ĐỔi mới tư duy xây dựng môn tin học trong nhà trưỜng phổ thôNG



tải về 144.24 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích144.24 Kb.
#21215
ĐỔI MỚI TƯ DUY

XÂY DỰNG MÔN TIN HỌC

TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
QUÁCH TUẤN NGỌC

Trung tâm Tin học, Bộ Giáo dục và Đào tạo



qtngoc@moet.edu.vn

8693715, 0913208044


Mở đầu

Đưa môn tin học vào giảng dạy chính khoá ?

Là môn tuỳ chọn hay bắt buộc ?

Dạy môn tin học như thế nào ?

Có bao nhiêu hình thức dạy học tin học ở nhà trường phổ thông ?


Đó là các câu hỏi đang làm các nhà quản lí giáo dục, các nhà khoa học và công nghệ giáo dục, các giáo viên tham gia giảng dạy môn tin học… quan tâm đến sau nhiều năm gián đoạn.

Báo cáo này đặc biệt tập trung vào việc phân tích việc dạy và học môn tin học như là một môn học trong nhà trường phổ thông. Các vấn đề khác được trình bày ở các báo cáo khác.


  1. BUỔI BAN ĐẦU DẠY MÔN TIN HỌC

Từ những năm 1988 đến đầu những năm 1990, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có rất nhiều cố gắng trong việc đưa máy tính vào nhà trường phổ thông. Bằng chứng là Bộ đã trích kinh phí ‘tự có’ từ nguồn thu xuất khẩu chuyên gia sang châu Phi để mua máy tính cấp cho các trường phổ thông, mỗi năm khoảng 2 triệu USD. 2 triệu USD hồi đó rất to và máy vi tính loại XT lúc đó quí hơn vàng: giá một cái XT cũng ngót nghét khoảng 1500 USD, máy AT286 cũng phải 4500 USD. Buổi sơ khai có máy vi tính đến trường, mục tiêu đầu tiên và duy nhất là cần phải giảng dạy tin học cho mọi người. Học tin học đầu những năm 90 cũng rất đơn giản, đồng nghĩa với việc: Tìm hiểu khái niệm phần cứng máy tính, DOS, soạn thảo văn bản tiếng Việt BKED, VNI, VietStar… và học lập trình với Basic, PASCAL, Foxbase. Sự sơ khai cũng làm cho con người ta hạnh phúc: đỡ phải đắn đo suy nghĩ nhiều về nội dung dạy và cách dạy. Trong chương trình thí điểm chuyên ban, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã cho tiến hành thí điểm đưa môn tin học vào dạy chính khoá với việc thống nhất nội dung dạy khá dễ dàng.

Song đến năm 1996, chương trình chuyên ban bị tạm dừng, môn tin học thí điểm cũng theo đà đó được tạm nghỉ … đến tận bây giờ. Vì vậy nhiều Sở, nhiều trường phổ thông cũng lúng túng: các trường có được phép dạy tin học nữa hay không, giáo viên tin học được đào tạo ra không biết làm gì nữa… Trường hỏi Sở, Sở hỏi Bộ. Mỗi người có một sự lúng túng riêng. Tuy nhiên xã hội cũng có sự năng động của nó: tin học hay như thế, hiện đại như thế, quyến rũ như thế, bỏ sao được ! Đó là điều mà mọi người đều khẳng định. Chẳng thế các cuộc thi tin học trong nước và quốc tế, các tỉnh đều có người tham gia và đoàn Việt nam đi thi quốc tế luôn luôn được giải. Một điều lạ là đây là môn thi song lại không có chương trình dạy chính khoá. Nhiều đơn vị vận dụng dạy tin học trong các giờ học của môn học khác như môn công nghiệp… song cũng lo phạm qui chế. Không học trong trường, không học chính khoá thì ta tổ chức học tại các Trung tâm GDTX để có chứng chỉ ABC, tại các TT dạy nghề …



  1. VÀ HIỆN NAY …

Đến hiện nay thì quả thực môn tin học đã gặp một số khó khăn mà nhiều người quan tâm giải quyết như phần mở đầu đã nêu.


Khó khăn thứ nhất: nội dung chuyên môn ngày càng phong phú.

Tin học không còn là môn học theo nghĩa hẹp của chuyên ngành khoa học tính toán trên máy tính (computer science, computing science). Cũng chính vì thế mà thế giới đã phải thay đổi thuật ngữ:



  • Cuối 70, đầu 80: Thuật ngữ Informatique (Tin học) ra đời.

  • Cuối 80 đầu 90: Thuật ngữ Công nghệ thông tin (IT: Information Technology).

  • Khoảng cuối 90 đầu 2000: CNTT và truyền thông (ICT: Information and Communication Technology).

Chúng ta nhìn thấy bước đường đi của thuật ngữ:


Điện tử + Toán tính (Điện toán) -> Máy tính -> Tin học -> CNTT -> CNTT và TT
Cũng chính vì vậy một số nước đã dùng thuật ngữ: môn ICT.
Bên cạnh đó công nghệ trong mấy năm qua thay đổi đến mức chóng mặt.

- Về công nghệ máy tính: từ những chiếc máy tính XT có cấu hình đơn giản song quí giá, rồi đến 286, 386, 486, Pentium (586), Pentium II, Pentium III, Pentium 4. Tôi còn nhớ đầu năm 1990, ổ cứng 40 MB, RAM 512 KB là phổ biến, nay ổ cứng cỡ 20 GB (gấp 500 lần), RAM cỡ 128 MB (gấp 400 lần) là bình thường.

- Về hệ điều hành: Đầu tiên và căn bản là DOS, sau đến các loại Windows 3.1, 95, 98, 2000, XP, NT, UNIX, LINUX…

- Về soạn thảo văn bản tiếng Việt: từ VietStar, DJ, VNI, BKED, VietRes đến các hệ soạn thảo Win Word 2, 6, 97, 2000…

- Về ngôn ngữ lập trình: Basic, Pascal, C, C++, Java, Delphi, VB, VC…

- Từ chỗ dùng máy tính đơn lẻ, đến mạng nội bộ (LAN) và từ 1998 là nối mạng toàn cầu Internet. Và có thể thấy rằng Internet là phạm trù Viễn thông, tuy mới xuất hiện ở Việt nam song sức mạnh truyền dẫn và quyến rũ thì vô cùng.


Với sự thay đổi phong phú đa dạng như vậy thì nội dung giảng dạy cũng thay đổi theo. Bởi vậy mấy môn vi tính lúc sơ khai không còn nữa. Đôi lúc các chuyên gia CNTT cũng còn thấy choáng ngợp vì nhiều thứ phải học thêm quá.
Khó khăn thứ hai: nhiều loại hình có thể áp dụng để dạy học tin học

Trong nhà trường phổ thông hiện nay có:



  • Dạy tin học trong chương trình chính.

  • Dạy tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên ABC.

  • Dạy nghề tin học.

  • Và luyện thi học sinh giỏi tin học phục vụ cho các cuộc thi.

Vì vậy nhiều khi có sự chồng chéo về nội dung, mục đích và thời gian.


Khó khăn thứ ba: chính sách và kinh phí.

Muốn triển khai đại trà việc dạy tin học thì chí ít cũng phải có kinh phí trang bị máy tính và giáo viên. Nhiều Sở đã năng động huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau: tỉnh cấp, phụ huynh đóng góp, dự án, tài trợ…

Mặt khác chỉ tiêu biên chế cho giáo viên dạy môn tin học lại càng không có.
Khó khăn thứ tư: chưa có sự chỉ đạo đồng bộ thống nhất.

Hiện nay chỉ đạo dạy tin học như thế nào cũng khó thống nhất: quan điểm khác nhau, nhìn nhận khác nhau và quyền lợi khác nhau. Vai trò của các đơn vị chuyên môn và quản lí nhà nước cũng có sự chồng chéo lên nhau, mỗi người, mỗi đơn vị có một điều kiện, hoàn cảnh và tiềm năng riêng. Các đơn vị có thể liên quan trực tiếp đến là: Vụ Trung học phổ thông, Vụ Tiểu học, Vụ Giáo viên, Vụ Trung học chuyên nghiệp và DN, Vụ Giáo dục thường xuyên, Viện Khoa học giáo dục, Trung tâm CNTT… Song mọi người cũng nên thấy rằng môn Tin học không phải là môn truyền thống nên không thể làm theo cách truyền thống để bảo đó là môn của ai, của đơn vị nào.


Khó khăn thứ năm: sự lạc hậu về quản lí so với công nghệ.

Một hiện thực là các nhà quản lí các cấp nói chung (không riêng gì giáo dục) hiện nay thường không bắt kịp sự tiến bộ của công nghệ, trong đó đặc biệt là CNTT, trên cả hai phương diện: tư duy quản lí và kĩ năng sử dụng.

Thí dụ việc mở Internet: cho đến nay chúng ta đang áp dụng khẩu hiệu “Quản lí tới đâu thì mở (Internet) tới đấy”. Đây là cách suy nghĩ ấu trĩ của những ngày ban đầu vì các nhà quản lí đều nhìn Internet như con ngáo ộp với những dư luận xấu về Internet, chưa phải bằng cách mắt thấy, tai nghe, tay làm. Hiện nay xu thế đang chuyển qua khẩu hiệu “Quản lí phải đuổi kịp công nghệ” vì mọi người đã đều thấy cái lợi của Internet là chính, là quan trọng, là chủ yếu, còn cái tiêu cực tuy có nhưng không phải là nhiều, là quan trọng và chúng ta phải chuyển qua cách quản lí mới. Mặt khác mong muốn Internet ngày càng trở phổ biến đang gặp rào cản khác: giá ! Giá cước ở Việt nam quá cao, cực cao trong khi thu nhập cực thấp. Ngành Bưu điện chưa giải quyết được vấn đề mâu thuẫn giữa phát triển số lượng người dùng với giá trong thế độc quyền của mình. Họ cũng có thể chưa tính hết đến chiều thứ ba: lợi ích vô hình vô cùng lớn đem lại cho xã hội (kinh tế, giáo dục, chính phủ…).

Nói đến kĩ năng sử dụng, ta thấy trong khi Internet đã trở thành phổ cập đến mức phố Hàng Bạc, Hà nội trở thành phố của các quán Cafe Internet và trẻ em học Internet trong nháy mắt và ham mê chatting thì nhiều nhà quản lí đến giờ vẫn chưa biết dùng, vẫn chưa có địa chỉ e-mail cho riêng mình. Sự lạc hậu này sẽ dẫn đến tư duy và quyết định sai về nhiều vấn đề, không riêng gì lĩnh vực tin học. Cụ thể là nhiều lĩnh vực giáo dục có thể tra cứu, tham khảo trên Internet trước khi làm.

Sự lạc hậu về CNTT đã được thế giới dùng một thuật ngữ rất nổi tiếng: digital divide. Đó là khoảng cách, là hố ngăn cách về công nghệ số giữa các nước giầu và nghèo, giữa lớp người này với lớp người khác. Xoá bỏ sự lạc hậu này là thuật ngữ cũng được dùng phổ biến: To Bridge the digital divide, bắc cầu qua hố ngăn cách công nghệ số.
Một số thực tế khác ở Việt nam do nhận thức quản lí mà ra:


  • Giáo viên tin học (tốt nghiệp bằng thứ hai kĩ sư tin học) được phân công đi dạy môn khác như Giáo dục công dân vì chưa có chế độ và biên chế. Giáo viên tin học chưa được công nhận một cách chính thức.

  • Có nơi tổ chức thi sơ tuyển đầu vào cấp tiểu học bằng ngoại ngữ và tin học !?

  • Phòng máy tính được quản lí chặt chẽ tới mức chỉ được mở ra ở những giờ có môn tin học. Các giờ khác ngay cả giáo viên tin học cũng không được phép vào.


Vận hội mới:

Từ năm 2000, Đảng và Chính phủ đã có những quan tâm đặc biệt đến phát triển và ứng dụng CNTT, với mong muốn đi tắt đón đầu để bắt kịp sự phát triển của thế giới. Chính vì vậy, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 58, kí ngày 10/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị quyết số 07, Quyết định số 81, 112 và gần đây nhất, ngày 30/7/2001, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã ra Chỉ thị số 29 về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005.




  1. DẠY TIN HỌC ĐỂ LÀM GÌ ?

Ngày nay tri thức và kĩ năng cơ bản về xử lí thông tin đã trở thành kiến thức phổ thông mà ai cũng cần phải học, không riêng gì cho các em học sinh phổ thông mà còn cho cả các giáo sư đại học, các thầy cô giáo, các nhà lãnh đạo, quản lí … và những người về hưu. Vì vậy việc giảng dạy Tin học, coi tin học là một môn học chính thức là một điều hết sức cần thiết.

Ngoài ra việc dạy tin học trong trường phổ thông sẽ tạo ra một nguồn nhân lực thế hệ mới, có kiến thức về tin học tốt để chuẩn bị cho việc tin học hoá xã hội, một xã hội văn hoá điện tử: e-culture (e-government, e-commerce, e-education, e-business…), tạo nguồn nhân lực cho CNTT.



'Đẩy mạnh việc phổ cập giáo dục tin học trong nhà trường trung học là biện pháp hết sức quan trọng để chuẩn bị cho thế hệ trẻ tiếp cận với các kiến thức và phương tiện hiện đại của CNTT, tạo cơ sở rộng lớn cho việc chọn lựa đào tạo một cách nhanh chóng đội ngũ chuyên nghiệp về CNTT sau này'.

Trích Kế hoạch tổng thể Chương trình Quốc gia về công nghệ thông tin do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quyết định 211/TTg ngày 7-4-1995.

Nếu như trước đây chúng ta chỉ tập trung vào việc đưa máy tính vào nhà trường là để dạy tin học như một môn học thì nay, mục tiêu đó không phải là duy nhất và cũng không phải là mục tiêu chủ yếu. Chúng ta có thể thấy việc đưa CNTT vào trường phổ thông là để:



  • Dạy tin học như một môn học chính thức.

  • Dùng CNTT để hỗ trợ dạy các môn học khác, đổi mới phương pháp giảng dạy. Mục tiêu này sẽ nổi lên như là một mục tiêu chính.

  • Tin học hoá công tác quản lí giáo dục.

  • Nâng cao trình độ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục.

Báo cáo này tập trung xét về khía cạnh dạy Tin học như là một môn học. Chúng ta có thể thấy việc dạy tin học ở bậc phổ thông bao hàm 3 mục đích và nội dung như sau:

1- Phổ cập kiến thức phổ thông về tin học cho cả học sinh lẫn thầy giáo.

2- Giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề cho học sinh.

3- Bồi dưỡng năng khiếu.

Hai điểm 1 và 2 nói trên quyết định tính hiệu quả cao cho xã hội, giúp đa số các em (chiếm tới 99,9% số học sinh) khi ra trường nếu không vào đại học thì cũng có một nguồn vốn kiến thức tin học, một nguồn vốn về kĩ năng sử dụng máy tính để đi làm (hoặc dễ dàng hơn khi học tiếp một nghề tin học nào đó). Thí dụ các em có thể thành thạo việc soạn thảo văn bản công văn, xử lí bảng tính điện tử để làm văn thư hoặc nhân viên kế toán cho Công ty, cho cơ quan. CNTT là một công cụ, là một phương tiện cải thiện và nâng cao năng lực lao động trong xã hội, đồng thời CNTT đã làm thay đổi cách sống (life style) và cách làm việc (working style). Đối với giáo dục, CNTT đã làm thay đổi cách dạy và học, giúp cho học sinh học một cách tích cựcchủ động hơn.

Tin học cho Trung học chuyên ban (THCB) chỉ là một bước thí điểm ban đầu và là một bộ phận. Chúng ta phấn đấu phổ cập tin học cho tất cả học sinh phổ thông.

Tuy nhiên hiện nay trong trường phổ thông, ta cần phân biệt việc dạy tin học như một môn học trong nhà trường phổ thông với việc dạy tin học như một môn nghề ở các Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề hoặc ở trường dạy nghề.

1- Phổ cập kiến thức phổ thông về tin học

Các kiến thức phổ thông về tin học bao gồm các nội dung và mục đích sau:



  • Cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về tin học: khái niệm về hệ đếm, bảng mã ASCII, bộ vi xử lí, bộ nhớ (RAM, ROM, ổ cứng…)

  • Rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính với một số ứng dụng cơ bản và thông dụng như học sử dụng hệ điều hành DOS, Windows, soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, sử dụng bàn phím với 10 ngón …

  • Rèn luyện tư duy thuật giải với việc học một ngôn ngữ lập trình trên máy vi tính. Ngôn ngữ lập trình PASCAL là một ngôn ngữ có cấu trúc thuật giải, sáng sủa, chặt chẽ, đơn giản, rất thích hợp cho học sinh làm quen với lập trình máy tính. PASCAL được nhiều nước tiên tiến vẫn dùng thường xuyên trong đáp án các cuộc thi quốc tế.

  • Rèn luyện kĩ năng khai thác thông tin qua mạng (Internet, mạng cục bộ).

  • Rèn luyện phong cách làm việc theo nhóm qua mạng …

Cũng phải nói rằng điều kiện nối mạng chưa phải dễ dàng gì thực hiện ở trường phổ thông trong lúc này song trong tương lai rất gần (khoảng 1-2 năm) chúng ta sẽ thực hiện được.

2- Giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề cho học sinh

Vì Tin học đã được học trong nhà trường phổ thông nên việc dạy Tin học trong các Trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề cần phải có nội dung chuyên sâu và thiết thực hơn và không nên lặp lại các kiến thức nói trên, nên dạy cho các em ở khía cạnh hướng nghiệp - dạy nghề như:



  • Nghề thiết kế trang Web,

  • Nghề sửa chữa, bảo dưỡng máy tính,

  • Nghề chế bản (cần phân biệt với việc học soạn thảo văn bản): chế bản sách, báo … Nói đến nghề chế bản ăn lương theo sản phẩm thì cũng nên tính đến một điều là hiện nay còn nhiều người trong số họ dùng BKED một ngày có thể gõ được 150 trang. Thử hỏi nếu gõ bằng Word ?

  • Nghề thiết kế mẫu, thiết kế mỹ thuật với Corel Draw, PhotoShop …

  • Nghề vẽ kĩ thuật cho xây dựng, cơ khí, kiến trúc … với AutoCAD,

  • Nghề vẽ kĩ thuật cho CNTT với Visio, OrCad, EW …

  • Nghề văn thư lưu trữ trên máy tính,



Đã gọi là dạy nghề thì cũng cần phải cho các em một nghề thật sự, với mục đích rất rõ ràng: để các em có thể kiếm sống với cái nghề đã học.

Việc dạy Tin học như một nghề chính qui tại các Trường dạy nghề (tiếp nhận học sinh đã tốt nghiệp phổ thông hoặc THCS) cũng là một loại hình đào tạo cần được tăng cường.



3- Bồi dưỡng năng khiếu

Chúng ta thấy có 2 loại khác nhau:

- Các em có năng khiếu được luyện để đi thi học sinh giỏi.

- Các em có năng khiếu tin học, say mê làm ra các 'sản phẩm'.

Loại thứ nhất chỉ chiếm khoảng không quá 0.05% số lượng học sinh song công sức tiền của bỏ ra cũng khá nhiều. Nhiều người quan niệm đây là việc luyện gà chọi. Chúng tôi được biết rằng ở các nước khi cử người đi thi quốc tế, họ không mất công sức để luyện thi học sinh giỏi như ta mà họ hoàn toàn chọn lựa có tính cách tự nhiên. Học sinh chuyên tin được luyện thành chuyên để đi thi học sinh giỏi. Tỉ lệ rất rất ít song khá tốn kém. Vinh quang khi đoạt giải thì có song đó không phải là con đường lập nghiệp và làm giầu cho xã hội.Với tư cách cá nhân, tôi không ủng hộ cho phong trào luyện thi học sinh giỏi kiểu này vì đây là một việc làm có hiệu quả xã hội rất thấp.

Đối tượng thứ 2 là các em ham say học tin học để rồi say mê làm các chương trình dưới dạng các 'sản phẩm' (là các phần mềm có tác dụng nào đó trong xã hội), đem lại hiệu quả cho xã hội trong tương lai. Thực tế ở Việt nam có rất nhiều em như vậy. Thí dụ các em làm ra phần mềm chống Virus TAV từ những năm học cấp 3. Chúng ta cần tích cực ủng hộ và phát hiện các em có năng khiếu này dưới hình thức hỗ trợ thích hợp, thí dụ sinh hoạt Câu lạc bộ tin học, thi chấm sản phẩm tin học. Những người say mê làm ra các sản phẩm phần mềm này bao giờ cũng thành đạt trong xã hội. Những em này sẽ có thể là những nhà sản xuất phần mềm trong tương lai, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp phần mềm của nước nhà.

Cũng phải nói thêm rằng việc đào tạo năng khiếu không nằm trong chương trình đại trà. Vì vậy các trường không nên lấy chương trình đào tạo của các lớp chuyên hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi tin để đem ra dạy đại trà cho các lớp khác. Bốn mục đích dạy khác nhau thì phải có bốn chương trình dạy khác nhau. Đó là:


  • Chương trình Tin học phổ thông: dành cho đại trà tất cả mọi học sinh. Trong đó có thể có chương trình chính khoá, ngoại khoá.

  • Chương trình dạy nghề tin học.

  • Chương trình bồi dưỡng lập trình định hướng làm ra sản phẩm.

  • Chương trình Tin học chuyên tin để đi thi quốc tế.




  1. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯA TIN HỌC VÀO NHÀ TRƯỜNG

Muốn đưa tin học một cách bài bản, chúng ta phải tính tới các điều kiện sau:

  1. Nhận thức của cán bộ lãnh đạo

  2. Đội ngũ giáo viên

  3. Phần mềm.

  4. Tài liệu.

  5. Trang thiết bị máy tính.

  6. Mạng máy tính cục bộ và kết nối Internet

Cũng có thể nói nhận thức của cán bộ lãnh đạo ngành giáo dục (Bộ, Sở, Trường, Viện nghiên cứu …) là rất quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy ở đâu cán bộ lãnh đạo nhận thức được vai trò của CNTT, hiểu biết về CNTT và sau đó quan tâm sử dụng thực sự (nếu không muốn nói là say tin học) để dùng CNTT phục vụ cho sự nghiệp quản lí giáo dục của mình thì ở đó CNTT phát huy được tác dụng, thí dụ như Hoà bình, Đồng nai, Hải phòng … CNTT không phải là thứ để các nhà lãnh đạo cổ vũ cho vui, CNTT thực sự là công cụ để làm cách mạng về giáo dục, đổi mới cách dạy và học, đổi mới quản lí giáo dục, đổi mới tư duy về phương pháp giảng dạy… vì xét cho cùng công tác quản lí chính là quá trình thu thập thông tin - xử lí thông tin và ra quyết định.

Yếu tố tiếp theo là đội ngũ giáo viên tin học, đây là yếu tố quyết định nhất về chất lượng dạy tin học và ứng dụng tin học, trong khi máy tính chỉ là công cụ cần thiết. Chúng tôi thấy rằng ở đâu làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên về tin học thì ở đó tin học phát triển bền vững.

Phần mềm quyết định giá trị đầu tư chiều sâu về chất lượng. Chúng ta có thể ví: việc mua máy tính như là sinh con ra sau 9 tháng 10 ngày, còn việc huấn luyện con người và giáo viên cùng với việc sản sinh phần mềm máy tính, tài liệu ... là việc nuôi dưỡng con người cho tới lúc trưởng thành (18 năm). Sự so sánh này là tuyệt đối đúng cả về thời gian lẫn công sức, tiền của.

Có tiền mua máy tính được ngay song không thể có ngay được đội ngũ giáo viên.

Công tác đào tạo giáo viên phải bao gồm 2 bộ phận:



  • Đào tạo giáo viên dạy tin học.

  • Đào tạo giáo viên sử dụng CNTT để dạy môn học của mình.

Trong những năm qua chúng ta chủ yếu tập trung vào xây dựng đội giáo viên dạy tin học, chưa có sự quan tâm đúng mức tới đào tạo các giáo viên khác sử dụng tin học cho hoạt động giảng dạy của mình.

Vừa qua chúng ta ít nhiều chưa quan tâm đúng mức tới việc triển khai đưa phần mềm vào giáo dục, nặng về việc mua sắm trang thiết bị. Việc này cũng sẽ ảnh hưởng tới suy nghĩ coi thường chất xám trong xã hội.
Có mạng máy tính trong nhà trường, đặc biệt là kết nối mạng Internet, giáo viên và học sinh sẽ có rất nhiều cơ hội học tập khác:


  • Khai thác nguồn tài nguyên trí tuệ khổng lồ của cả nhân loại, của toàn cầu lẫn rèn luyện tác phong làm việc theo nhóm, theo tập thể.

  • Tư duy về giáo dục (nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, quản lí giáo dục, nghiên cứu về giáo dục…) sẽ đổi thay rất nhiều một khi giáo viên và cán bộ quản lí được tiếp cận thường xuyên với mạng Internet vì đây là cả một kho tàng trí tuệ về giáo dục.

  • Sự bình đẳng giữa các vùng: Tiếp cận với Internet, một giáo viên hay học sinh ở vùng núi sâu cũng sẽ có điều kiện học tập bình đẳng chẳng kém thua gì học sinh ở thành phố.




  1. THỬ XẾP LOẠI MÔN TIN HỌC

Để dễ dàng thảo luận, tôi xin đưa ra các khái niệm sau:



  • Môn chính khoá là môn học được Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định, có bố trí giờ trong chương trình, có nội dung ấn định, có sách giáo khoa, có giáo viên được đào tạo chính qui trong các trường sư phạm và đương nhiên có dụng cụ học tập là máy tính.

  • Môn chính thức là môn học được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép và chính thức qui định cấp giờ để học (số tiết/tuần) song nội dung, chương trình, sách, giáo viên thì mềm dẻo, có thể thay đổi được.

  • Môn tuỳ chọn là môn học được Bộ cho phép song tuỳ điều kiện ở từng trường, từng địa phương, từng lớp, học sinh có thể chọn học một môn trong số các môn được phép chọn.

Hãy thử đặt vấn đề: Nếu tin học là môn chính khoá. Lúc đó Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lo chu đáo các việc biên soạn chương trình (đôi khi còn phải trình Quốc hội thông qua ?!), sách giáo khoa, đào tạo giáo viên chuyên ngành Tin học trong các trường sư phạm, cung cấp máy tính như là dụng cụ thí nghiệm …


Ưu điểm: Mọi học sinh được học một cách nghiêm chỉnh.
Khuyết điểm:

  • Chương trình bị cứng hoá, thiếu mềm dẻo khi công nghệ thông tin thay đổi. Một khi đã được duyệt chương trình thì mọi sự thay đổi sẽ là rất khó về thủ tục và thời gian. Các nhà nghiên cứu giáo dục đang ngồi tranh luận về chương trình, soạn xong sách thì CNTT thế giới đã sang giai đoạn khác, trẻ em đã học được những điều chúng thích từ ở ngoài trường. Với sự ảnh hưởng của Internet thì mọi việc càng không thể quá cứng nhắc.

  • Gây ra sự quá tải cho học sinh. Sự quá tải học thêm vốn đang bị xã hội kêu nay phải gánh thêm một tải nữa: tải về thời gian, khối lượng, tiền bạc. Sự quá tải lên các học sinh có học lực trung bình, không có nhu cầu chất thêm môn học này.

  • Cực kì tốn kém, chắc chắn Nhà nước không kham nổi chi phí. Thí dụ đơn giản tính như sau cho khối THPT

Phòng máy tính tối thiểu: 150 triệu/trường

Số lượng trường THPT (cấp 3): 1200 trường

Tổng cộng thành tiền: 180 tỉ đồng

Số tiền trên cứ 5 năm lại phải thay máy một lần.

Giáo viên cần đào tạo tại các trường ĐHSP:

1200 trường * 2 người = 2400 giáo viên.

2400 * 6.5 triệu/năm * 4 năm = 62.4 tỉ

Chi phí nối mạng Internet: ? 2-3 triệu/tháng  30-40 triệu/năm/trường.


Đặc biệt muốn làm chính khoá thì phải đồng bộ tất cả các khâu nên mọi việc lại càng khó. Chính vì vậy ngay ở các nước tiên tiến Mĩ, Nhật… họ cũng không làm theo kiểu này. Giầu như nước Mĩ còn kêu tốn kém lãng phí khi chi cho biên soạn SGK dùng chung (Xem tham khảo ở phụ lục). Ngoài vấn đề về kinh phí ra, chủ yếu là sự tự do lựa chọn chương trình cho phù hợp.

Cần tính cho cả Trung học cơ sở, tiểu học với số lượng là 15000 trường. Số tiền sẽ là lớn kinh khủng !!!




  1. DẠY TIN HỌC Ở CÁC NƯỚC KHÁC NHƯ THẾ NÀO ?

Tôi đã đặt câu hỏi như sau cho bạn bè trên Internet và trong Hội thảo về Công nghệ giáo dục tại Nhật cho các nước thành viên.

Câu hỏi: ở nước anh/chị



      1. Tin học có phải là một môn học chính khoá không ?

      2. Chương trình học thống nhất trong toàn quốc do Bộ giáo dục qui định hay mỗi trường, mỗi thầy tự biên soạn.

      3. Có sách giáo khoa chính thức dùng trong toàn quốc không ?

      4. Ai dạy sử dụng máy tính ?

Tôi đã nhận được các câu trả lời từ Mĩ, Philipine, Nhật, Hàn quốc, New Zealand… Xin xem chi tiết nguyên văn các bài trả lời bằng tiếng Anh ở phụ lục.


Câu trả lời thường là:

Cấp THCS và Tiểu học: là môn tuỳ chọn (elective), chủ yếu sử dụng máy tính để giảng dạy các môn học khác.

Cấp THPT: môn chính thức được Bộ giáo dục qui định giờ và khung chương trình song các trường tự phát triển chương trình chi tiết (curriculum). Không có sách giáo khoa dùng chung. Nhiều nước để các trường tự quyết định về chương trình và nội dung học tin học. Giáo viên tự biên soạn chương trình và nội dung dạy về sử dụng máy tính.

Nhà nước khuyến khích sử dụng máy tính để dạy các môn học khác, coi đó là một phương tiện dạy học và như là phương tiện của công nghệ giáo dục.

Thầy cô giáo các môn học đều dùng máy tính để dạy học, không nhất thiết có thầy dạy chuyên tin riêng.

Trang thiết bị: tự trang bị, đi xin các công ty tài trợ hoặc các công ty thải máy cũ ra … (Đài loan, Nhật, Mĩ …).

Tại Nhật, tôi cũng nhận được câu trả lời từ một giáo sư công nghệ giáo dục: Không thể thống nhất một chương trình vì mỗi trường máy móc khác nhau, trình độ thầy giáo khác nhau. Mọi giáo viên đều có thể và cần phải dùng máy tính và Internet để dạy môn học của mình. Tôi đã có dịp tham quan dự giờ của thầy dạy môn sử lớp 6. Thầy ra đề: hôm nay tìm hiểu về lịch sử võ sĩ Samurai. Học sinh tự vào Internet tìm và tra cứu tư liệu và cuối giờ được kiểm tra kiến thức một cách nhẹ nhàng bằng việc điền vào một bảng câu hỏi do thầy chuẩn bị và in sẵn, kiểu như thu hoạch nhẹ và có một phần trắc nghiệm. Hiện nay Bộ giáo dục của Nhật cũng đang chuẩn bị một kế hoạch dạy tin học trong trường THPT với qui mô lớn.



  1. ĐỔI MỚI TƯ DUY GIÁO DỤC TIN HỌC

Trước khi đi đến giải pháp nào đó, chúng ta cần phải nhìn nhận lại vấn đề, cần phải đổi mới tư duy về môn tin học nói riêng và CNTT và TT nói chung. Vì sao phải đổi mới tư duy ? Đó là vì môn tin học có nhiều đặc điểm không giống bất kì môn học nào khác, nó luôn luôn biến động. Đó là vì có nhiều điều đề ra còn bất cập so với thực tế.


    1. Đổi mới tư duy nhìn nhận chiếc máy tính

Mười năm trước đây nhìn thấy máy tính trong trường học thì ta nhìn thấy môn tin học và máy tính là sở hữu quản lí sử dụng của kĩ sư, cử nhân tin học.

Nay vấn đề đã khác: máy tính có trong trường học là dùng để hỗ trợ giảng dạy các môn học khác là chính, là công cụ để quản lí giáo dục, là công cụ để giao lưu với thế giới bên ngoài và giáo viên nào cũng cần dùng.



Một điều cần quan tâm là giá máy tính đang lao xuống dốc, hiện tại đã xấp xỉ giá của chiếc tivi mầu 21 inch. Vì vậy nhiều gia đình đã sắm máy tính riêng và nối mạng ở nhà. Đây cũng là một yếu tố cần tính đến trong những năm tới, nghĩa là máy tính sẽ đến với mọi nhà.


    1. Đổi mới tư duy nhìn nhận môn tin học

  • Tin học không phải là môn học truyền thống, nó luôn luôn đổi mới (tính động) và nội dung thì ngày càng phong phú. Do đó không mang tính ổn định tĩnh để lập chương trình cố định.

  • Chúng ta cũng không nên áp dụng hình thức xoáy trôn ốc, nghĩa là nội dung học ở cấp học sau sẽ được lặp lại ở mức độ cao hơn. Quả thật trong tin học không có qui luật này và nó có một qui luật phủ định khác: đó là tính chủ động, tự học và tự sáng tạo của người học rất cao, dạy 1 có thể tự học thêm 3-4 hoặc hơn: Thí dụ: người học (ở mọi lứa tuổi) sau khi học xong giáo trình soạn thảo văn bản với Word ở một trung tâm đào tạo, họ sẽ không phải chỉ dừng ở kiến thức đã tiếp thu được, đã được kiểm tra đánh giá, mà trong quá trình sử dụng máy tính, họ sẽ tiếp tục tự mầy mò học thêm những cái mới, những tính năng mạnh hơn.

  • Tuyệt đại đa số các nước trên thế giới đều dạy môn tin học như là một môn tuỳ chọn.




    1. Đổi mới tư duy cách dạy và học môn tin học

Các kinh nghiệm sau là của cả thế giới, trong đó Việt nam không là ngoại lệ

  • Tin học gắn liền với thực hành trên máy tính. Có thực hành thì mới có hiệu quả. Học một biết mười qua thực hành.

  • Trẻ em học tin học nhanh hơn người lớn. Vì vậy ở nhiều nước, đến giờ tin học, nhiều lúc thầy phải làm trò, trò làm thầy (hiệu ứng sao đổi ngôi). Lí do cũng đơn giản: trẻ em say mê máy tính và chúng có thời gian nhiều để thực hành, có nhiều điều cuốn hút chúng.

  • Tin học là môn học không có tính tuần tự tuyến tính, dạy và học tin học có thể bằng con đường nhẩy cóc, học tắt, học truyền khẩu.

  • Nên khuyến khích học trong hè như là hoạt động ngoại khoá.




    1. Đổi mới tư duy về làm chương trình và SGK: mềm dẻo

  • Không nên soạn chương trình Tin học cứng theo lớp (mang tính truyền thống) mà nên soạn theo modun nội dung học để học theo yêu cầu, học một cách mở và mềm dẻo.

  • Điều kiện thực tế ở mỗi nơi một khác, trình độ tiếp thu và sự ham mê tin học của mỗi học sinh một khác, trình độ đội ngũ giáo viên dạy tin học cũng khác nên lịch trình, chương trình dạy và học tin học cũng khác nhau.

  • Xây dựng chương trình khung hơn làm chương trình quá chi tiết.

  • Chuẩn chương trình hơn làm chuẩn SGK.

Không nên đặt khung cứng trong một quyển sách giáo khoa của từng lớp vì hiện nay sách giáo khoa tin học phổ thông sẽ lạc hậu đi từng năm một so với tốc độ phát triển của tin học. Nói đến SGK là nói đến pháp lệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt trong khi thực tế xã hội tin học chuyển động với tốc độ siêu nhanh, vượt ra ngoài khuôn khổ cứng nhắc. Nhiều nhà giáo dục đang phàn nàn về việc cả nước chỉ có một bộ SGK! Phù hợp với thành phố lớn thì lại khổ các tỉnh miền núi.


    1. Đổi mới tư duy về cách thức tổ chức dạy và học môn tin học

Từ trước tới nay chúng ta vẫn tư duy để đặt ra vấn đề là dạy môn tin học như thế nào, xây dựng chương trình và sách giáo khoa ra sao, cho từng lớp, từng cấp… Đó là cách làm cũ đối với các môn học truyền thống.

Nay nếu chúng ta đặt vấn đề khác hẳn thì cách giải quyết cũng sẽ khác hẳn: làm thế nào để học sinh được tiếp cận với tin học nói riêng và CNTT nói chung ? Nghĩa là không quá câu nệ vào việc dựng bài vở và chương trình chính khoá … mà chấp nhận mọi phương thức dạy và học tin học, xã hội hoá quá trình học tin học, miễn sao học sinh được học tin học. Cụ thể là nếu học sinh có điều kiện học ở các trung tâm ngoài phố, các câu lạc bộ, ở nhà … thì chúng ta cũng phải hoan nghênh và khuyến khích, động viên. Khi đó vấn đề còn lại là làm thế nào để khuyến khích các em học tin học và tổ chức đánh giá kết quả học tin học để ghi nhận thành tích, khuyến khích học tập.

Ngoài ra con đường đi đến tiếp thu CNTT không cần là con đường trực tiếp, học sinh có thể cảm nhận được các kiến thức về CNTT qua con đường gián tiếp là học qua các phần mềm dạy học cho các môn học khác.


    1. Đổi mới tư duy về giáo viên dạy tin học

Dạy tin học và ứng dụng tin học có nhất thiết phải là giáo viên chuyên tin, nghĩa là có bằng cấp về tin học ? Thực tế không phải như vậy và không nhất thiết cần phải như vậy. Tôi đã từng thấy ở một trường cấp 2 ở Hà nội, các thầy giáo dạy chính khoá môn thể dục chuyển sang dạy môn tin học một cách … ngon lành. Theo tôi, môn soạn thảo văn bản nên để dành cho giáo viên dạy văn để kết hợp dạy về tiếng Việt, cách trình bài văn bản, câu cú. Dạy Corel Draw, Photoshop… nên để cho giáo viên dạy hoạ vì họ có chuyên môn về mầu sắc... Dạy Encore nên để cho giáo viên dạy nhạc… Tất nhiên chúng ta vẫn cần có các kĩ sư, cử nhân tin học ở trường phổ thông để quản trị mạng, để dạy lập trình với các bài toán khó hơn song cần huy động nhiều giáo viên các môn học khác tham gia dạy tin học ở các mức độ và nội dung khác nhau.



  1. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP DẠY HỌC MÔN TIN HỌC

Ngoài các đề xuất mang tính đổi mới tư duy nói trên, tôi đề xuất cụ thể:




  1. Các bậc tiểu học và THCS:

  • Tin học là môn tuỳ chọn, không học nhiều về tin học mà chủ yếu học sử dụng máy tính như là công cụ hỗ trợ dạy các môn học khác.

  • Động viên các giáo viên môn họ khác dùng máy tính để dạy học như giáo viên dạy hoạ dùng phần mềm Paint Brush.

  • Khuyến khích học sinh sử dụng Internet, word, excel…

  • Cần giảng dạy về công nghệ dạy học cho giáo sinh cao đẳng sư phạm.




  1. Bậc THPT: Tin học là môn học chính thức cần phải dạy.

  • Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo cấp giờ chính thức.

  • Khuyến khích học ngoại khoá và mọi hình thức học tin học khác. Cần tận dụng giờ học ngoài giờ hành chính (Chủ nhật, tối, ngày hè) vì thời gian khấu hao vô hình của máy tính rất nhanh.

  • Bộ qui định các khung chương trình còn các trường tự quyết nội dung dạy chi tiết và trình tự dạy.

  • Tuy nhiên cần phải chỉ đạo triển khai đồng bộ: chính sách giáo viên, biên chế, phòng máy, kết nối mạng giáo dục, phương pháp giảng dạy …

  • Huy động mọi nguồn vốn trong xã hội để trang bị máy tính cho trường.




  1. Khung nội dung modun cho chương trình tin học phổ thông

Nguyên tắc: mềm dẻo theo modun kiến thức.

Phần ổn định cứng mang tính chất các modun tối thiểu


  • Modun Tin học căn bản:

    • Các khái niệm căn bản (bit, byte, dữ liệu, bảng mã ASCII, CPU, RAM, ROM, đĩa mềm, đĩa cứng…)…

    • Bố trí bàn phím máy tính.

    • Bảng mã ASCII, bảng mã chuẩn quốc gia về tiếng Việt và bảng mã UNICODE.

    • Khái niệm tệp dữ liệu, thư mục…

    • Hệ điều hành DOS với các lệnh căn bản nhất COPY, TYPE, DEL, DIR, MD, CD, RD, FORMAT, …

    • Phòng và chống virus.

    • Bảo vệ dữ liệu, sao lưu dữ liệu.

    • Một số phần mềm tiện ích thông dụng: NC, …



  • Modun Windows (Phần căn bản). Hiện tại nên chọn Windows 98 và hướng dẫn tuỳ nơi tuỳ lúc có thể dạy các Windows khác (3.1, 95, 2000, me, NT, XP…).

  • Modun Soạn thảo văn bản. Thường là với Win Word (Phần căn bản). Có phần soạn thảo tiếng Việt với ưu tiên học bộ gõ Telex. Luyện gõ 10 ngón.

  • Modun Bảng tính điện tử với Excel (Phần căn bản).

  • Modun Ngôn ngữ lập trình. Căn bản với PASCAL.

  • Modun Internet: Khai thác và sử dụng e-mail, web...

  • Modun Mạng máy tính. Mạng nội bộ LAN, các kiểu nối mạng, chia sẻ tài nguyên…

Khái niệm modun mềm dẻo ở đây được vận dụng là:



  • Không nhất thiết qui định quá cứng giờ dạy và lịch trình dạy. Cần để cho giáo viên còn có độ tự do vận dụng và sáng tạo vào hoàn cảnh của họ.

  • Có nhiều modun không nhất thiết phải học theo trình tự 123, có thể học trước mà không sợ vướng. Thí dụ việc học modun Internet có thể thực hiện ngay sau khi học một ít về modun THCB. Thậm chí học sinh tiểu học cũng đã được học sử dụng Internet mà chưa cần học modun THCB. Trình tự dạy các modun có thể rất khác nhau và ngay trong một modun, trình tự dạy cũng có thể mềm dẻo.

Phần cơ sở dữ liệu Foxbase không còn nữa. Có thể thay bằng FoxPro. Tuy nhiên nếu khai thác tốt Excel, ta có thể dạy CSDL trong Excel.

Phần nâng cao là phần thay đổi mềm, được học ở những nơi có điều kiện và với điều kiện sau khi học xong kiến thức tối thiểu, tránh gây quá tải. Có thể khuyến khích ở những lớp chọn, câu lạc bộ tin học, trung tâm tin học, trung tâm dạy nghề, học hè…


  • Modun Windows nâng cao,

  • Modun trình bày báo cáo với PowerPoint,

  • Modun Soạn thảo văn bản Word nâng cao,

  • Modun Bảng tính điện tử nâng cao, Excel

  • Modun Ngôn ngữ lập trình khác như C, C++, Visual Basic…

  • Modun Mạng máy tính: quản trị mạng,

  • Modun Quản trị cơ sở dữ liệu với FoxPro, Access

  • Modun Tạo trang web với FrontPage, photoshop,

  • Modun Internet nâng cao với OutLook.

  • Modun Phần cứng, bảo trì hệ thống,

  • Modun Đồ hoạ vi tính: Corel Draw, Photoshop

  • Modun Vẽ kĩ thuật vi tính với AutoCAD



Trong mỗi modun, có thể phân chia ra thành 2 hoặc 3 mức A (Cơ bản), B: giữa, C: nâng cao. Khi bắt đầu dạy thường là các modun căn bản. Sau đó tuỳ trình độ, tuỳ thời gian… mà vận dụng nâng cao. Phần cơ bản tạm hiểu là phần bắt buộc.


  1. Công nghệ dạy môn tin học

Bản thân CNTT đã là công cụ hỗ trợ dạy học thì việc giảng dạy tin học cũng cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy, phải có các phương tiện giảng bài thích hợp và hiện đại. Đây là một điểm mạnh của TT CNTT để chuyển giao cho các trường.


  1. Tổ chức thi và đánh giá

Muốn môn học trở nên có hiệu lực thì cần phải tổ chức thi và đánh giá. Tuy nhiên đã có nhiều cuộc thi:

  • Thi tin học phổ thông: dành cho đại trà tất cả mọi học sinh.

  • Thi chuyên tin, học sinh giỏi tin.

  • Thi lấy chứng chỉ Tin học ứng dụng ABC.

  • Thi tin học nghề.

  • Thi lập trình sản phẩm của học sinh.

Bộ GD và ĐT nên bắt đầu chính thức hoá các cuộc thi nói trên và có thể bắt đầu thử nghiệm với mô hình công việc của Trung tâm khảo thí. Cần xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi cho mỗi modun. Không loại trừ việc tổ chức thi qua mạng như mô hình của hãng BrainBench.

Nên tránh mọi cuộc thi dồn về Hà nội và tp HCM, gây tốn kém không cần thiết trong xã hội.

Sau đây tôi xin tập trung đề xuất về việc tổ chức cuộc thi tin học phổ thông với một ý tưởng tổ chức làm hoàn toàn khác: mềm dẻo và mở.



  • Mục đích cuộc thi: tạo điều kiện khuyến khích học tin học và ghi nhận kết quả học tin học.

  • Tổ chức thống nhất kì thi tin học phổ thông trong toàn quốc cho học sinh lớp 11 là chủ yếu. Đây không phải là cuộc thi tốt nghiệp cho lớp 12 và mọi học sinh đều có thể tham gia thi, không phân biệt là lớp mấy, chấp nhận thí sinh tự do.

  • Đề thi viết là nội dung căn bản, không đánh đố học sinh.

  • Phần khó là tổ chức thi thực hành ?

  • Điểm thi này được ghi nhận qua chứng chỉ tin học phổ thông, được dùng để đánh giá, thí dụ: xét tuyển đại học, được miễn học môn tin học đại cương ở đại học... ?

  • Nên tổ chức cho học sinh lớp 12 học tin học rất nhẹ nhàng, không gây quá tải, để các em tập trung công sức vào việc thi tốt nghiệp. Thậm chí nên chăng không bố trí giờ tin học ở lớp 12 ?

  • Một kinh nghiệm của Trung quốc: tổ chức thi lấy điểm tốt nghiệp phổ thông tới những 12 môn song dải đều trong 3 năm, mỗi năm thi 4 môn.


Kết luận

Việc tổ chức học và thi, đánh giá nói trên là một hình thức học lấy tín chỉ ở bậc phổ thông, tạo điều kiện và khuyến khích học tin học theo quan điểm mở và mềm dẻo (open and flexible learning) và học suốt đời (lifelong learning) của UNESCO.




  1. TRUNG TÂM CNTT VỚI TIN HỌC PHỔ THÔNG

  • Sẵn sàng cung cấp các công nghệ dạy môn tin học trên tinh thần đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy: cung cấp phim chiếu (mầu, đen trắng), đĩa CD dạy học và tài liệu, SGK… với nhiều modun học phần khác nhau. Quá trình dạy học môn tin học sẽ trở thành mẫu mực của sự đổi mới nội dung và phương pháp.

  • Cung cấp giải pháp nối mạng trong trường học, lớp học và cho Sở.

  • Cung cấp công nghệ học Internet không mất tiền.

  • Tổ chức tập huấn giáo viên để nâng cao trình độ thực tế, thí dụ về mạng và quản trị mạng, tạo trang web, xây dựng hệ thống thông tin giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy…

  • Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí giáo dục của các Sở, các trường phổ thông về CNTT để Bridging the digital divide.

  • Xây dựng chương trình tin học ứng dụng ABC cho Vụ GDTX.

  • Xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên, đào tạo giáo viên về tin học cho Vụ Giáo viên.

  • Xây dựng chương trình chuyên tin cho Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (1500 tiết).

Rất mong nhận được mọi sự trao đổi và hợp tác của quí vị đại biểu.

PHỤ LỤC

CÁC NƯỚC DẠY TIN HỌC NHƯ THẾ NÀO ?

(Nguyên bản tiếng Anh)



USA
Subject: Re: K12 Computer Curriculum
Poster: Sam Clifford
Date: 2/27/01

There is no common cirriculum across the US.  Every school district has its own policy.  TEXTBOOKS are no longer worth the investment.  They cost too much and thereby drain funds away from teacher training and from resources needed by teachers.  Without the exorbitant amount of money spent on textbooks, classroom sizes could be reduced, more teachers could be hired at higher salaries.  Teachers in public schools have to much too do.  Teachers who have been around for a number of years know that textbooks are not needed. Again they cost too much.  Teachers need training on how to use the computer to teach and to engage students individually.


I use computer routinely for testing and for resources for classroom material.  Most teachers have no idea how to use the computer.  I worked in business for 15 years and I now serve as Technology Coordinator and as a member of the Instructional Technology Committee.  WE have much work to do, particularly since support for technology is woefully underfunded.  Millions have been spend on the hardware, with basically no funds for training and maintenance of the computers.


Sam Clifford


---------------------------------------------------------------------------------------------------

New Zealand

Hi Ngoc
It was good to hear from you again.


Of course you know that New Zealand is always 'different' - our education system is our own special treasure:-)
There is no school curriculum for ITC or Computer Studies until senior secondary school which has an optional Unit Standards course which is not part of the national matriculation qualifications, and which not many students take.  Schools teach IT ( We call it ICT -Information and Communications Studies) integrated into all the other curricular.  We don't teach (low level) IT Skills, but utilise IT in teaching all other subjects when it is sensible to do so (thus encouraging higher level synthesis, analysis etc skills).
- The computer curriculum is given by the Ministry of Education or each
school have own specific curriculum and developed by the teachers themself.

There is no computer curriculum.  The Ministry issued an 'ICT Strategy' to guide schools  and requires teachers to integrate ICT teaching into every curriculum.
- Do you have the computer text books for each grade ?

No text books are mandated in New Zealand.  It is the schools' and the teachers' responsibility to provide the best education for the students in their care.  (An Education Review Office requires them to justify their choices and decisions).


-  Can you give me some e mail of your friends who are computer teachers or teachers in school (primary and secondary) with your introduction for me to your friend.
My wife is an ICT Adviser.  She works for School Support Services and visits schools to help teachers implement ICT strategies in their teaching.  Her name is Rae and her email is raewync@waikato.ac.nz
I've copied this to her so she knows of your interest.  I'm sure she'll be happy to provide you with more information.
Best wishes

    Gray Clayton


    Director, The Media Centre, School of Education, University of Waikato
    HAMILTON, New Zealand
           
    E.Mail: gclayton@waikato.ac.nz

---------------------------------------------------------------------------------------------------



Japan
Dear Dr. Ngoc,

I am giving you some answers for your questions below.

- Computer course is official course in school, it mean school decide  some hours per week for this course. Or computer course is optional course ?



  • It depends on what grade level of the Japanese schools.  In Japan, the
    Government offers the Course of Study, which forms the basis of curricula of
    each school.   This Course of Study gives subjects, their contents, and time
    allocations for each subject to be taught.

  • Elementary school level:

      Computer can be used in all subjects when it becomes necessary to use
in the teaching of subject.

  • Junior high school level:

      "Information and Computer" has been established in the content of
subject "Technology and Home Economics" with other contents.  The Technology
and Home Economics subject is taught in the following time allocations.

1st grade: 70 hours/year

2nd grade: 70 hours/year

3rd grade: 35 hours/year


High school level:


  Special subject "Information" has been established to be taught.


- The computer curriculum is given by the Ministry of Education or each


school have own specific curriculum and developed by the teachers themself.

As I said, the Government offers the Course of Study, which gives what
contents to be taught at schools. Then each school organizes their curricula
to teach in accordance with the goals and objectives shown in the Course of
Study.

- Do you have the computer text books for each grade ?

Well, textbooks to be used at schools are published by private companies.
The Ministry of Education screens the contents of these textbook.  If the
contents can meet the standard of the Course of Study, the Government
authorizes the textbook to be used at schools.  Computer-related contents
are introduced in these textbooks.


 - Can you give me some e mail of your friends who are computer teachers in
school with your introduction for me to your friend.

  Please use the mailing list system I have mentioned above. You can reach


those participants of the APEID2000 Tokyo in a matter of seconds.

  Dr. Masato Wada, Dr. Shindo, and Professor Shinohara at Tokyo Gakugei


University know well about computer or informatics education in Japan.

Their e-mail addresses are given below.

Dr. Wada     mwada@u-gakugei.ac.jp
        Dr. Shindo   shindo@u-gakugei.ac.jp
        Prof. Shinohara   shinohar@u-gakugei.ac.jp

I hope the information provided here can be of help for you.  If you need more contact me via e-mail.


---------------------------------------------------------------------------------------------------

Philippines
Dear Ngoc,

For the Philippines, the answers to your questions would be:

1.  The computer course is taught as an elective subject in secondary schools.  This is for public schools.  Private schools have the option to offer computer classes as electives if they have the resources.
2.  The curriculum is prescribed by the Ministry of Education.
3.  There is no official computer text book yet.

I'll see if I can find some e-mail addresses that I can send you.

I am going to the Tokyo Seminar in September, and I'm really glad to know that you and Gray will be there too.

Warmest regards to you and all my Tokyo Seminar colleagues.

Ching
Director, SEAMEO INOTECH
---------------------------------------------------------------------------------------------------

In South Korea
My dear Ngoc
Very happy to hear from you and able to help you.
In South Korea,

1. Computer course is optional at primary and secondary schools.

    School decides to teach the course. Once they decide to do so, the course is to be delivered  one to two hours per week.
2. The textbook is to be decided by local government.

    The textbook for secondary school level is developed by publihsers and either school or local government has the decision-making over selection.

     However the text for primary school level is to be decided by local government whether the government develop itself or select one over several publishers.

 

3. One kind of textbook is enough for each school level.


You know I am the expert!

 

Your friend



Jeannie

Center of Multimedia, Ministry of Education, South Korea









tải về 144.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương