ĐẠi học an giang khoa kinh tế quản trị kinh doanh tóm tắt bài giảng MÔn lý thuyếT & chính sách thưƠng mại quốc tế


Lợi thế so sánh (Comparative Advantage)



tải về 0.69 Mb.
trang4/16
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.69 Mb.
#22968
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

2.3Lợi thế so sánh (Comparative Advantage)


Nâng lý luận của Adam Smith lên cao hơn, năm 1817 David Ricardo đã chứng minh rằng hai nước vẫn đạt được lợi ích qua mua-bán ngay cả khi quốc gia A có hoàn toàn lợi thế trong sản xuất so với quốc gia B. Lý thuyết của ông được gọi là lý thuyết lợi thế so sánh, nó được mô tả như sau:

Ví dụ 2.2:

Giả sử một luật sư có khả năng vừa tư vấn luật vừa đánh máy chữ; còn một thư ký thì chỉ có thể đánh máy chữ, như sau:


Bảng 2.2 : Lợi thế so sánh

Công việc (1 giờ)

Luật sư

Thư ký

Số lượng

Giá

Thành tiền

Số lượng

Giá

Thành tiền

Tư vấn

01 giờ

100.000đ

100.000đ

0

0

0

Đánh máy

03 trang

10.000đ

30.000đ

02 trang

10.000đ

20.000đ

Nếu luật sư chỉ làm tư vấn thì 8 giờ kiếm được 8 x 100.000đ = 800.000đ. Nhưng nếu luật sư này vừa làm tư vấn và vừa đánh máy thì cứ mỗi giờ đánh máy luật sư sẽ mất đi: 100.000đ – 30.000đ = 70.000đ. Vì thế, luật sư thay vì tự đánh máy sẽ thuê thư ký đánh máy và mỗi 03 trang đánh máy thì trả 30.000đ. Tính chung thì 1 giờ tư vấn và thuê người đánh máy luật sư này nhận được 100.000đ – 30.000đ = 70.000đ.

Luật sư chỉ không thuê thư ký khi xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:


  • Giá tư vấn giảm xuống 30.000đ/giờ.

  • Giá đánh máy tăng lên 33.333đ/ 1 trang.

Chú ý theo thuyết lợi thế so sánh thì có thêm giả định1:

  1. Lao động là chi phí sản xuất duy nhất trong sản xuất tất cả các sản phẩm và chi phí sản xuất được đồng nhất với tiền lương.

Ví dụ 2.3:

Giả sử Việt Nam và Nhật Bản đều có khả năng sản xuất gạo và chip điện tử theo bảng mô tả sau:



Bảng 2.3 : Lợi thế so sánh gạo-chip


Sản phẩm

Việt Nam

Nhật Bản

Gạo (kg/giờ/người)

2

3

Chip điện tử (cái/giờ/người)

1

5

Tỷ lệ gạo/chip

2/1

3/5

Chuyên môn hóa

Gạo

Chip
Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối trong cả sản xuất Chip và Gạo so với Việt Nam. Từ ví dụ 2 cho thấy Nhật Bản sẽ tập trung sản xuất mặt hàng có lợi thế so sánh cao hơn và Việt Nam sẽ sản xuất sản phẩm còn lại. Trong trường hợp này, Việt Nam có tỷ lệ gạo/chip là: 2/1 > 3/5 của Nhật Bản, vì thế Việt Nam có lợi thế so sánh đối với mặt hàng gạo. Người Nhật sẽ chuyên môn hóa sản xuất chip và bán cho Việt Nam.

Một cách tổng quát, lợi thế so sánh của sản phẩm được xác định như sau:


Bảng 2.4 : Lợi thế so sánh tổng quát


Sản phẩm

QG I

QG II

A (đơn vị/giờ/người)

A1

A2

B (đơn vị/giờ/người)

B1

B2

Tỷ lệ A/B

A1/B1

A2/B2

A1/B1 > A2/B2

A

B

A1/B1 < A2/B2

B

A

A1/B1 = A2/B2

Ngoại lệ hiếm xảy ra
A1/B1 > A2/B2: quốc gia I có lợi thế so sánh nên tập trung chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm A, còn quốc gia II tập trung sản xuất sản phẩm B.

Khi A1/B1 = A2/B2, khó mà giải thích được lợi ích của 2 quốc gia khi chuyên môn hóa và mua bán với nhau theo lý thuyết về lợi thế so sánh. Tuy nhiên trường hợp ngoại lệ này sẽ được giải thích từ cá lý thuyết chi phí cơ hội.



Lợi ích từ mậu dịch:

Hai nước sẽ đều có lợi khi chuyên môn hóa sản phẩm có lợi thế so sánh và trao đổi nhau nhưng tỷ lệ trao đổi sẽ quyết định nước nào có lợi nhiều hơn.

Từ Ví dụ 3, ta giả sử các tỷ lệ trao đổi có thể xảy ra như sau:

Bảng 2.5 : Lợi ích từ mậu dịch theo các tỷ số trao đổi


Tỷ lệ trao đổi

Lợi ích từ mậu dịch

Việt Nam

Nhật Bản

Thế giới

2G : 1C

0

4C

4C

2G : 2C

1C

3C

4C

2G : 3C

2C

2C

4C

2G : 4C

3C

1C

4C

2G : 5C

4C

0

4C
Vậy tỷ lệ trao đổi trong khoảng :

1C < 2G < 5C

Tỷ lệ 2G:3C là tỷ lệ mang lại lợi ích đều nhau cho hai bên. Nếu đổi nhiều hơn 3C thì Việt Nam có lợi hơn; còn ít hơn 3C thì Nhật Bản có lợi hơn.



tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương