nhân cách toàn diện như đức Phật

(c) Phải làm gì để có con người chúng ta mong muốn? Ứng dụng Bát Chánh đạo.








tải về 33.81 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương