Đại học Huế Trường đại học sư phạm Khoa Ngữ văn Bài thảo luận



tải về 0.77 Mb.
trang1/14
Chuyển đổi dữ liệu17.06.2022
Kích0.77 Mb.
#52387
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14
Chiến tranh và tôn giáo trong sử thi Mahabharata




Đại học Huế
Trường đại học sư phạm
Khoa Ngữ văn

Bài thảo luận
Chiến tranh và tôn giáo trong sử thi Mahabharata( Ấn Độ)
Môn: Văn học Châu Á
Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ: Hoàng Xuân Vinh Nhóm sinh viên thực hiện:
Nhóm 1( tổ 3)- Văn 3B
Huế 05,2010


Mục lục
Phần 1: Khái quát chung


I. Vài nét về đất nước Ấn Độ
II. Đặc trưng sử thi Ấn Độ
III. Sử thi Mahabrahata
1. Nguồn gốc và ảnh hưởng
a. Nguồn gốc
b. Ảnh hưởng
2. Tóm tắt cốt truyện
Phần 2: Chiến tranh và tôn giáo trong sử thi Mahabrahata (Ấn Độ)
I. Chiến tranh
1. Cốt truyện chiến tranh

II. Tôn giáo


1. Vài nét về tôn giáo Ấn Độ
Phần I. Khái quát chung


I. Vài nét về đất nước Ấn Độ
Ấn Độ là một đất nước có nhiều chủng tộc, mang nhiều ngôn ngữ khác nhau, ước tính có tới 1652 ngôn ngữ. Ấn Độ là nước có nền văn minh rất sớm không kém Hi Lạp , La Mã, Ai Cập. Những cuộc khai quật của các nhà khảo cổ học nổi tiếng đầu thế kỉ XX ở vùng Harappa và vùng Mônhengiô Đarô trên lưu vực sông Ấn chứng minh từ 3000 năm trước Công Nguyên đã xuất hiện một nền văn hóa khá rực rỡ của người Đraviđian.
Ấn Độ là một đất nước vô cùng phong phú đa dạng hội đủ mọi sắc thái về điều kiện tự nhiên. Với lãnh thổ trải dài từ 7-32 độ vĩ bắc và 67 – 87 độ kinh đông, đó là một bán đảo hình tam giác tưởng chừng như một khối thống nhất đơn giản về địa hình khí hậu nhưng đi sâu vào trong đó mới có thể thấy được mọi thiên hình vạn trạng của đất nước này.
Với trí tưởng tượng phong phú của mình, người dân Ấn Độ hình dung đất nước họ như một nàng tiên cá xinh đẹp có mái tóc bạch kim dài tung bay trong mây trời Himalaya và có cái đuôi cá vẫy vùng trong Ấn Độ Dương xanh thẳm.
Còn dãy núi Himalaya bao la hùng vĩ là vận mệnh của Ấn Độ. Nó gợi lên bao nỗi sợ hãi cho tất cả mọi người nơi đây. Trong đó ẩn chứa biết bao câu chuyện huyền thọai linh thiêng gắn liền với đất nước con người Ấn Độ. Người ta nói rằng, dãy núi này trước kia vốn là một đàn voi biết bay đã làm phật ý vị thần vạn năng Indra, cho nên thần đã trừng phạt chúng bằng cách cắt mất cặp cánh của chúng và biến chúng thành những ngọn núi hùng vĩ . Nơi đây cũng trên ngọn núi Kailasa là nơi thiền định của vị thần Shiva để giúp cho thế gian được tiếp tục tồn tại.
Bên cạnh những sự tích thân thọai đó, ẩn dưới những bóng rợp của rừng cây bạt ngàn là những vị tu sĩ khổ hạnh. Họ rời bỏ cuộc sống gia đình trần tục để ngồi dưới gốc cây thiền định suy tư về vũ trụ bao la này. Nhìn lên những tán rợ của rừng núi Himalaya, họ cảm thấy thế giới thì bao la quá, mà con người chỉ là những sinh vật nhỏ bé phu du , họ tự hỏi sao vũ trụ thì vô hạn, mà vì sao con người lại hữu hạn, đối mặt với sinh lão bệnh tử, với nỗi đau khổ trầm luân, cũng từ đó, họ muốn tìm kiếm sự giải thoát khỏi cuộc sống này, muốn tách cái Atman (linh hồn cá thể) hòa nhập vào cái Braman (linh hồn
vũ trụ) đạt đến niềm vui bất diệt giải thoát khỏi sự luân hồi.

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương