I. LỊch sử A. Sự hình thành



tải về 24.06 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích24.06 Kb.
#31073




Đề cương bài giảng

GIỚI THIỆU LUẬN CÂU-XÁ

HVPG VN tại Hà Nội và

HVPG VN tại TP.HCM

Giảng viên: ĐĐ. Thích Giác Hiệp

I. LỊCH SỬ

A. Sự hình thành

B.Thuật ngữ

C. Tác giả

II. VĂN CHƯƠNG A-TỲ-ĐÀM

A. Luận thư Thượng-toạ bộ

B. Luận thư Nhất-thiết-hữu bộ

C. Luận câu-xá

III. TRIẾT HỌC

  1. Phân chia pháp

  2. Thuyết nhân quả

  3. Thuyết tam thế thật hữu

  4. Thuyết cực vi

  5. Các loại niết-bàn

  6. Phá ngã

IV. ĐẠI Ý CÁC PHẨM

V. KẾT LUẬN


  1. LỊCH SỬ:

A. Sự hình thành:

Bộ luận Câu-xá có một vai trò quan trọng trong sự phát triển văn chương Phật giáo ở Ấn độ và Trung quốc, văn chương Nhất Thiết Hữu bộ. Tông Câu-xá dựa vào bộ luận Câu-xá để làm nền tảng lập tông. Luận Câu-xá là một trong những bộ luận thuộc luận tạng Nguyên Thuỷ. Bộ luận Câu-xá là một trước tác của ngài Thế Thân. Tác phẩm này được ngài Chân Đế dịch sang tiếng Hán vào giai đoạn 563-567 TL, và ngài Huyền Trang dịch lại vào năm 651-654TL. Tác phẩm đề cập nhiều lãnh vực của Phật giáo như:



  • Bản thể học

  • Tâm lý học

  • Đạo đức học

  • Vũ trụ quan

Ở Trung quốc, sau khi dịch phẩm của ngài Chân Đế được hoàn thành, tông Câu-xá chính thức thành lập. Do vậy ngài Chân Đế được xem là sơ tổ của tông này ở Trung quốc. Câu-xá tông được gọi là trường phái thật hữu, vì nó chủ trương các pháp thật hữu trong mọi thời, quá khứ, hiện tại và vị lai.

B. Giải thích thuật ngữ

Câu-xá là phiên âm từ tiếng Sanskrit: kośa, tên tắc bộ luận Abhidharma-kośa của ngài Thế Thân (320 – 380 AD)(Vasubandhu). Abhidharma-kośa nghĩa là chỗ chứa, pháp tối thắng. Có nhiều cách giải thích, Đại Tỳ-bà-sa giải thích có 24, luận này giải thích có 2

Luận Câu-xá viết theo quan điểm của trường phái Kinh lượng bộ. Thế nhưng Câu-xá luận không chỉ trích Nhất thiết hữu bộ, mà hệ thống và ủng hộ. Bộ luận này đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử văn chương Nhất thiết hữu bộ.

C. Tác giả

Sinh năm 320 tịch năm 380

Gia đình Bà-la-môn

Giả thuyết cho rằng có 2 Thế Thân

Xuất gia theo trường phái Nhất-thiết-hữu bộ

Sau theo quan điểm Kinh Lượng bộ

Được anh chuyển hoá sang Đại thừa.

II. Văn chương A-tỳ-đàm


  1. Luận thư Thượng-tọa bộ: có 7 tác phẩm

  2. Luân thư Nhất-thiết-hữu bộ: có 7 tác phẩm

  3. Luận Câu-xá

Ngài Thế Thân muốn làm rõ nghĩa lý phải trái của giáo nghĩa Hữu bộ. Do đó, Ngài giảng Đại-tì-bà-sa, ban đầu viết 600 bài tụng căn bản; sau đó, thể theo lời thỉnh cầu của đồ chúng Hữu bộ, Ngài viết thêm văn trường hàng. Mục đích nhằm:

Loại bỏ tư tưởng bè phái

Loại bỏ tư tưởng cố chấp

Loại bỏ tư tưởng khen minh chê người



III. Triết học

  1. Phân chia pháp

Theo trường phái này, tất cả các pháp trong vũ trụ chia ra làm 2 loại chính: Hữu vi (saṃskṛta) và Vô vi (asaṃskṛta). Pháp Hữu vi có 4 loại bao gồm 72 pháp. Vô vi có 3 pháp. Tổng cộng Pháp Hữu vi và Vô vi là 75 pháp.

  1. Thuyết nhân quả

        1. SÁU NHÂN TRỰC TIẾP

  1. Năng tác nhân

  2. Câu hữu nhân

  3. Đồng loại nhân

  4. Tương ưng nhân

  5. Biến hành nhân

  6. Dị thục nhân

        1. BỐN DUYÊN:

4 duyên

  1. Nhân duyên

  2. Thứ đệ duyên

  3. Tăng thượng duyên

  4. Sở duyên duyên

        1. NĂM QUẢ

  1. Tăng thượng quả

  2. Sĩ dụng quả

  3. Đẳng lưu quả

  4. Dị thục quả

  5. Ly hệ quả

  1. Thuyết tam thế thật hữu

Tam thế thật hữu nghĩa là tất cả các pháp hữu vi và vô vi đều tồn tại vĩnh viễn trong 3 đời, quá khứ, hiện tại và vị lai không có gián đoạn. Lý thuyết này là một trong những quan điểm triết học gây tranh luận nhất của trường phái Nhất thiết hữu bộ.

  1. Thuyết cực vi

Cực vi tiêu biểu cho một quan điểm số lượng của sự hiện hữu. Thuyết này phát triển vào thời gian sau này. Thuyết cực vi cho rằng có 3 loại cực vi:

1) Vi tế cực vi,

2) Hữu hình cực vi, và

3) Vi trần cực vi



  1. Các loại niết-bàn

Niết-bàn là mục đích của người tu, học Phật pháp. Niết bàn là trạng thái thoát khỏi/giải thoát sự trói buộc của các lậu hoặc, một trạng thái tâm lý an lạc. Niết-bàn có thể được chia ra làm 2: (1) Hữu dư y niết-bàn và (2) Vô dư y niết-bàn.

  1. Phá ngã

Phẩm cuối cùng của luận Câu-xá là phẩm “Phá ngã”, chủ yếu là phá trừ chủ trương tà kiến đương thời của ngoại đạo cho rằng có thật ngã và ngã của Độc tử bộ.

IV. Đại ý các phẩm: 9 phẩm

V. Kết luận:

- Luận Câu-xá hệ thống hoá tư tưởng Nhất Thiết Hữu Bộ



- Tác giả cũng có đưa ra quan điểm của Kinh Lượng bộ

- Luận Câu xá được truyền bá ở Ấn độ, Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật bản…
Каталог: kinh -> Audio -> Phat%20Hoc%20Ham%20Thu -> Tu%20Xa -> Khoa%201 -> HK%205 -> Cau%20Xa%20Luan -> Tai%20Lieu
Tai%20Lieu -> Đề cương bài giảng: phân biệt giớI
Tai%20Lieu -> Đề cương: Phẩm Phân Biệt Nghiệp Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại tp. Hồ Chí Minh Bộ môn Triết học Phật giáo
Khoa%201 -> OOo CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Tai%20Lieu -> I. Cấu trúc: A. Giới thiệu
Khoa%201 -> LỊch sử KẾt tập kinh luật lần thứ 1 tt thích Phước Sơn
Khoa%201 -> Hổ cầu bách thú nhi thực chi, đắc hồ
Khoa%201 -> QUÁ trình hình thành ðẠi tạng kinh hán văN
Tai%20Lieu -> Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại tp. Hồ Chí Minh Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội Lớp Cao Đẳng chuyên khoa tp. Hcm

tải về 24.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương