I. Mục đích, yêu cầu



tải về 58.96 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích58.96 Kb.
#12089
Lịch sử địa phương lớp 8
Chương III: Sài Gòn trong giai đoạn chống thực dân Pháp (1859-1954)

Bài 5: Sài Gòn trong giai đoạn chống thực dân Pháp

(1859-1954)
I. Mục đích, yêu cầu:

1. Nội dung

Giúp học sinh nắm được:

- Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Sài Gòn khi Pháp xâm lược.

2. Kỹ năng:

- Bồi dướng kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận xét.



3. Tư tưởng:

- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của vùng đất Sài Gòn.


II. Đồ dùng dạy học:

- Ảnh các công trình kiến trúc

- Phim tư liệu

- Sách Lịch sử địa phương


III. Hoạt động dạy và học:

Lời mở đầu: ở lớp 6 và 7, các em đã được học Lịch sử địa phương về vùng đất Sài Gòn ( Thành phố Hồ Chí Minh) từ lúc mới hình thành cho đến nửa đầu thế kỉ XIX. Hôm nay các em sẽ tiếp tục học về vùng đất Sài Gòn từ khi Pháp xâm lược và phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Sài Gòn (1859-1954)




Chuyển ý: Mặc dù các phong trào diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ nhưng cuối cùng đầu thất bại. Với hiệp ước Pa tơ nốt (1884), Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Vậy thành Phố Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc như thế nào?

GV: Hiệp ước nào đã biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp?

TL: Hiệp ước Pa tơ nốt (1884)

GV cho Hs xem sơ đồ: Việt Nam trong hệ thống hành chính của Pháp và giải thích.

GV: Thực dân Pháp đã xây dựng bộ máy hành chính ở Nam Kỳ như thế nào?

TL: SGK

GV: Bên cạnh việc xây dựng bộ máy hành chính, thực dân Pháp còn tiến hành những việc gì để cai trị ở Sài Gòn?

TL:

  • Xây dựng bộ máy quân sự, nhà tù, ngân hàng…

  • Xây dựng các công trình kiến trúc

GV cho học sinh xem ảnh các công trình kiến trúc.

Để phục vụ cho việc khai thác bóc lột, Pháp đã cho xây dựng nhiều công xưởng, nhà máy, xí nghiệp, cầu đường…



GV: Em hãy kể ra một số sự kiện tiêu biểu?

TL: Công xưởng hải quân Ba Son, bưu điện thành phố, tuyến đường xe lửa Sài Gòn – Mĩ Tho.

GV: Từ sự thay đổi về kinh tế đã dẫn đến sự chuyển biến về xã hội như thế nào?

TL: Giai cấp tư sản, công nhân, tiểu tư sản xuất hiện.

Cùng với việc đẩy mạnh xâm lược bằng quân sự, Pháp còn tăng cường truyền bá tư tưởng phương Tây đã tạo nên một tầng lớp trí thức mới gọi là Tân Học.

GV giải thích: Tân Học là những người trí thức mới tiếp thu những tiến bộ nước ngoài, có một tư tưởng mới.

GV: Mục đích của phong trào đấu tranh của những người Tân Học?

TL: SGK
GV: Phong trào đấu tranh của những người Tân Học diễn ra trên những lĩnh vực nào?

TL: Báo chí, dịch sách ra chữ quốc ngữ, tổ chức diễn thuyết… sách ra chữ quốc ngữ chức diễn thuyết sách ra chữ quốc ngữ chức diễn thuyết

GV giải thích tư tưởng vô sản



GV: Em hảy nêu những sự kiện tiêu biểu của Phong trào yêu nước theo tư tưởng vô sản ?

TL: SGK

GV cho HS xem tư liệu


Tháng 7/1940, xứ ủy Nam Kỳ đã họp hội nghị bàn kế hoạch khởi nghĩa. Đồng chí Phan Đăng Lưu ra Bắc liên hệ trung ương xin lệnh khởi nghĩa

Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương đã họp trên cơ sở phân tích tình hình quyết định tạm hoãn cuộc khởi nghĩa

Mặc khác, lệnh khởi nghĩa bị lộ nhưng do lệnh khởi nghĩa đã ban về đến cơ sở nên cuộc khởi nghĩa vẫn diễn ra. 23/11/1940 nhân dân các vùng đập tan chính quyền và bọn tay sai ở nhiều nơi: Hóc Môn, Gò Vấp.

GV: Em hãy cho biết ý nghĩa của Nam Kỳ Khởi Nghĩa?

GV nói về lá cở đỏ sao vàng

Cho HS xem tư liệu

Khi Nhật đảo chính Pháp đã tạo thời cơ thuận lợi cho ta tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trong phạm vi cả nước.



GV: Sự chuẩn bị của Sài Gòn trước khi Cách mạng Tháng Tám bùng nổ?

TL: SGK

22h ngày 24/8 các đội tự vệ xung phong tự chiếm công sở của mình đỉnh cao là kéo cờ đỏ sao vàng. 1h 25/8 toàn bộ chính quyền về tay cách mạng.

Sau thất bại 1945, Pháp không từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta : 23/11/1945, Pháp nổ súng tấn công Sài Gòn. Nhân dân Sài Gòn ta lại bước vào cuộc chiến chống Pháp.

GV: Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Sài Gòn diễn ra sôi nổi và đa dạng với những hình thức và khẩu hiệu gì?

TL:


  • Hình thức: biểu tình, tuần hành

  • Khẩu hiệu: đòi tăng lương, đòi thi hành quyền tự do dân chủ

GV giải thích đấu tranh vũ trang



GV: Em hảy nêu những sự kiện tiêu biểu của Phong trào đấu tranh vũ trang ở Sài Gòn?

TL:

  • Xây dựng các ổ chiến đấu, các cuộc chạm trán quyết liệt với Pháp.

  • Xây dựng các căn cứ cách mạng, chiến tranh du kích, các hoạt động phá hoại…

Tóm lại: những cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Sài Gòn đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộ ta trong giai đoạn 1945-1954

I. Quân Pháp đánh chiếm Sài Gòn (Sách Lịch sử địa phương trang 29-30)

II. Các phong trào chống Pháp (Sách Lịch sử địa phương trang 31-32)

III. Thành Phố Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc:

1. Sài Gòn trở thành một trung tâm hành chính theo kiểu phương Tây.

- Nam Kỳ được chia thành 20 tỉnh với 2 thành phố: Sài Gòn và Chợ Lớn.


  • Đứng đầu tỉnh là viên công sứ (Pháp)

  • Dưới công sứ là Sở Tham biện và Hội Đồng hàng tỉnh

- Sài Gòn có bộ máy chính quyền riêng và là trung tâm của Nam Kỳ.

2. Sài Gòn trở thành trung tâm kinh tế quan trọng nhất Nam Kỳ:

- Xây dựng nhiều công xưởng, nhà máy, cầu đường, trường nghề…

- Pháp cho đào kênh, diện tích canh tác mở rộng, kinh tế phát triển.

IV. Phong trào chống Pháp của những người Tân Học.

- Mục đích: thực hiện cải cách đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu

- Hình thức:


  • Báo chí: Gia Định Báo

  • Dịch sách ra chữ quốc ngữ: Đại nam Quốc Sử Diễn Ca

  • Tổ chức diễn thuyết biểu tình



V. Phong trào yêu nước theo tư tưởng vô sản:

- Báo “ Tiếng Chuông Rè” do Nguyễn An Ninh làm chủ bút.

- 5/6/1911 : Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

- Tôn Đức Thắng thành lập Công Hội.

- Cuối 1926 đầu 1927, Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập
VI. Nam Kỳ Khởi Nghĩa:

- 23/11/1940 cuộc khởi nghĩa bùng nổ lật đổ chính quyền Pháp, Nhật và tay sai ở nhiều nơi: Hóc Môn, Gò Vấp.

- Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước quật cường bất khuất của nhân dân ta

VII. Sài Gòn trong Cách mạng Tháng Tám 1945:

- 24/8 các đội tự vệ xung phong tự chiếm công sở của mình, kéo cờ đỏ sao vàng…

- 1h sáng 25/8 toàn bộ chính quyền về tay cách mạng.

25/8 toàn bộ chính quyền về tay cách mạng.



VIII. Sài Gòn trong cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần II (1945-1954)
1. Phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Sài Gòn trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

- Hình thức: biểu tình, tuần hành

- Khẩu hiệu: đòi tăng lương, đòi thi hành quyền tự do dân chủ…


  • 9/1/1950: hàng ngàn học sinh, phụ huynh biểu tình chống chiến tranh (Trần Văn Ơn đã hy sinh)

2. Những cuộc đọ sức vũ trang quyết liệt:
- Xây dựng các ổ chiến đấu, căn cứ cách mạng, tiến hành các hoạt động phá hoại…gây cho địch nhiều thiệt hại.



IV. Củng cố

Chơi trò chơi ô chữ









 

C



Đ



S

A

O

V

À

N

G










 

N

G

U

Y



N

A

I

Q

U



C













T

R

Ư

Ơ

N

G

Đ

I

N

H































 

 

 

 

G

I

Đ



N

H

B

Á

O













C

H

Í

H

Ò

A

 

 

 

 

 

 

 

 
















T

Ô

N

N

Đ



C

T

H



N

G

V. Dặn dò:

- Học bài



- Chuẩn bị bài 28

tải về 58.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương