ĐẠi học an giang khoa kinh tế quản trị kinh doanh tóm tắt bài giảng MÔn lý thuyếT & chính sách thưƠng mại quốc tế


Chương 6LIÊN KẾT KINH TẾ VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ QUỐC TẾ



tải về 0.69 Mb.
trang10/16
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.69 Mb.
#22968
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16

Chương 6LIÊN KẾT KINH TẾ VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ QUỐC TẾ

6.1Khái niệm


Liên kết kinh tế quốc tế là sự thống nhất một hoặc nhiều chính sách về kinh tế quốc tế như: thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, trợ giá, đầu tư, tài chính, chuyển giao công nghệ, môi trường, an ninh … của nhiều quốc gia nhằm giúp các quốc gia có thể đạt được lợi ích kinh tế tối ưu trong tổng thể lợi ích của liên kết. (19)

6.2Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế


Bảng 6.1: Đặc điểm của các mức độ liên kết kinh tế quốc tế của các quốc gia





Hàng hóa mua bán tự do trong khối

Một chính sách thuế cho ngoài khối

Lao động và vốn di chuyển tự do

Một chính sách kinh tế chung

Sử dụng một đồng tiền chung

Kvực mậu dịch tự do

 













Liên minh thuế quan

 

 










Thị trường chung

 

 

 







Liên minh kinh tế

 

 

 

 




Liên minh tiền tệ

 

 

 

 

 

6.2.1Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area/Zone)


  • Giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế về số lượng đối với một phần các loại sản phẩm và dịch vụ khi buôn bán với nhau.

  • Tiến đến hình thành một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.

  • Các nước thành viên vẫn giữ được quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước thành viên ngoài khu vực.

. Việt Nam cũng có tham gia Khu vực mậu dịch tư do ASEAN (AFTA), ngoài ra còn những liên minh khác như: NAFTA gồm 3 nước Bắc Mỹ; ….

6.2.2Liên minh về thuế quan (Customs Union)


  • Các nước tham gia bị mất quyền tự chủ trong quan hệ mua bán với các nước ngoài khối.

  • Lập ra biểu thuế quan chung áp dụng cho toàn khối khi buôn bán hàng hóa với các nước ngoài khối.

  • Thỏa thuận lập ra chính sách ngoại thương thống nhất khi quan hệ buôn bán với các nước ngoài khối.

Trường hợp: Liên minh thuế quan Nam Phi (the Southern African Customs Union-SACU), bao gồm các nước: Botswana, Lesotho, Namibia, South Africa and Swaziland.

6.2.3Thị trường chung (Common Market)


  • Xóa bỏ những trở ngại liên quan đến quá trình buôn bán: thuế quan, hạn ngạch, giấy phép,…..

  • Xóa bỏ những trở ngại cho quá trình tự do di chuyển tư bản, sức lao động,….

  • Lập ra chính sách ngoại thương thống nhất khi quan hệ với các nước ngoài khối.

Trường hợp: Thị trường chung Nam Mỹ (The Southern Common Market - MERCOSUR) và Thị trường chung Đông và Nam Phi (The Common Market of Eastern and Southern Africa - COMESA).

6.2.4Liên minh về kinh tế (Economic Union)


  • Xây dựng chính sách phát triển kinh tế chung cho các nước hội viên của khối, xóa bỏ kinh tế riêng của mỗi nước.

Trường hợp: Liên minh kinh tế (Eurasian Economic Community – EAEC) bao gồm các nước: Belarus, Kazakhstan, Kyrgyz, Nga, Tajikistan.

6.2.5Liên minh về tiền tệ (Moneytary Union)


  • Xây dựng chính sách kinh tế chung.

  • Xây dựng chính sách ngoại thương chung.

  • Hình thành một đồng tiền chung thống nhất.

  • Quy định chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất.

  • Xây dựng ngân hàng chung thay thế ngân hàng thế giới của mỗi thành viên.

  • Xây dựng quỹ tiền tệ chung.

  • Xây dựng chính sách quan hệ tài chính tiền tệ chung đối với các nước ngoài đồng minh và các tổ chức tài chính quốc tế.

  • Tiến tới thực hiện liên minh về chính trị.

Trường hợp: Cộng đồng Châu Âu (European Communities - EC), gồm 25 quốc gia.

6.3Liên hiệp thuế quan

6.3.1Liên hiệp thuế quan tạo lập mậu dịch


Khái niệm:

Sự tạo lập mậu dịch xảy ra khi một vài sản phẩm quốc nội của một nước thành viên của liên hiệp thuế quan bị thay thế bởi sản phẩm tương tự nhưng có chi phí thấp hơn được sản xuất từ một nước thành viên khác.



Mô tả:

Trong đó:

ST : lượng cung trong nước ở mức giá có thuế nhập khẩu.

DT : lượng cầu trong nước ở mức giá có thuế nhập khẩu.

PT - PF : mức thuế chính phủ đánh vào hàng nhập khẩu = mức tăng giá hàng nhập khẩu trên thị trường trong nước.

ST - DT: lượng nhập khẩu ở mức giá có thuế nhập khẩu.

PF: mức giá khi tham gia liên hiệp thuế quan (giá thế giới) thuế suất = 0%.

SF: lượng cung trong nước khi tham gia liên hiệp thuế quan.

DF: lượng cầu trong nước khi tham gia liên hiệp thuế quan.

SF - DF: lượng nhập khẩu khi tham gia liên hiệp thuế quan, khi nhập khẩu tự do.



  • Thặng dư của người tiêu dùng : A+B+C+D

  • Thặng dư của nhà sản xuất : - A

  • Nguồn thu từ thuế : - C

  • Thu nhập quốc dân : B + D

Ngược lại với đánh thuế, giảm thuế đã làm tăng phúc lợi và tăng mậu dịch giữa các quốc gia.

6.3.2Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch


Khái niệm:

Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch là hình thức chuyển từ tiêu dùng hàng hóa của quốc gia có chi phí sản xuất thấp sang tiêu dùng hàng hóa của quốc gia có chi phí sản xuất cao hơn vì quốc gia này là thành viên trong liên hiệp thuế quan nên sẽ nhận được những điều kiện thuế quan ưu đãi nhất so với quốc gia phi thành viên.



Mô tả:

Giá hàng hóa Việt Nam (PVN) là giá thấp nhất nên đồng thời cùng là giá thế giới. Việt Nam sản xuất và bán hàng cho Anh với giá thấp hơn Thụy Điển (PVN


). Nếu Anh đánh thuế cho cả hàng hóa Việt Nam và Thụy Điển như nhau thì mức giá tính luôn thuế của hàng Việt Nam (PtVN) vẫn thấp hơn Thụy Điển (PtVN
t). Nhưng do Anh và Thụy Điển trong liên hiệp thuế quan nên Anh không đánh thuế Thụy Điển mà chỉ đánh thuế hàng Việt Nam. Do đó hàng Việt Nam sau thuế sẽ cao hơn hàng Thụy Điển nên dân Anh sẽ nhập khẩu hàng từ Thụy Điển theo giá P. So với mua hàng từ Việt Nam (có thuế), người Anh sẽ có những thiệt hại và lợi ích như sau:

  • Thặng dư của người tiêu dùng : + PtVNBDP

  • Thặng dư của nhà sản xuất : - ACPtVNP

  • Nguồn thu từ thuế : - ABJI

  • Thu nhập quốc dân : + AEC+ BDF - EFJI

Hình 6.3 : Tác động của liên hiệp thuế quan làm chuyển hướng mậu dịch



Liên hiệp thuế quan EU đã làm mậu dịch giữa Anh và các nước ngoài khối giảm, ngược lại mậu dịch trong khối sẽ tăng lên.


tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương