I. giã TỪ DỐi trá



tải về 436.03 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích436.03 Kb.
#13669
  1   2   3   4   5










Nhân dịp đầu xuân, chúng tôi xin trình bày hai phương thức đấu tranh để tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc thực thi nhân quyền tại Việt Nam. Đó là việc phát động Phong Trào Giã Từ Dối Trá và Thành Lập Hiến Chương Nhân Quyền. Những phương thức đấu tranh bất bạo động này đã được chứng nghiệm thành công tại Liên Xô và Tiệp Khắc.

Giã Từ Dối Trá là một phong trào do văn hào Aleksandr Solzhenitsyn phát động tại Liên Xô trong hai thập niên 60 và 70.

Hiến Chương Nhân Quyền sẽ được soạn thảo phỏng theo Hiến Chương 77 với những biến chế cần thiết cho phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam.

Hiến Chương 77 được các trí thức văn nghệ sĩ Tiệp Khắc công bố năm 1977 sau khi hai Công Ước Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc được phê chuẩn năm 1976. Tiệp Khắc đã ký các Công ước này năm 1968, và Việt Nam đã gia nhập các Công ước năm 1982. Hiện nay khoảng 140 quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc đã ký kết gia nhập các Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền. Vì các Công Ước đã được quốc hội phê chuẩn nên có giá trị pháp lý cao hơn luật pháp và hiến pháp quốc gia. Trong số 9 nước thuộc Hiệp Hội các nước Đông-Nam-Á (ASEAN), chỉ có hai nước đã ký kết gia nhập Công ước là Phi Luật Tân và Việt Nam. Phi Luật Tân đã biết vận dụng Quyền Lực của Nhân Dân (People’s Power) để phát huy dân chủ. Việt Nam cũng sẽ khai mở kỷ nguyên dân chủ nếu chúng ta - những người Việt trong và ngoài nước - biết vận dụng đấu tranh đòi thực thi các nhân quyền ghi trong luật pháp quốc gia, hiến pháp quốc gia và trong Luật Quốc tế Nhân Quyền gồm hai Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Đây là cuộc đấu tranh trường kỳ và liên tục. Vì chính quyền nào cũng có khuynh hướng tập trung quyền lực nên phải thành lập các hội dân sự và chính trị để đòi nhân quyền cho người dân.



I. GIÃ TỪ DỐI TRÁ.

Trong kỷ nguyên thông tin, võ khí hiệu nghiệm nhất là nói lên Sự Thật. Người dân phải lựa chọn giữa hai thái độ, hoặc thoả hiệp với nhà cầm quyền mị dân và dối trá để mưu sống cho gia đình, hoặc phản kháng sự dối trá để có thể bị trù dập và bao vây kinh tế. Theo văn hào Nga Solzhenit-syn, con người không thể giáo dục con cái bằng dối trá. Do đó mọi người phải cư xử và hành động lương thiện để xứng đáng với lòng tin cậy của các con và lòng kính mến của bạn bè. Muốn thế mọi người phải thường xuyên tâm niệm:


1. Tôi sẽ không viết, ký tên hay in ấn một câu nào trái với sự thật.

2. Tôi sẽ không nói một lời nào, trong các cuộc chuyện trò riêng tư hay trước đám đông mà không đúng sự thật, dầu với tư cách cổû động viên, giáo sư hay nghệ sĩ trình diễn.

3. Tôi sẽ không phổ biến một tư tưởng nào mà tôi cho là xuyên tạc sự thật, dầu trong các tác phẩm hội họa, điêu khắc, điện ảnh, âm nhạc hay khoa học kỹ thuật.

4. Tôi sẽ không trích dẫn một câu nói kinh điển nào để làm vừa lòng nhà cầm quyền, nếu tôi không hoàn toàn tán thành ý nghĩa và tác dụng của câu nói đó.

5. Tôi sẽ không chịu cưỡng bách tham dự một cuộc hội họp, biểu tình nào trái với ý nguyện của tôi. Tôi cũng sẽ không nhận một tờ truyền đơn nào hay trương một biểu ngữ nào với những khẩu hiệu mà tôi không đồng ý.

6. Tôi sẽ không biểu quyết chấp thuận một đề nghị nào mà tôi không tán thành, không giơ tay tín nhiệm hay bỏ phiếu cho một người nào mà tôi nghi ngờ khả năng và thiện chí.

7. Tôi sẽ không tham gia một hội nghị nào để bàn về một vấn đề mà tôi biết chắc sẽ có sự cưỡng bách hay xuyên tạc quan điểm của người tham dự.

8. Tôi sẽ lập tức bước ra khỏi hội trường một cuộc mít tinh, diễn thuyết, trình diễn nghệ thuật hay điện ảnh, khi thấy diễn giả hay diễn viên nói sai sự thật, hay tuyên truyền vô lối cho một ý thức hệ vô nghĩa.

9. Tôi sẽ không mua một tờ báo hay một tạp chí nào đăng tải những tin tức sai lạc hay cố tình giấu diếm những sự thật cơ bản.”

Song song với 9 điều tâm niệm nói trên, các trí thức văn nghệ sĩ còn có thể công bố lập trường trong các bản tuyên cáo chung như Hiến Chương 77.



II. HIẾN CHƯƠNG 77

Năm 1975, 35 quốc gia Âu Châu và Bắc Mỹ họp tại Phần Lan để ký Thỏa Ước Helsinki, cam kết tôn trọng các quyền tự do cơ bản của con người.


Qua năm sau, 1976, hai Công ước Quốc tế Nhân quyền Liên Hiệp Quốc được phê chuẩn để có hiệu lực chấp hành. Tại Tiệp Khắc, năm 1977, Hiến Chương 77 được phổ biến mang chữ ký của 3 người: Jan Patocka, Vaclav Havel và Jiri Hajek. Có trên 200 người ký tên hưởng ứng. Hiến Chương kêu gọi chính phủ Tiệp Khắc - đã phê chuẩn hai Công ước Quốc tế Nhân quyền và gia nhập Thoả ước Helsenki - phải tôn trọng lời cam kết bằng cách thực sự thi hành nhân quyền.

Chính phủ Cộng sản Tiệp Khắc đàn áp và kết án những người chủ xướng. Với chủ trương không bạo động và không nhượng bộ, mỗi năm có 3 đại biểu mới đứng ra chịu trách nhiệm phổ biến các tài liệu của Hiến Chương để sẵn sàng ngồi tù.

Tới năm 1989, có trên 1.500 người đã ký kết tham gia Hiến Chương. Đồng thời với phong trào giải thể Cộng sản Đông Âu, cuối năm 1989, cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tiệp Khắc thành công. Người chủ xướng Hiến chương 77, Vaclav Havel được bầu làm Tổng thống Tiệp Khắc đầu tiên trong kỷ nguyên hậu Cộng sản.

Hiến Chương 77 viết:

“Tháng 10-1976, Công báo Luật pháp Tiệp Khắc đăng tải Công ước Quốc tế về những Quyền Dân sự và Chính trị (CUDSCT) và Công ước Quốc tế về những Quyền Kinh tế Xã hội và Văn hoá (CUKTXHVH). Các Công ước này cũng được Tiệp Khắc ký năm 1968 và có hiệu lực chấp hành năm 1976. Từ ngày đó, các công dân có quyền và Nhà nước có nghĩa vụ phải hành động dưới sự chỉ đạo của các Công ước Quốc tế Nhân quyền.

Những nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân được thừa nhận bởi các hiệp ước quốc tế là những giá trị quan trọng của nền văn minh nhân loại mà những lực lượng tiến bộ đã góp công xây dựng trải qua bao thời đại. Sự công bố thành văn của các đạo luật này sẽ góp phần đáng kể vào sự phát triển của xã hội chúng ta.

Chúng ta hoan nghênh việc nước Cộng hoà Xã hội Tiệp Khắc đã gia nhập các hiệp ước nầy.

Tuy nhiên do sự phổ biến của các Công ước, chúng ta ý thức rằng rất nhiều nhân quyền cơ bản tại nước ta chỉ được ghi trên giấy tờ. Đó là vấn đề chúng ta phải đối phó khẩn cấp.

Chẳng hạn như quyền tự do phát biểu được bảo đảm bởi điều 19.

Công ước thứ nhất (CUDSCT) thực chất chỉ là một ảo tưởng. Hàng chục ngàn công nhân đã bị mất việc làm chỉ vì họ có quan điểm khác với chính sách của nhà cầm quyền. Đồng thời họ còn bị kỳ thị đủ thứ, bị hành hạ bởi nhà cầm quyền và các tổ chức công lập (như các công đoàn, các hội văn hoá v.v...). Họ không có phương tiện để tự biện hộ. Tóm lại, họ chịu làm nạn nhân của một chế độ kỳ thị xã hội.

Hàng trăm ngàn công nhân khác đã không được “giải phóng khỏi sự sợ hãi” - như Lời Mở đầu của Công ước thứ nhất đã hứa hẹn - vì họ thường xuyên có nguy cơ mất việc làm và mất các cơ hội tiến thân khác, nếu họ công khai nói lên lập trường của mình.

Chính quyền đã vi phạm Điều 13 Công ước thứ hai (CUKTXH-VH) bảo đảm cho người dân được hưởng quyền giáo dục. Biết bao thanh thiếu niên đã không được đi học chỉ vì họ hay cha mẹ họ có những quan điểm không phù hợp với quan điểm “chính thống”. Biết bao công dân khác đang phải sống trong lo âu. Họ không dám nói lên xác tín của họ vì sợ rằng bản thân họ và con cái họ sẽ bị tước đoạt quyền giáo dục.

Điều 19 khoản 2 Công ước thứ nhất (CUDSCT) bảo đảm cho người dân quyền được tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tin tức ý kiến, bằng mọi phương tiện truyền thông, không kể biên giới quốc gia. Vậy mà mới đây các nhạc sĩ trẻ đã bị đưa ra toà xét xử về tội hình sự. Trong khi đó bao nhiêu văn nghệ sĩ khác đã bị kết án về mặt ngoại tư pháp (do dư luận, báo chí, hội đoàn...). Quyền tự do phát biểu đã bị tước đoạt. Mọi phương tiện truyền thông và hoạt động văn hoá đã bị chính phủ kiểm soát chặt chẽ. Không một tác phẩm chính trị, triết học hay khoa học nghệ thuật nào được ấn hành nếu có đôi chút tư tưởng khác biệt với tư tưởng của nhà cầm quyền. Mọi phê bình công khai về những tệ nạn xã hội đều bị cấm đoán. Trái với điều 17 Công ước thứ nhất (CUDSCT) quy định quyền được luật pháp bảo vệ danh dự và nhân phẩm, các nạn nhân không có phương tiện để tự biện minh trước những nhục mạ và phỉ báng của bộ máy chính quyền. Người dân bị vu cáo mà không được quyền cãi lại. Mọi quyền khiếu tố để đòi phục hồi danh dự và bồi thường thiệt hại đều tỏ ra vô hiệu. Không có sự công khai đối thoại về các tác phẩm văn hoá hay trí thức. Rất nhiều học giả, trí thức văn nghệ sĩ và công dân đã bị kỳ thị trù dập vì trước kia họ đã dám công khai phát biểu những quan điểm bị nhà cầm quyền lên án.

Quyền tự do tôn giáo được long trọng xác nhận trong điều 18 Công ước thứ nhất (CUDSCT), đã bị hạn chế một cách hệ thống bởi nhà cầm quyền chuyên chế. Các hoạt động tông đồ của các giáo sĩ thường bị ngăn cản. Họ thường xuyên bị đe dọa thu hồi giấy phép hoạt động tôn giáo hay giảng dạy giáo lý, nếu bằng lời nói và hành động, họ dám bày tỏ tín ngưỡng của mình.

Những quyền dân sự ghi trong các Công ước đã bị tước đoạt. Vì theo hệ thống tổ chức, mọi cơ chế nhà nước phải đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng cầm quyền do những nghị quyết chính trị của cá nhân lãnh tụ đảng. Hiến pháp và luật pháp quốc gia không được tham chiếu trong các nghị quyết nói trên. Do đó người dân không hay biết mà cũng không có quyền kiểm soát về hình thức và nội dung các nghị quyết. Đảng không chịu trách nhiệm trước quốc dân hay trước đại biểu của nhân dân. Đảng cầm quyền chi phối mọi hành động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, công đoàn và các tổ chức công quyền khác. Các nghị quyết này có giá trị cao hơn luật pháp và trực tiếp ảnh hưởng đến các chính đảng khác, các công ty và công xưởng, các tổ chức và cơ chế. Khi có mâu thuẫn giữa các tổ chức hay tư nhân trong việc giải thích nghị quyết, người dân không có cơ quan vô tư nào để khiếu nại. Đây là những vụ vi phạm quyền tự do hội họp và lập hội, cũng như quyền bình đẳng trước pháp luật và quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền qui định ở các điều 21, 22, 25 và 26 Công ước thứ nhất (CUDSCT). Trong điều kiện hiện tại, các công nhân viên không được hành sử quyền tự do thành lập nghiệp đoàn và quyền đình công dự liệu ở điều 8 Công ước thứ hai (CUKTXHVH).



Каталог: IMG -> doc
doc -> Phụ lục 1 danh mục hóa chất phân loại và ghi nhãN
doc -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình dưƠng độc lập Tự do Hạnh phúc
doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lâM ĐỒng độc lập Tự do Hạnh phúc quy đỊnh tiêu chuẩn cây giống khi xuất vườn của một số loài cây trồng
doc -> THÔng tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương
doc -> Danh sách các công ty nhập khẩu và kinh doanh chè lớn của Maroc mido food company s. A
doc -> THÔng tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định
doc -> BÁo cáo an toàn hóa chất phần I. Thông tin chung
doc -> PHỤ LỤc VI danh mục hóa chấT ĐỘc phải xây dựng phiếu kiểm soát mua, BÁn hóa chấT ĐỘC
doc -> Cơ sở lưu trú du lịch tại Thành phố Đà Lạt

tải về 436.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương