I. Mô hình hồi trám rừng tái sinh I hồi



tải về 77.28 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích77.28 Kb.
#37282

Một số loài LSNG trong các hệ thống NLKH tại Việt Nam DH05NK-NHÓM 2

I.Mô hình hồi - trám - rừng tái sinh

I.1. Hồi:

  • ­­­Tên khoa học: Illicium verum hook.fn

  • Đặc tính:

  • Cây gỗ cao 6-8 m, đường kính 15-30 cm. Thân thẳng, tròn. Vỏ màu nâu xám, cành nhỏ màu xanh, nhẵn, lá đơn nguyên mọc cụm 3-4 lá phía đầu cành, dài 6-12cm hình trái xoan. Hoa lớn, màu trắng hồng, đơn độc ở nách lá. Quả gồm 6-8 đại, có khi đến 13 xếp đều đặn hình sao, màu nâu. Lá, cuống, hoa và quả đều chứa tinh dầu.

  • Cây ưa đất feralit đỏ, đỏ nâu đến màu vàng, phát triển trên sa diệp thạch, độ phì cao và thoát nước. Cây ưa sáng, gây trồng dễ.

  • Hồi hái vào 2 vụ tháng 7,8 ( hồi mùa) và tháng 11,12 (Hồi Chiêm). Dùng cất tinh dầu hay tiêu thụ nguyên quả làm thuốc. Mỗi cây, hàng năm cho từ 80-100kg quả tươi.

  • Hiện nay dùng làm thuốc giúp tiêu hóa, ăn uống không tiêu, đau nhức tê thấp. Ngoài ra còn được dùng làm gia vị, nấu thịt bò và các thịt khác.

  • Lý do đưa vào hệ thống :

Có đặc điểm của 1 hệ thống nông lâm kết hợp bền vững đó là bảo tồn đất và nước trên đất dốc. Không những giảm được sự xói mòn tại chỗ mà còn tránh được hiện tượng bồi tụ các vật liệu bào mòn đối với dưới thấp.

  • ­Ưu khuyết điểm trong hệ thống:

  • Che phủ đất với độ che phủ đạt trên 60%, góp phần cải tạo tầng thảm mục, duy trì độ ẩm trong hệ thống.

  • Khi non cần che bóng

  • Khả năng tái sinh hạt tốt

  • Thường 1 năm được mùa một năm kém.

I.2Trám:

  • Tên khoa học Canarium album (Lour.)

  • Đặc tính:

  • Cây gỗ cao 25-30m, thân thẳng, tròn, phân cành cao. Vỏ trắng, có nhựa trắng. Cây con có lá biến đổi, từ khi nảy mầm đến trưởng thành trải qua 3 dạng: đầu tiên là lá đơn xẻ thùy sâu, sau đến đơn nguyên, cuối cùng là lá kép lông chim 1 lần lẻ.

  • Cây phân bố trong rừng nguyên sinh và thứ sinh ở hầu hết các tỉnh miền Bắc: Quảng Bình, Bắc Cạn, Thái Nguyên…

  • Ra hoa tháng 12. Quả chín tháng 6,7.

  • Quả chín dùng để ăn hay làm thuốc, chữa tê thấp, giải độc, tiêu chảy. Hạt dùng để ép dầu.

  • Lý do đưa vào hệ thống:

Sản phẩm cho giá trị kinh tế cao: Nhựa làm hương, chế tinh dầu trám và tùng hương dùng trong công nghiệp in và sơn.

  • Ưu khuyết điểm trong hệ thống:

  • Khả năng tái sinh hạt mạnh trong rừng thứ sinh, có độ tàn che 0,3-0,4.

  • Có thể che bóng gây thiếu ánh sáng cho cây hồi.

I.3Đặc điểm mô hình:

Đỉnh đồi để rừng tái sinh. Từ giữa đồi trở xuống trồng hồi theo mật độ 5mx5m (400 cây/ha), trám trồng xen với hồi với khoảng cách 6mx7m (250 cây/ha). Mô hình này tương đối lâu sau 10 năm mới cho thu hoạch nhưng có lợi ích lâu dài.



II.Mô hình trồng chè xen hồi:

II.1Chè:

  • Tên khoa học: Camellia sinensis (L.) O.ktze

  • Đặc tính:

  • Cây gỗ nhỏ, cao 1-6m (trồng) hay cao trên 10m (mọc dại). Lá đơn, mọc cách. Hoa đơn độc ở nách lá, thơm.

  • Trồng ở vùng núi, cao nguyên, khí hậu mát, ẩm, đất sâu thoát nước. Hoa tháng 9,10. Quả tháng 11-3.

  • Chủ yếu lấy lá và cành non pha nước uống, có vị chát, đắng, có tác dụng giải nhiệt, lợi cho tiêu hóa, an thần, tăng cường trí tuệ. Ngày nay trà đã trở thành 1 cây công nghiệp lớn.

  • Lý do đưa vào hệ thống:

Hệ thống có sự hấp dẫn về kinh tế đối với người dân vì cây chè là 1 cây công nghiệp lớn, nhu cầu về chè cho các xí nghiệp chế biến chè cao, đầu ra ổn định và được sự chấp nhận của người dân.

  • Ưu khuyết điểm trong hệ thống:

Tạo ra một số lượng việc làm đủ lớn cho dân địa phương quanh năm. Các công việc như thu hái, bảo quản thô nguyên liệu.

II.2Đặc điểm mô hình:

Đất dốc 20-300 , đỉnh đồi để rừng tái sinh hoặc trồng cây rừng. Từ lưng đồi trở xuống trồng hồi theo mật độ 5mx5m. Giữa hàng hồi có thể trồng 2-3 hàng chè chiếm khoảng 20% diện tích. Cả 2 cây đều trồng vào vụ xuân.

Trong thời kì chăm sóc (3 năm đối với chè, 9 năm đối với hồi) có thể trồng xen cốt khí làm phân xanh, hoặc đậu xanh. Độ che phủ có thể đạt 50-60%.

III.Mô hình trúc sào- cây lương thực:

III.1.Trúc sào:


  • Tên khoa học: Phyllostachys pubescens.Houz. De lehaie

  • Đặc tính:

  • Thân ngầm đơn trục, thân tre mọc tản. Cây cao 12-20m, đường kính 10-12cm có khi đạt tới 20cm hoặc hơn.Lóng dài 8-30cm.

  • Ra măng vào đông xuân.

  • Ở Việt nam cây mọc ở Cao bằng, Băc Cạn, Hà Giang…từ độ cao 400,500- 1000m.

  • Lý do đưa vào hệ thống:

Sản phẩm đa dạng Thân rất đẹp, thường dùng làm bàn, ghế, giường, nhà cửa, đan lát, đòn khiêng. Cũng có thể làm bột giấy. Thân làm thuốc chữa dạ dày đầy nước chua.

  • Ưu khuyết điểm trong hệ thống:

Việc trồng cây trúc sào được sự chấp nhận của xã hội vì giải quyết được việc thiếu thực phẩm ở nông thôn. Măng trúc sào là thức ăn luôn có trong bữa ăn của người dân miền núi phía bắc.

III.2. Đặc điểm của mô hình:

Trúc sào trồng với khoảng cách 2mx3m (1600 cây/ ha), cần 3-4 năm mới bắt đầu cho thu hoạch khi cây cao 15-20m. Trong thời gian đó có thể trồng lúa nương hoặc sắn xen giữa cây chính. Trúc sào trồng vụ đông xuân (tháng 12-1). Lúa nương gieo vào vụ hè thu (tháng 5-6 hàng năm). Sau 1-2 năm lúa nương có thể được thay thế bằng sắn, trồng 1 hàng sắn giữa 2 hàng trúc. Từ năm thứ 4 thì ngừng trồng xen bắt đầu chặt tỉa trúc để bán.



IV. Mô hình vườn rừng vầu xen cây thân gỗ:

IV.1Vầu:

  • Tên khoa học: Arundinaria sp

  • Đặc tính:

  • Thân ngầm đơn trục, thân tre mọc tản. Thân thẳng, cao15-20m, đường kính gốc 12-15cm, lớn nhất tới 20cm. Gióng dài 40-60cm. Các đốt thường có màu tím. mặt trong các gióng nhẵn bóng. Lá lớn dài 22-44cm, rộng 4,5-6,5cm. có 7-11 đôi gân. Bẹ lá hơi vàng.

  • Trồng ở các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái…ở những nơi lượng mưa 1700-1800mm trở lên. Độ dốc <250

  • Mùa măng: xuân hè tập trung nhất vào tháng 2-3.

  • Dùng trong xây dựng dân dụng, làm máng dẫn nước, đan lát, đóng cừ nền móng nhà. Hiện là nguyên liệu quan trọng cho nhà máy giấy.

  • Lý do đưa vào hệ thống:

  • Vầu ngoài việc cung cấp nguyên liệu còn cho măng là nguồn thu nhập sớm quan trọng.

  • Cách trồng và chăm sóc thì đơn giản và nhẹ nhàng hơn trồng vải, nhãn nhiều.

  • Với 600 m2 vườn sẽ cho thu hái khoảng 9.000 búp măng đắng, mỗi vụ cũng thu về được 6 triệu đồng, lời gấp 10 lần trồng lúa.

  • Măng cây vầu giờ đây đang trở thành món ăn đặc sản và có thể đem lại nguồn thu đáng kể.

  • Ưu khuyết điểm trong hệ thống:

Trồng vầu lấy măng còn góp phần gìn giữ giống vầu, làm xanh thêm núi rừng, làng bản, tránh xói mòn đất, bảo vệ rừng, giữ cân bằng sinh thái môi trường.

IV.2Đặc điểm mô hình:

Thường gặp ở Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang. Vầu ngoài việc cung cấp nguyên liệu còn cho măng là nguồn thu nhập sớm quan trọng.

Vầu được trồng xen với nhiều cây gỗ như ràng ràng, lim xẹt, mán đìa, mỡ và các loài mọc nhanh như: Cáng lò, hông; dẻ hương, kháo cho gỗ tốt; mít, vải thiều, trám trắng ngoài gỗ còn cho quả.

Trên đất xấu thì các loài thân gỗ trồng xen trong vầu thường là sòi, thừng mực, xoan, lim xẹt… và kết hợp trồng dứa ta như ở Sơn Dương (Tuyên Quang)



V. Mô hình quế- dứa- mỡ:

V.1. Quế:

  • Tên khoa học: Cinnamomum cassia

  • Đặc tính:

  • Cây cao 18-20m, đường kính 45-50cm, thân thẳng, tròn. Vỏ màu xám nâu, có mùi thơm. Cành non vuông 4 cạnh, màu xanh nhạt, phủ lông dày màu nâu đen, sau nhẵn. Lá đơn, mọc cách, hình thuôn trái xoan, dài 10-18cm, rộng 4-6cm. Phiến lá cứng, dày, mặt duới màu tro lục, có lông thưa. Quả hình viên trụ, màu tím hồng.

  • Cây mọc trong rừng thứ sinh ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái, Hòa Bình…Cây ưa sáng, lúc non hơi chịu bóng, thích hợp ở điều kiện khí hậu nóng ẩm, ưa đất sâu, chua(PH: 4,5-5,5), mát, ẩm trên đồi có độ dốc thấp, khả năng đâm chồi mạnh. Hạt nảy mầm cao.

  • Gỗ dùng để đóng đồ thông thường, xẻ ván, làm cột nhà. Cây có tinh dầu thơm dùng trong công nghiệp và y học. Vỏ thân, cành, rễ làm thuốc và gia vị.

  • Lý do đưa vào hệ thống:

  • Ngoài khai thác vỏ là chính, quế còn cung cấp gỗ. Lá cũng có thể chưng cất để lấy tinh dầu.

  • Vỏ thân, cành, rễ làm thuốc và gia vị.

  • Quế không chỉ cung cấp nhu cầu trong nước, mà còn là mặt hàng xuất khẩu, được thị trường thế giới ưa chuộng.

  • Ưu khuyết điểm trong hệ thống:

Khả năng đâm chồi mạnh. Hạt nảy mầm cao.

V.2.Đặc điểm của hệ thống:

Vỏ quế có thể cho dầu, còn gỗ dùng làm bột giấy hoặc củi. Quế non cần che bóng, nên người ta dùng xen với mỡ và chè. Trong 2 năm đầu trồng xen sắn cho đến lúc tán quế và mỡ đã lớn( huyện Yên Lập, Phú Thọ).



VI. Mô hình quế- cốt khí làm băng chắn:

VI.1. Đặc điểm cây cốt khí:

  • Tên khoa học: Tephrosia candida

  • Đặc tính: :

  • Cây bụi nhỏ thân gỗ cao 2-3m, đường kính cổ rễ 4-5cm, tuổi thọ trung bình 3-5năm, thân tròn, có nhiều lông màu trắng vàng, nhiều cành, nhánh, tán khá dày. Cây ưa sáng, mọc nhanh và thường xanh. Hệ rễ phát triển và có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm cộng sinh.

  • Lá kép lông chim 1 lần lẻ, có 15-27 đôi lá chét hình thuỗn 2 đầu nhọn dài 3-7cm, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới có nhiều lông bạc.

  • Hoa tự chùm mọc đứng, hoa to màu trắng, quả đậu dẹt, dài 8-10cm, rộng 8-9cm, khi non phủ 1 lớp lông bạc, khi chín vỏ quả màu nâu vàng, có 1-13hạt, hạt màu nâu đen, vỏ cứng, tỷ lệ nảy mầm cao, dễ bảo quản. Cây 1 tuổi đã ra hoa và cho quả, hàng năm có 2 lứa: lứa đầu ra hoa tháng 8-9 quả chín vào tháng 11-12; lứa sau ra hoa tháng 12-1, quả chín vào tháng 2-3 năm sau.

  • Thích hợp điều kiện khí hậu nóng ẩm ở vùng thấp có độ cao dưới 300m so với mặt biển. Lượng mưa hàng năm từ 1000-1500mm, mùa khô 3-4 tháng, nhiệt độ trung bình năm từ 15-250c.

  • Cũng có thể mọc được ở độ cao lên tới 500-600m hoặc 900-1000m như ở Tủa chùa( lai châu) vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.

  • Yêu cầu đất sâu, ẩm xốp, thành phần cơ giới trung bình, độ pH từ ít chua đến chua, thoát nước, đất phát triển trên nhiều nhóm đá mẹ khác nhau. Nhưng cũng chịu được đất nghèo xấu, tầng mỏng, tỷ lệ đá lẫn và kết von nhiều, đất nương rẫy thoái hoá.Không trồng được trên đất bị ngập úng, đất bị nhiễm mặn.

  • Lý do đưa vào hệ thống:

  • Che phủ và cải tạo đất, chống xói mòn. Ở điều kịên thích hợp sau khi trồng 5 tháng có thể cho 30 tấn sinh khối tươi /ha, là nguồn hữu cơ đáng kể.

  • Trồng xen che bóng phụ trợ hạn chế cỏ dại xâm lấn cho cây rừng như mỡ, bạch đàn, cây đặc sản như trẩu, sở quế, cây công nghiệp như chè, cà phê, dứa, cây ăn quả như cam chanh... trong các năm đầu.

  • Củi đun: thân cành nhỏ, chóng khô, sinh khối lớn là nguồn chất đốt phù hợp cho dân vùng đồi núi, trung du.

  • Ưu khuyết điểm trong hệ thống: :

Mọc nhanh đâm chồi khoẻ, tán lá dày, chất xanh dễ phân giải, vì có vi khuẩn cố định đạm cho nên được trồng để phủ xanh phục hồi bảo vệ đất và làm phân xanh rất tốt.

VI.2. Đặc điểm của mô hình:

  • Ở Thác Bà có thể trồng nhiều vườn đồi trồng khoai sọ, khoai lang, chè, cam, cà phê…dùng quế và cốt khí làm cây phân xanh. Cốt khí che bóng cho quế non và được đốn phớt 4 lần trong năm để làm phân xanh. Sau 3 năm cốt khí đốn làm củi và trồng lại. 1 gia đình thực hiện kiểu canh tác này đã chấm dứt du canh lúa nương trên 7 hecta và trở thành hộ giàu trong xã.

  • Ngoài ra 1 số cây công nghiệp lâu năm với cây trồng xen về bản chất cũng là hình thái nông lâm kết hợp. Ví dụ cà phê có thể trồng xen cây ngắn ngày trong 3 -4 năm. Hệ cây che bóng cà phê gồm cây che bóng tạm thời(muồng sợi, cốt khí), bóng mát tầng trung ( khoảng 280-330 cây muồng lá nhọn hoặc keo dậu khoảng cách 4mx6m hay 5mx7m), cây bóng tầng cao ( khoảng 60 cây muồng đen khoảng cách 24mx7m tạo 1 sinh thái không khác gì rừng thưa, sản lượng gỗ của cây bóng mát cũng đáng kể. Bản thân cây cao su ( trên 300 cây/ha) ở cuối nhiệm kì khai thác mủ sẽ là cây lấy gỗ. Gần đây 1 số giống cao su được tạo ra với mục đích làm cây lấy gỗ hơn là lấy nhựa.

VII. Mô hình chè San- cây lương thực:

VII.1. Đặc điểm cây chè shan:

  • Đặc tính:

Chè Shan là cây thân gỗ to, phân cành khỏe, tán rộng tới 8-10m, thân có phủ lớp lông trắng mịn; bản lá to, răng cưa sâu, mặt lá gồ ghề, búp chè Shan phủ lớp tuyết trắng óng ánh.

  • Lý do đưa vào hệ thống:

  • Chè thích hợp với đất dốc, chua,ít tốn công chăm sóc.

  • Trồng mới để che bóng.

  • Ưu khuyết điểm trong hệ thống:

Ít tốn công chăm sóc, cho thu nhập dài hạn mà không phải đầu tư thêm nhiều.

VII.2. Đặc điểm của mô hình:

  • Chè san là đặc sản của vùng núi cao, trồng 1 lần để thu hoạch hàng trăm năm có khả năng cạnh tranh cao là giải pháp thay thế rất tốt khi triệt phá cây thuốc phiện. Chè thích hợp với đất dốc, chua và không sâu dày lắm, có thể mọc rải rác trên các hốc phân tán, do vậy đất dốc trên 25o không có trở ngại lớn. Mặc dù ít chăm sóc, năng suất vẫn đạt trên 3 tấn búp tươi/ ha.

  • Khi trồng mới để che bóng hay trồng xen cây lấy gỗ ( 100-200 cây/ha). Chè trồng với mật độ 1500 cây/ha, khoảng cách có thể không đều lắm. Khoảng trống giữa cây chè có thể trồng đậu đỗ, ngô, lúa hoặc cây phân xanh trong 3-4 năm đầu. Mô hình này thích hợp với các tỉnh miền núi phía bắc như Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai.

VIII. Mô hình cây lấy gỗ xen cây nông nghiệp ( Taunya)

VIII.1.Đặc điểm lúa nương:

  • Đặc tính:

  • Đây là giống lúa nếp, cứng cây, ít đổ, cây cao từ 1,3 – 1,5m, hạt thóc to, dài, gạo trắng ăn dẻo, thơm

  • Thường được trồng trong vu mùa. Được gieo trồng vào khoảng cuối tháng 4, thu hoạch vào cuối tháng 10 dương lịch

  • Dùng tay nhổ cỏ trong một vụ làm cỏ hai lần:

Lần 1: Khi cây lúa cao 20-30 cm.

Lần 2: Vào cuối tháng 6 đầu tháng 7.



  • Dùng liềm cắt ngang thân bó thành từng bó và đập ngay tại ruộng.

  • Thóc sau khi thu hoạch được phơi trên những chiếc bạt rồi đóng bao bảo quản

  • Lý do đưa vào hệ thống:

  • Không tiến hành bón một loại phân nào.

  • Giống lúa này ít bị nhiễm sâu bệnh nên không phải phòng trừ.

  • Sâu bệnh thường gặp như: Rầy, sâu cổ bông.

  • Ưu khuyết điểm trong hệ thống:

  • Dễ trồng, dễ sống,thích hợp đưa vào trồng thuần trong giai đoạn đầu sau khai hoang.

  • Năng suất không cao lắm nên thu nhập từ lúa nương tương đối thấp.

VIII.2.Đặc điểm cây khoai mì(sắn):

  • Tên khoa học: Manihot esculenta

  • Đặc tính:

  • Cây khoai mì (sắn) có khả năng thích ứng cao với những điều kiện sinh thái khác nhau, có thể trồng được từ 30 vĩ độ Bắc đến 30 vĩ độ Nam và ở độ cao đến 2.500mét. Cây có thể phát triển được ở vùng có lượng mưa từ 600mm đến 1500mm. Nhiệt độ thích hợp từ 15-29oC.

  • Khoai mì không kén đất, song đất thích hợp là loại đất nhẹ tơi xốp và thoát nước tốt, pH 4,5-7,5. Khoai mì được trồng khắp nơi trên cả nước, diện tích tăng gấp đôi từ năm 2000 (235.000 ha) đến năm 2006 (474.800 ha).

  • Lý do đưa vào hệ thống:

Nhanh cho thu hoạch, chịu hạn tốt.

  • Ưu khuyết điểm trong hệ thống:

  • Dễ nhân giống, không tốn tiền mua giống.

  • Mặc dù chịu được hạn, nhưng năng suất giảm khi gặp hạn.

VIII.3. Đặc điểm của mô hình:

Là mô hình khá phổ biến. Ví dụ ở Yên Bình nông dân trồng xen lúa nương hoặc sắn trong bồ đề. Năm đầu trong khai hoang rừng tre nứa lúa nương trồng thuần. Sau khi gặt luá nương ( tháng 12-1) cuốc hố bỏ hạt bồ đề với mật độ 2500-3300 cây/ha. Đầu tháng 5 gieo thêm 1 vụ lúa nương dưới tán bồ đề. Sắn thuần có thể trồng vụ đầu. Thu sắn xong gieo bồ đề mật độ cao 5000 cây/ha, tỉa thưa bán dần đến năm thứ 4 còn 2000 cây. Lúc này có thể trồng xen cọ.



IX.Mô hình trồng dong riềng dưới tán vườn mít:

IX.1. Đặc điểm cây dong riềng:

  • Tên khoa học: Canna edulisindica

  • Đặc tính:

  • Cây thuộc loại cây thân cỏ đứng, màu tím. Chiều cao cây khoảng từ 1,2 đế 1,5m. Đoạn thân ngầm dưới đất phình to ra thành củ. Củ của loài cây này có hình dạng giống củ riềng, vì vậy mà nó có tên dong riềng. Tuy nhiên, dong riềng khác với củ riềng ở chỗ là nó o hơn và trong củ chứa nhiều tinh bột. Củ dong riềng nằm trong đất. Lá dong riềng hình thuôn dài, mặt dưới lá màu tía, mặt trên màu xanh lục.Ở giữa lá có gân to, cuống lá có dạng bẹ, ôm lấy thân. Hoa dong riềng nằm ở đầu ngọn cây, có dạng chùm, cánh hoa màu đỏ tươi. có một số hoa lưỡng tính. Lượng hoa giữa các cây không đều nhau. Nhiều nhị hoa lép biến dạng thành bản, quả dong riềng có dạng hình trứng ngược.

  • Cây dong riềng phân bố ở nhiều nơi trên nước ta.

  • Là một trong những loài cây có giá trị kinh tế cao và có nhiều công dụng, dong riềng rất được bà con miền núi ưa thích. Có thể lấy củ dong riềng luộc để ăn, tinh cất thành bột đểm làm miến, bánh đa, hạt trân châu. Củ dong riềng còn là nguồn thức ăn bổ dưỡng đối với gia súc. So với gạo, bột dong riềng chứa ít chất đạm hơn nhưng lại có hàm lượng chất béo và bột cao hơn. Thân cây, bẹ lá dong riềng còn cung cấp cho ngành công nghiệp nhẹ một lượng sợi rất lớn. Sợi lấy từ thân cây, bẹ lá dong riềng có màu trắng, độ bền tương đối cao, có thể dùng để dệt bao đựng gạo, ngô… hơn thế, trong thân cây, bẹ lá còn chứa nhiều đường glucozan. khi ép để lấy sợi, sản phẩm phụ từ thân cây, bẹ lá là nước thanh ngọt. Đây là nguyên liệu pha chế huyết thanh ngọt ưu trương và đẳng trương hoặc chế biến nước ngọt. Trâu bò, lợn cũng thường được sử dụng lá dong riềng như một nguồn thức ăn thường xuyên.

  • Lý do đưa vào hệ thống:

Hàng năm, mỗi ha dong riềng cho khoảng 27 tấn củ tươi. Lượng củ này nếu đem chế biến thành bột sẽ cho thu lợi gấp 5 lần so với trồng lúa.

  • Ưu khuyết điểm trong hệ thống:

  • Dong riềng có khả năng chống đỡ sâu bệnh khá tốt, rất ít loài sâu bệnh có khả năng làm hại dong riềng.

  • Dong giềng là cây trồng có nhu cầu về ánh sáng không mạnh, nó sống bình thường dưới bóng râm, tán che của nhiều loại cây ăn quả và cây rừng. Đây là một đặc điểm rất quan trọng mà ít loài cây trồng nông nghiệp có. Vì vậy, cây dong riềng có giá trị trong việc thực hiện trồng xen với các loại rừng trồng trong giai đoạn rừng đã khép tán.

IX.2. Đặc điểm của mô hình:

  • Ở nhiều vùng nước ta mô hình này đã trở nên quen thuộc. Từ các tỉnh miền đông nam bộ đến miền trung, rồi cả vùng trung âm bắc bộ đều áp dụng mô hình này. Trồng dong riềng dưới tán mít ngoài tác dụng bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ độ ẩm của đất trồng mít còn tao ra nguồn thức ăn cho người và đặc biệt là để chăn nuôi gia súc.

  • Trồng dong riềng tương tự trồng sắn, khoảng cách giữa các hố là 40x40cm, khoảng cách giữa các hàng là 50x50 cm.

  • Trồng từ tháng 2 đến tháng 5, tốt nhất là tháng 2 đến tháng 3.




tải về 77.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương