ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH



tải về 0.69 Mb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích0.69 Mb.
#44
1   2   3   4

(Nguồn: Cục quản lý Tài nguyên Nước)

- Về chất lượng nước với những công trình khai thác nước với chiều sâu tương đối lớn có thể sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt không cần phải xử lý. Trừ những vùng nước ngầm bị nhiễm mặn không đáp ứng nhu cầu cho mục đích ăn uống, còn lại các thành phần hóa học khác phần lớn tương đối phù hợp với cơ thể con người. Nhiều nơi trong nước ngầm, hàm lượng sắt thường lớn hơn giới hạn cho phép (Fe > 0,5 mg/1) nên cần xử lý nước trước khi sử dụng.

d. Đánh giá về ảnh hưởng của nguồn nước đến việc cấp nước sạch

- Lượng mưa hàng năm của Việt Nam thuộc loại tương đối lớn (1.800mm - 2.000mm) với chất lượng nước tốt để phục vụ cho cấp nước sinh hoạt. Song do phân bố không đều theo không gian và thời gian. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 chiếm từ 70% đến 80%, mùa kiệt từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20% - 30%. Do vậy, cần có các giải pháp thu hứng nước mưa, xây dựng các công trình thủy lợi (Hồ chức, đập dâng...) để kết hợp việc thu giữ nước cấp nước sinh hoạt kết hợp tưới tiêu vào mùa khô.

- Lượng mưa cao tạo thuận lợi cho mạng sông suối phát triển với mật độ cao (thay đổi từ 0,15km/km2 đến hơn 2km/km2) với tổng lưu lượng dòng chảy rất lớn. Chỉ tính 10 con sông lớn nhất đã có lưu lượng dòng chảy của sông có thể cung cấp khoảng 12m3/người-ngày so với nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt trung bình cao là 0,1 m3/người/ngày. [9]

- Chất lượng nước mặt nhìn chung biến đổi mạnh, dễ bị ô nhiễm nên sử dụng cho mục đích ăn uống và sinh hoạt cần thiết phải có biện pháp xử lý nước và không kinh tế. Ở nhiều vùng nguồn nước mặt bị xâm nhập mặn (khoảng 100 km ở đồng bằng sông Cửu Long và 40 km ở đồng bằng sông Hồng), bị nhiễm hóa chất, chất thải công nghiệp và sinh hoạt nặng nề không sử dụng được để cấp nước. Ngoài ra lũ lụt gây nhiều khó khăn cho việc khai thác nước mặt ở vùng trũng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và ven biển Bắc trung bộ.

- Trên toàn lãnh thổ, khoảng 75% là vùng núi và trung du được cấu thành từ các loại đá cứng và 25% là vùng đồng bằng, ven biển được thành tạo từ các loại bồi tích bở rời của sông và biển.

- Nước ngầm tồn tại trong các trầm tích bở rời là nguồn nước chủ yếu, phân bố khá đồng đều và dễ khai thác. Nước ngầm trong các loại đá cứng có trữ lượng hạn chế hơn, phân bố rất không đồng đều theo không gian và khó khăn trong khai thác.

- Chất lượng nước ngầm tương đối tốt và phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của con người trừ một số vấn đề sau đây ở những phạm vi nhất định:

+ Nhiễm mặn chủ yếu ở phần ven biển đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

+ Hàm lượng sắt và mangan cao nên cần phải xử lý trước khi sử dụng. Hiện tượng này phổ biến ở hầu hết 2 đồng bằng (sông Hồng và sông Cửu Long) tuy nhiên các công nghệ xử lý tương đối đơn giản, không quá tốn kém.

+ Ảnh hưởng của việc sử dụng ngày càng gia tăng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.



Kết luận chung: Tài nguyên nước của Việt Nam có khả năng thỏa mãn nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của người dân nông thôn nói riêng và toàn quốc nói chung nếu được xử lý tốt. Tuy nhiên do sự phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian cũng như những vấn đề về chất lượng nước nên cần phải khai thác sử dụng một cách hợp lý để đạt hiệu quả về kinh tế - kỹ thuật và không làm suy kiệt và ô nhiễm nguồn nước.

1.2.2. Điều kiện KTXH tác động đến việc cấp nước sạch

a. Mục tiêu phát triển KTXH

- Nước sinh hoạt là một trong những nhu cầu cơ bản thiết yếu trong đời sống hàng ngày của mọi người và được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Nó được xem là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng cuộc sống của con người. Với ý nghĩa quan trọng đó, ngay từ những năm 1960, Đảng và Chính phủ đã phát động phong trào toàn dân tham gia xây dựng 3 công trình “Giếng nước, nhà tiêu, nhà tắm” do người dân tự bỏ kinh phí để đầu tư với các loại hình công trình đơn giản.

- Bắt đầu từ năm 1982, chương trình do UNICEF tài trợ triển khai có tính thử nghiệm về mô hình cấp nước đối với hộ dân ở một số vùng kinh tế mới tại 3 tỉnh Minh Hải (Bạc Liêu và Cà Mau), Kiên Giang và Long An. Sau đó, dự án phát triển dần và mở rộng trên phạm vi cả nước vào năm 1987. Từ đó cho đến năm 1994, Chương trình nước sạch nông thôn chủ yếu làm nhiệm vụ tiếp nhận viện trợ của UNICEF để xây dựng các công trình cấp nước với mục tiêu là giúp đỡ người nghèo, phụ nữ và trẻ em ở các vùng sâu, vùng xa và vùng miền núi khó khăn. Các loại hình công trình cấp nước giai đoạn này nhìn chung có qui mô nhỏ, kỹ thuật công nghệ đơn giản, giá thành thấp. Việc quản lý vận hành bảo dưỡng các công trình cũng đơn giản nhất là đối với các công trình cấp nước tự chảy.

- Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế và quá trình đô thị hóa - hiện đại hóa nông thôn Việt Nam, nhiều cụm dân cư tập trung, nhiều thị trấn thị tứ mới được hình thành làm tăng nhanh nhu cầu cung cấp nước sinh hoạt. Do đó phương thức cung cấp nước sinh hoạt cũng đòi hỏi phải có sự thay đổi cho phù hợp với thời kỳ CNH - HĐH đất nước.

- Để đáp ứng yêu cầu trên Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị 200/TTg ngày 29/4/1994 về đảm bảo nước sạch cho người dân và phê duyệt Chương trình MTQG tại Quyết định số 237/1998/QĐ-TTg ngày 03/12/1998 và Chiến lược Quốc gia Nước sạch Việt Nam đến năm 2020 tại Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 20/8/2000. Từ đó đến nay, Chương trình thực sự có sự biến đối cả về lượng và chất. Việc thực hiện mục tiêu của Chương trình cũng là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện vấn đề xóa đói giảm nghèo đang được Chính phủ coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính phủ đã xây dựng và phê duyệt Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo tại Quyết định số 2685/VPCP-QHQT ngày 21/5/2000 với mục tiêu đến 2005 có 60% dân nông thôn có nước sạch và đến năm 2010 đảm bảo 80% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Chương trình MTQG cấp Nước sạch và VSMTNT còn đóng vai trò quan trọng và góp phần thực hiện công cuộc CNH-HĐH nông thôn Việt Nam.

b. Điều kiện KTXH vùng nông thôn ảnh hưởng đến cấp nước sạch

- Trong 13 năm trở lại đây, tình hình kinh tế xã hội Việt Nam mặc dù phải đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn nhưng nhờ thực hiện các chính sách và giải pháp phù hợp, phát huy nội lực kết hợp với sự hỗ trợ có hiệu quả của cộng đồng Quốc tế nên nền kinh tế Việt Nam đã phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 10 năm qua là 7,5%/năm. Đối với nông nghiệp được duy trì và phát triển khá cao, tác động có tính quyết định cho công cuộc xóa đói giảm nghèo thông qua an ninh lương thực, tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Sản xuất nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá và toàn diện, bình quân 1991 - 2000 đạt 5,6%. Lương thực có hạt bình quân đầu người từ 303kg năm 1990 lên 440 vào năm 2000. Kinh tế nông thôn phát triển đa dạng hơn, nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hóa qui mô lớn gắn với công nghiệp chế biến; các làng nghề dần được khôi phục và phát triển; sản xuất trang trại phát triển nhanh. Đời sống của người dân nông thôn đã được cải thiện do kết quả của một số Chương trình dự án lớn được triển khai. Trong đó có Chương trình MTQG cấp Nước sạch và VSMTNT.

- Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam phát triển chưa vững chắc. Năm 2001, tăng 6,8% chưa đạt được mức tăng trưởng của những năm giữa thập kỷ 90 vì những yếu tố không thuận lợi do thiên tai gây ra. Trong nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm, lao động thiếu việc làm và không có tay nghề cao, năng suất lao động thấp, một số sản phẩm tiêu thụ còn khó khăn. Môi trường bị xuống cấp, tài nguyên bị khai thác quá mức và cạn kiệt; điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn, vùng miền núi còn thấp kém. Phần lớn thu nhập của người dân vùng nông thôn thấp do điều kiện nguồn lực hạn chế (đất đai, lao động, vốn...) nhất là vùng thường xuyên bị thiên tai, vùng miền núi vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ đói nghèo còn cao (năm 2000 là 17,2% số hộ trên toàn quốc).

- Thiếu các cơ chế chính sách nhằm thu hút được sự đầu tư từ các thành phần kinh tế đặc biệt là khu vực tư nhân. [2]

c. Đánh giá điều kiện KTXH vùng nông thôn ảnh hưởng đến nhiệm vụ giải quyết nước sạch [16]

- Giải quyết nước sạch và ở vùng nông thôn Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng vì đây là nhu cầu cơ bản thiết yếu của mọi người của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt đối với Việt Nam nó trở thành công cụ quan trọng để thực hiện Chiến lược về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo đồng thời góp phần quan trọng vào công cuộc CNH- HĐH nông thôn Việt Nam. Điều này đã được thể hiện tại các quyết định của Chính phủ và chính sách ưu tiên đầu tư.

- Mặc dù là nhu cầu thiết yếu cơ bản của cuộc sống song do hạn chế về nguồn lực (vốn, lao động, đất đai...) cũng như nhận thức của người dân nông thôn nên để đẩy nhanh tốc độ cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn bên cạnh việc hình thành một hệ thống chính sách nhất là chính sách đầu tư để tạo hành lang pháp lý nhằm thu hút sự đầu tư của mọi thành phần kinh tế còn cần phải thực hiện tốt việc nâng cao hiệu quả đầu tư. Trong đó bao gồm cả quan tâm đến vấn đề PTBV của các công trình đã được xây dựng, kết hợp với tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng để họ từ chỗ thụ động trông chờ vào nhà nước trở nên tự giác tham gia tích cực vào Chương trình cấp nước.

1.2.3. Kết quả thực hiện cấp nước sạch nông thôn ở Việt Nam

- Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn Việt Nam đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 104/2000/TTg ngày 20/8/2000 với các mục tiêu:

+ Đến năm 2010 đảm bảo 80% dân nông thôn được cấp nước sạch sinh họat với tiêu chuẩn 60l/người/ngày.

+ Đến năm 2020 đảm bảo hầu hết người dân nông thôn được đảm bảo việc cung cấp nước sạch đạt Quy chuẩn Quốc gia.

- Đến nay, Chương trình đã thực hiện được gần 13 năm và đã đạt được một số kết quả đáng kể, góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân và làm thay đổi bộ mặt của vùng nông thôn Việt Nam. [4]

1.2.3.1. Kết quả về mục tiêu

Chương trình đã cơ bản đạt được chỉ tiêu về cấp nước sạch được Chính phủ giao kế hoạch hàng năm.



- Mục tiêu cấp nước: Kết quả 5 năm (1999 - 2003) Chương trình đã cấp nước cho hơn 14 triệu người nâng tỷ lệ dân số có cơ hội sử dụng nước sạch từ 32% năm 1998 lên 54% vào cuối năm 2003 tăng 22%, bình quân 4,4%/năm; kết quả sau 13 năm (1999-2012) cơ hội người dân được tiếp cận nước sạch là 81%, trong đó có 42% người dân được tiếp cận nước sạch theo QCVN 02: 2009/BYT. Đây là kết quả hết sức có ý nghĩa nếu so sánh với tỷ lệ 32% của cả 40 năm trước đây.


Bảng 04. Kết quả thực hiện mục tiêu Chương trình MTQG về Nước sạch

(2005 - 2012)

TT

Địa điểm

Dân số

nông thôn

đến năm

2012

Dân số nông thôn được hưởng nước sạch

Đến năm 1998

Đến hết năm 2012

Số người

Tỷ lệ

%

Số người

Tỷ lệ

%

1

2

3

4

5=4/3

6

7=6/3




Tổng cộng

64.146.907

20.541.000

32

51.958.995

81

1

Miền núi phía bắc

9.996.778

2.280.000

23

7.775.274

78

2

Đồng bằng sông Hồng

14.067.074

5.625.000

38

11.675.671

83

3

Bắc trung bộ

8.662.979

2.798.000

30

6.192.909

71

4

Duyên hải miền Trung

6.435.653

2.259.000

33

5.473.444

85

5

Tây Nguyên

4.063.473

1.042.000

34

3.179.965

78

6

Đông Nam Bộ

6.355.859

1.731.000

36

5.921.558

93

7

Đồng bằng sông Cửu Long

14.565.081

4.806.000

32

11.404.354

78

(Nguồn: Chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT)

Nhận xét: Nhờ có chủ trương ưu tiên đầu tư của Chính phủ đã làm tăng nhanh tốc độ giải quyết nước sinh hoạt cho các vùng trọng điểm như vùng Miền núi phía bắc và Đồng bằng sông Cửu long đã có mức tăng trưởng cao nhất (46% so với bình quân 45% của cả nước). Trong đó, các địa phương có tỷ lệ người được cấp nước sinh hoạt cao như: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (96%); Bình Dương (97%); Hà Nam (75%); Hải Phòng (93%)...

- Qua thời gian triển khai Chương trình, cho thấy nguồn vốn ngân sách và Quốc tế chỉ đáp ứng được 60% so với nhu cầu để đạt được mục tiêu của Chương trình. Do vậy tốc độ tăng trưởng tỷ lệ người được cấp nước sinh hoạt không chỉ phụ thuộc vào khả năng hỗ trợ ngân sách của nhà nước mà còn phụ thuộc vào thu nhập, mức sống của người dân, tính hiệu quả của đầu tư, tính bền vững của công trình sau xây dựng, trình độ nhận thức của dân...



1.2.3.2. Kết quả về huy động nguồn lực

- Từ trước những năm 1993, nguồn vốn đầu tư cho Chương trình chủ yếu là vốn viện trợ của UNICEF và một phần vốn đối ứng của Chính phủ. Tuy nhiên, ở mức độ rất hạn chế so với nhu cầu; Chương trình MTQG Nước sạch VSMTNT; Chiến lược Quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt, bên cạnh nguồn vốn ngân sách của nhà nước tăng đều mỗi năm (từ 120% - 130%), nguồn vốn Quốc tế cũng tăng đáng kể. Từ chỗ chỉ có nguồn viện trợ của UNICEF là chủ yếu, đến nay Chương trình đã nhận được sự viện trợ của các tổ chức như DANIDA, JICA, ADB, WB, CEDIF, AusAID và các tổ chức phi chính phủ khác. Thông qua các hoạt động tuyên truyền giáo dục, nhận thức của người dân cũng được tăng lên rõ rệt. Từ chỗ chỉ trông chờ vào nhà nước, đến nay ở nhiều vùng người dân đã tự giác tham gia và đóng góp kinh phí công sức của mình để cải thiện điều kiện về cấp nước và vệ sinh cho gia đình.

- Kết quả về huy động nguồn lực sau 13 năm thực hiện theo Chương trình MTQG như sau: [3], [4]

+ Tổng mức đầu tư khoảng: 52.500 tỷ đồng trong đó:

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 16.000 tỷ đồng (chiếm 31%)

+ Ngân sách địa phương: 5.200 tỷ đồng (chiếm 10%)

+ Quốc tế tài trợ: 10.000 tỷ đồng (chiếm 19%)

+ Quỹ tín dụng ưu đãi : 15.300 tỷ đồng (chiếm 29%)

+ Tín đóng góp và dân tự làm: 6.000 tỷ đồng (chiếm 11%)

- Tuy nhiên, để thực hiện được MTQG đã được Chính phủ phê duyệt, với nguồn lực trên mới chỉ đáp ứng được 60% trong đó nguồn vốn ngân sách mới đáp ứng được khoảng 31% so với nhu cầu. Vì vậy, Chương trình MTQG đang nghiên cứu xây dựng để trình Chính phủ Nghị định xã hội hóa Chương trình cấp nước sạch. Trong đó, việc xây dựng cơ chế tín dụng ưu đãi nhằm huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế bao gồm cả khu vực tư nhân và người sử dụng để đầu tư cho Chương trình. [3], [4]



1.2.3.3. Kỹ thuật công nghệ áp dụng [17]

Trong những năm qua, nhiều loại hình công nghệ đã được áp dụng theo hướng đa dạng hóa, phù hợp với điều kiện, phong tục tập quán và khả năng tài chính của từng vùng. Bên cạnh việc áp dụng công nghệ mới để góp phần CNH-HĐH nông thôn còn tập trung vào nâng cao và cải tiến các công nghệ truyền thống. Các mô hình công nghệ cấp nước được áp dụng tại nông thôn, bao gồm:

a. Công trình cấp nước nhỏ lẻ

Giếng khoan nhỏ bơm tay, bơm điện; giếng khơi và giếng đào; giếng mạch lộ, lu và bể chứa nước mưa. Loại hình công trình cấp nước nhỏ lẻ chỉ phù hợp với vùng dân cư phân tán, trình độ khoa học kỹ thuật thấp.

b. Công trình cấp nước tập trung

Đây là giải pháp cấp nước hoàn chỉnh tương tự cấp nước tại các thành phố. Trong điều kiện nông thôn Việt Nam giải pháp này đã được sử dụng và phát triển. Theo kết quả Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT, đến hết năm 2012, tổng cả nước có khoảng 10.782 công trình cấp nước tập trung đang hoạt động. Các mô hình cấp nước tập trung bao gồm:

- Hệ thống cấp nước tự chảy:

+ Từ nguồn nước ngầm (mạch lộ) hoặc nước mặt (khe, suối...) ở trên các vị trí cao sau khi được tập trung và xử lý nước ở các công trình đầu mối được dẫn xuống các khu vực dân cư ở phía dưới bằng trọng lực theo các đường ống dẫn kín bằng nhựa HDPE hoặc ống sắt tráng kẽm (GI). Các điểm dùng nước được cấu tạo bằng các cụm vòi hoặc các bể nhỏ tại các cụm dân cư hoặc đến từng hộ gia đình.

+ Tuỳ thuộc vào lưu lượng nguồn nước, chênh lệch độ cao và khoảng cách đến điểm dân cư và mật độ dân cư mà quy mô của hệ thống dẫn nước tự chảy thay đổi từ nhỏ đến lớn và có thể cung cấp cho vài chục, vài trăm người tới hàng ngàn người. Tuy nhiên do hệ thống dẫn nước tự chảy thích hợp với vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên, nơi mật độ phân bố dân cư không lớn vì vậy thường có quy mô từ nhỏ đến trung bình.

+ Những ưu điểm nổi bật của cung cấp nước bằng tự chảy gồm: Chi phí xây dựng thường thấp, nước cung cấp thường xuyên trong cả ngày và đêm; Chi phí vận hành và bảo dưỡng rất thấp, thậm chí nhiều trường hợp rất thấp do không cần điện năng, nước chảy theo trọng lực và cấu thành hệ thống tự chảy đơn giản và phù hợp với phong tục tập quán sử dụng nước của đồng bào dân tộc ít người. Điểm chủ yếu cần phải chú trọng khi xây dựng các hệ thống dẫn nước tự chảy là sự ổn định lưu lượng và chất lượng nguồn nước. Nguồn nước cấp cho các hệ thống dẫn nước tự chảy thường bị ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết và thay đổi tương đối lớn, mặt khác do các hoạt động của con người như phá rừng, đốt rừng trồng nương rẫy.

- Hệ thống bơm dẫn:

+ Đây là các hệ thống cấp nước tập trung có nguồn nước là các giếng khoan đường kính lớn hoặc sông, hồ, suối. Nước có thể phải xử lý hoặc không. Sau đó được đẩy vào hệ thống ống dẫn bằng các máy bơm áp lực. Nước theo ống dẫn tới các điểm dùng tập trung hoặc các hộ gia đình.

+ Loại hình công nghệ cấp nước này rất phù hợp với vùng tập trung cư dân như thị xã, thị trấn, huyện lỵ và trung tâm các xã, mặt khác giảm được nguy cơ ô nhiễm môi trường và nâng cao mức độ phục vụ. Với những ưu điểm trên số lượng các hệ thống bơm dẫn nước ngày càng phát triển mạnh mẽ trên khắp các vùng nông thôn và càng được hiện đại hoá bởi các thiết bị và công nghệ xử lý nước có khả năng cung cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế như hệ thống cấp nước huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (thiết bị của hãng Vector Venture - Mỹ)

- Công trình cấp nước tập trung nông thôn:

Là công trình hạ tầng cung cấp nước, có hệ thống phân phối nước đến khách hàng dùng nước khu vực nông thôn nhằm phục vụ nhu cầu nước để sinh hoạt, bao gồm công trình sử dụng nước ngầm và nước mặt.

* Hệ thống cấp nước tập trung sử dụng nước ngầm

+ Là hệ thống cấp nước cho nhiều hộ gia đình; nước bơm từ giếng khoan (nguồn nước ngầm), sau xử lý (nếu cần) được dẫn đến các hộ sử dụng bằng bơm điện và hệ thống đường ống dẫn nước.




Hình 01. Sơ đồ hệ thống cấp nước tập trung sử dụng nước ngầm

(Nguồn: Trung tâm Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn)

+ Nguyên lý hoạt động

Nước được bơm từ giếng khoan khai thác lên công trình xử lý. Nước sau xử lý được đưa về bể chứa nước sạch bằng hệ thống đường ống kỹ thuật. Sau đó, nước được cung cấp tới các hộ tiêu thụ bằng hệ thống đường ống có đài nước hoặc không có đài nước.

Trường hợp có đài nước: nước từ bể chừa được bơm lên đài, đài nước sẽ làm nhiệm vụ điều hoà áp lực và phân phối lưu lượng. Trong trường hợp này bơm làm việc theo một chế độ, dùng để bơm nước lên đài khi cần thiết.

Trường hợp không có đài nước: nước từ bể chứa được bơm trực tiếp vào mạng lưới ống phân phối, cung cấp nước cho các hộ sử dụng. Trong trường hợp này, bơm làm việc theo nhiều chế độ khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng nước.

* Hệ thống cấp nước tập trung sử dụng nước mặt

+ Là hệ thống cấp nước cho nhiều hộ gia đình; nước được bơm từ sông, hồ sau khi xử lý được dẫn đến các hộ sử dụng bằng bơm điện và hệ thống đường ống dẫn nước.


Hình 02. Sơ đồ hệ thống cấp nước tập trung sử dụng nước mặt

(Nguồn: Trung tâm Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn)
+ Nguyên lý hoạt động:

Nước được bơm từ nguồn (sông, suối, hồ) về hồ sơ lắng sau đó được bơm lên công trình xử lý. Nước sau xử lý được đưa về bể chứa nước sạch bằng hệ thống đường ống kỹ thuật. Sau đó, nước được cung cấp tới các hộ tiêu thụ bằng hệ thống đường ống có đài nước hoặc không có đài nước.

Trường hợp có đài nước: nước từ bể chừa được bơm lên đài, đài nước sẽ làm nhiệm vụ điều hoà áp lực và phân phối lưu lượng. Trong trường hợp này bơm làm việc theo một chế độ, dùng để bơm nước lên đài khi cần thiết.

Trường hợp không có đài nước: nước từ bể chứa được bơm trực tiếp vào mạng lưới ống phân phối, cung cấp nước cho các hộ sử dụng. Trong trường hợp này, bơm làm việc theo nhiều chế độ khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng nước.



1.2.3.4. Các mô hình quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung [17]

- Mô hình quản lý công trình cấp nước tập trung: Là các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác, sử dụng công trình cấp nước tập trung nông thôn và thực hiện việc bán nước sinh hoạt trực tiếp đến khách hàng sử dụng nước.

- Theo phân cấp quản lý, công trình CNTTNT đang được quản lý, vận hành theo nhiều mô hình tổ chức, ngay một tỉnh cũng có những mô hình tổ chức quản lý khác nhau. Những mô hình hiện hành: (i) Cá nhân; (ii) Hợp tác xã, (iii) Uỷ ban nhân dân xã, (iv) Cộng đồng; (v) Đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm: Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Ban quản lý công trình hạ tầng huyện, (vi) Doanh nghiệp, bao gồm: Công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, quản lý khai thác công trình thủy lợi…[17]

- Theo số liệu thu thập và điều tra phân tích các công trình CNTTNT, tỷ lệ các loại mô hình quản lý như sau: Cộng đồng chiếm 40%, HTX chiếm 4% , UBND xã chiếm 22%, cá nhân chiếm 7%, đơn vị sự nghiệp 21% và doanh nghiệp 6%. [17]





Hình 03. Biểu đồ phân loại mô hình quản lý công trình CNTTNT

(Nguồn: Trung tâm Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn)
a. Cá nhân quản lý, vận hành

Mô hình cá nhân quản lý là mô hình công trình CNTTNT được cá nhân đầu tư và quản lý vận hành hoặc do nhà nước đầu tư sau đó giao cá nhân quản lý vận hành theo phương thức đấu thầu, đặt hàng hoặc giao trực tiếp nhưng không (hoặc chưa) thành lập doanh nghiệp. Mô hình cá nhân quản lý thích hợp với các hệ thống CNTT có quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản. Công suất khai thác khá triệt để, tiền nước thu theo quy định cũng ít thất thoát, công tác vận hành bảo dưỡng được quan tâm, thái độ phục vụ và quan hệ khách hàng tốt. Hiện mô hình này bị hạn chế do cơ chế tài chính chưa đảm bảo, cụ thể là giá nước chưa được tính đúng tính đủ các chi phí hợp lý, trong khi chính sách cấp bù theo quy định lại không được thực hiện.

b. Hợp tác xã quản lý, vận hành

Mô hình Hợp tác xã quản lý vận hành công trình CNTTNT là mô hình của những người cùng có nhiệm vụ và lợi ích trong hệ thống cấp nước thành lập với sự hỗ trợ của chính quyền xã, hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Mô hình này khá phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, miền Trung, các khu vực khác không nhiều. Mô hình HTX phù hợp với công trình cấp nước quy mô nhỏ, HTX có thể thực hiện nhiều hoạt động kinh tế khác nhau như điện, thủy lợi, nước sinh hoạt, thu gom rác thải, vệ sinh, kinh doanh vật tư, nông sản, hàng hóa... để có thể hỗ trợ nhau trong các hoạt động.

c. Uỷ ban nhân dân xã quản lý, vận hành

Mô hình này được hình thành trên cơ sở quyết định của UBND tỉnh giao công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đã đầu tư cho địa phương quản lý, vận hành. Theo đó, UBND xã thành lập ban quản lý công trình CNTTNT giúp UBND xã quản lý trực tiếp các CTCNTT trong xã. Mô hình UBND xã quản lý đang tồn tại ở khắp các vùng trên cả nước. Các công trình do mô hình UBND xã quản lý trực tiếp khảo sát đều rơi vào tình trạng yếu kém cần phải củng cố, có nguy cơ không hoạt động trong khi nhu cầu dùng nước của người dân rất cao.

d. Cộng đồng quản lý, vận hành

Mô hình này được hình thành trên cơ sở quyết định của UBND tỉnh giao công trình cấp nước nông thôn đã hoàn thành đầu tư cho cộng đồng địa phương tự quản lý, vận hành. Theo quyết định của tỉnh, các thôn, bản họp bàn và bầu ra tổ, ban quản lý. Trưởng ban quản lý thường được gắn với trưởng hoặc phó thôn, bản. Một vài cán bộ không chuyên trách cũng được hội nghị thôn bản cử ra để quản lý. Mô hình cộng đồng quản lý đang được áp dụng ở các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn quy mô nhỏ phục vụ hộ, nhóm hộ với công nghệ hết sức đơn giản, chi phí quản lý vận hành không lớn. Hầu hết các công trình CNTTNT tự chảy khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, miền núi ở các tỉnh miền Trung đang áp dụng mô hình cộng đồng quản lý.

e. Đơn vị sự nghiệp có thu quản lý, vận hành

Mô hình đơn vị sự nghiệp có thu quản lý vận hành công trình CNTTNT đang được áp dụng ở nhiều tỉnh với 2 kiểu tổ chức chính: Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh và Ban quản lý công trình hạ tầng huyện, hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

Mô hình đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động có hiêu quả khi quản lý các công trình CNTT quy mô vừa và lớn, có kỹ thuật phức tạp trong phạm vi cả tỉnh hoặc trong nhiều huyện thuộc tỉnh. Nhờ có bộ máy quản lý đồng bộ nên tính chuyên nghiệp cao, có điều kiện áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ vào quản lý, có cơ chế tài chính được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật, có sự hỗ trợ nhất định từ ngân sách nhà nước với mức độ khác nhau. Mô hình này nhìn chung được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong các hoạt động. Chất lượng nước được kiểm tra từ khâu sản xuất và bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ với khách hàng bắt đầu chuyển sang phương thức dịch vụ và nhờ đó chất lượng dịch vụ như thời gian cấp nước, áp lực nước, chất lượng nước, công tác duy tu sửa chữa…đều được nâng lên.

f. Doanh nghiệp quản lý, vận hành

Mô hình doanh nghiệp quản lý công trình CNTTNT hiện nay khá phong phú về chủng loại, quy mô và cơ chế quản lý. Đó là công ty tư nhân (bao gồm công ty tư nhân bỏ vốn đầu tư và quản lý vận hành, công ty tư nhân nhận quản lý vận hành công trình có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước), công ty TNHH một thành viên, công ty nhà nước, công ty cổ phần.

Mô hình doanh nghiệp là mô hình có tính chuyên nghiệp cao, phù hợp với chủ trương xã hội hoá hoạt động cấp nước, có phương thức hoạt động mang tính dịch vụ hàng hoá, tạo sự bình đẳng đối với đơn vị dịch vụ và khách hàng.



1.2.3.5. Công tác quản lý quy hoạch

Công tác quy hoạch được xác định là một khâu quan trọng và là căn cứ để giúp cho các nhà hoạch định chính sách đồng thời là công cụ quan trọng trong công tác lập kế hoạch 5 năm và hàng năm.

Công tác quy hoạch cung cấp nước sạch nông thôn chỉ thực sự được chú trọng và đẩy mạnh từ năm 1998 đến nay, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23/9/1998 về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đến năm 2010 và phê duyệt Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT đến năm 2005.

Nhận xét: Mặc dù công tác quy hoạch đã được lập hầu hết ở các tỉnh nhưng hạn chế ở một số điểm sau:

- Những quy hoạch được duyệt, song trong công tác kế hoạch hóa của ngành chưa hoàn toàn tuân thủ theo qui hoạch. Tính khả thi và các điều kiện thực hiện quy hoạch ở một số không nhỏ các bản quy hoạch chưa được chỉ rõ. Vì vậy, tác dụng của qui hoạch trong việc chỉ đạo và làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch còn nhiều hạn chế.

- Quy hoạch cung cấp nước sạch là một nội dung mới và khó khăn. Mặt khác các bản quy hoạch được soạn thảo trong điều kiện chưa có những văn bản quy định có hiệu lực hướng dẫn chi tiết nội dung và phương pháp lập quy hoạch; chưa có tài liệu về phương pháp luận lập quy hoạch nên không tránh khỏi sự thiếu thống nhất, thiếu đồng nhất, thiếu nhất quán.



1.2.4. Những vấn đề đặt ra đối với cấp nước sạch nông thôn ở Việt Nam

- Sau 13 năm thực hiện Chương trình nước sạch , tỷ lệ người dân nông thôn được cung cấp nước sạch cho sinh hoạt tăng lên rõ rệt cả về số lượng và chất lượng, điều kiện về vệ sinh ở vùng nông thôn đã được cải thiện, đặc biệt là nhận thức của người dân, các cấp, các ngành đã chuyển biến rõ rệt. Nhiều địa phương đã đưa mục tiêu người dân được cấp nước sạch thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đưa vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Một số tỉnh và địa phương đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn và các qui định cụ thể để các thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư cho chương trình. Nhiều mô hình về quản lý, khai thác, huy động vốn đã được hình thành và triển khai tốt ở một số địa phương. Những kết quả trên đã tạo nên việc đổi mới bộ mặt nông thôn góp phần thực hiện công cuộc CNH-HĐH nông thôn Việt Nam.

- Tuy nhiên, hoạt động của Chương trình cũng còn thể hiện một số yếu kém cần phải được nghiên cứu xem xét: công tác kế hoạch còn chưa thực sự gắn kết với Qui hoạch của ngành và của vùng; công tác giám sát đánh giá về số lượng và chất lượng nước còn yếu và thiếu; các cơ chế chính sách nhất là cơ chế đầu tư còn thiếu và chưa đồng bộ. Vấn đề phổ biến và áp dụng các kỹ thuật công nghệ thích hợp đến với người dân còn chậm. [3]

- Đặc biệt, công tác quản lý vận hành bảo dưỡng công trình sau xây dựng chưa thực sự được quan tâm theo hướng khai thác bền vững nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư góp phần tăng khả năng phục vụ của các công trình. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong tình hình hạn hẹp về vốn đầu tư như hiện nay và chủ trương Xã hội hóa việc cấp nước sạch thông qua việc hình thành "thị trường nước và VSMTNT". Việc tổ chức quản lý, điều hành chưa được quan tâm đúng mức; các quy định giá bán nước, phí thu dọn vệ sinh chưa xuất phát từ giá thành nên không khuyến khích được người bán và người mua.



1.2.5. Cơ sở lý luận của phương pháp đánh giá công trình cấp nước sạch theo hướng PTBV

1.2.5.1. Phát triển bền vững

a. Khái niệm 

- Phát triển bền vững (PTBV) là một khái niệm mới xuất hiện trong vài thập niên gần đây của thế kỷ XX. Có thể nói đây là một khái niệm đang ngày càng được
quan tâm và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế xã hội ở nhiều nước trên thế giới.

- Năm 1972, Hội nghị Quốc tế về môi trường và con người được tổ chức ở Stockhonlm - Thụy Điển. Hội nghị đã đạt được sự thống nhất có tính toàn cầu về tầm quan trọng của việc nhận thức và giải quyết tốt các vấn đề môi trường. Sau Hội nghị, thuật ngữ về "PTBV” đã được sử dụng trong văn bản Chiến lược Bảo tồn thế giới (WCS). Và năm 1980 tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN) đã chính thức sử dụng rộng rãi thuật ngữ này.

- Năm 1987, Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển (WCED) đã công bố bản báo cáo "Tương lai chung của chúng ta", trong đó nhiều quốc gia đã công nhận khái niệm PTBV. Mục đích của bản báo cáo là nêu lên mối liên kết chặt chẽ giữa môi trường và sự phát triển trên phạm vi toàn cầu. PTBV được hiểu là sự phát triển nhằm "đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau".[5]

Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất 1992 về môi trường và phát triển đã được tiến hành ở Rio de Janero (Braxin). Tại Hội nghị này, khái niệm về PTBV được đưa ra thảo luận và đi đến một thống nhất chung. Nguyên tắc 4 của Tuyên bố Rio đã chỉ rõ "Để đạt được sự PTBV thì nội dung bảo vệ môi trường cần phải được coi là bộ phận cấu thành của quá trình phát triển, không được coi đây là 2 hoạt động tách rời và độc lập với nhau".

Khái niệm về PTBV có 3 đặc điểm chung nhất là:

- Các điều kiện vật chất mà con người muốn hướng tới: một xã hội mà trong đó con người muốn duy trì các điều kiện vật chất vì nó đáp ứng được các nhu cầu của họ.

- Hệ sinh thái được cân bằng: một hệ sinh thái duy trì được sự sống;

- Bình đẳng sự chia sẻ công bằng các lợi ích và gánh nặng giữa thế hệ hiện tại và tương lai và giữa các thế hệ với nhau.

b. Nguyên tắc PTBV

- Nguyên tắc 1: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng

- Nguyên tắc 2: Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người

- Nguyên tắc 3: Bảo vệ sự sống và tính đa dạng sinh học của trái đất. Sự phát triển phải thận trọng, đảm bảo được tính đa dạng của các hệ sinh thái.

- Nguyên tắc 4: Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo đựợc. Trong khi loài người chưa tìm ra được các nguyên liệu thay thế cần phải sử dụng tài nguyên không tái tạo được một cách hợp lý và tiết kiệm.

- Nguyên tắc 5: Giữ vững trong khả năng chịu đựng đuợc của trái đất. Trong quá trình sử dụng khai thác của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình, nếu không dựa trên qui luật phát triển nội tại của tự nhiên thì thường phải trả giá đắt cho sự suy thoái. Vì vậy, chúng ta phải đảm bảo một mức độ an toàn nhất định mà trái đất có thể chịu đựng được.

- Nguyên tắc 6: Thay đổi thái độ và hành vi của con người. Hiện nay, nhiều người còn chưa ý thức được hành động của mình, phá hoại thiên nhiên gây tác động xấu đến môi trường.

- Nguyên tắc 7: Để cho cộng đồng tự quản lý môi trường của mình. Khi nào mỗi con người biết được cách tổ chức cuộc sống bền vững trong cộng đồng của mình sẽ tạo ra sức sống mạnh mẽ và họ tự ý thức được việc bảo vệ môi trường sống của mình.

- Nguyên tắc 8: Xây dựng một khuôn mẫu quốc gia thống nhất thuận lợi cho sự phát triển và an toàn. Chính quyền trung ương và địa phương phải có cơ chế thống nhất về quản lý môi trường, bảo vệ các dạng tài nguyên. Phải có một hệ thống pháp luật để bảo vệ môi trường một cách toàn diện.

- Nguyên tắc 9: Xây dựng một khối liên minh toàn cầu trong việc bảo vệ môi trường. Muốn bảo vệ môi trường bến vững không thể từng quốc gia riêng lẻ làm tốt mà phải có sự liên kết giữa các nước. Cần phải có các hiệp ước quốc tế để quản lý các tài nguyên chủ yếu.

Từ những khái niệm và nguyên tắc trên, có thể thấy rõ PTBV đòi hỏi sử dụng tài nguyên nguồn lực một cách hợp lý để vừa đảm bảo được mục tiêu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo mục tiêu phát triển xã hội và bảo toàn được các nhân tố của môi trường sinh thái. Thực chất việc phát triển phải coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, có nghĩa phải đảm bảo việc sử dụng tài nguyên đúng với khả năng tái tạo của nó, không làm phá vỡ cân bằng sinh thái mà vẫn mang lại lợi ích tối đa.


Hình 04. Tiếp cận khái niệm kinh tế, xã hội, sinh thái trong PTBV [5]

Sự bền vững cần phải đảm bảo đồng thời 3 mặt: (i) bền vững về kinh tế; (ii) bền vững về xã hội và (iii) bền vững về môi trường.

- Sự bền vững về kinh tế: Phụ thuộc vào mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí. Yêu cầu đặt ra là lợi nhuận phải luôn luôn lớn hơn hoặc bằng chi phí. Một dự án phải luôn đem lại lợi nhuận, vốn đầu tư luôn đem lại lợi ích kinh tế và chóng được thu hồi. Sự PTBV về kinh tế còn thể hiện sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của nền kinh tế.

- Bền vững về xã hội: Thể hiện mối quan hệ giữa phát triển với những quan niệm, chuẩn mực của xã hội. Nói một cách khác, sự bền vững về mặt xã hội biểu hiện ở sự phù hợp với những tiêu chuẩn xã hội như tôn giáo, truyền thống, phong tục tập quán. Chúng phải được thực hiện phù hợp với các quan hệ đạo lý, hệ thống giá trị, ngôn ngữ, giáo dục, gia đình...

- Bền vững về môi trường: Các hoạt động phát triển không gây ra tác động ngược làm phá vỡ cân bằng sinh thái của môi trường xung quanh. Nói một cách khác dưới tác động của các hoạt động phát triển, môi trường sinh thái vẫn được duy trì và có khả năng tự tái tạo được.

c. Đánh giá sự phát triển bền vững với một dự án:

- Các nhóm mục tiêu của dự án có tính thiết thực phục vụ cho chính cuộc sống của người dân nghĩa là dự án phải có tính định hướng;

- Hệ thống tổ chức có đủ năng lực;

- Chi phí và lợi nhuận được đảm bảo theo thời gian;

- Lựa chọn công nghệ là phù hợp;

- Có chính sách, chiến lược phù hợp ở cấp quốc gia và cấp cơ sở ;

- Dự án có tính khả thi cao.



1.2.5.2. Các tiêu chí đánh giá về PTBV đối với công trình CNTTNT

Áp dụng khái niệm về PTBV trong việc xem xét tính bền vững của các công trình CNTTNT theo các tiêu chí: (i) Bền vững về nguồn nước; (ii) Bền vững về công trình; (iii) Bền vững về tài chính; (iv) bền vững khi có sự tham gia của cộng đồng; (v) Bền vững về công nghệ; (vi) Bền vững về tổ chức, cụ thể như sau:

a. Bền vững về nguồn nước

Nguồn nước không bị khai thác quá mức và được bổ sung một cách tự nhiên thể hiện ở 02 nội dung: Quản lý tài nguyên nước một cách hợp lý để tránh những xung đột xảy ra giữa các nhóm sử dụng nước và đảm bảo tính bền vững về môi trường của nguồn nước.

- Do tình trạng khan hiếm nước và có nhiều nhu cầu dùng nước (như nước sinh hoạt, nông nghiệp tưới tiêu, công viên vui chơi, giao thông...) nên xuất hiện mâu thuẫn giữa các đối tượng dùng nước, bao gồm các mâu thuẫn: mâu thuẫn cùng loại đối tượng sử dụng nước ở trong một địa phương; giữa các loại đối tượng sử dụng nước khác nhau ở cùng một địa phương; giữa các địa phương (sử dụng ở thượng lưu và hạ lưu); giữa đô thị và nông thôn...

- Trong quản lý tài nguyên nước cần có sự tham gia của tất cả các thành phần liên quan, bao gồm những người dùng nước, người lập quy hoạch và người xây dựng chính sách ở tất cả các cấp.



- Môi trường là vấn đề cần được ưu tiên nhất trong sự phát triển hệ thống cấp nước và vệ sinh. Việc dùng nước luôn đảm bảo không khai thác quá mức nguồn nước mà ngược lại cần phải bồi hoàn nó một cách tự nhiên. (Thí dụ khai thác quá mức nguồn nước ngầm dẫn đến làm cạn kiệt dần các vùng lân cận và làm giảm mực nước ngầm). Thứ hai là nước thải từ hệ thống thoát nước có thể gây nên vấn đề môi trường như xói mòn khu vực hay làm ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy trong giai đoạn nghiên cứu cần chú ý đến các điểm khai thác nước hợp lý.

- Một nhân tố quan trọng khác ảnh hưởng tới tính bền vững của hệ thống cấp nước là vấn đề bảo vệ đầu nguồn, tránh bị ô nhiễm và tàn phá rừng. Nguồn nước bị ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của những người dùng nước và việc chặt phá rừng dần dần làm xói mòn thượng lưu và từ đó từng bước làm giảm trữ lượng nước. Việc khuyến khích người dùng nước bảo vệ môi trường trở thành một ý thức sâu rộng sẽ đảm bảo sự ổn định lâu dài của hệ thống.

b. Bền vững về công trình

Các công trình được quản lý, vận hành, bảo dưỡng tốt và đảm bảo cung cấp đủ nước đạt chất lượng

- Vận hành là điều khiển hệ thống cấp nước đưa nước sạch tới tận người tiêu dùng. Quy trình vận hành phù hợp sẽ đảm bảo việc sử dụng nguồn nước tốt nhất và góp phần làm giảm các hỏng hóc, tổn thất và nhờ đó đảm bảo lợi ích tiêu dùng lớn nhất. Bảo dưỡng là các hoạt động được yêu cầu để ổn định hệ thống cấp nước đảm bảo luôn vận hành tốt trong mọi điều kiện. Công tác bảo dưỡng bao gồm: Theo dõi giám sát sự vận hành máy móc và lau chùi máy móc để giảm thiểu trục trặc, thay thế các bộ phận bị hỏng, lau dầu các chi tiết máy và công tác sửa chữa lớn, thay thế định kỳ thiết bị, khắc phục những trục trặc khi người sử dụng có ý kiến.

- Tiêu chí đánh giá về quản lý vận hành tốt được đánh giá theo Quy chuẩn của Bộ Y tế. Để giám sát chất lượng nước trong quá trình vận hành bảo dưỡng phải có qui định về kiểm tra chất lượng nước. Có 2 loại kiểm tra: kiểm tra định kỳ (Được qui định trong tiêu chuẩn chất lượng nước ở các cấp độ A, B, C qui định về số chỉ tiêu cần giám sát) và kiểm tra bất thường khi có những phát hiện bất ổn nào đó về chất lượng nước bằng cảm quan.



Nhận xét: Quản lý, vận hành, bảo dưỡng được coi là cách để đạt được sự PTBV các công trình cấp nước nông thôn.

c. Bền vững về kinh tế

- Tài chính: đảm bảo đủ các chi phí, nhất là phí chi cho vận hành bảo dưỡng quản lý công trình.

- Để đảm bảo tính bền vững về mặt kinh tế, cần phải có nguồn tài chính đáp ứng đủ mọi chi phí. Sự bền vững về kinh tế và tài chính là điều kiện cần để nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng nước. Hay nói cách khác việc đầu tư khai thác sử dụng nguồn nước phải mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá nước không chỉ bao gồm các chi phí khai thác và cung cấp nước, mà còn phải bao gồm cả giá trị tài nguyên và các chi phí về xử lý ô nhiễm và bảo vệ chất lượng nước.Các chi phí này được ghi trong giá thành tiêu thụ nước sạch (là giá được tính đúng, tính đủ).

d. Bền vững khi có sự tham gia của cộng đồng

- Khái niệm về cộng đồng: Cộng đồng được hiểu là một đơn vị gồm những nhóm người sinh sống trên một địa bàn cụ thể có cùng chung một số quyền lợi và khó khăn hoặc những nhóm được xây dựng trên cơ sở nghề nghiệp, dòng tộc, giới, tôn giáo, giàu nghèo... Nhiều nhóm thì có nhiều ý kiến khác nhau và có thể mâu thuẫn quyền lợi dẫn đến tranh chấp. Khi công trình cấp nước được xây dựng trong một vùng có nhiều cộng đồng thì có thể xảy ra tranh chấp, vì nước là một tài nguyên mà trước đây người ta không nghĩ đến việc chia sẻ và quản lý nó.

- Đối với công trình cấp nước có 9 nguyên nhân thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng:

1. Với sự tham gia của cộng đồng nhiều công việc được hoàn thành.

2. Với sự tham gia của cộng đồng, các dịch vụ được phân phối rẻ hơn.

3. Sự tham gia này có lợi ích thiết thực cho người tham gia

4. Sự tham gia này là một chất xúc tác cho sự phát triển mạnh mẽ.

5. Sự tham gia này thúc đẩy ý thức trách nhiệm

6. Sự tham gia này giúp ta nhận thức đúng có nhu cầu hay không

7. Sự tham gia này đảm bảo mọi công việc đều được thực hiện

8. Sự tham gia này giải phóng con người khỏi sự phụ thuộc vào người khác.

9. Sự tham gia này làm con người hiểu rõ hơn về những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và họ phải làm thế nào để chống lại đói nghèo.

e. Bền vững về mặt công nghệ

- Công nghệ lựa chọn phù hợp với trình độ dịch vụ và với truyền thống văn hóa.

- Sự bền vững về kỹ thuật là không để xảy ra các sai sót kỹ thuật trong thiết kế và xây dựng các công trình khai thác sử dụng nguồn nước, duy trì được cân bằng nước trong khai thác sử dụng. Sự yếu kém về kỹ thuật thường dẫn tới việc ra đời những công trình khai thác sử dụng nguồn nước thiếu bền vững, hoạt động kém hiệu quả.

- Công nghệ mang tính bền vững đòi hỏi phải thích hợp và được áp dụng phù hợp với trình độ của cộng đồng hơn là công nghệ đó được nhập khẩu từ quốc gia đã phát triển. Công nghệ yêu cầu phải đơn giản nhưng có khả năng cung cấp đủ nước cho cộng đồng và phù hợp với trình độ tay nghề vận hành bảo dưỡng công nghệ hiện có trong cộng đồng. Phụ tùng thay thế cũng phải sẵn có được cung cấp tự do tại địa phương, phù hợp với quy định tiêu chuẩn hóa của địa phương và vùng.

- Những tồn tại trong quá trình lựa chọn công nghệ: Không đầy đủ hoặc không xem xét tới tình trạng, điều kiện và đặc trưng hiện tại; không xây dựng theo kinh nghiệm của những dự án cấp nước hiện hành; áp dụng công nghệ mới mà không phù hợp với điều kiện phổ biến chung; không nghiên cứu cẩn thận về nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng trong tương lai; không nắm rõ khả năng lực kinh tế và tài chính của xã; không biết chi phí vận hành bảo dưỡng ngắn hạn và dài hạn và quá lạc quan rằng chi phí vận hành bảo dưỡng sẽ được nhà nước bao cấp.

f. Bền vững về mặt tổ chức

- Vai trò của cá nhân hay tổ chức trong việc quản lý công trình cấp nước là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá PTBV. Đối với bất kỳ hệ thống cấp nước nào muốn bền vững thì các tổ chức liên quan cần đóng vai trò tích cực trong hoạt động vận hành bảo dưỡng và các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức. Tổ chức đó có thể ở tầm quốc gia hay vùng lãnh thổ, cũng có thể là một Ban quản lý giải quyết tốt vấn để nước sạch hoặc người vận hành tư nhân hay tổ chức phi Chính phủ.

- Mô hình quản lý vận hành bảo dưỡng mỗi chương trình có mô hình quản lý vận hành bảo dưỡng của chính nó tuỳ theo tình trạng cụ thể. Hiệu quả của một mô hình riêng biệt sẽ phụ thuộc vào vai trò tích cực của tất cả mọi thành phần tham gia. Cấp cơ sở là tổ chức làng xã. Cấp thứ hai sẽ là các cơ quan vùng lãnh thổ hoặc địa phương. Còn cấp thứ ba là cơ quan quản lý cấp trung ương. Các mô hình quản lý công trình CNTTNT được tổng kết mục 1.3.3.4 của chương I.



Kết luận: Để đánh giá về PTBV của các công trình cấp nước cần phải xem xét và đánh giá trên các tiêu chí nêu trên. Tuy nhiên không phải bất kỳ công trình cấp nước nào cũng đảm bảo đạt được ở mức cao nhât các chỉ tiêu trên. Do vậy việc đánh giá về PTBV của các công trình cần đo đếm được bằng phương pháp cho điểm và mức độ bền vững của các công trình sẽ được thể hiện qua các mức điểm đạt được của từng công trình

1.2.6. Phương pháp đánh giá về PTBV

(Phương pháp đánh giá công trình CNTTNT theo hướng PTBV dựa theo tài liệu Nước sạch và VSMTNT trong PTBV của Hội Nước sạch và VSMTNT ban hành năm 2002 và tài liệu hướng dẫn công tác theo dõi, đánh giá nước sạch và VSMTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2012).

- Phương pháp này là cho điểm từng tiêu chí để đánh giá mức độ bền vững của công trình. Trước khi cộng điểm của các tiêu chí phải nhân số điểm với các hệ số thể hiện mức độ quan trọng của từng tiêu chí đối với PTBV của công trình.

- Trên cơ sở đánh giá bền vững của từng tiêu chí, để đánh giá PTBV của một công trình cần phải đánh giá tổng hợp 6 tiêu chí và phân tích được tất cả các yếu tố ảnh hưởng của từng tiêu chí đến mức độ bền vững của công trình.

- Điểm tổng hợp của từng công trình thể hiện mức độ PTBV của công trình đó.

- Trong 06 tiêu chí ảnh hưởng đến mức độ PTBV của các công trình cấp nước SHNT, tiêu chí nào cũng quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự bền vững của công trình. Tuy nhiên, có 4 tiêu chí có mức độ quan trọng hơn đó là: Bền vững về nguồn nước; bền vững về công trình (quản lý, vận hành); bền vững kinh tế tài chính; bền vững có sự tham gia của cộng đồng (Các chỉ tiêu quan trọng này được xác định hệ sô 2 của hệ số tỷ trọng). [10]

a. Xác định các hệ số tỷ trọng (W) [10]

- Bền vững về nguồn nước: hệ số 2

- Bền vững về quản lý vận hành: hệ số 2

- Bền vững về kinh tế, tài chính: hệ số 2

- Có sự tham gia của cộng đồng: hệ số 2

- Bền vững về công nghệ: hệ số 1

- Bền vững về tổ chức: hệ số 1.

b. Xác định điểm theo cấp bậc bền vững (V): [10]

Đánh giá mức độ bền vững theo 4 cấp: rất bền vững, bền vững, kém bền vững và không bền vững. Điểm cho các mức như sau:

+ Mức 1: Rất bền vững - 4 điểm;

+ Mức 2: Bền vững - 3 điểm;

+ Mức 3: Kém bền vững - 2 điểm

+ Mức 4: Không bền vững - 1 điểm.

Điểm đánh giá tổng hợp về PTBV với công trình CNTTNT được xác định như sau: (xem bảng 05)



Trong đó: E là điểm tổng hợp thể hiện mức độ bền vững

Vi: Điểm thể hiện mức độ bền vững

Wi: Hệ số tỷ trọng



Bảng 05. Điểm tổng hợp theo từng tiêu chí có gắn với trọng số

TT

Các chỉ tiêu

Rất bền vững

Bền vững

Kém bền vững

Không bền vững

1

Bền vững về nguồn nước

8

6

4

2

2

Bền vững về quản lý vận hành

8

6

4

2

3

Có sự tham gia cộng đồng

8

6

4

2

4

Bền vững về tài chính

8

6

4

2

5

Bền vững về công nghệ

4

3

2

1

6

Bền vững về tổ chức

4

3

2

1




Tổng

40

30

20

10

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

- Điểm đánh giá tổng hợp như sau:

+ Rất bền vững: Từ 36 đến 40 điểm trong đó có ít nhất 3 chỉ tiêu có trọng số là quản lý vận hành bảo dưỡng, nguồn nước và sự tham gia của cộng đồng phải là rất bền vững và các chỉ tiêu khác phải bền vững.

+ Bền vững: 30 đến 35 điểm trong đó: Tất cả các chỉ tiêu phải bền vững, hoặc 4 chỉ tiêu có trọng số rất bền vững và 2 chỉ tiêu còn lại có thể là kém bền vững. Không được có chỉ tiêu nào không bền vững.

+ Kém bền vững: Từ 18 đến 29 điểm.

+ Không bền vững: Tổng số điểm dưới 18 điểm.



1.3. Tổng quan điều kiện tự nhiên, KTXH tác động đến cấp nước sạch nông thôn tại khu vực nghiên cứu

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý [8]

Tỉnh Hà Nam cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km, là cửa ngõ phía nam của thủ đô. Phía bắc giáp với tỉnh Hà Tây cũ. Phía đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình. Phía nam giáp Hà Nam và Ninh Bình. Phía tây giáp Hòa Bình.

Tỉnh Hà Nam bao gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và thành phố: Thành phố Phủ Lý, huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục.

Huyện Bình Lục bao gồm các xã: xã Tràng An, An Mỹ, Đồng Du, Bình Nghĩa và Đồn Xá, có vị trí ranh giới như sau:

Phía Bắc giáp sông Châu Giang. Phía Đông giáp xã Hưng Long, xã Bối Cầu, xã Trung Lương huyện Bình Lục. Phía Tây giáp xã Bình Xá, Trịnh Xá huyện Bình Lục và xã Liêm Phong huyện Thanh Liêm. Phía Nam giáp thị trấn Bình Mỹ huyện Bình Lục.

b. Khí hậu [8]

Khu vực nghiên cứu có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.

Nhiệt độ: Trung bình hàng năm vào khoảng 23-24oC, số giờ nắng trung bình 1300-1500giờ/năm. Trong năm thường có 8-9 tháng có nhiệt độ trung bình trên 20oC (trong đó có 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 25oC) và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưói 20oC, nhưng không có tháng nào nhiệt độ dưới 16oC.

Hai mùa chính trong năm (mùa hạ, mùa đông) với các hướng gió thịnh hành: về mùa hạ gió nam, tây nam và đông nam, mùa đông gió bắc, đông và đông bắc.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình khoảng 1600-1900mm, năm có lượng mưa cao nhất tới 3176mm (năm 1994), năm có lượng mưa thấp nhất cũng là 1265,3mm (năm 1998).

Độ ẩm: Trung bình hàng năm là 85%, không có tháng nào có độ ẩm trung bình dưới 77%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm là tháng 3 (95,5%), tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất trong năm là tháng 11 (82,5%).

Khí hậu có sự phân hóa theo chế độ nhiệt với hai mùa tương phản nhau là mùa hạ và mùa đông cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp tương đối là mùa xuân và mùa thu. Mùa hạ thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông thường kéo dài từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 3; mùa xuân thường kéo dài từ giữa tháng 3 đến hết tháng 4 .

c. Địa hình, địa chất, thủy văn [8]

Địa hình, địa chất: Khu vực dự án là vùng đồng bằng do phù sa bồi tụ từ các dòng sông lớn, đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa nước, rau màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, dâu, đỗ tương, lạc và một số loại cây ăn quả. Phần lớn đất đai ở vùng này bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá dày đặc. Vì vậy ở đây có diện tích mặt nước ao, hồ, đầm, phá, ruộng trũng và sông ngòi khá lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và chăn nuôi gia cầm dưới nước. Địa hình khu vực dự án là vùng đồng bằng cao độ tự nhiên từ 7m đến 13m.

Thủy văn: Chảy qua lãnh thổ Hà Nam là các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và các sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt,  Châu Giang, v.v. Khu vực nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn sông Hồng, sông Châu Giang.

Sông Châu Giang khởi nguồn trong lãnh thổ Hà Nam. Tại Tiên Phong (Duy Tiên) sông chia thành hai nhánh, một nhánh làm ranh giới giữa huyện Lý Nhân và Bình Lục và một nhánh làm ranh giới giữa huyện Duy Tiên và Bình Lục. Trong khu vực nghiên cứu có Sông Sắt là chi lưu của sông Châu Giang trên lãnh thổ huyện Bình Lục. Sông Châu Giang chảy qua địa phận Hà Nam. Sông được tách ra từ Sông Hồng theo hướng tây bắc, đến địa phận xã Hợp Lý, Huyện Lý Nhân, sông tiếp tục đổi hướng chảy theo hướng đông hợp với sông Châu Giang tại vị trí cách cầu Yên Lệnh khoảng 3km về phía nam. Tổng chiều dài của sông khoảng 30km. Sông Châu Giang chảy qua địa phận dự án có chiều dài 5.4km. Sông Châu Giang có vai trò tưới tiêu quan trọng trọng trong sản xuất nông nhiệp.

Sông Châu Giang rộng khoảng 100m với lưu lượng dòng chảy là 8m3/giây trong mùa mưa và 5m3/giây vào mùa khô.

Nguồn nước mặt của sông Châu Giang có hàm lượng sắt và măng gan thấp nhưng có độ đục cao trong mùa mưa và có khả năng bị ô nhiễm bởi các chất thải hữu cơ từ nguồn thải sinh hoạt và nông nghiệp.

Mực nước sông Châu Giang cao nhất tại vị trí khu vực dư án Hmax = +2.00m và thấp nhất Hmin= -2.61m vào năm 2007 (Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Hà Nam thống kê từ năm 1998-2007).



1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội [8]

Theo số liệu UBND huyện cập nhật đến 10/2011, dân số trong khu vực là khoảng 44.939 người với 12.472 hộ.

Cơ cấu sản xuất: Sản xuất nông nghiệp là chính. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trong năm 2011; nông nghiệp chiếm 41%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng vận tải chiếm 24%; dịch vụ, thương mại chiếm 35%; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,5%; thu nhập bình quân trên đầu người đạt: 12,0 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 16,8 %.

Nông nghiệp: Nhìn chung nền nông nghiệp lúa nước đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, còn trồng các loại rau xanh, cây công nghiệp và cây ăn quả.

Chăn nuôi: Toàn huyện có 46 trang trại chăn nuôi, đa canh. Trong các hộ dân còn phát triển chăn nuôi nhỏ lẻ, số đàn gia cầm nhưng chưa quy hoạch gọn vùng và chưa có hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi. Vùng nuôi trồng thủy sản của xã hiện vẫn chưa tập trung, còn nằm nhỏ lẻ trên các cánh đồng và trong khu dân cư.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ thương mại: Trên địa bàn xã có 03 doanh nghiệp, 02 HTX nông nghiệp. Tiểu thủ công nghiệp của xã có các cơ sở: thêu ren, mộc dân dụng, xay sát, chế biến lương thực thực phẩm, may công nghiệp.



1.3.3. Đánh giá khả năng cấp nước mặt cho sinh hoạt [18]

Huyện Bình Lục thuộc tỉnh Hà Nam và được thừa hưởng nguồn tài nguyên nước mặt phong phú của tỉnh. Chi tiết như sau:

- Lưu lượng nước trung bình của một số sông lớn trên địa bàn tỉnh: Sông Hồng: 2.651 m3/s; sông Đáy: 94 m3/s và sông Nhuệ: 42,9 m3/s.

- Tỉnh Hà Nam có thể phân thành các vùng chính sử dụng nước mặt như sau:



+ Vùng 1: Gồm vùng tả sông Đáy và Bắc sông Châu giang: Bao gồm phần tả Đáy huyện Kim Bảng, huyện Duy Tiên và một phần thành phố Phủ Lý. Nguồn nước mặt chính của khu vực này là sông Đáy, sông Nhuệ, sông Hồng, 1 phần sông Châu, nguồn nước về trữ lượng dồi dào, đáp ứng tốt nhu cầu dùng nước của vùng.

+ Vùng 2: Là vùng tả Đáy - Nam sông Châu Giang: Đây là vùng có diện tích lớn nhất, gồm các huyện Lý Nhân, Bình Lục, phần tả Đáy huyện Thanh Liêm và một phần lớn thành phố Phủ Lý. Nguồn cung cấp nước mặt chính cho vùng này là sông Đáy, sông Hồng, sông Châu, sông Sắt, nguồn nước về trữ lượng rất dồi dào, đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu dùng nước của vùng.

+ Vùng 3: Vùng hữu Đáy: Bao gồm phần diện tích phía hữu sông Đáy của hai huyện Kim Bảng và Thanh Liêm, 1 phần thành phố Phủ Lý bao gồm các xã Châu Sơn, Phù Vân, phường Lê Hồng Phong. Nguồn nước mặt chính cung cấp cho vùng này là sông Đáy, trữ lượng hạn chế, tuy nhiên nếu chỉ cho nhu cầu sinh hoạt thì trữ lượng nước đủ khả năng cung cấp.

Hiện tại và trong tương lai thì nước mặt vẫn là nguồn cấp nước chính cho sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, hiện chỉ có sông Hồng là nguồn nước tương đối đảm bảo, còn sông Đáy, sông Nhuệ đang bị ô nhiễm nặng, vì vậy cần có các giải pháp phòng chống ô nhiễm cho các con sông này để chúng đảm bảo khả năng cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của tỉnh.



CHƯƠNG II

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

Các công trình cấp nước tập trung nông thôn tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.



2.2. Phạm vi nghiên cứu

Quy trình quản lý các công trình CNTTNT tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.



2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân trong khu vực trước năm 1990

Từ những năm 1980-1990: Thời kỳ sơ khai trong cấp nước sạch nông thôn, triển khai bơm tay. Công nghệ chủ yếu: lu vại, bể chứa nước, giếng đào có độ sâu 3-5m và và một lượng nhỏ giếng khoan tầng nông (<30m) với bơm tay với mô hình quản lý cộng đồng tự quản.



2.3.2. Nghiên cứu cung cấp nước sạch từ 1990 đến nay

Từ năm 1990- 2000: Cấp nước cho dân cư đô thị nhỏ lẻ, xây dựng mạng đường ống cấp nước, mô hình quản lý phức tạp, gồm hội những người dùng nước. Trong thời kỳ này cấp nước cho thôn xã, mô hình quản lý dựa vào cộng đồng và bắt đầu có sự tham gia của tư nhân.

Từ năm 2000 đến nay, cấp nước cho dân cư và đô thị nhỏ lẻ, đã xây dựng mạng lưới đường ống và đấu nối đến hộ dân, mô hình quản lý phức tạp hơn, ủy thác quản lý cho tư nhân. Việc cấp nước cho thôn xã hạn chế đầu tư công, mô hình quản lý hợp tác xã dùng nước có sự tham gia của tư nhân. Tự cấp và bán tự cấp nước dựa vào công nghệ rẻ tiền và do tư nhân quản lý.

Từ cuối thập niên 1990 đến nay đã thay đổi cách tiếp cận truyền thống từ trên xuống và định hướng cung sang tiếp cận mới, coi tài nguyên nước là một hàng hóa kinh tế. Việc coi tài nguyên nước là hàng hóa kinh tế đòi hỏi phải quan tâm đến nhu cầu nước của người tiêu dùng, hay đúng ra là phải đảm bảo về lượng và chất cho người tiêu dùng với mức giá được xây dựng đảm bảo các chi phí. Phương pháp đáp ứng nhu cầu dùng nước mang tính địa phương ở các mức độ cung cấp dịch vụ, về địa điểm, thiết bị công nghệ xử lý nước, bù đắp thỏa đáng chi phí vận hành.



2.3.3. Phân tích chất lượng nước tại các công trình cấp nước và các hộ dân sử dụng khu vực nghiên cứu

Đánh giá chất lượng nước của công trình cấp nước là chỉ tiêu quan trọng trong việc xây dựng quy trình quản lý công trình cấp nước tập trung nông thôn tại Huyện Bình lục, tỉnh Hà Nam. Lấy mẫu tại 7 công trình trên địa bàn Huyện Bình Lục.



2.3.4. Nghiên cứu, đánh giá công trình CNTTNT theo hướng PTBV tại khu vực nghiên cứu

Thực tế là phí nước sinh hoạt quá thấp, chưa tính đủ trong giá thành nên dẫn đến việc sử dụng nước kém hiệu quả, sử dụng nhiều về lượng và tổn thất hệ thống cao và cuối cùng là hệ thống hư hỏng, chi phí khôi phục tốn kém. Cũng xuất phát từ đó mà cần thiết phải xét đến tính bền vững của dự án cấp nước sạch là khả năng duy trì và mở rộng và lợi ích ở mức độ nhất định trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp nước sạch cho nông thôn.



2.3.5. Đề xuất xây dựng quy trình quản lý các công trình CNTTNT theo hướng PTBV tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Theo Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giai đoạn 2012- 2015 thì đến cuối năm 2015 có 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% sử dụng nước đạt quy chuẩn QCVN 02-2009/BYT với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày; 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã nông thôn đủ nước sạch. Phấn đấu đạt mục tiêu trên đã là rất khó, song để đảm bảo bền vững thì khó khăn hơn nhiều. Tình trạng xây dựng các công trình nghèo nàn, thu không đủ chi, người lao động thu nhập quá thấp, công trình xuống cấp nhanh, đó là những thách thức.

Để đánh giá mức độ bền vững của hệ thống cấp nước sạch nông thôn, sử dụng phương pháp đánh giá cho điểm theo trọng số.

Để xây dựng quy trình quản lý công trình CNTTNT theo hướng bền vững cần xét đến những mô hình quản lý hệ thống và nguyên nhân ảnh hưởng đến tính bền vững của hệ thống. Có 4 mô hình cấp nước sạch nông thôn (i) Mô hình quản lý dựa vào cộng đồng, với quy mô địa phương mà tác nhân chính là cộng đồng, mô hình này không có khả năng mở rộng ủy thác; (ii) Mô hình quản lý kiểu đô thị, cũng với quy mô địa phương mà tác nhân chính là Doanh nghiệp Đô thị, mô hình này mở rộng khả năng ủy thác vào loại “Bền vững”; (iii) Mô hình quản lý kiểu ủy thác/ thầu khoán, tác nhân chính là người quản lý, quy mô của mô hình tùy thuộc khu dân cư, mở rộng khả năng ủy thác rất cao vào loại “Rất bền vững”; (iv) Mô hình tư nhân quản lý, tác nhân chính là chủ đầu tư, với quy mô địa phương, thuộc lĩnh vực tư nhân quản lý “Bền vững”.

Từ việc phân tích các loại mô hình như trên, cùng với việc phân tích điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu, xem xét mức độ bền vững của hệ thống cấp nước sạch nông thôn là hàm của nhiều yếu tố về nguồn nước, về tổ chức, vận hành bảo dưỡng, về tài chính, có sự tham gia của cộng đồng và bảo vệ môi trường, từ đó xây dựng quy trình quản lý công trình cấp nước tập trung nông thôn tập trung vào 06 nội dung: (i) Quản lý tài nguyên nước và môi trường lưu vực; (ii) Thực hiện quy trình quản lý vận hành bền vững; (iii) Quản lý tài chính; (iv) Cộng đồng tham gia quản lý công trình CNTTNT; (v) Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong cấp nước và bảo vệ môi trường lưu vực; (vi) Tổ chức quản lý, vận hành công trình CNTTNT.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong đề tài nghiên cứu, bao gồm: (i) Phương pháp khảo sát thực tế và lấy mẫu thực tế; (ii) Phương pháp phỏng vấn trực tiếp; (iii) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm; (iv) Phương pháp thu thập tài liệu, (v) Phương pháp đánh giá theo trọng số và phương pháp chuyên gia.



2.4.1. Phương pháp khảo sát thực tế và lấy mẫu thực tế

Để đánh tổng quan hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước tập trung tại khu vực nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành điều tra thực tế tại 07 công trình CNTTNT: Công trình xã Hưng Công, công trình thị trấn Bình Mỹ, công trình xã An Ninh, công trình xã Phú Phúc, công trình xã Bối Cầu, công trình xã Ngọc Lũ và công trình xã Vũ Bản.

Phương pháp lấy mẫu nước sạch tại khu vực nghiên cứu. Mẫu được lấy là mẫu nước sau xử lý tại các trạm CNTTNT và từ các hộ gia đình sử dụng.

2.4.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Số liệu được thu thập ở cấp huyện thông qua phiếu điều tra thu thập số liệu/cập nhật cấp nước của người hưởng lợi dùng nước từ các công trình cấp nước tập trung. Kết quả thu thập được về chất lượng nước cấp, chất lượng dịch vụ, chi phí của người hưởng lợi, sự tham gia của người hưởng lợi được chọn lọc, tổng kết và đánh giá chi tiết (Chi tiết tại phụ lục 03)



2.4.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Đây là một phương pháp định lượng trong việc xác định chất lượng nước cấp theo 14 chỉ tiêu được quy định trong QCVN 02:2009/BYT ban hành năm 2009. Tác giả đã lấy mẫu nước trực tiếp từ các các bể sau xử lý và từ các hộ gia đình bằng các dụng cụ phù hợp và phân tích theo các chỉ tiêu tại phòng phân tích xét nghiệm nước thuộc Trung tâm Quốc gia Nước sạch và VSMTNT.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá thực trạng và ĐỀ xuất giải pháP

tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương