I. giới thiệu chung 1 Các thông tin cơ bản 1



tải về 145.15 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích145.15 Kb.
#30934





MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU CHUNG 1

1. Các thông tin cơ bản 1

2. Lịch sử 2

3. Đường lối đối ngoại 2

II. TÌNH HÌNH KINH TẾ 2

1. Tổng quan 2

2. Các ngành kinh tế mũi nhọn: 3

3. Các chỉ số kinh tế 3

III. QUAN HỆ NGOẠI GIAO – CHÍNH TRỊ VỚI VIỆT NAM 4

IV. QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM 5

1. Hợp tác thương mại 5

2. Hợp tác đầu tư: chưa có 6

V. HỢP TÁC VỚI VCCI 6

1. Thỏa thuận hợp tác đã ký kết 6

2. Hoạt động đã triển khai 6

VI. THÔNG TIN HỮU ÍCH 6

1. Địa chỉ hữu ích 6

2. Các thông tin khác 7



PHỤ LỤC THAM KHẢO

Bảng 1. Xuất khẩu Việt Nam – Băng-la-đét

Bảng 2. Nhập khẩu Việt Nam – Băng-la-đét

I. GIỚI THIỆU CHUNG





1. Các thông tin cơ bản


Tên nước

Nước Cộng hòa Nhân dân Băng-la-đét (the People’s

Republic of Bangladesh)



Thủ đô

Dhaka

Quốc khánh

26/3/1971

Diện tích

143.998 km2 (Trong đó, đất liền: 130.168 km2, mặt nước: 13.830 km2)

Dân số

166.280.712 (Ước tính đến tháng 7/2014)

Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng và ẩm. Mùa hè nhiệt độ trung bình từ 24 đến 39 độ C; Mùa đông từ 18 đến 23 độ C.

Ngôn ngữ

Tiếng Bengali (khoảng 95% dân sử dụng); tiếng Anh được sử dụng rộng rãi

Tôn giáo

Dân số theo đạo Hồi chiếm 89.5%, theo đạo Hindu chiếm 9.6%, tôn giáo khác chiếm 0.9%.

Đơn vị tiền tệ

Taka(BDT): 77.57 takar/USD) (2014)

Thể chế



Chế độ dân chủ nghị viện. Đứng đầu Nhà nước là Tổng thống, do Quốc hội bầu ra với nhiệm kỳ 05 năm, chủ yếu mang tính nghi thức. Quốc hội là cơ quan lập pháp tối cao được bầu trực tiếp thông qua Tổng tuyển cử với nhiệm kỳ 5 năm. Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất. Sau Tổng tuyển cử, Thủ lĩnh một đảng hoặc liên minh các đảng có đa số ghế ở Quốc hội làm Thủ tướng Chính phủ. Toà án tối cao là cơ quan tư pháp cao nhất.

Thủ tướng

Bà Sếch Ha-si-na (Sheikh Hasina, từ tháng 1/2009, được bầu lại vào tháng 1/ 2014)

Tổng thống

Ông Abdul HAMID (từ 24/4/2013)

2. Lịch sử


Băng-la-đét là quốc gia trẻ nhất Nam Á, được thành lập năm 1971. Lịch sử và văn hóa Băng-la-đét gắn liền với lịch sử và văn hoá Ấn Độ. Trước năm 1947, Băng-la-đét là một phần lãnh thổ của tiểu lục địa Ấn Độ (Đông Ben-gal). Sau năm 1947, Băng-la-đét trở thành một bộ phận của Pa-ki-xtan (Đông Pa-ki-xtan). Nước Cộng hoà Nhân dân Băng-la-đét độc lập ra đời ngày 26/3/1971. Sếch Mu-gi-bua Ra-man trở thành Tổng thống đầu tiên của Băng-la-đét.

Thời kỳ 1971-1975, chính quyền Băng-la-đét thi hành chính sách đối ngoại hoà bình, không liên kết tích cực, có quan hệ hữu nghị và hợp tác chặt chẽ với Ấn Độ, Liên Xô và các nước XHCN, ủng hộ các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. Sau khi Sếch Mu-gi-bua Ra-man bị sát hại tháng 8/1975, một loạt các cuộc đảo chính và phản đảo chính đã diễn ra, đưa tướng Di-au Rát-man lên làm Tổng thống và khôi phục chế độ đa đảng. Sau khi Tổng thống Di-au Rát-man bị ám sát năm 1981, tướng Hossain Mohammad Ershad làm đảo chính, lên cầm quyền từ 1982-1990.

Sau thắng lợi của phong trào dân chủ vào đầu những năm 1990, Băng-la-đét đã tiến hành ba cuộc tổng tuyển cử (1991, 1996 và 2001) dân chủ và công bằng với sự tham gia của hai đảng lớn là Liên đoàn Nhân dân (AL) và Dân tộc Băng-la-đét (BNP). Vợ góa của Tổng thống Di-au Rát-man, bà Kha-lê-đa Di-a, Chủ tịch đảng BNP đã giành thắng lợi và cầm quyền từ 1991-1996 và từ 2001-2006. Bà Sếc Ha-si-na, Chủ tịch AL và là con gái của cố Tổng thống Sếch Mu-gi-bua Ra-man cũng thắng cử và cầm quyền giai đoạn 1996-2001 và từ đầu 2009 đến nay.

3. Đường lối đối ngoại


Các chính phủ gần đây của Băng-la-đét thi hành chính sách đối ngoại hoà bình, không liên kết, hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước, coi trọng tăng cường quan hệ với Ấn Độ và các nước láng giềng Nam Á, thực hiện chính sách hướng Đông, phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và các nước Châu Á-TBD; đẩy mạnh quan hệ với các nước Hồi giáo; cân bằng và mở rộng quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, các nước Tây Âu, Nhật Bản... Băng-la-đét luôn chứng tỏ mình là nước Hồi giáo ôn hòa; tích cực tham gia vào các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc, đóng góp cho hoà bình và an ninh thế giới.

Băng-la-đét là thành viên của LHQ, Phong trào KLK, Tổ chức các nước Hồi giáo (IOC) và Khối Liên hiệp Anh, Tổ chức hợp tác các nước Nam Á (SAARC), Nhóm hợp tác kinh tế liên khu vực BIMSTEC, Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn đối thoại châu Á (ACD)…Hiện Băng-la-đét đã được chấp thuận làm thành viên ARF vào 2006, đang vận động để tham gia tiến trình hợp tác Á-Âu (ASEM), tổ chức Hợp tác sông Hằng- Mêkông (MGC), Hành lang kinh tế Đông-Tây....


II. TÌNH HÌNH KINH TẾ

1. Tổng quan


Từ 1996 kinh tế Băng-la-đét tăng trưởng khoảng 6%/ năm bất chấp nền chính trị không ổn định, hạ tầng cơ sở yếu kém, tham nhũng, áp dụng cải cách kinh tế chậm chạp và khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Nhìn chung Băng-la-đét vẫn là một nước nghèo, quản lý nhà nước yếu kém. Mặc dù ½ giá trị GDP có được nhờ vào ngành dịch vụ, khoảng 50% dân số Bangladesh sống nhờ vào làm nông nghiệp mà sản phẩm chính là cây lúa. Dệt may là ngành xuất khẩu chủ yếu, chiếm 80% tổng sản lượng xuất khẩu, đạt 21 tỷ USD năm 2013, 18% tổng GDP. Sự tăng trưởng đều đặn của xuất khẩu hàng may mặc và tiền gửi về từ nguồn lao động xuất khẩu đạt 15 tỷ USD, chiếm 13% tổng GDP năm 2013.

2. Các ngành kinh tế mũi nhọn:


Kinh tế Băng-la-đét được chia theo 3 ngành chính:

  • Dịch vụ:

  • Công nghiệp:

  • Nông nghiệp:



3. Các chỉ số kinh tế







2012

2013

2014

GDP (ppp)

475.5 tỷ USD



504.3 tỷ USD



535.6 tỷ USD





Tăng trưởng GDP

6.3 %

6.1%

6.2%


GDP theo đầu người

3,100 USD

3,200 USD


3,400 USD




GDP theo ngành




Nông nghiệp: 17.2%

Công nghiệp: 28.9%

Dịch vụ: 53.9%


Nông nghiệp: 15.1%

Công nghiệp: 26.5%

Dịch vụ: 58.3%


Lực lượng lao động

77 triệu người

78.62 triệu người

80.27 triệu người

Tỷ lệ thất nghiệp

5%

5%

5%


Tỷ lệ lạm phát

8.8 %

7.6%

7.2%

Mặt hàng nông nghiệp

Gạo, đay, chè, ngũ cốc, mía, khoai tây, thuốc lá, các loại hạt có dầu, gia vị, hoa quả, thịt bò, sữa, thịt gia cầm

Tăng trưởng công nghiệp




9%

8.4%


Kim ngạch xuất khẩu

25.79 tỷ USD

26.91 tỷ USD

31.2 tỷ USD

Mặt hàng xuất khẩu chính

Dệt may, dệt kim, nông sản, hàng đông lạnh và thủy hải sản, da, sợi đay

Nước xuất khẩu chính

Mỹ:16.3%, Đức: 11.8%, Anh: 7.7%, Pháp: 4.8%, Hà Lan: 4.7%, Tây Ban Nha: 4.4%

Kim ngạch nhập khẩu

35.06 tỷ USD

32.94 tỷ USD

38.5 tỷ USD

Mặt hàng nhập khẩu chính

Máy móc thiết bị, hóa chất, sắt thép, dệt may, thực phẩm chế biến, sản phẩm xăng dầu.

Nước nhập khẩu chính

Trung Quốc: 21.9%, Ấn Độ: 14%, Malaixia: 5.3%, Singapore:



III. QUAN HỆ NGOẠI GIAO – CHÍNH TRỊ VỚI VIỆT NAM


1. Quan hệ ngoại giao:

Giai đoạn 1972 – 1978: Quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp. Ngay sau khi giành độc lập, Băng-la-đét quan tâm theo dõi và ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta. Ngày 11/2/1973, Việt Nam và Băng-la-đét chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai bên bắt đầu trao đổi một số đoàn và có một số trao đổi kinh tế, thương mại.

Giai đoạn 1979-1990: Quan hệ hai nước ở mức thấp. Tháng 7/1982, ta rút sứ quán ở Đắc-ca.

Giai đoạn 1990 đến nay: Quan hệ hai bên có nhiều bước phát triển mới quan trọng cả về chính trị và kinh tế. Tháng 11/1993, Băng-la-đét lập Đại sứ quán tại Hà Nội và ta mở lại Đại sứ quán tại Đắc-ca từ tháng 1/2003. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Hai bên đã tiến hành họp UBHH lần đầu tiên tại Việt Nam (6-7/2/2006).

Hai bên đã ký kết 14 Nghị định, thỏa thuận, Hiệp định về hợp tác chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư,...Hai bên hợp tác tốt trên diễn đàn quốc tế  như LHQ, Không liên kết, ASEAN...

2. Hợp tác kinh tế và các lĩnh vực khác:

Quan hệ thương mại Việt Nam- Băng-la-đét chưa nhiều. Từ 2007-2012, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước tăng đều qua các năm: năm 2007 đạt 47,4 triệu USD, năm 2008 đạt 64,7 triệu USD, năm 2009 đạt 82 triệu USD. Đặc biệt năm 2010, 2011 kim ngạh XNK hai bên tăng mạnh: năm 2010 đạt 288 triệu USD, năm 2011 đạt 483 triệu USD. 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch XNK Việt Nam – Băng-la-đét giảm so với cùng kỳ năm 2011, do Băng-la-đét tạm ngừng không nhập khẩu gạo từ Việt Nam.

Nhìn chung, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Băng-la-đét còn chưa phát triển mạnh. Hai bên đang phấn đấu đưa hợp tác kinh tế, thương mại cũng như hợp tác trong các lĩnh vực khác như nông-ngư nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp,tài chính, ngân hàng, văn hóa, giáo dục-đào tạo, du lịch, y tế … lên tương xứng với quan hệ chính trị.

3. Các Hiệp định Việt Nam đã ký với Băng-la-đét:

- Hiệp định vận chuyển hàng không (1993);

- Hiệp định  hợp tác kinh tế và khoa học-kỹ thuật (1994);

- Hiệp định thương mại (1996);

- Hiệp định văn hoá (1997);

- Hiệp định thành lập Uỷ ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật (1997);

- Hiệp định hợp tác giữa Thông tấn xã Việt Nam và Hãng thông tấn Băng-la-đét (1997);

- Hiệp định miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao, công vụ (1999);

- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (2004);

- Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (05/2005);

- Nghị định thư về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp (2004);

- Nghị định thư về chương trình trao đổi văn hoá giai đoạn 2004-2007 (2004);

- Thoả thuận hợp tác về phát triển nguồn nước và kiểm soát lũ lụt (1999);

- Bản ghi nhớ về tham khảo chính trị giữa hai Bộ ngoại giao (1994);

  

IV. QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM

1. Hợp tác thương mại


KIM NGẠCH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – BĂNG-LA-ĐÉT

Đơn vị: triệu USD







2010

2011

2012

2013

Việt Nam xuất khẩu sang Băng-la-đét

253,287

442,5

352,8

482.151.295

Việt Nam nhập khẩu từ Băng-la-đét

34,81

41

35,3

36.727.169


Tổng kim ngạch XNK

288,09

483,5

388,1

518,8
(Nguồn: Bộ Công thương)

Kim ngạch ngoại thương Việt Nam-Băng-la-đét tăng đều qua các năm từ 2007-2011, đạt kết quả đặc biệt khả quan vào năm 2011.

Năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Băng-la-đét đạt xấp xỉ 388,1 triệu USD, giảm so với cùng kỳ năm 2011. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường này bao gồm: xi măng clanke đạt 97,3 triệu USD, tăng 77%; mặt hàng xơ, sợi dệt các loại đạt 13,2 triệu USD, tăng 4,8%, sắt thép các loại đạt 6,8 triệu USD, giảm 28,4%; vải đạt 10,3 triệu USD, giảm 15%....

Ngoài ra, trong năm 2012, mặt hàng gạo của Việt Nam không xuất khẩu sang thị trường Băng-la-đét. Điều này đã làm giảm đáng kể kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Băng-la-đét.


2. Hợp tác đầu tư: chưa có



V. HỢP TÁC VỚI VCCI

1. Thỏa thuận hợp tác đã ký kết


  • Thoả thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại-Công nghiệp Việt Nam và Liên đoàn các Phòng Thương mại-Công nghiệp Băng-la-đét (1997);

  • Thỏa thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Liên đoàn các Phòng Thương mại Băng-la-đét-FBCCI (tháng 11/2012)


2. Hoạt động đã triển khai


Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Băng-la-đét Sheikh Hasina tháng 11/2012, , Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Đại Sứ quán Băng-la-đét tại Việt Nam tổ chức “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Băng-la-đét” ngày 3/11/2012 tại VCCI. Tại Diễn đàn, doanh nghiệp hai nước đã được cung cấp thông tin cập nhật về thị trường, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, khuyến khích thương mại hai bên và đã gặp gỡ trực tiếp theo nhóm ngành hàng. Diễn đàn đã tạo cơ hội tốt cho hợp tác đầu tư thương mại Việt Nam - Băng-la-đét.

VI. THÔNG TIN HỮU ÍCH

1. Địa chỉ hữu ích


Đơn vị - Địa chỉ

Tel/Fax

Email/Website

Việt Nam

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Ban Quan hệ quốc tế

Số 9 Đào Duy Anh. Hà Nội

Chị Đặng Thị Liên



T: 84-4-35742022

Máy lẻ 352

F:84-4-35742020/30


liendt@vcci.com.vn


Đại sứ quán Băng-la-đét tại Việt Nam

Villa No D6B-05, Vườn Đào,Tây Hồ, Hà Nội

Đại sứ: Ông Md.Shahab Ullah


T: 84-4-37716625

F: 84-4-37716628



bdoothn@netnam.org.vn


Băng-la-đét

Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh:
House 14C.W.S(B), đường 33/24, Gulshan Model Town, Dhaka1212, Bangladesh.

Đại sứ: Ông Nguyễn Quang Thức, ĐT: (0088)171 3016548 

Tham tán thương mại: Ông Nguyễn Việt Tuấn, ĐT: (0088) 171 3124168


Tel:

Văn phòng: (0088)-02-9854052

Lãnh sự: (0088)-02-9840209

Đại sứ: (0088)-02-9841032


Fax: (0088)-02-9854051



dhaka@mofa.gov.vn; vnemb.bld@gmail.com

http://www.vietnamembassy-bangladesh.org/


Phòng thương mại Quốc gia Băng-la-đét (Metropolitant Chamber of Commerce and Industry, Dhaka)

122-124 Motijheel Commercial Area, Dhaka-1000, Bangladesh




T: 880-2-9565208/09/10

F: 880-2-9565211/12




sg@citechco.net/info@mccibd.org

2. Các thông tin khác


*Website Bộ Ngoại giao Việt Nam

*Website CIA – The World Factbook

Bảng 1. Nhập khẩu Việt Nam – Băng-la-đét

KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ BĂNG-LA-ĐÉT NĂM 2013

Tổng kim ngạch: 36.727.169 USD



(Nguồn: Bộ Công thương)






Mặt hàng chủ yếu

Trị giá (USD)

Tân dược

11.064.836

Nguyên phụ liệu dệt may, da & giày

10.318.245

Hạt vừng

3.728.850

Đay tơ

2.300.826

Sản phẩm dệt may

1.963.023

Vải

1.799.177

Hàng hoá khác

1.110.012

Bao đay

1.054.745

Sợi các loại

1.041.059

Hàng Hải sản

994.225

Nguyên phụ liệu thuốc lá

416.098

Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

283.599

Thấu kính

268.548

Hàng rau quả

152.542

Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc

73.036

Sản phẩm từ kim loại thường khác

44.492

Chất dẻo nguyên liệu

37.61

Sản phẩm chất dẻo

33.498

Sản phẩm từ giấy

27.208

Nhựa phế liệu

15.54

 

36.727.169


Bảng 2. Xuất khẩu Việt Nam – Băng-la-đét

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG BĂNG-LA-ĐÉT NĂM 2013

Tổng kim ngạch: 482.151.295 USD



(Nguồn: Bộ Công thương)

Mặt hàng chủ yếu

Trị giá 

Clanhke

260.191.190

Sợi các loại

37.537.612

Vải

21.619.021

Điện thoại di động và linh kiện

16.367.187

Khí đốt hóa lỏng

10.909.610

Nguyên phụ liệu dệt may, da & giày

10.490.202

Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

9.617.376

Phân Ure

8.523.550

Sắt thép các loại

7.968.098

Sản phẩm hoá chất

7.589.313

Dây điện & dây cáp điện

6.552.200

Hàng hoá khác

6.395.549

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện

6.133.020

Cao su

5.611.204

Sản phẩm chất dẻo

5.326.540

Quế

4.341.334

Sản phẩm đá thuộc chương 25

4.333.259

Chất dẻo nguyên liệu

4.187.925

Sản phấm sắt thép

3.887.945

LK ô tô CKD, SKD dưới 12 chỗ ngồi

3.716.329

Hàng rau quả

3.625.674

Hàng Hải sản

3.566.806

Nguyên phụ liệu thuốc lá

3.326.145

Sản phẩm từ cao su

3.295.429

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

3.123.016

Kính xây dựng

2.852.124

Tinh bột sắn

2.657.354

Thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu

2.547.469

Hạt Tiêu

2.495.275

Tàu thuyền các loại

2.193.660

Gỗ

1.651.123

Cấu kiện nhà lắp ghép

1.357.745

Dầu mỡ động thực vật

1.264.035

Hoá chất

1.121.555

Vôi sống

1.024.505

Sản phẩm từ giấy

928.789

Dầu FO

584.171

Cao lanh

578.493

SP kim loại thường

355.803

Tân dược

343.109

Linh kiện phụ tùng xe máy

309.048

Giấy các loại

284.718

Dầu DO

243.23

Tủ lạnh

231.188

Hạt điều

199.356

Quặng và khoáng sản khác

147.177

Sản phẩm gốm, sứ

102.725

Sản phẩm dệt may

100.436

Chè

94.101

Lưới đánh cá

76.846

Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc

51.794

Cà phê

41.2

Que, dây hàn

38.127

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

29.126

Giày dép các loại

11.479

 

482.151.295






tải về 145.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương